You are on page 1of 13

ÔN KINH TẾ VI MÔ

A. NHẬP MÔN KTH


a. 10 nguyên lý cơ bản của kinh tế học. (Học kĩ)
b. Mô hình kinh tế cơ bản.
i. Đồ thị dòng chu chuyển.
1. Cơ bản
2. Phức tạp
ii. Đường giới hạn khả năng sản xuất.
1. Được xây dựng dựa trên quy luật chi phí cơ hội tăng dần
c. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.
d. Chi phí cơ hội.
B. CUNG CẦU VÀ GIÁ CẢ CÂN BẰNG
a. Cầu hàng hoá
i. Lượng hàng hoá người mua muốn chi trả tương ứng với mức giá
ii. Cách biểu diễn
1. Hàm số cầu
2. Biểu cầu
3. Đường biểu diễn
iii. Các nhân tố ảnh hưởng
1. Giá
2. Thu nhập người tiêu dùng
3. Giá cả hàng hoá liên quan
4. Sở thích thị hiếu người tiêu dùng
5. Quy mô thị trường (Lượng người mua trên thị trường)
iv. Quy luật cầu
Khi giá một mặt hàng tăng lên (trong điều kiện các yếu tố
kia không đổi) thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống.
v. Nhận xét
1. P và Q có mối quan hệ nghịch biến theo đường cầu
2. Đường cầu theo độ nghiêng đi xuống vì 2 hiệu ứng:
a. Hiệu ứng thay thế
b. Hiệu ứng thu nhập
b. Cung hàng hoá
i. Số lượng hàng hoá người cung ứng sẵn sàng đưa ra thị trường
ứng với các mức giá
ii. Cách biểu diễn (tương tự cầu hàng hoá)
iii. Các nhân tố ảnh hưởng
1. Giá
2. Chi phí sản xuất
3. Kỳ vọng về giá
4. Yếu tố khách quan
iv. Quy luật cung
Khi giá một mặt hàng tăng lên (trong điều kiện các yếu tố
kia không đổi) thì lượng cầu mặt hàng đó sẽ giảm xuống.
v. Nhận xét
Khi giá càng tăng cao thì lượng cung càng tăng nên làm
đường cầu có dạng dốc lên.
● Lưu ý: Việc đường cầu, đường cung dịch chuyển song song hoặc dọc theo hai
trục tọa độ còn được gọi là tác động tổng.
c. Cơ chế thị trường
i. Giá cả được hình thành tại điểm cung = cầu hay là giao điểm của
đường cung và đường cầu
ii. Không có áp lực làm thay đổi giá
d. Sự vận động về giá: Do sự dịch chuyển của đường cầu hoặc đường
cung hoặc cả hai đường gây ra.
C. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
a. Thuế
i. Thuế đánh vào người mua hay người bán là giống nhau đều làm
giảm số tiền mà người bán nhận được và làm tăng số tiền người
mua phải chi trả
ii. Thuế thường sẽ do cả hai bên người bán và người mua gánh chịu
iii. Thuế gây ra 1 lượng tổn thất vô ích được tính bằng ( mức thuế x
mức sản lượng bị giảm do thuế)/2
iv. Cung hoặc cầu bên nào có độ co giãn lớn hơn thì chịu thuế ít hơn
và ngược lại, nếu 1 bên co giãn hoàn toàn thì bên còn lại chịu
hoàn toàn thuế.

v. Tổn thất vô ích có mức tăng nhanh hơn doanh thu thuế nên khi ta
tăng mức thuế qua 1 điểm nhất định sẽ làm giảm doanh thu thuế.
b. Giá trần
i. Mức giá thấp hơn giá cân bằng => có lợi cho người tiêu dùng.
ii. Gây nên tình trạng thiếu hụt hàng hóa dẫn đến hiện tượng chợ
đen.

c. Giá sàn
i. Mức giá cao hơn mức cân bằng => Có lợi cho nhà sản xuất.
ii. Gây nên tình trạng dư thừa hàng hóa.

*Nhận xét chung: Giá sàn hay giá trần đều yêu cầu chính phủ phải có nguồn lực kinh
tế để duy trì các mức giá này.
D. ĐỘ CO GIÃN
a. Độ co giãn của cầu/cung theo giá
i. Theo một cách dễ hiểu, độ co giãn đánh giá mức độ phản ứng của
người tiêu dùng hay nhà sản xuất trước sự thay đổi về giá.
ii. Được xác định bằng phần trăm thay đổi sản lượng trên phần trăm
thay đổi giá. Với độ dốc chính là hệ số góc trong hàm cung hoặc
hàm cầu.(Độ co giãn điểm)
iii. Còn một cách tính độ co giãn khác là tính theo co giãn khoảng

iv. Khi ep < 1 => cung/cầu co giãn ít hoặc không co giãn.


Khi ep = 1 => cung/cầu co giãn đơn vị.
Khi ep > 1 => cung/cầu co giãn.
Khi ep -> vô cùng => cung/cầu hoàn toàn co giãn, đường
cung/cầu nằm ngang.
Khi ep = 0 => cung/cầu hoàn toàn không co giãn, đường
cung/cầu thẳng đứng.
v. Lưu ý ep < 0 nếu là hàm cầu, > 0 nếu là hàm cung
b. Độ co giãn theo giá chéo
i. Được xác định bằng tỉ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng
cầu về hàng hoá X và phần trăm thay đổi trong mức giá của hàng
hoá Y.

ii. Exy > 0 : x, y là hàng hóa thay thế


Exy < 0 : x, y là hàng hóa bổ sung
Exy = 0 : x, y là 2 hàng hóa ko liên quan nhau.
c. Độ co giãn theo thu nhập
i. Được xác định bằng tỉ số phần trăm thay đổi trong lượng cầu
hàng hóa và phần trăm thay đổi trong thu nhập.
ii.
Ei < 0: hàng hóa thứ cấp
1 > Ei > 0: hàng hóa thông thường
Ei > 1: hàng hóa xa xỉ
E. THỊ TRƯỜNG VÀ PHÚC LỢI
a. Thặng dư tiêu dùng
i. Là phần chênh lệch giữa giá người tiêu dùng sẵn lòng mua với
giá cân bằng của thị trường.
ii. là phần diện tích được giới hạn bởi dưới đường cầu và bên trên
mức giá cân bằng.
b. Thặng dư sản xuất
i. là phần chênh lệch giữa giá cân bằng thị trường so với chi phí sản
xuất.
ii. Là phần diện tích được giới hạn bởi bên trên đường cung và dưới
mức giá cân bằng thị trường.

c. Tổng thặng dư
i. = Giá trị sản phẩm người tiêu dùng nhận được - Chi phí người
sản xuất phải chịu
d. Thay đổi thặng dư
i. Khi chính phủ áp thuế
ii. Chính phủ quy định giá trần
iii. Chính phủ quy định giá sàn
e. Hiệu quả thị trường
i. Tại điểm cân bằng thị trường
1. Hàng hóa được mua bởi những người sẵn sàng trả với mức
giá cao nhất.
2. Hàng hóa được sản xuất với chi phí thấp nhất.
3. Tại đó, tổng thặng dư sản xuất và tiêu dùng là lớn nhất.
ii. 3 đặc trưng của thị trường tự do:
1. Thị trường tự do phân phối nguồn cung đến người tiêu
dùng đánh giá cao giá trị sản phẩm.
2. Thị trường tự do phân phối nguồn cầu đến nhà sản xuất
với chi phí thấp.
3. Thị trường tự do sản xuất mang lại tổng thặng dư tối đa
cho xã hội.
=> Vì thị trường tự do đã hiệu quả nên cứ mặc kệ thị trường để nó tự vận hành,
makeno, let it be.
F. HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
a. Hữu dụng: Là mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng khi sử dụng một
loại hàng hóa.
b. Tổng hữu dụng: Là hữu dụng khi sử dụng sản phẩm trong một đơn vị
thời gian.
c. Quy tắc hữu dụng biên giảm dần và chi phí biên tăng dần: lý giải
việc gia tăng tiêu dùng làm cho tổng hữu dụng không những không tăng
mà còn có xu hướng giảm.
d. Cân bằng tiêu dùng để tối đa hóa hữu dụng:
i. Điều kiện cần: Tỷ số hữu dụng biên bằng tỷ số giá

ii. Điều kiện đủ: Lượng mua của 2 sản phẩm X, Y phải thỏa mãn
giới hạn thu nhập.

e. Cân bằng bằng phương pháp hình học


i. Đường đẳng ích (Đường bàng quang)
1. Cơ sở hình thành:
a. Người tiêu dùng luôn muốn tối đa hóa hữu dụng.
b. Sản phẩm càng nhiều hữu dụng càng cao.
c. A > B, B>C => A>C

2. Khái niệm: là tập hợp các điểm phối hợp giữa 2 sản phẩm
X, Y có cùng mức hữu dụng. Các điểm nằm trên cùng một
đường bàng quan có mức hữu dụng như nhau.
3. Tỷ lệ thay thế biên (MRS) là số lượng sản phẩm mà
người tiêu dùng sẵn sàng chuyển cho một sản phẩm
khác, với điều kiện hàng hóa mới là thỏa đáng theo
cách tương tự. Ở đây nó chính là độ dốc của đường bàng
quan được xác định theo công thức:

4. Các đường bàng quan bên phải có độ hữu dụng cao hơn
bên trái.
5. Các đường bàng quan không cắt nhau.
ii. Đường ngân sách
1. Phương trình trên gọi là phương trình đường thu nhập
2. Phương trình đường thu nhập là tập hợp tất cả các điểm
chỉ ra sự phối hợp giữa 2 loại sản phẩm với cùng một mức
thu nhập
3. Các điểm nằm trên cùng 1 đường thu nhập có mức thu
nhập như nhau.
4. Thu nhập tăng -> Đường thu nhập dịch chuyển sang phải
và ngược lại.
5. Khi giá một sản phẩm giảm đường ngân sách trượt ra phía
ngoài và ngược lại.
Nhận xét: Hữu dụng được tối đa hóa khi đường bàng quan tiếp xúc với đường
ngân sách.
G. CHI PHÍ SẢN XUẤT (PHẦN NÀY TƯƠNG ĐỐI KHÓ VÀ RA NHIỀU)
a. Hàm sản xuất:
i. Gồm 2 nhân tố chính:
1. K: Vốn (máy móc, thiết bị)
2. L: Lao động
ii. Hàm sản xuất có dạng: Q= f (K,L) (thường là hàm 2 biến)

iii. a + B =1 => Năng suất không đổi theo quy mô


a + B >1 => Năng suất tăng theo quy mô
a + B <1 => Năng suất giảm theo quy mô
b. Phân tích chi phí theo quy mô
i. Trong ngắn hạn:
1. Các đường chi phí tổng số:
a. Chi phí cố định (FC): Là chi phí chi ra dùng sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng cố định theo sản
lượng. Vì thế nó là một hàm hằng.
Ví dụ: Tiền máy móc thiết bị, nhà xưởng, tiền công
ban quản lý.
b. Chi phí biến đổi (VC): Là chi phí chi ra dùng để
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhưng biến đổi theo
sản lượng
Ví dụ: Tiền lương, tiền nguyên vật liệu, tiền điện
nước trong phân xưởng.
c. Tổng Chi Phí (TC) = FC + VC

2. Các đường chi phí đơn vị.


a. Chi phí cố định bình quân (AFC)
b. Chi phí biến đổi bình quân (AVC)
c. Chi phí bình quân: AC = AFC + AVC
d. Chi phí biên (MC): là chi phí tăng thêm khi sản
xuất thêm một sản phẩm.
e. Doanh thu biên (MR): là doanh thu tăng thêm khi
bán thêm một sản phẩm
● Lưu ý: Các đường chi phí đơn vị đều là đường cong parabol ngoại trừ đường
chi phí cố định bình quân và đường doanh thu biên.
3. Mối liên hệ giữa các đường chi phí đơn vị.
a. Đường MC cắt AC tại AC cực tiểu.
b. Đường MC cắt AVC tại AVC cực tiểu.
c. Khi MR cắt MC hay MR = MC thì lợi nhuận của
doanh nghiệp được tối đa hóa.
4. Quy mô hiệu quả: là mức sản lượng mà tại đó chi phí bình
quân thấp nhất.
ii.Trong dài hạn.
1. Dài hạn doanh nghiệp có thể thay tất cả các yếu tố sx.
2. Không có yếu tố sx cố định
3. Trong dài hạn LAC nhỏ hơn hoặc bằng SAC
4. Khi LAC giảm ta gọi Doanh nghiệp trong tình trạng lợi
thế kinh tế theo quy mô
5. Khi LAC tăng doanh nghiệp trong tình trạng bất lợi thế
kinh tế theo quy mô.
c. 2 Loại thị trường:

Thị trường cạnh tranh hoàn Thị trường độc quyền hoàn
hảo toàn
Đặc điểm thị - Rất nhiều người mua, rất nhiều - Duy nhất một doanh nghiệp
trường người bán, nên họ là những người sản xuất hàng hóa, nên giá cả là
chấp nhận giá. do doanh nghiệp đó quyết định.
- Điều kiện gia nhập, rút lui khỏi - Điều kiện gia nhập và rút lui
ngành rất dễ. khỏi ngành là rất khó.
- Thông tin về thị trường là hoàn
hảo.
Phân tích - Đường MC luôn cắt AC tại AC min theo nguyên tắc sản phẩm biên
giá, sản giảm dần.
lượng, lợi - Khi MR>MC, lợi nhuận đang tăng nên doanh nghiệp tăng sản
nhuận. lượng.
- Khi MR<MC, lợi nhuận đang giảm nên doanh nghiệp sẽ giảm sản
lượng.
- Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ sản xuất tại mức sản
lượng mà MR=MC.
- Theo đó, đường MR chính là đường cầu của thị trường hoàn hảo,
đường MC ở trên đường AVC chính là đường cung của doanh
nghiệp.

- Khi P = AC min, doanh nghiệp - Ở thị trường độc quyền hoàn


hòa vốn, lợi nhuận = 0. toàn, doanh nghiệp độc quyền
- Khi AVC < P < AC, doanh sẽ sản xuất tại điểm MR = MC
nghiệp trong ngắn hạn sẽ tiếp tục < P để tối đa hóa lợi nhuận.
sản xuất để tối thiểu hóa thua lỗ, - Độc quyền sẽ gây ra tổn thất
về dài hạn, doanh nghiệp sẽ vô ích tương tự như thuế.
ngừng sản xuất.
- Khi P < AVC, doanh nghiệp sẽ
ngừng sản xuất ngay lập tức, đây
là điểm đóng cửa của doanh
nghiệp.
- Ở TTCTHH, MR=P nên doanh
nghiệp sẽ sản xuất tại điểm
MR=MC=P. Để tối đa hóa lợi
nhuận.
- Trong dài hạn, không có doanh
nghiệp nào đạt lợi nhuận kinh tế.
d. Cách chính phủ can thiệp vào thị trường độc quyền hoàn toàn.(Lưu
ý để làm bài tập áp dụng)
i. Chính phủ quy định giá trần:
1. Giá thấp hơn giá cân bằng của người tiêu dùng.
2. Doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận cao phải tăng sản
lượng.
3. Nếu chính phủ muốn gia tăng sản lượng cao nhất thì mức
giá trần đó chính là giao điểm giữa đường cầu và đường
MC. Pt=P=MC
ii. Chính phủ đánh thuế không theo sản lượng:
1. Thuế không theo sản lượng sẽ ảnh hưởng đến FC-> FC’=>
TC -> TC’ => AC -> AC’.
2. Thuế không theo sản lượng sẽ không ảnh hưởng đến VC
mà (TC)’= (VC)’+ (FC)’ ⇔ MC = (VC)’ nên đường MC
vẫn giữ nguyên.
3. Vì TR không thay đổi nên điểm cân bằng của thị trường
vẫn được giữ nguyên, chỉ có lợi nhuận của doanh nghiệp
là bị sụt giảm.
4. TC’ = TC + mức thuế
iii. Chính phủ đánh thuế theo sản lượng:
1. Thuế không theo sản lượng sẽ ảnh hưởng đến FC-> FC’=>
TC -> TC’ => AC -> AC’.
2. Thuế theo sản lượng sẽ ảnh hưởng đến VC, FC không bị
ảnh hưởng mà (TC)’= (VC)’+ (FC)’ ⇔ MC = (VC)’ nên
đường MC bị thay đổi.
3. Vì TC thay đổi nên điểm cân bằng của thị trường bị dịch
chuyển, tạo nên điểm cân bằng mới.
4. MC’ = MC + mức thuế, TC’ = TC + mức thuế x sản lượng
(q)
e. Phân biệt giá trong thị trường độc quyền (một trong những cách để
nhà độc quyền tổn thất vô ích)
i. Là khả năng bán các sản phẩm của nhà cung cấp theo giá bán
khác nhau trên các thị trường khác nhau.
ii. Một số hình thức phân biệt giá phổ biến:
1. Phân biệt giá cho chủng loại hàng hóa: Để dễ hiểu đây là
cách nhà sản xuất chia hàng hóa của mình thành nhiều
phân khúc khác nhau từ phổ thông đến cao cấp để đáp ứng
nhiều tầng khác hàng.
2. Phân biệt giá bán thành 2 phần: Phần cố định và phần linh
hoạt.
a. Quy định một mức giá tối thiểu cố định mà mọi
người mua đều phải trả, nếu khác hàng sử dụng
thêm phải trả thêm phí.
b. Ví dụ, UEH cho sv ở KTX sử dụng 3 khối nước,
nếu sử dụng thêm phải trả thêm phí theo giá nahf
nước.
3. Phân biệt giá theo giá trọn gói và giá sản phẩm riêng lẻ.
a. Bán hàng thành combo thay vì bán riêng từng món.
4. Phân biệt giá theo khu vực địa lí.
H. Cạnh tranh độc quyền:
a. Đặc điểm:
i. Gồm nhiều nhà sản xuất.
ii. Sản xuất và bán ra các sản phẩm khác nhau.
iii. Dễ dàng gia nhập và rời bỏ thị trường.
b. Điểm cân bằng thị trường:
i. Trong ngắn hạn, nhà sản xuất có thể đẩy giá bán sản phẩm của
mình lên cao hơn doanh thu biên, làm gia tăng lợi nhuận kinh tế.
ii. Nhưng trong dài hạn, khi mà các nhà sản xuất khác cũng có thể
dễ dàng tham gia vào thị trường, làm cho giá bán giảm dần về
bằng tổng chi phí bình quân, lúc này lợi nhuận kinh tế bằng 0.
=> Trong ngắn hạn, thị trường cạnh tranh độc quyền giống thị trường độc
quyền hoàn toàn, nhưng trong dài hạn thị trường này lại có vừa có điểm giống với thị
trường độc quyền hoàn toàn (MR=MC<P) tương đồng với thị trường cạnh tranh hoàn
hảo. (P=ATC)
I. Độc quyền nhóm:
a. Đặc điểm:
i. Gồm một vài nhà sản xuất.
ii. Quyết định giá cả hàng hóa.
iii. Khó gia nhập hoặc rời bỏ ngành.
b. Điểm cân bằng thị trường:
i. Các nhà sản xuất trong thị trường độc quyền nhóm sẽ sản xuất ở
mức sản lượng lớn hơn sản lượng độc quyền nhưng thấp hơn mức
của doanh nghiệp cạnh tranh.
ii. Giá của nhà sản xuất trong thị trường độc quyền nhóm sẽ thấp
hơn giá độc quyền những lớn hơn giá cạnh tranh.
c. Quy mô thị trường:
i. Ảnh hưởng bởi 2 hiệu ứng:
1. Hiệu ứng lượng: giá bán cao hơn chi phí biên nên khi bán
thêm một đơn vị sản phẩm lợi nhuận sẽ tăng.
2. Hiệu ứng giá: Việc tăng sản lượng sẽ làm tăng tổng lượng
sản phẩm bán ra ngoài thị trường, làm giảm giá bán và lợi
nhuận trên đơn vị sản phẩm.
ii. Theo đó
1. Khi hiệu ứng lượng > hiệu ứng giá: nhà sản xuất sẽ tăng
sản lượng.
2. Khi hiệu ứng lượng < hiệu ứng giá nhà sản xuất sẽ giảm
sản lượng và tăng giá.
d. Cách các nhà độc quyền nhóm cạnh tranh trong chính thị tường nội
bộ của họ:
i. Trong thị trường độc quyền nhóm, nhà sản xuất không cạnh tranh
qua giá bán hay sản lượng. Cạnh tranh trên những yếu tố này sẽ
dần đến sự mâu thuẫn trong nội bộ, gây đổ vỡ cục diện độc quyền
của thị trường đó.
ii. Thay vào đó người ta sử dụng, quảng cáo và các dịch vụ hậu mãi
đó thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình.
e. Lý thuyết trò chơi (The Game Theory):
i. Quyết định tốt nhất cho một doanh nghiệp không phải lúc nào cx
là tốt nhất cho toàn bộ hệ thống độc quyền nhóm.
ii. Trong mọi trường hợp, mọi doanh nghiệp sẽ hành động theo
hướng đạt nhiều lợi ích cho chính nó nhất.

You might also like