You are on page 1of 32

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

BÀI TẬP
MÔN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG SẦU RIÊNG
VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Kim Thanh


Lớp : K25KTH
Mã lớp học phần : 222ECO01A07

1
Bảng mô tả làm việc nhóm:

Tỷ lệ phần trăm
STT Họ tên Mã sinh viên Chữ ký
đóng góp

1 Nguyễn Phan Tú (nhóm 25A4021128 100%


trưởng)
2 Phùng Thị Thu Yến 25A4021476 100%
3 Lê Thị Thu Hương 25A4021082 100%
4 Nguyễn Thị Hồng Ngoan 22A4050190 100%
5 Lê Minh Quang 25A4022211 100%
6 Nguyễn Giản Tùng 25A4021129 100%

2
Contents

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................................................4

1. Thị trường................................................................................................................................................ 4

2. Cung......................................................................................................................................................... 4

3. Cầu........................................................................................................................................................... 5

4. Giá cả....................................................................................................................................................... 7

II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG SẦU RIÊNG VIỆT NAM..............................................7

1. Khái quát về ngành sầu riêng Việt Nam................................................................................................... 7

2. Thị trường sầu riêng Việt Nam.............................................................................................................. 14

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO THỊ TRƯỜNG SẦU RIÊNG............................................27

1. Các hạn chế của sầu riêng Việt Nam...................................................................................................... 27

2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho ngành sầu riêng Việt Nam...........................................................27

3
I. Cơ sở lý thuyết
1. Thị trường
a. Khái niệm: Trong phạm vi kinh tế học, thị trường là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa
các chủ thể mua, chủ thể bán, xác định giá cả, lượng cung, lượng cầu các hàng hóa và
dịch vụ; quá đó sẽ xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội.
b. Phân loại: Thị trường có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo từng
nội dung và yếu tố cụ thể.
 Dựa trên quan hệ mua bán giữa các quốc gia: thị trường nội địa và thị trường quốc
tế.
 Dựa vào vai trò của người mua và người bán: thị trường được phân thành thị
trường người bán và thị trường người mua.
 Dựa vào mối quan hệ cung cầu: thị trường thực tế, thị trường tiềm năng và thị
trường lý thuyết
 Dựa vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi: thị trường hàng hóa và thị
trường dịch vụ
 Dựa vào số lượng người mua và người bán trên thị trường: thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền.
2. Cung
a. Khái niệm
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà nguời sản xuất có khả năng và sẵn sàng cung
ứng ở mức giá khác nhau trong khoảng thới gian nhất định ( với điều kiện các yếu tố khác
không đổi )
b. Lượng cung
Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán tại một
mức giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định ( với điều kiện các yếu tố khác không
đổi )
c. Luật cung
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cung về
hàng hóa đó sẽ tăng lên và ngược lại

4
Đường cung dốc lên thể hiện mối quan
hệ đồng biến giữa P và Qs
P↓→Qs↓
P↑→Qs↑

Thay đổi giá hàng hóa gây ra sự vận


động dọc theo đường cung.

d. Các yếu tố tác động đến cung ( ngoài giá )


- Giá các yếu tố đầu vào (Pi)
Ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất.
Pi tăng → Chi phí sản xuất tăng → Cung giảm

- Công nghệ sản xuất (T)


Cải tiến công nghệ giúp tăng năng suất, giảm chi phí → tăng lượng cung tại mỗi
mức giá.

- Chính sách của Chính phủ (T/G)


Ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, do đó ảnh hưởng đến cung. Được Nhà
nước sử dụng như công cụ điều tiết sản xuất.
Thuế tăng → giảm cung.
Trợ cấp tăng → tăng cung.

- Số lượng nhà sản xuất (N)


Đường cung thị trường là tổng hợp các đường cung cá nhân của từng người sản
xuất. Số lượng người sản xuất càng nhiều thì cung hàng hóa càng nhiều.

- Kỳ vọng của người sản xuất (E)


Dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến cung trong tương lai.
Kỳ vọng về nhu cầu thị trường
Kỳ vọng về thay đổi chính sách

3. Cầu
a. Khái niệm
Là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở
các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định (với điều kiện các yếu tố khác
không đổi )

5
b. Lượng cầu
Là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại
một mức giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định (với điều kiện các yếu tố khác
không đổi )
c. Luật cầu
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá một hàng hóa tăng lên, lượng cầu về
hàng hóa đó sẽ giảm xuống và ngược lại.

Đường cầu dốc xuống thể hiện mối quan


hệ nghịch biến giữa P và QD.
P↑→QD↓
P↓→QD↑

Thay đổi giá hàng hóa gây ra sự dịch


chuyển dọc theo đường cầu

d. Các yếu tố tác động đến cầu ( ngoài giá )


- Thu nhập (I)
 Hàng hóa thông thường ( gồm hàng hóa thiết yếu và hàng hóa xa xỉ )
I tăng → cầu tăng
I giảm → cầu giảm
 Hàng hóa thứ cấp:
I tăng => cầu giảm
I giảm => cầu tăng
- Giá hàng hóa liên quan (Py)
 Hàng hóa thay thế: hai hàng hóa được gọi là thay thế nếu việc tiêu dùng hàng hóa
này có thể được thay thế bằng việc tiêu dùng hàng hóa kia nhưng vẫn đảm bảo
mục đích sử dụng ban đầu.
Py tăng → cầu về X tăng
Py giảm → cầu về X giảm
 Hàng hóa bổ sung: hai hàng hóa được gọi là bổ sung nếu việc tiêu dùng hàng hóa
này phải đi kèm việc tiêu dùng hàng hóa kia nhằm đảm bảo giá trị sử dụng của
hai hàng hóa
Py tăng → cầu về X giảm
Py giảm → cầu về X tăng

6
- Thị hiếu ( T ): là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc
dịch vụ. Phụ thuộc:
 Tuổi tác
 Giới tính
 Phong tục tập quán
 Thói quen tiêu dùng
 Quảng cáo
 …
Sở thích của người tiêu dùng có quan hệ thuận chiều với cầu sản phẩm
- Số lượng người mua: Mối quan hệ thuận chiều
Số lượng người tiêu dùng tăng → cầu tăng
- Kỳ vọng ( E )
Dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong tương lai ảnh hưởng tới lượng cầu
hiện tại
Kỳ vọng về thu nhập
Kỳ vọng về giá hàng hóa
Kỳ vọng về giá hàng hóa liên quan

4. Giá cả
- Chức năng: Thay đổi trạng thái cân bằng của thị trường

II. Thực trạng thị trường sầu riêng Việt Nam


1. Khái quát về ngành sầu riêng Việt Nam
a. Phân bố

7
- Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng tập trung tại một số tỉnh Đông Nam Bộ
như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước…và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ…
Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long, sầu riêng nhiều nhất là ở tỉnh Tiền
Giang với diện tích năm 2007 là 5.057 ha, phân bổ tập trung ở các xã của huyện
Cai Lậy: Ngũ Hiệp (1.400 ha), Tam Bình (1.200 ha), và một số xã như Long
Trung, Long Tiên…(Niên giám thống kê tỉnh Tiền Giang và Phòng nông nghiệp
huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Trong đó Ngũ Hiệp là xã chuyên canh sầu riêng
lâu đời với khá đầy đủ các giống đa dạng.

- Trong vòng 10 năm trở lại đây, diện tích trồng sầu riêng ở nước ta gia tăng nhanh
chóng. Nếu như trước kia, sầu riêng được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long và một vài nơi ở Đông Nam bộ, thì hiện nay, loại cây này đang có sự gia
tăng diện tích mạnh mẽ tại Tây Nguyên.

b. Phân loại
Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loại quả, là thứ quả nhiệt đới rất giàu
dinh dưỡng và được nhiều người ưa thích.
b.1. Sầu riêng Ri6
Hiện nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi và cho trái chất lượng cao. Đặc biệt nó được
trồng tại các tỉnh Vĩnh Long, Cái Mơn, Chợ Lách – Bến Tre.
- Sầu riêng Ri6 khi trái non sẽ có hình dạng thuôn tròn, da xanh, các gai nhỏ và khít.
Khi chín trái sẽ có trọng lượng tầm 3 – 5kg, các múi nở to, rõ ràng, có gai thưa, vỏ
sầu vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt và hơi sẫm. Những trái chín thường sẽ khó nứt
vỏ nhưng dễ tách múi. Khi ăn chỉ cần lần theo đường múi dọc phần thân vỏ và
dùng dao tách nhẹ từ chóp dưới của quả là sẽ tự bung ra.
- Cơm sầu khô ráo, dày và tỷ lệ hạt lép lên tới 40%. Thịt sầu Ri6 sẽ có màu vàng
tươi bắt mắt, có vị ngọt và béo, với hương thơm vừa phải. Sầu Ri6 thường rất dễ ăn
nên được đa số khách hàng lựa chọn.

8
b.2. Sầu riêng chuồng bò
Được trồng nhiều tại các vùng như Tiền Giang, Bến Tre, Bình Phước,…Trước đây, giống
sầu riêng này từng được nông dân đốn bỏ vì cho năng xuất kém, trái nhỏ, công gieo trồng
lại vất vả, nếu tính về số lượng thì thua xa các giống sầu riêng ghép.
Tuy nhiên, sầu riêng Chuồng Bò lại có được lượng khách hàng ưa chuộng riêng, không
chỉ vì độ khan hiếm mà còn bởi cái chất cơm nhão ngọt đậm đà cùng mùi thơm khó
cưỡng.

b.3. Sầu riêng khổ qua


Là giống có nguồn gốc trong nước, từ lâu đã được trồng rất phổ biến tại các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long.
Sầu riêng khổ qua gồm hai giống là khổ qua vàng và khổ qua xanh. Giống khổ qua xanh
có trái dạng bầu dài, màu vỏ xanh giống màu khổ qua, gai nhọn và dày. Sầu riêng khổ qua

9
xanh có cơm vàng, hơi nhão, vị ngọt nhẫn đặc trưng, rất thơm và béo nhưng hạt rất to.
Hạn chế của giống khổ qua này là phần cơm khá ít so với các loại sầu riêng hạt lép.

b.4. Sầu riêng Cái Mơn (Sầu riêng Sữa)


Có nguồn gốc từ Campuchia, trái tròn nhỏ nhưng hạt lép, cơm vàng. Sầu riêng Cái Mơn
có vị ngọt, béo ít, rất dễ ăn, ngoài ra mùi hương của sầu riêng Cái Mơn lại rất nồng.
Giống sầu riêng này thường được người Việt Nam ưa thích vì chất lượng vừa phải, giá
thành lại phải chăng, phù hợp với túi tiền

b.5. Sầu riêng Thái (Sầu riêng Monthong)


Cũng như sầu riêng Ri6, sầu riêng Thái thường được trồng tại miền Tây. Tuy bề ngoài
của sầu riêng Thái không được bắt mắt khi một đầu hơi to, một đầu nhỏ, gai thưa thớt,
trọng lượng nhỏ. múi sầu riêng màu vàng nhạt. Tuy nhiên, cơm sầu riêng rất dày, ngọt
thanh, béo vừa đủ, không quá ngấy nên rất được yêu thích.

10
c. Mùa vụ
Sầu riêng Việt Nam có trái quanh năm, các mùa vụ sẽ thay đổi luân phiên theo các tỉnh:
- Từ tháng 3 đến tháng 5 là giai đoạn thu chính vụ của sầu riêng ở miền Tây.
- Tháng 4 đến tháng 7 là vụ thu hoạch chính ở các tỉnh miền Đông như: Bình Thuận,
Đồng Nai,….
- Tháng 5 đến tháng 7 là mùa sầu riêng thu hoạch chính vụ ở Tây Ninh và Bình
Phước. Tại Phước Long, Bình Long, Lộc Ninh sẽ thu hoạch sớm hơn so với vùng
Bù Đăng, Đạ Tẻ.
- Tháng 7 đến tháng 8: là thời điểm thu hoạch chính vụ ở Đắc Lắc, kéo dài từ Bù
Đăng đến Đăk-mil, Cư-jut.
- Tháng 8 đến tháng 9: Đây là thời điểm mà khu vực Đắk Lắk bắt đầu thu hoạch sầu
riêng chính vụ sẽ kéo dài từ khu vực Buôn Mê Thuột, Krong Pack, Krong Năng
đến Krong Buk, E”Hleo.
- Tháng 9 đến tháng 10: mùa sầu riêng chính vụ ở Gia Lai.
- Tháng 10 đến tháng 11: Bảo Lộc sẽ bắt đầu thu hoạch sầu riêng chính vụ.
- Tháng 11 đến tháng 3 của năm sau: mùa sầu riêng trái mùa ở miền Tây.

d. Các thị trường của sầu riêng Việt Nam


Sầu riêng Việt Nam có những thị trường như: Thị trường nội địa Việt Nam, thị trường Ấn
Độ, một số thị trường châu Đại Dương như Australia, ... Nhưng thị trường chính của sầu
riêng nước ta vẫn là Trung Quốc. VD: Tây Nguyên hiện là vùng trồng sầu riêng lớn nhất
cả nước với 40.000 hecta 90% sản lượng đều có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc.
- Australia: Sầu riêng đông lạnh cả quả, đông lạnh nguyên múi hoặc múi tách hạt
đang là mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tiềm năng xuất khẩu sầu riêng
11
đông lạnh sang Australia là rất lớn. Người gốc Á tại Australia thưởng thức sầu
riêng đông lạnh quanh năm. Người gốc tây phương cũng bắt đầu trải nghiệm do
các chiến lược quảng bá sầu riêng của nhiều quốc gia gây hiếu kỳ. Đến nay, sầu
riêng Việt Nam đang ngày càng thể hiện vị trí thống lĩnh trên thị trường lớn nhất
châu Đại Dương - Australia với hàng loạt thương hiệu đặc trưng riêng như
ASEAN Produce, Vin Eni, Basel, Ưu Đàm, No1… Theo Cục Xúc tiến thương mại,
khảo sát qua một vòng các siêu thị và cửa hàng thực phẩm tại thành phố Sydney,
bang New South Wales không khó để có thể bắt gặp sầu riêng Ri6 Việt Nam được
bày bán trên các kệ hàng bắt mắt nhất. Từ chỗ là một sản phẩm ít người biết tới,
cho đến nay sầu riêng Việt Nam đã trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ nhất trên
thị trường Australia, tạo lập được nhiều thương hiệu đặc trưng, có sức lan tỏa cao,
khẳng định là loại "quả vua" trong các dòng sầu riêng bày bán ở thị trường này.
- Trung Quốc: Là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng
chủ yếu là xuất tiểu ngạch. Kể từ ngày 11/7/2022, sầu riêng của Việt Nam được
xuất chính ngạch qua tất cả các cửa khẩu của Trung Quốc.

Cuộc chiến sầu riêng tại thị trường Trung Quốc

Quốc gia

Thái Lan Việt Nam Malaysia

Giống chủ lực

Ri6 Mushangking
Monthong

Thế mạnh

 Chất lượng cơm ngon  Giáp Trung Quốc  Vị ngọt hơn sầu
 Được thị trườngTrung vận chuyển nhanh riêng Thái
12
Quốc ưa chuộng  Giá rẻ hơn sầu riêng  Được xem là hàng
 Tiêu chuẩn hàng hóa Thái cao cấp tại Trung
sản xuất Quốc
 Có thương hiệu lâu  Đánh vào phân
năm khúc thị trường cao
cấp

Tỷ trọng trên thị trường Trung Quốc

93,3% 6,0% 0,7%

e. Kim ngạch xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng năm 2022 đạt khoảng 420 triệu USD mặt hàng sầu riêng
tăng tưởng đến 137% tương đương kim ngạch. Tỷ trọng của trái sầu riêng trong cơ cấu
hàng xuất khẩu tăng từ 7,6% của năm 2021 lên 20% trong năm 2022.
Trong quý I/2023, theo số liệu từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ
Công Thương), kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã tăng tới hơn 8,3 lần
(733,2%) so với cùng kỳ năm ngoái lên 153,5 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc chiếm
đến 87% thị phần với 133,6 triệu USD.
Còn theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong quý I/2023, nước này đã nhập khẩu
91.360 tấn sầu riêng với kim ngạch lên đến 506,8 triệu USD, tăng 2,5 lần về lượng và 2,2
lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

13
Hiện giá xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng khoảng 10% so với
thời điểm mới được cấp phép vào thị trường này (ngày 11/7/2022). Tuy nhiên, giá sầu
riêng của Việt Nam xuất khẩu vào Trung Quốc vẫn đang khá cạnh tranh với bình quân
4.849 USD/tấn trong quý I/2023 so với 5.555 USD/tấn của Thái Lan.
Theo đánh giá của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, từ ngày 11/7/2022, Việt Nam và Trung
Quốc đã ký Nghị định thư cho phép Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang
Trung Quốc. Từ con số 51 mã vùng trồng sầu riêng và 25 mã cơ sở đóng gói đầu tiên
được Trung Quốc cấp phép hồi tháng 9/2022, đến nay Việt Nam đã có 246 mã vùng trồng
(khoảng 12.000 ha/110.000 ha) và 97 mã cơ sở đóng gói sầu riêng đáp ứng đầy đủ yêu
cầu xuất khẩu chính ngạch theo Nghị định thư của Trung Quốc, giúp sầu riêng Việt Nam
có điều kiện thâm nhập vào thị trường đông dân nhất thế giới cho riêng mặt hàng này.
Hiện, Trung Quốc chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Gia tăng kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, trong đó, có sự góp mặt của mặt hàng sầu
riêng được dự báo sẽ trở thành mặt hàng tỷ USD của Việt Nam sẽ góp phần giúp kim
ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2023 sẽ tăng ít nhất 20% so năm 2022.
2. Thị trường sầu riêng Việt Nam

2.1. Cung sản phẩm sầu riêng


Với mục đích phát triển ngành sầu riêng và đạt hiệu quả kinh tế cao từ quả sầu riêng thì
việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Cung đối với mặt hàng này là vô cùng quan trọng:
a. Chính sách của nhà nước

14
Việt Nam có những chính sách, hành động tạo điều kiện đẩy mạnh thị trường sầu riêng
Việt:
- Xây dựng báo cáo nghiên cứu thị trường, tư vấn các doanh nghiệp việc xây dựng
thương hiệu bao bì nhằm tăng thị phần sầu riêng tại khu vực Australia.
- Xúc tiến và kết nối với các doanh nghiệp Ấn Độ, làm cầu nối cho hơn 50 doanh
nghiệp Việt Nam trong đó có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hàng tiêu
dùng đến thị trường Ấn Độ.
- Năm 2022, Việt Nam ký 4 Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch với phía Trung
Quốc cho các loại sản phẩm trong đó có sầu riêng, tạo điều kiện xuất khẩu sầu
riêng sang thị trường Trung Quốc thuận lợi hơn
- Phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực toàn quốc đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030, diện tích sầu riêng được khuyến cáo trồng trong khoảng
65.000 – 75.000 ha, sản lượng từ 30.000 đến 950.000 tấn.
- ...
b. Số lượng người sản xuất

Chỉ vài năm gần đây diện tích sầu riêng của Việt Nam đã tăng thêm khoảng 53.800 hécta
tức là trong vòng 10 năm qua sầu riêng đã có tốc độ phát triển nóng về diện tích lên đến
300%.
Sau khi sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, lợi nhuận hấp
dẫn khiến nhiều địa phương mở rộng diện tích trồng sầu riêng tuy nhiên không được trồng
theo quy hoạch, nhiều nông dân ồ ạt chặt các cây trồng nông nghiệp khác như: mít, hồ
tiêu, cà phê,... để chuyển sang trồng sầu riêng. Cụ thể:
- Theo thống kê từ ngành chức năng các tỉnh Tây nguyên, diện tích sầu riêng ở khu
vực này tăng khá nhanh, hiện đã lên đến hơn 40.000 ha.
- Đắk Lắk đứng đầu với khoảng 15.000 ha (đứng thứ 2 cả nước sau Tiền Giang),
tiếp đó là các tỉnh Lâm Đồng gần 14.000 ha, Đắk Nông 5.000 ha, Gia Lai 4.000 ha.
- Tại nhiều địa phương ở ĐBSCL như Hậu Giang, Cần Thơ..., "phong trào" nhà nhà,
người người đua nhau trồng sầu riêng cũng khá sôi động.
- Tại tỉnh Đồng Tháp nhiều nông dân chuyển từ đất trồng lúa hoặc các cây ăn quả
khác sang chủ động trồng sầu riêng. Tỉnh này mới đây đã phải ra văn bản khuyến
cáo bà con không lên ồ ạt chuyển sang trồng sầu riêng tràn lan tiềm ẩn rủi ro dư
thừa nguồn cung.
- ...
Diện tích này còn tăng lên bởi con số thống kê chưa phản ánh đầy đủ đối với các vườn
nhỏ hoặc trồng xen. Hàng chục ngàn ha sầu riêng trong số này đang ở giai đoạn kiến thiết
hoặc thu bói.
Theo Quyết định số 4085 ngày 27.11.2022 của Bộ NN-PTNT về phê duyệt Đề án Phát
triển cây ăn quả chủ lực toàn quốc đến năm 2025, quy hoạch đến năm 2030, diện tích sầu
riêng được khuyến cáo trồng trong khoảng 65.000 – 75.000 ha, sản lượng từ 830.000 đến
950.000 tấn. Song đến đầu năm 2023, diện tích lẫn sản lượng đều vượt mốc các con số
15
trên: tổng diện tích trồng sầu riêng đã là 80.000 ha và tiếp tục tăng, vượt từ 5.000 đến
10.000 ha.
c. Công nghệ
Hiện nay, kĩ thuật nuôi trồng sầu riêng của nước ta đã hoàn thiện hơn so với 10 năm
trước, người nông dân đã biết kết hợp sử dụng công nghệ.
- Trình độ canh tác, chăm sóc cây sầu riêng ngày càng thành thạo đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng.
- Các mô hình kinh doanh, công nghệ chế biến, sấy, cấp đông sầu riêng ngày càng
phổ biến, hiện đại giúp đảm bảo chất lượng sầu riêng.
- Nhiều doanh nghiệp đang áp dụng biện pháp quản lý điều hành thích hợp để loại
bỏ dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng các chất bảo vệ thực vật
vượt mức cho phép, thực hành đúng quy cách về đóng gói, thông tin trên bao bì…
 Điều này làm tăng nguồn cung sản phẩm, tăng số lượng sầu riêng được tiêu thụ
trong nước cũng như xuất khẩu sang nước ngoài..
Tuy nhiên sầu riêng nước ta không được xuất sang các nước lớn nhiều như Thái do chất
lượng sầu riêng chưa đồng đều, thiếu quy hoạch trong khâu trồng và chăm sóc, cơ sở hạ
tầng chế biến và bảo quản còn hạn chế, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế...
d. Kì vọng của người sản xuất

Giá tăng tăng kỉ lục và kéo dài, người trồng sầu riêng đang lãi cả tỷ đồng với mỗi hecta,
với mức lợi nhuận đang hấp dẫn nông dân nhiều tỉnh thành phía Nam đang chuyển đổi
cây trồng khác hoặc mở rộng diện tích trồng sầu riêng, đặt kì vọng lớn vào loại trái cây
này.
Nhiều người trồng và các doanh nghiệp sầu riêng kì vọng các năm tới sản lượng sầu riêng
sẽ thu hoạch được mùa, giá bán tăng lên hoặc ít nhất là giữ nguyên. Họ cũng kì vọng thị
trường khởi sắc, sản phầm sầu riêng sẽ được xuất khẩu được nhiều hơn sang các thị
trường lớn, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Việt Nam kỳ vọng mặt hàng sầu riêng sẽ thu về 1 tỷ USD trong năm 2023.

e. Giá các yếu tố đầu vào

Giá thành ước tính Chi phí ước Ghi chú


STT Tên
tính

40.000/cây – 8.000.000 – Tuỳ vào cây sầu riêng bà


1 Cây giống
150.000/cây 30.000.000 con đang ý định canh tác

2.000/kg/cây – 400.000 – Giá thành tính trên 200 cây.


Phân bón vi
2 7.000/kg/cây 1.400.000 Tuỳ theo loại phân bà con
sinh năm đầu
đầu tư

16
3 Phân hoá học 25.000/kg/cây – 5.000.000 – Đã ước tính thuốc mối –
và thuốc phòng 30.000/kg/cây 15.000.000 NPK – thuốc phòng trừ nấm
trừ sâu bệnh và sâu địch hại

4 Công chăm sóc 3.000.000/năm 3.000.000 150.000/công. Hiến tính tầm


20 công cho việc làm cỏ tỉa
cành năm đầu

2.2 Cầu sản phẩm Sầu Riêng


Để giải bài toán phát triển ngành sầu riêng và đạt hiệu quả kinh tế cao từ quả sầu riêng thì
việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới Cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàng này là
vô cùng quan trọng. Cũng như các mặt hàng khác trên thị trường, khi nghiên cứu cầu của
thị trường với Sầu riêng nhóm bám theo những nhân tố ảnh hưởng đến cầu :
a. Thu nhập
Thu nhập là một trong những nhân tố liên quan trực tiếp tới khả năng mua của người tiêu
dùng. Sầu Riêng thuộc loại hàng hóa thông thường, là một loại trái cây nhiệt đới có giá
thành tương đối cao so với các loại trái cây khác nên khi thu nhập tăng thì cầu của Sầu
Riêng thường có xu hướng tăng theo. .Tuy nhiên, thu nhập của mỗi người là khác nhau vì
vậy nhu cầu của từng người với Sầu Riêng cũng sẽ khác nhau.

Thu nhập bình quân nhân khẩu/tháng chia theo thành thị
và nông thôn năm 2010-2021 của Việt Nam
7000

6000 6022
5624 5590 5388
5000
4551
4295 4250 4205
4000 3964 3874
3399 3482 3486
3000 2989 3098 2986
2637
2423
2000 2130 2000 2038
1387 1579
1000 1070

0
2010 2012 2014 2016 2018 2019 2020 2021

Cả nước Thành thị Nông thôn

(Nguồn :Tổng cục Thuế)


VD : Người đi làm ở nông thôn ( sinh viên làm thêm) ( thu nhập khoảng 2tr5- 4tr) so với
giá cơm sầu riêng Ri 6 là 590000/1kg tức là chiếm từ 1/4 đến 1/6 tháng lương. Như vậy
17
nhóm đối tượng này sẽ thường không chọn mua sầu riêng hoặc chỉ mua khoảng 1-2 lần 1
năm. Người đi làm thu nhập trên 15tr tất nhiên sẽ có khả năng chi trả cho số lần mua cao
hơn.
Thu nhập của người tiêu dùng hiện nay tăng dần theo từng năm thể hiện rõ ở bảng sau:

Ngoài ra, theo khảo sát Quý I/2023 - Báo VOV, thu nhập bình quân người lao động 1
tháng là 7,9 triệu đồng, tăng 578.000 đồng. Như vậy, với cùng với gia tăng thu nhập mặt
bằng chung người tiêu dùng sẽ có nhu cầu mua sầu riêng nhiều hơn và sẵn sàng chi trả
nhiều tiền hơn để mua Sầu Riêng tuy nhiên mức độ tăng của nhu cầu ở mỗi người sẽ khác
nhau do thu nhập khác nhau.
b. Thị hiếu
Yếu tố thứ 2 ảnh hưởng đến cầu các sản phẩm nói chung và Sầu Riêng nói riêng là Thị
hiếu. Đặc biệt tại Việt Nam vì đa phần người tiêu dùng có xu hướng thích ứng linh hoạt
với những thay đổi của thị trường và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thị hiếu đám đông. Nếu
theo thị hiếu chung cho thấy sầu riêng là một sản phẩm thịnh hành và được yêu thích,
người tiêu dùng có thể tìm kiếm, chọn lựa và tiêu dùng sầu riêng theo xu hướng của thị
trường.
Sầu riêng có thể coi là một văn hóa ẩm thực của người việt vì hương vị đặc trưng, hiện
nay người tiêu dùng đang rất ưu thích sản phẩm này:
Vị ngon và hương thơm: Thị hiếu của người tiêu dùng đóng vai trò quan trọng trong việc
đánh giá vị ngon và hương thơm của sầu riêng. Nếu chất lượng sầu riêng ngon đồng đều,
cầu sầu riêng sẽ tăng lên.
Nhận thức về giá trị dinh dưỡng: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, ưu
chuộng các sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sầu riêng được coi là một nguồn cung cấp
vitamin, chất xơ và khoáng chất. Nếu người tiêu dùng có nhận thức cao về giá trị dinh

18
dưỡng và ưu tiên sức khỏe, cầu sầu riêng có thể tăng do nhu cầu tăng của nhóm khách
hàng này.
Nguồn gốc, thương hiệu : Với một sản phẩm trái cây có giá thành cao như Sầu Riêng,
người tiêu dùng thường quan tâm nhiều tới nguồn gốc, loại sầu riêng. Ví dụ người thường
thích lựa chọn Sầu Ri6 vì là những thương hiệu Sầu nổi tiếng thơm ngon, chất lượng
trong các dòng sầu riêng xuất xứ Việt Nam tuy nhiên giá thành của nó cũng sẽ cao hơn.
Ngoài ra ngày ngày khi social media ngày một phát triển, các clip quảng cáo trên các nền
tảng xã hội ảnh hưởng rất nhiều tới thị hiếu người tiêu dùng. Vì thế khi vào mùa nhiều các
clip review. chia sẻ kinh nghiệm chọn sầu,... xuất hiện nhiều hơn cũng sẽ làm tăng cầu
của người tiêu dùng tới sản phẩm này
c. Giá của hàng hóa liên quan
Sầu riêng có thể coi là sản phẩm có hệ số co giãn về giá thấp tức là sự thay đổi giá sầu
riêng không quá ảnh hưởng tới mức tiêu thụ của nó tại thị trường do sự độc đáo từ hương
vị, giá trị dinh dưỡng, mức cung hạn chế và luôn là sản phẩm được đại đa số người tiêu
dùng yêu thích . Tuy nhiên mức độ co giãn dù thấp nhưng giá sẽ vẫn ảnh hưởng tới cầu
của người tiêu dùng với sản phẩm này.
Hàng hóa bổ sung: Có rất nhiều hàng hóa là hàng hóa bổ sung cho sầu riêng, giá của
những mặt hàng này cũng là yếu tố ảnh hưởng tới cầu của người tiêu dùng đối với sản
phẩm sầu riêng. Nếu giá hàng hóa bổ sung tăng sẽ có thể làm giảm nhu cầu mua sầu riêng
của người tiêu dùng.
Vd: Ngoài quả và múi sầu riêng tươi, các sản phẩm khác của sầu riêng còn có kem sầu
riêng, bánh sầu riêng, chè sầu ,... Vậy các nguyên liệu để làm nên các thành phẩm này sẽ
là sản phẩm bổ sung cho sầu riêng.
Giá nguyên liệu chế biến như đường, sữa, bột mì, bơ, hoặc hương liệu có thể ảnh hưởng
đến giá thành của các sản phẩm từ sầu riêng. Nếu giá các nguyên liệu này tăng, giá thành
sản phẩm bổ sung cũng sẽ tăng, dẫn đến việc người tiêu dùng có thể có ý định giảm tiêu
thụ sản phẩm sầu riêng hoặc chọn các sản phẩm thay thế.
Chi phí quảng cáo tiếp thị cũng là một loại hàng hóa dịch vụ bổ sung vô cùng quan trọng,
nếu chi phí quá cao, người sản xuất cũng sẽ cân đối để giá thành phẩm tăng lên điều này
cũng sẽ khiến người tiêu dùng cân nhắc giảm nhu cầu mua
Chi phí vận chuyển, bảo quản cũng sẽ ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm từ đây cũng
ảnh hưởng đến cầu của người tiêu dùng
Hàng hóa thay thế : Khi giá của hàng hóa thay thế cho Sầu Riêng Việt Nam thay đổi sẽ
tạo nên sự thay đổi về cầu của người tiêu dùng tới sản phẩm này.
Đặc biệt kể đến các dòng Sầu Riêng nhập khẩu : Sầu Thái, Sầu Riêng Malaysia, Sầu
Riêng Indo,... Đều là những dòng Sầu Riêng được ưu thích trên thị trường và đặc biệt

19
chúng được trồng với quy mô lớn, chất lượng đảm bảo, có chứng nhận tiêu chuẩn kiểm
định rõ ràng và giá cả đôi khi không quá chênh lệch so với một số dòng Sầu Riêng của
Việt nam. Chưa kể đến ở một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật hay Châu Âu đều yêu
cầu nghiêm ngặt về giấy phép của sản phẩm, quy mô trồng phải được đăng ký kiểm tra
bởi cơ quan chính phủ,...đây cũng là trở ngại vô cùng lớn đối người người sản xuất và sản
phẩm đến từ Việt Nam. Vì vậy khi đặt lên bàn cân , giữa một sản phẩm thay thế có đầy đủ
tiêu chuẩn kiểm định và Sầu Riêng Việt chưa được cấp đầy đủ giấy tờ thì chắc chắn cầu
sẽ nghiêng về các sản phẩm nhập khẩu khác…
Ngoài ra, Sầu Riêng Việt Nam vẫn có thể thay thế bởi nhiều loại trái cây, thực phẩm khác
như : Mít , chuối , kem ,... đều là những thực phẩm dinh dưỡng, có độ béo và thơm ngon
nhất định. Khi giá các sản phẩm thay thế giảm mạnh cũng sẽ khiến người tiêu dùng có xu
hướng tiêu dùng các sản phẩm này nhiều lên từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ sầu riêng xuống
và ngược lại.
Tóm lại giá của hàng hóa liên quan đều sẽ có thể ảnh hưởng tới cầu sầu riêng của người
tiêu dùng. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều sẽ tùy từng sản phẩm, thời điểm
khác nhau.
d. Dân số.
Dân số là yếu tố ảnh hưởng rất lớn về cầu sầu riêng ở nhiều khía cạnh khác nhau:
Về quy mô thị trường : ở nơi có mật độ dân số lớn tất nhiên nhu cầu tiêu thụ sầu riêng
cũng sẽ cao hơn nơi có mật độ dân số thấp, khả năng tăng cầu cũng sẽ nhiều hơn do nhu
cầu tiêu thụ tăng.
Tốc độ gia tăng dân số : Nếu có sự tăng trưởng dân số thì cầu sầu riêng cũng có thể tăng
theo do nhu cầu tiêu thụ gia tăng.
Sự thay đổi trong cấu trúc dân số : Dân số thay đổi già đi hay dân số trẻ cũng đều ảnh
hưởng đáng kể tới cầu của Sầu Riêng.
- Tỷ lệ người trẻ tuổi tăng cũng có thể làm tăng cầu sầu riêng do người trẻ thường có
xu hướng thích đồ ngọt, béo. Vì vậy nhu cầu tiêu dùng Sầu riêng ở nhóm này có
thể cao hơn
- Tỷ lệ người cao tuổi tăng cũng có thể làm giảm cầu sầu riêng do người già thường
mắc các bệnh lý cần kiểm soát hàm lượng chất béo, đường nạp vào cơ thể nên nhu
cầu sử dụng sầu riêng có thể giảm xuống đáng kể.
Tóm lại những thay đổi về dân số đều có thể ảnh hưởng tới cầu tiêu dùng Sầu Riêng và
mức độ ảnh hưởng là khác nhau
e. Kỳ vọng
Yếu tố cuối cùng ảnh hướng tới cầu của người tiêu dùng đối với hàng hóa nói chung và
“Sầu” nói riêng là kỳ vọng. Yếu tố này có thể nói là khó đo lường được một cách chính

20
xác do phụ thuộc vào tâm lý và tư duy của từng người. Nhìn chung có thể đánh giá ảnh
hưởng của kỳ vọng tới cầu sầu riêng ở một số khía cạnh lớn sau đây:
Kỳ về vọng về giá của sản phẩm trong tương lai : dù nói sầu riêng là sản phẩm có độ co
giãn về giá thấp tuy nhiên người tiêu dùng bao giờ cũng sẽ có kỳ vọng giá hàng hóa sẽ
giảm để có thể mua với số lượng nhiều hơn. Vì vậy nếu giá sầu riêng dự kiến sẽ tăng
trong vài ngày tới người dân sẽ có xu hướng vội vã đi mua sầu riêng luôn trước khi giá
tăng.
Kỳ vọng về thương hiệu, nguồn gốc : Có rất nhiều loại Sầu Riêng trên thị trường tuy
nhiên không phải loại nào cũng được ưu chuộng. Nếu sầu riêng được coi là thương hiệu
uy tín, chất lượng và đáng tin cậy trên thị trường, người tiêu dùng có thể có kỳ vọng cao
về chất lượng và trải nghiệm tiêu dùng. Ngoài ra người tiêu dùng cũng sẽ quan tâm nhiều
hơn về việc sản phẩm có đạt đủ những chỉ tiêu, chứng nhận về an toàn thực phẩm hay
không. Điều này có thể tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm và tăng cầu tiêu dùng
TÓM LẠI : Tất cả những yếu tố về thu nhập, kỳ vọng, giá hàng hóa liên quan, dân số, thị
hiếu đều sẽ ảnh hưởng tới cầu của người tiêu dùng đối với Sầu Riêng, Tuy nhiên mức độ
ảnh hưởng là khác nhau và khó có thể đo lường cụ thể
2.3. Diễn biến giá
Giá sầu riêng sụt giảm bất thường sau khi đắt kỷ lục. Sau khoảng thời gian đầu tháng
2/2023 ghi nhận mức giá đạt đỉnh 200.000 đồng/kg, giá sầu riêng hiện nay về mốc 50.000
- 60.000 đồng/kg, giảm mạnh so với thời điểm đầu năm.
Theo các nhà vườn tại miền Tây: Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, giá sầu riêng cuối tháng
4/2023 về mốc 50.000 - 60.000 đồng/kg. Cụ thể, các thương lái đang mua sầu riêng xuất
khẩu loại 1 giá 55.000 đồng/kg, loại 2 là 48.000 đồng/kg. Với sầu riêng Thái Lan loại 1,
giá thu tại vườn 60.000 đồng/kg, hàng loại 2 khoảng 50.000 đồng/kg. Mức giá này giảm
20.000 đồng so với đầu tháng 4/2023 và giảm 120.000 đồng so với mức giá kỷ lục đầu
tháng 2/2023. Năm nay năng suất sầu riêng ổn định, dao động từ 20 - 30 tấn/ha, tuy giá
giảm nhưng nhà vườn vẫn có lời từ 3.000 - 9.000 đồng/kg.
Mức giá hiện nay đang ngang bằng với mức thu mua năm ngoái.

Phân loại Giá/kg


Sầu riêng Ri6 đẹp 53.000 – 58.000 VND
Sầu riêng Ri6 xô 49.000 – 54.000 VND
Sầu riêng Thái (Rona) đẹp 57.000 – 62.000 VND
Sầu riêng Thái xô 52.000 – 58.000 VND
Bảng giá sầu riêng tại vựa 03/06/2021

21
Phân loại Giá/kg
Sầu riêng Ri6 đẹp 48.000 – 52.000 VND
Sầu riêng Ri6 xô 45.000 – 47.000 VND
Sầu riêng Thái (Rona) đẹp 55.000 – 60.000 VND
Sầu riêng Thái xô 50.000 – 54.000 VND
Bảng giá sầu riêng tại vựa 17/08/2022

Phân loại Giá/kg


Sầu riêng Ri6 đẹp 55.000 – 60.000 VND
Sầu riêng Ri6 xô 45.000 – 50.000 VND
Sầu riêng Thái (Rona) đẹp 70.000 – 75.000 VND
Sầu riêng Thái xô 60.000 – 65.000 VND
Bảng giá sầu riêng tại vựa 18/10/2022

Phân loại Giá/kg


Sầu riêng Ri6 đẹp 120.000 – 145.000 VND
Sầu riêng Ri6 xô 80.000 – 105.000 VND
Sầu riêng Thái (Rona) đẹp 180.000 – 210.000 VND
Sầu riêng Thái xô 120.000 – 150.000 VND
Bảng giá sầu riêng tại vựa 06/2/2023

Phân loại Giá/kg


Sầu riêng Ri6 đẹp 63.000 – 65.000 VND
Sầu riêng Ri6 xô 55.000 – 58.000 VND
Sầu riêng Thái (Rona) đẹp 75.000 – 80.000 VND
Sầu riêng Thái xô 65.000 – 68.000 VND
Bảng giá sầu riêng tại vựa 23/5/2023

22
250000

200000

150000

100000

50000

0
3/6/2021 17/8/2022 18/10/2022 6/2/2023 23/5/2023

Sầu riêng Ri6 đẹp Sầu riêng Ri6 xô


Sầu riêng Thái (Rona) đẹp Sầu riêng Thái xô

Bảng giá sầu riêng tại vựa 2021-2023


Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá sầu riêng giảm sâu do đang thời điểm vào vụ,
nguồn cung sầu riêng ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long tăng cao,
nhiều nhà vườn có ngày thu hoạch được cả trăm tấn. Tại các khu vực miền Đông Nam
Bộ, sầu riêng cũng sắp thu hoạch.
Bên cạnh đó, các đối tác Trung Quốc không còn mua ồ ạt như trước đó do thời điểm này
đang vào thời điểm vào vụ sầu riêng của Thái Lan, Philippines. Họ đang cân nhắc nhiều
hơn trong hoạt động nhập khẩu sầu riêng để có mức giá hợp lý. Ngoài ra, từ cuối tháng 3,
thị trường xuất hiện nhiều trái cây nhiệt đới như chôm chôm, mận và sắp tới là vải thiều
sẽ khiến sầu riêng giảm sức hấp dẫn.
2.4 Dự đoán trong các năm tới.

Trong ngắn hạn: Cung xuất khẩu sầu riêng sẽ dần đuổi kịp cầu
- Đã có thêm 47 vùng trồng sầu riêng và 18 cơ sở đóng gói tại Việt Nam được phép
xuất khẩu vào Trung Quốc.
- Việt Nam cũng làm cầu nối cho các doanh nghiệp và hợp tác xã xuất khẩu sang thị
trường Ấn Độ, Úc, ...
- Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng tại Trung Quốc vẫn cao, sầu riêng đang là loại hoa quả
trào lưu bây giờ, rất được ưa chuộng.
Bước sang tháng 4 – 5/ 2023, nguồn cung sầu riêng bắt đầu lớn nên dự kiến xuất khẩu
mặt hàng này sẽ 'bùng nổ' trong thời gian tới”, bản tin thị trường mới nhất của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo.

23
Hiện tại đang vào vụ thu hoạch rộ nên giá sầu riêng có giảm đáng kể so với thời điểm vụ
nghịch (đầu năm), hiện giá mua sầu riêng chuẩn xuất khẩu ổn định khoảng 50.000
đồng/kg. Với mức giá này, người trồng bảo đảm lợi nhuận và thị trường cũng dễ chấp
nhận nên hoạt động xuất khẩu đang rất thuận lợi. Tuy nhiên, đây là giai đoạn sản phẩm
của Việt Nam đang bị cạnh tranh với nguồn hàng từ Thái Lan. Tiềm năng thị trường vẫn
còn lớn và vấn đề quan trọng là sản phẩm sầu riêng Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ đúng
các yêu cầu của nước nhập khẩu.
Trong dài hạn: Nguy cơ rất cao khủng hoảng thừa, cung lớn hơn cầu khiến giá giảm
mạnh.
- Diện tích và số lượng cây sầu riêng được trồng tăng lên rất nhanh vượt mức quy
hoạch.
- Nhiều quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Philippines, Lào,... đang
nỗ lực đầu tư tăng năng suất và chất lượng cho trái sầu riêng.
- Đặc biệt, Trung Quốc đã trồng thành công được sầu riêng tại đảo Hải Nam.
- Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng tại các quốc gia châu Á lại chuẩn bị đến đỉnh và sẽ có
xu hướng đi ngang hoặc giảm nhẹ từ 2028.
 Việt Nam nên giảm cung về sầu riêng, chuyển bớt đất trồng sầu riêng sang
trồng các cây nông nghiệp giá trị cao khác hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
Từ tháng 7/2022, Trung Quốc chính thức “cấp visa” cho trái sầu riêng Việt Nam xuất
khẩu chính ngạch vào thị trường thì giá thu mua loại trái cây này đã tăng cao, đặc biệt có
thời điểm quả sầu riêng 3-4 cân có giá một triệu VND. Điều này khiến nhiều nông dân ở
các tỉnh Tây Nguyên ồ ạt phá bỏ các loại cây trồng truyền thống như: Hồ tiêu, cà phê,
điều, ... để chuyển sang trồng sầu riêng.
Vì sầu riêng đang cho lợi nhuận cao gấp 4 lần so với cây cà phê, nên nhiều nông dân đã
và đang chặt bỏ cây cà phê để trồng cây sầu riêng. Tại huyện Krông Pắk - địa phương
trồng sầu riêng lớn nhất tỉnh Đắk Lắk, diện tích trồng cây siêng riêng đến thời điểm này
đã lên tới 5.000 ha, tăng hơn 2.000 ha so với cách đây một năm.
Theo đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực toàn quốc đến năm 2025, quy hoạch đến năm
2030, diện tích sầu riêng được khuyến cáo trồng trong khoảng 65.000 – 75.000 ha, sản
lượng từ 830.000 đến 950.000 tấn. Song đến đầu năm 2023, diện tích lẫn sản lượng đều
vượt mốc các con số trên: tổng diện tích trồng sầu riêng đã là 80.000 ha và tiếp tục tăng,
vượt từ 5.000 đến 10.000 ha.

24
TS. Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây
Nguyên (WASI)
TS. Phan Việt Hà, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây
Nguyên (WASI), lo ngại việc diện tích cây sầu riêng tăng ồ ạt, thiếu kiểm soát đang tiềm
ẩn rất nhiều rủi ro cho nông dân. Hàng chục ngàn ha sầu riêng đang được trồng vội vã
hôm nay sẽ cho thu hoạch ổn định vào 5 - 6 năm tới, khi đó không biết thị trường và giá
sầu riêng sẽ ra sao? Nguy cơ sẽ tái diễn tình trạng cung vượt cầu như đã từng xảy ra đối
với nhiều loại cây trồng khác, khi đó nông dân sẽ lại phải gánh nhận hậu quả vì chạy theo
biến động thị trường.
Cây sầu riêng là loại cây trồng phải từ 5 - 6 năm mới bắt đầu cho thu hoạch ổn định. Theo
tính toán sơ bộ, mỗi ha sầu riêng trồng thuần sẽ được khoảng 200 cây. Trong chu kỳ 5
năm, ngoài giá trị đất, nông dân phải đầu tư khoảng 300 - 600 triệu đồng cho cây giống,
công chăm sóc, phân bón, nước tưới, các loại thuốc phòng chống bệnh, kích thích sinh
trưởng…Hầu hết nông dân Tây nguyên đều chọn sầu riêng ghép để trồng với ưu điểm
nhanh cho thu hoạch hơn khoảng 3 năm so với gieo bằng hạt và giữ những ưu điểm về
đặc trưng giống.

Đầu ra là mối lo không chỉ chính quyền địa phương, Bộ chủ quản mà cả chính người
trong cuộc. Hiện sản lượng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc mới chiếm khoảng 20%
trong tổng sản lượng của phía Việt Nam và phía Trung Quốc đã cấp 130 mã vùng trồng,
cơ sở đóng gói. Theo nghị định thư đã ký với phía Trung Quốc, cứ 3 năm một lần, phía
bạn sẽ rà soát lại một lần đối với các mã vùng trồng được cấp.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã cho sầu riêng Philippines xuất sang nước này. Điều
này đang khiến nông dân Đông Nam Á bước vào cuộc chạy đua trồng sầu riêng để tranh
giành một thị trường xuất khẩu gần như là duy nhất: Trung Quốc.

25
III. Giải pháp nâng cao thị trường sầu riêng
1. Các hạn chế của sầu riêng Việt Nam
- Cạnh tranh logistics : đường tàu cao tốc của Lào nối với Trung Quốc và Thái Lan
sẽ giúp cho các hàng hóa của Thái Lan đi sang Trung Quốc rất nhanh.
- Quy hoạch vùng, kĩ thuật làm vườn chuyên canh hay kỹ thuật canh tác để đảm bảo
độ đồng đều của sản phẩm của ta đang rất yếu. Chưa làm chủ được về kỹ thuật về
trồng và chăm sóc sầu riêngVấn đề mà chế biến bảo quản chúng ta vẫn chưa đủ cơ
sở hạ tầng.
- Vấn đề rủi ro về thị trường: hiện tại là chúng ta mới thuộc vào cái thị trường chủ
yếu là của Trung Quốc.
=> Đây chính là nguyên nhân sầu riêng nước ta không được xuất sang các nước lớn nhiều
như Thái Lan. Hiện tại nếu chúng ta phát triển ồ ạt phát triển nóng với mức tăng nhanh
chóng thì sẽ có rất là nhiều vấn đề . Bởi vậy việc Việt Nam mở rộng diện tích là một rủi
ro lớn.
VD: Tây Nguyên hiện là vùng trồng sầu riêng lớn nhất cả nước với 40.000 hecta 90% sản
lượng đều có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc trong khi đó diện tích được cấp mã
số vùng trồng chưa đến 5% và việc tham gia thị trường chính ngạch muộn hơn Thái Lan
cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh cho sầu riêng của Việt Nam
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho ngành sầu riêng Việt Nam
a. Tìm kiếm thị trường mới và nâng cao sản lượng trong các thị trường cũ để đáp
ứng nguồn cung lớn của nước ta
- Nâng cao sản lượng trong các thị trường cũ:

Để tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng tốt trong năm 2023 và các năm tiếp
theo, cần phải tăng thêm mã vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói được Trung Quốc cấp phép
cho sầu riêng Việt Nam. Đồng thời tận dụng tốt lợi thế: vị trí giáp Trung Quốc, thời gian
vận chuyển ngắn, chi phí thấp thời gian thu hoạch 9 - 10 tháng/năm, để giúp sầu riêng
Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với sản phẩm các nước.
Hiện nay, Việt Nam mới được phía Trung Quốc phê duyệt 246 mã vùng trồng sầu riêng,
với số mã này thì khó mà tiêu thụ hết lượng trái đang có khi mà tại Việt Nam có tới
110.000 ha sầu riêng. Trong khi đó, nhìn sang thị trường hàng xóm là Thái Lan, nước này
đã được Trung Quốc cấp cho gần 20.000 mã vùng trồng và 2.000 mã cơ sở.

26
Tổng thư ký Vinafruit Đặng Phúc Nguyên
“ Nếu mã vùng trồng không được nhiều thì tại Việt Nam sẽ có hiện tượng “thắt cổ chày”
xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng vẫn còn nhưng không đủ quota để xuất khẩu ”, theo
Tổng thư ký Vinafruit Đặng Phúc Nguyên
Việt Nam cũng cần có biện pháp bảo vệ ngành hàng, thậm chí cần xử lý hình sự những ai
vi phạm mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói, đóng hàng giả, chất lượng xấu, làm mất uy tín
thương hiệu quốc gia.
Mặt khác, để người nông dân có thể chuẩn bị đầy đủ khi Hải quan Trung Quốc kiểm tra
thì Bộ NN&PTNT nên có đủ cán bộ có thể hướng dẫn cho nông dân, tránh tình trạng
không được cấp mã do chủ vườn không rõ, không biết quy định, yêu cầu.

- Tìm kiếm thêm thị trường mới


 Cần tăng sản lượng sầu riêng VN xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ:
Sáng ngày 23/5/2023 Viện IMRIC đã làm cầu nối cho hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam
trong đó có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hàng tiêu dùng đến thị trường Ấn Độ
. Ở thời điểm giao thương hàng hóa tại nhiều thị trường lớn truyền thống gặp nhiều khó
khăn việc tăng tính kết nối với các doanh nghiệp Ấn Độ mang lại cơ hội cho cả 2 bên giúp
Việt Nam sớm giải quyết đầu ra cho hoạt động sản xuất nhất là nông sản trong đó có sầu
riêng.
Tiến sĩ Hồ Minh Sơn cho biết về ngành nông sản thì Việt Nam chúng ta xem sầu riêng là
trái cây vua trong giai đoạn này thế nhưng theo tìm hiểu thì Trung Quốc đã trồng rất
nhiều sầu riêng như vậy thì chúng ta xúc tiến và kết nối với các doanh nghiệp Ấn Độ
trong giai đoạn này là rất cần thiết.
 Đẩy mạnh thị trường Australia:
27
Sầu riêng đông lạnh cả quả, đông lạnh nguyên múi, hoặc múi tách hạt đang là mặt hàng
được người tiêu dùng ưa chuộng. Tiềm năng xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Australia
là rất lớn. Người gốc Á tại Australia thưởng thức sầu riêng đông lạnh quanh năm. Người
gốc Tây phương cũng bắt đầu trải nghiệm do các chiến lược quảng bá sầu riêng của nhiều
quốc gia gây hiếu kỳ.
Việt Nam cần xây dựng báo cáo nghiên cứu thị trường, và tư vấn các doanh nghiệp việc
xây dựng thương hiệu bao bì nhằm tăng thị phần sầu riêng tại khu vực này.
b. Xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt
Cùng với việc tìm kiếm thị trường mới thì cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu cho
trái sầu riêng Việt Nam.
Hiện nay các nhà vườn sầu riêng không chú trọng việc xây dựng thương hiệu mà muốn
bán cho thương lái cho thương lái vì thương lái cắt vài đợt là xong, bán nhanh hơn. Trong
khi bán cho các cửa hàng nội địa phải đợi trái già để chín tự nhiên, thu tiền về rất lâu .
Các vườn sầu riêng có chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt
Nam) rất hiếm. Tuy nhiên, cũng có một số nhà vườn, HTX muốn bán được sản phẩm
ngon đến người tiêu dùng nên chịu khó thực hiện. Đơn cử, HTX Tân Phú (tỉnh Bến Tre)
cung cấp nguồn hàng rất tốt, bán lẻ được người tiêu dùng ưa chuộng.
Sản phẩm sầu riêng Việt khi xuất sang các nước lớn không được nhiều như Thái do thiếu
quy hoạch và chưa đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế, 1 phần cũng do ta chưa xây dựng
được thương hiệu sầu riêng Việt.
Vì vậy nước ta cần đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt để cạnh tranh với
thương hiệu lâu năm của sầu riêng Thái, thương hiệu sầu riêng cao cấp của Malaysia. Ví
dụ, đối với đông lạnh nguyên quả nên có tem nhãn hiệu và lưới bao quanh để dễ xách.
Nếu có lưới bằng sợi bàng, lục bình càng gây được ấn tượng sinh thái. Đối với sầu riêng
đông lạnh nguyên múi nên có hộp giấy và có vị trí trong suốt để khách hàng nhìn thấy sầu
riêng; màu sắc nên sang trọng để xứng tầm “quả vua”.

28
c. Thay đổi chính sách nhà nước về diện tích, chất lượng và sản lượng sầu riêng
- Khuyến cáo người dân không nên trồng theo phong trào mà cần phải nghiên cứu
kỹ nhiều yếu tố và đầu ra cho sản phẩm.
- Chính phủ cũng cần giúp nông dân bằng các nghị định thư với các đối tác nhập
khẩu sầu riêng để giải quyết bài toán đầu ra bền vững, lâu dài
- Phải tiêu chuẩn hóa chăm sóc sầu riêng để tăng chất lượng
- Tăng cường quy hoạch vùng, đảm bảo người dân không tự ý phá bỏ các cây nông
nghiệp cây công nghiệp khác như: hoa tiêu, chè, lúa, mít, ... để ồ ạt sang trồng sầu
riêng gây mất cân bằng cung cầu dẫn đến giá sầu riêng giảm mạnh.
- Để doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu các sầu riêng thì phải kiểm soát và
nâng cao chất lượng để giữ uy tín.
+ Thiết lập một cơ quan chuyên đi kiểm tra chất lượng kho sầu riêng: bất chợt đi kiểm
tra bất kỳ cái kho nào nếu phát hiện có sầu riêng chưa đạt chuẩn thì sẽ bị thu hồi toàn
bộ và tiêu hủy.
+ Ban hành tiêu chuẩn cho sầu riêng xuất khẩu, yêu cầu khối lượng tối thiểu, tối thiểu
bốn hộc, tỉ trọng múi.

29
Ông Phạm Anh Tuấn, chủ tịch Hợp tác xã trái cây Krông Pắk (Đắk Lắk), khẳng định
không nên mở rộng diện tích sầu riêng mà cần có một quy trình chăm sóc chuẩn để đem
lại hiệu quả cao đối với trái sầu riêng xuất khẩu chính ngạch.
d. Nâng cao, đầu tư trang thiết bị, nhà máy chế biến bảo quản
Hiện Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất. Thương nhân nước này đang
chuyển qua nhập cơm sầu riêng thay vì nguyên trái. Lý do là tiện cho việc vận chuyển và
chắc chắn về chất lượng, không phải lo quả đẹp bên ngoài, hư bên trong.
Sầu riêng đông lạnh cả quả, đông lạnh nguyên múi hoặc múi tách hạt đang là mặt hàng
được người tiêu dùng thị trường lớn nhất châu Đại Dương - Australia ưa chuộng. Tiềm
năng xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Australia là rất lớn .
Do đó, các vùng nguyên liệu sầu riêng nên chú ý đầu tư nhà xưởng sơ chế, đóng gói để
đáp ứng yêu cầu thị trường

30
Ông Trần Thanh Tâm, chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt tỉnh Đồng Tháp: " Muốn phát
triển bền vững cây trồng, ngoài bán tươi cần có doanh nghiệp đủ lớn để chế biến "
e. Xây dựng một nền nông nghiệp xanh, công nghệ cao
- Nghiên cứu để phát triển giống sầu riêng ngon, thơm như sầu riêng của các nước
trên thế giới hay giống sầu riêng thơm dịu nhưng có năng suất cao.
- Nâng cao kĩ thuật làm vườn chuyên canh, kỹ thuật canh tác để đảm bảo cái độ
đồng đều của sản phẩm.
- Đầu tư nhân lực và trang thiết bị đẻ làm chủ được kỹ thuật về trồng và chăm sóc
sầu riêng.
Đồng thời cần phát triển bảo vệ môi trường, phát triển bền vững gắn với thiên nhiên, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.

31
Tài liệu tham khảo
1. Giáo Trình Kinh Tế Vi Mô- Học Viện Ngân Hàng Khoa Kinh Tế- Đồng chủ biên:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LOAN và TS. TRẦN THỊ THANH HUYỀN
2. https://agridrone.vn/gia-sau-rieng-hom-nay/
3. https://vt.tiktok.com/ZSL8y16eq/?t=2
4. https://vnexpress.net/gia-sau-rieng-giam-mot-nua-4584682.html

5. https://vneconomy.vn/vo-quy-hoach-phat-trien-cay-sau-rieng-do-nong-dan-o-at-mo-
rong-dien-tich.htm
6. https://thanhnien.vn/tay-nguyen-bung-no-dien-tich-sau-rieng-
18523021218332623.htm?
fbclid=IwAR2zN0Z1JW7oHHohCDtjJGLcjZ7jL0JNgwWP-
Y9jpawvTB_dzyIzFOVjLiw
7. https://vtv.vn/kinh-te/sau-rieng-huong-toi-ty-do-tai-thi-truong-ty-dan-
20230118125650513.htm

8. https://doanhnhantrevietnam.vn/viet-nam-ky-vong-nam-2023-xuat-khau-sau-rieng-
sang-trung-quoc-dat-1-ty-usd-d18665.html

32

You might also like