You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

------------------------------

BÁO CÁO THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: KINH TẾ VI MÔ 1
ĐỀ TÀI: Phân tích cung, cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng
trong giai đoạn từ 2020 - 2023

Giảng viên hướng dẫn :


Sinh viên thực hiện : Nhóm 3
Mã lớp học phần : 24104MIEC0111

Hà Nội, tháng 11/2023


LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CUNG – CẦU – GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
1. THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
2. CẦU
2.1. Khái niệm về cầu và luật cầu
2.2.Đồ thị và phương trình đường cầu
2.3. Tác động đến sự di chuyển dịch chuyển đường cầu
3. CUNG
3.1. Khái niệm về cung và luật cung
3.2. Phương trình và đồ thị đường cung
3.3. Yếu tố ảnh hưởng đến cung và sự di chuyển dịch chuyển đường cung
4. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
4.1. Trạng thái cân bằng thị trường
4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hoá
4.3. Sự thay đổi về trạng thái cân bằng cung cầu
CHƯƠNG 2 : CUNG,CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG XĂNG NỘI ĐỊA
TRONG NƯỚC (2020)
1. Giới thiệu chung về xăng
2. Phần cung
2.1.số liệu – nhận xét
2.2.các yếu tố tác động đến cung
3. Phần cầu
3.1. số liệu – nhận xét
3.2. yếu tố tác động đến cầu
4. Giá xăng
4.1. Số liệu – nhận xét (so sánh 2019 – 2020)
4.2. Yếu tố tác động
KẾT LUẬN
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển loài người gắn liền với quá trình lao động sản xuất. Chính nhờ lao động sản
xuất mà con người mới đưa xã hội phát triển lên một tầm cao mới, xuất hiện nhiều nền văn minh
mới và tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới cho cuộc sống.
Đặc biệt là sự xuất hiện của “xăng dầu” một nguồn nguyên liệu vô cùng quan trọng và cần thiết
cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Với đặc tính của xăng dầu hiện tại, có rất ít nguồn nguyên
liệu để thay thế nó và nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao.Giá cả xăng dầu là mặt hàng ảnh hưởng
trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế xã hội cho nên việc khai thác, xuất nhập khẩu, diễn biến giá cả
xăng dầu là những vấn đề luôn nóng của nhiều quốc gia. Việt Nam chúng ta cũng là quốc gia
chịu ảnh hưởng của biến động giá cả xăng dầu vì thế trong suốt nhiều năm qua nhà nước ta đã
có nhiều chính sách để can thiệp trực tiếp vào mặt hàng này ở thị trường nội địa.
Tuy nhiên vấn đề cung, cầu vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến việc giá xăng tăng giảm nhiều
lần. Nhận thấy tầm quan trọng của xăng và với mong muốn tìm hiểu rõ hơn tình hình cung-cầu,
sự biến động giá cả mặt hàng xăng trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong bối
cảnh dịch bệnh COVID-19 như hiện tại nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Phân tích cung, cầu
giá cả thị trường của mặt hàng xăng ở Việt Nam”.

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ CUNG – CẦU – GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG


1. THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
Khái niệm: Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người bán và người
mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.(Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 –
2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
Phân loại: theo đối tượng hàng hóa mang ra trao đổi. VD: thị trường gạo, ô tô,..; theo phạm
vi địa lí. VD: Thị trường Việt Nam,..; theo mức độ cạnh tranh: cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh
độc quyền, cạnh tranh độc quyền nhóm và cạnh tranh thuần túy.
Giá cả thị trường: Mối quan hệ trên thị trường là mối quan hệ giữa cung, cầu- hàng và tiền
được biểu hiện thông qua giá cả, khi mối quan hệ này thay đổi sẽ tác động đến giá cả thị trường.
Giá cả của hàng hóa phản ánh lợi ích của kinh tế, là tiêu chuẩn để các doanh nghiệp lựa chọn các
mặt hàng trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó giá cả thị trường còn biểu hiện tổng hợp các
quan hệ kinh tế lớn như quan hệ giữa cung- cầu, quan hệ tích lũy – tiêu dùng,quan hệ trong –
ngoài nước. .(Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
2. CẦU
2.1. Khái niệm về cầu và luật cầu
2.1.1. Cầu (D): phản ánh lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua
tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn nhất định và giả định rằng rằng các yếu tố khác
không thay đổi. .(Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
Phân biệt cầu và nhu cầu :
Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng nhưng có thể không có khả năng
thanh toán.
Cầu là các nhu cầu có khả năng thanh toán.
Phân biệt cầu và luật cầu:
Lượng cầu là lượng (QD) là lượng cụ thể của hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong
muốn và có khả năng mua tại một mứa giá nhất định và giả định rằng các yêu tố khác không
thay đổi. (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
Cầu được thể hiện thông qua tập hợp các lượng cầu ở mức giá khác nhau.
2.1.2. Luật cầu: Số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của
hàng hóa đó giảm xuống và ngược lai, giả định các yếu tố khác không thay đổi. .(Trích giáo
trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
Giữa giá và lượng cầu có mỗi quan hệ nghịch: P tăng thì QD giảm hoặc P giảm thì QD tăng.
2.2. Đồ thị và phương trình đường cầu
2.2.1. Phương trình đường cầu
Dạng phương trình tuyến tính: QD =a + bP hoặc P=m-nQD (a,b,m,n ≥ 0)
2.2.2. Đồ thị

Hình 1.1: Đồ thị đường cầu


2.3. Các yếu tố tác động đến cầu và sự di chuyển dịch chuyển đường cầu
2.3.1. Tác động của giá đến cầu
Các nhà kinh tế coi luật cầu là một phát minh quan trọng của kinh tế học: người tiêu dùng sẽ
mua nhiều hầng hóa, dịch vụ hơn nếu như giá của hàng hóa hoặc dịch đó giảm xuống trong điều
kiện các yếu tố khác không đổi.
Sự di chuyển trên đường cầu là sự thay đổi của lượng cầu do chính giá hàng hóa đang xét thay
đổi giả định các yếu tố khác không thay đổi.
2.3.2: Tác động của các yếu tố khác đến cầu
Khi các yếu tố khác với giá thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu, đường cầu có
thể dịch chuyển sang trái hoặc dịch chuyển sang phải.

2.3.2.1.Thu nhập của người tiêu dùng:


Khi thu nhập tăng, cầu hầu hết với các loại hàng hóa đều gia tăng vì với thu nhập cao hơn
người tiêu dùng thường có xu hướng mua hàng hóa nhiều hơn.
Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ tùy vào tính chất của hàng hóa. Cầu đối với hàng hóa
thông thường sẽ tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng.VD: quần áo cao cấp, các dịch vụ
giải trí ... Ngược lại cầu với hàng hóa thứ cấp sẽ giảm khi thu
nhập của người tiêu dùng tăng.VD: mì tôm, quần áo rẻ tiền...
2.3.2.2. Số lượng người tiêu dùng (Hay quy mô thị trường):là yếu tố quan trọng xác định xác
định lượng tiêu dùng tiềm năng.
Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu càng tăng và ngược lại. Cùng với
sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết tất cả các loại hàng hóa đều tăng.
VD: Những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết người dân là những mặt hàng thiết yếu nên số
lượng người mua trên thị trượng này rất lớn, vì vậy cầu đối với mặt hàng này rất lớn.

2.3.2.3. Các chính sách kinh tế của chính phủ: Đánh thuế vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm,
chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng.
2.3.2.4. Kì vọng về giá cả và thu nhập
Kỳ vọng về người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại àng hóa có thể làm thay
đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ. Nếu người tiêu dùng kì vọng giá cả sẽ
tăng trong tương lai, cầu ở hiện tại sẽ có thể tăng lên. Kì vọng về giá giảm trong tương lai sẽ làm
sức mua ở hiện tại chững lại, cầu ở hiện tại sẽ giảm xuống.
2.3.2.5. Giá của hàng hóa liêm quan trong tiêu dùng
Sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu
dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác. Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn
đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại. Ví dụ, nếu tăng giá của
một mặt hàng thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng như cà phê sẽ tăng vì cà phê sẽ
tương đối rẻ hơn trà. Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi
sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế.
2.3.2.6. Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt quảng cáo,...
Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt
hàng. Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân
hoá cao, v.v. Ví dụ, nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng có và được người tiêu dùng ưa thích,
nhu cầu mua hàng chắc chắn sẽ tăng lên. Mặt khác, nhu cầu đối sẽ giảm, nếu người tiêu dùng
không có sở thích hoặc ưu tiên cho mặt hàng đó.
2.3.2.7. Các nhân tố khác: Môi trường tự nhiên, điều kiện thời tiết, khí hậu, chính trị,...
Sự thay đổi cầu với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc về các yếu tố khác như các yếu tố thuộc
về tự nhiên hay thời tiết, khí hậu hay những yếu tố mà chúng ta không thể nào dự đoán trước
được.
3. CUNG
3.1. Khái niệm về cung và luật cung
3.1.1. Cung (S): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán
tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi.
(Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
Lượng cung(QS) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán và sẵn sàng bán tại các
mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi. (Trích
giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
3.1.2. Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian nhất định tăng lên khi
giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi. .(Trích giáo trình Kinh tế
học vi mô 1 – 2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
Khi giá P tăng thì QS tăng, và ngược lại khi P tăng thì QS giảm
3.2. Phương trình và đồ thị đường cung
3.2.1. Phương trình dường cung
QS= a + bP Hoặc P= m + nQS
3.2.2. Đồ thị
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ; sự di chuyển và dịch chuyển đường cung
3.3.1. Tác động của giá đến cung
Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng hóa
hoặc dịch vụ. Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Trong
nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng
và ngược lại. Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá. Trái lại, khi có bất kỳ dấu hiệu nào
về việc tăng giá của sản phẩm trong tương lai, thì nguồn cung trên thị trường ở thời điểm
hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này. Ngược lại, nếu giá bán dự kiến
giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh.

3.3.2. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung


Khi các yếu tố khác với giá thay đổi làm dịch chuyển đường cung sang trái hoặc sang phải.
3.3.2.1. Chi phí sản xuất
Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau. Đối với các
công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại để tiết kiệm tài
nguyên.
3.3.2.2. Tiến bộ công nghệ
Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hía được sản xuất ra.Công
nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng xuất và do đó nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra.
3.3.2.3. Số lượng nhà sản xuất trong ngành
Số lượng người sản xuất có ảnh hưởn trực tiếp đến số lượng hàng hóa bán ra trên thị trường.
Càng nhiều người sản xuất thì lượng hàng hía càng nhiều, đường cung dịch chuyển sang phải,
ngược lại nếu ít người sản xuất đường cung dịch chuyển sang trái.
3.3.2.4. Chính sách kinh tế của chính phủ
Với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồncung cấp
sản phẩm. Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao. Mặt khác, nếu các quy định
nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn cung cấp sản phẩm sẽ
giảm.
3.3.2.5. Kì vọng giá cả
Kỳ vọng là những dự đoán, dự báo của người sản xuất về những diễn biến thị trường trong
tương lai ảnh hưởng đến cung hiện tại. Nếu các kỳ vọng thuận lợi đối với người bán thì lượng
cung hiện tại sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái và ngược lại.
3.3.2.7. Môi trường kinh doanh thuận lợi
Khả năng sản xuất tăng lên cung sẽ tăng.
3.3.2.8. Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
Giá của các yếu tố sản xuất tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến
lượng hàng hoá mà người sản xuất muốn bán.
4. CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
4.1. Trạng thái cân bằng thị trường
Cân bằng thị trường là một trạng thái trong đó không có sức ép làm thay đổi giá
và sản lượng. (Trích giáo trình Kinh tế học vi mô 1 – 2019 do TS.Phan Thế Công chủ biên)
Tại một mức giá mà lượng cầu bằng lượng cung ta gọi là cân bằng thị trường.
Nếu giá thị trường thấp hơn giá cân bằng, lượng cầu của người tiêu dùng sẽ vượt
lượng cung của nhà sản xuất; nếu giá thị trường cao hơn mức giá cân bằng, lượng
cần của người tiêu dùng sẽ ít hơn lượng cung của nhà sản xuất.

4.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt hàng hoá

4.2.1. Trạng thái dư thừa


Giả sử mức giá trên thị trường là P1 > P0
Xét tại mức giá P1 ta có:
QD = Q1 < Q0
QS = Q2 > Q0
Q D < QS
Thị trường dư thừa
Lượng dư thừa: Qdư thừa = QS – QD= Q2 – Q1
Có sức ép làm giảm giá xuống để quay về trạng thái cân bằng.
4.2.2. Trạng Thái thiếu hụt
Giả sử mức giá trên thị trường là P2 < P0
Xét tại mức giá P2 ta có:
Q S = Q1 < Q0
Q D = Q2 > Q0
Q S < QD
Thị trường thiếu hụt
Lượng thiếu hụt: Qthiếu hụt = |QS – QD|= |Q1 – Q2|
Có sức ép làm tăng giá lên để quay về trạng thái cân bằng.
4.3. Thay đổi về trạng thái cân bằng cung cầu
4.3.1. Sự thay đổi về cầu (cung không đổi)

Khi cầu tăng và cung không đổi giá, cân bằng và lượng cân bằng tăng. Chẳng
hạn như khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, cầu đối với hàng hóa xa xỉ sẽ
tăng lên làm đường cầu dịch chuyển qua phải. Hình 3.3 cho thấy sự dịch chuyển của đường cầu
làm cho điểm cân bằng di chuyển từ điểm E0 đến E2. Tại điểm cân bằng mới, giá cân bằng cao
hơn so với ban đầu và lượng cân bằng cũng cao hơn.
Khi cầu giảm vì cung giữ nguyên, giá cân bằng và lượng cân bằng giảm. Làm cho đường cầu
dịch chuyển sang trái từ D0 đếm D1 và điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1. Tại đây giá
cân bằng giảm và lượng cân bằng giảm.
4.3.2. Thay đổi về cung (cầu không đổi)

Khi cung tăng và cầu không đổi, giá cân bằng sẽ giảm và lượng cân bằng sẽ tăng. VD: Khi có sự
cải tiến về máy móc phục vụ cho việc cày cấy thu hoạch khiến cho
sản lượng lúa năm nay cao hơn cùng kỳ năm trước ( các yếu tố khác không thay
đổi ). Lúc đó, lượng cung tăng, đường cung dịch chuyển từ S0 đến S1, điểm cân bằng dịch
chuyển từ E0 đến E1. Tại đây, giá cân bằng giảm, lượng cân bằng tăng lên.
Khi cung giảm và cầu không đổi, giá cân bằng tăng và lượng cân bằng cân bằng sẽ giảm.
VD: Khi thời tiết xấu, mưa bão kéo dài khiến cho lúa năm nay bị mất mùa, gây ra sự suy giảm
đáng kể lượng cung về gạo trên thị trường ( trong khi các yếu tố khác không thay đổi) làm
đường cung dịch chuyển sang trái từ S0 đến S2. Lượng cầu trên thị trường không đổi nên đường
cầu vẫn giữ. Lúc này đường cung mới S2 cắt đường cầu D0 tại điểm cân bằng mới là E2. Tại
đây, giá cân bằng tăng và số lượng cân bằng giảm.
4.3.3.Dịch chuyển đồng thời cả cung và cầu
Có 4 trường hợp xảy ra: Cung tăng và cầu tăng, cung giảm và cầu giảm, cung
tăng cầu giảm, cung giảm cầu tăng.
Khi cung và cầu thay đổi đồng thời, nếu thay đổi về lượng ( giá ) có thể dự đoán thì sự thay
đổi về giá ( lượng )là không xác định thay đổi về lượng cân bằng hoặc giá cân bằng là không xác
định khi biến có thể tăng hay giảm phuj thuộc vào biên độ dịch chuyển của đường cầu và đường
cung.
VD: Khi cung và cầu tăng lên, xảy ra 3 trường hợp:
-TH1: Cầu tăng nhanh hơn cung: (hình 3.5a), cả giá và lượng cân bằng đều
tăng lên.

-TH2: Khi cung tăng nhanh hơn cầu ( hình 3.5b), giá cân bằng giảm và lượng cân
bằng tăng.

-TH3: Cả cầu và cung tăng một lượng như nhau (hình 3.5c) thì giá cân bằng
không đổi còn lượng cân bằng tăng.
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng khi cả cung và cầu đều tăng thì lượng cân bằng tăng lên
nhưng giá cân bằng có thể không đổi, có thể giảm xuống hoặc tăng lên tùy thuộc vào tốc độ tăng
của cung so với cầu hoặc ngược lại.
CHƯƠNG 2 : CUNG,CẦU VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG CỦA MẶT HÀNG XĂNG NỘI ĐỊA
TRONG NƯỚC
1. Giới thiệu chung về xăng
- Xăng (tiếng Anh: gasoline) là một chất lỏng dễ cháy có nguồn gốc từ dầu mỏ, được sử dụng
chủ yếu làm nhiên liệu trong hầu hết các động cơ đốt trong. Nó bao gồm chủ yếu là các hợp chất
hữu cơ thu được từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ, được tăng cường với nhiều loại phụ
gia.
- Xăng là mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia, thiết yếu đối với cuộc sống xã hội, có tác động
trực tiếp đến phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước. Sự phát triển của xăng theo
sự phát triển của dầu mỏ là nguồn năng lượng thống trị trong thế giới công nghiệp hóa.
- Xăng là 1 trong những nguồn năng lượng chính được nhà nước cân đối trong chính sách cân
bằng năng lượng và là mặt hàng quan trọng được Nhà nước dự trữ Quốc gia. Thực tế phát triển
thời gian qua đã chứng minh rằng sự phát triển của ngành này góp phần rất lớn vào tăng trưởng
GDP cũng như vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá của Việt Nam.
- Hiện nay, tên thị trường đang bán phổ biến nhất 3 loại xăng đó là xăng A92, xăng A95 và xăng
sinh học E5:
Xăng A92: Là loại dung dịch có tỉ lệ số nén dưới 9,5/1, trị số octan là 92.
Loại xăng này có màu xanh lá cây, được sử dụng phổ biến cho cả dòng xe máy ga và xe số hiện
nay.
+ Xăng A95: Loại xăng này thích hợp cho các động cơ có tỉ số nén trên 9,5/1, trị số octan là 95,
thường dùng cho xe mới, các xe đua,… Xăng A95 có màu vàng và có mùi.
 Xăng A95: Loại xăng này thích hợp cho các động cơ có tỷ số nén trên
Þ Hai loại xăng này được sử dụng nhiều và phổ biến nhất tại các cửa hàng,
=> Hai loại xăng này được sử dụng nhiều và phổ biến tại các cửa hàng, cây xăng bởi nó được
dùng cho tất cả các xe máy hiện nay.
+ Xăng sinh học E5: Loại xăng này khá mới tại Việt Nam, mới được bán rộng rãi từ đầu năm
2015. Tuy nhiên, loại xăng sinh học này không được sử dụng nhiều cho các xe ga, xe mô tô có
tỷ số nén cao. Ngoài ra, xăng E5 có chưa ethanol rất dễ đốt cháy, nhưng nhiệt toả ra thấp hơn
nhiều so với các loại xăng khác. Xe sử dụng xăng sinh học sẽ không tăng ga vọt, nên tài xế đạp
ga nhiều, mạnh ẽ gây tốn nhiên liệu cũng như tạo ra lượng khí thải lớn gây ô nhiễm môi trường.
- Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu dùng để làm chất đốt cho các
loại động cơ xăng. Các loại máy móc chạy bằng xăng: Xe máy, xe hơi, máy bay, máy phát điện;
đồng thời cũng được sử dụng làm dung môi cho dầu và chất béo.
- 1 vài công ty, doanh nghiệp sản xuất xăng ở nước ta :
+ Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
+ Công ty cổ phần hoá dầu quân đội
+ Công ty cổ phần Xăng dầu và dịch vụ Hàng hải S.T.S
+ Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu

 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam


 Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội
 Công ty cổ phần Xăng dầu và dịch vụ Hàng hải S.T.S
 Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu
2. Phần cung
2.1. Số liệu
Tháng Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
LƯỢNG GIÁ LƯỢNG GIÁ LƯỢNG GIÁ
(TẤN) (TRIỆU (TẤN) (TRIỆU (TẤN) (TRIỆU
USD) USD) USD)
1 756.431 473.90 854.992 848.90 657.800 603.70
2 599.252 316.99 572.895 532.30 745.543 741.64
3 487.485 200.38 792.542 714.70 1.278,6 1.367,9
4 538.488 141.50 796.678 746.82 788.60 859.90
5 752.104 192.63 870.789 712.91 766.72 890.00
6 1.130.000 135.82
7 1.110.000 431.63
8 566.253 217.06
9 446.070 164.97
10 489.449 181.18
11 520.987 203.45
12 503.432 198.90
Bảng : Lượng xăng nhập khẩu giai đoạn 2020 – 2022
 NHẬN XÉT
- Năm 2020: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 11,7
triệu tấn dầu thô, trị giá 3,8 tỷ USD. Cùng năm, Việt Nam xuất khẩu 4,7 triệu tấn dầu thô, thu về
1,6 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam nhập siêu 7,1 triệu tấn dầu thô, với giá trị 2,2 tỷ USD.
- Năm 2021: Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tính
chung năm 2021, lượng xăng dầu nhập khẩu đạt 6,96 triệu tấn, trị giá 4,14 tỷ USD, giảm 15,5%
về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với năm 2020; giá trung bình 593 USD/tấn, tăng 191
USD/tấn so với giá nhập khẩu cùng kỳ năm trước.
- Năm 2022: Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến 9 tháng đầu năm 2022. Cả nước
nhập khẩu hơn 6,5 triệu tấn xăng dầu các loại, trị giá 6,8 tỷ USD, tăng 22,7% về lượng và tăng
131,8% về trị giá so với cùng kỳ.
 Lượng cung xăng dầu Việt Nam trong 3 năm (từ 2020 – 2022) có biến động mạnh.
b) Các yếu tố tác động
- Số lượng nhà sản xuất trong ngành:
 Số lượng nhà sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được bán ra
 Ở Việt Nam, có rất nhiều các nhà cung cấp mặt hàng xăng dầu cho các doanh nghiệp
+ Ở Việt Nam, có rất nhiều các nhà cung cấp về mặt hàng xăng cho doanh nghiệp đầu mối kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam nên phát triển nguồn hang nhập khẩu biểu hiện cho việc tăng số
lượng nhà cung cấp hoặc tăng quy mô, sản lượng các mặt hàng xăng dầu trên thị trường.
 Có rất ít nhà sản xuất kinh doanh xăng dầu trong nước, thị trường xăng dầu Việt
- Có rất ít nhà sản xuất kinh doanh xăng dầu trong nước, thị trường xăng dầu Việt Nam tập trung
là các doanh nghiệp trong nước do xăng dầu là mặt hàng mang tính độc quyền do Nhà nước
quản lý.
- Tiến bộ công nghệ:
Công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công
 Công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hóa được sản xuất ra. Công
nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó nhiều hàng hóa hơn được sản xuất ra.
 Ví dụ: Khi các doanh nghiệp đầu tư vào các yếu tố công nghệ trong việc khai thác và
Ví dụ: Khi các doanh nghiệp đầu tư vào các yếu tố công nghệ trong việc khai thác và lọc xăng
dầu thì sẽ làm tăng năng suất sản xuất và chất lượng xăng dầu, từ đó sẽ làm tăng sản lượng xăng
dầu trên thị trường.
- Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất:
+ Để tiến hành sản xuất, các nhà sản xuất cần mua các yếu tố đầu vào trên thị trường các yếu tố
sản xuất như tiền công, tiền mua nguyên vật liệu, tiền thuê vốn,… Giá các yếu tố đầu vào tác
động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hóa mà các doanh
nghiệp muốn bán.
Nếu giá của các yếu tố đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó,
doanh nghiệp sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng,
khả năng lợi nhuận giảm, do đó doanh nghiệp cung ít sản phẩm hơn. Khi đó, các nhà sản xuất sẽ
cảm thấy kém hấp dẫn hơn khi sản xuất vì có thể lợi nhuận sẽ thấp hơn và do vậy sẽ cắt giảm
sản lượng.
- Chính sách của Chính phủ về nguồn cung xăng dầu:
+ Các chính sách kinh tế của chính phủ như chính sách thuế, chính sách trợ cấp,… Nhà nước sử
dụng thuế như công cụ điều tiết sản xuất. Đối với các doanh nghiệp, thuế là chi phí nên khi
chính phủ giảm thuế, miễn thuế hoặc trợ cấp có thể khuyến khích sản xuất làm tăng cung.
Ngược lại, nếu chính phủ đánh thuế sẽ khuyến khích sản xuất và giảm cung.
+ Theo quy định hiện hành, xăng đang chịu 3 sắc thuế bao gồm thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu
thụ đặc biệt 10% và thuế giá trị gia tăng 10% cùng với thuế bảo vệ môi trường 3500-4000
đồng/lít. Bên cạnh đó là các loại chi phí định mức, lợi nhuận định mức,… Vì vậy giá xăng dầu
hiện nay, thuế phí đã chiếm hơn một nửa giá bán ra. Chính vì vậy, việc chính phủ giảm thuế
xăng sẽ làm tăng sản lượng xăng trên thị trường.
+ Một quy định mới được bổ sung trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 83, do Bộ Công
Thương quy định cho doanh nghiệp nước ngoài tham gia phân phối xăng dầu Việt Nam. Việc
này sẽ giúp ngành bán lẻ xăng dầu bỏ dần tính độc quyền, thị trường sẽ sôi động hơn, tăng tính
cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
+ Trước bối cảnh hội nhập kinh tế, chinh phủ phải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo
các cam kết quốc tế và tăng thuế bảo vệ môi trường để không ảnh hưởng đến giá bán lẻ thị
trường.
- Kỳ vọng giá cả:
Cũng giống như người tiêu dùng, các nhà sản xuất cũng đưa ra quyết định cung cấp của mình
dựa vào kỳ vọng.
Ví dụ: Nếu các nhà sản xuất xăng kỳ vọng thời gian tới chính phủ sẽ mở cửa thịtrường đối
với các nhà sản xuất nước ngoài – các nhà sản xuất có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, họ phải
cố gắng nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài.
-Ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19:
+ Nhu cầu tiêu thụ xăng trên thế giới sụt giảm nghiêm trọng, cung vượt cầu, các doanh nghiệp
tìm đủ mọi cách để giảm tồn kho. Trong khi đó, việc nhập khẩu xăng dầu nước ta thời gian qua
lại tăng, tạo thêm sức ép cho tiêu thụ xăng dầu đẩy các nhà máy lọc dầu trong nước vào tình
trạng khó khăn hơn khi dối mặt với khủng hoảng kép.
+ Ngoài ra do chính sách giãn cách xã hội của nhà nước đã làm cho nhu cầu tiêu thụ xăng giảm
dẫn đến số lượng hàng tồn kho tăng.
+ Thống kê cho thấy lượng tồn kho xăng dầu tăng cao ở cả doanh nghiệp sản xuất là nhà máy
lọc dầu Bình Sơn và Nghi Sơn cũng như doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Lượng cung lớn
nhưng cầu ngày càng giảm dẫn đến giá xăng giảm, làm cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý hàng tồn kho cũng như chi phí trong lưu trữ xăng dầu.
- Ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine:
Ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đến Việt Nam không quá lớn. Ảnh hưởng
rõ ràng nhất tới nền kinh tế Việt Nam sẽ là giá xăng dầu trong nước tăng và lạm phát có thể tăng
theo.
- Biến động thị trường: Trong thời gian gần đây, thị trường xăng dầu thế giới có sự biến động
mạnh mẽ do ảnh hưởng của dịch Covid làm nhu cầu tiêu thụ xăng giảm dẫn đến nhiều doanh
nghiệp trên thế giới phải giảm hàng tồn kho, có lúc giá xăng giảm xuống âm đã làm cho thị
trường kinh doanh xăng dầu có yếu tố sụt giảm.
3. Phần cầu
3.1. số liệu
- Năm 2020: Tổng sản lượng toàn PLC đạt 420.433 tấn, bằng 108,70% cùng kỳ, vượt 21,56% kế
hoạch. Doanh thu đạt 5.608,4 tỷ đồng, bằng 91,05% cùng kỳ, vượt 11,8% kế hoạch. Lợi nhuận
trước thuế đạt 189,95 tỷ đồng, bằng 102,47% cùng kỳ, vượt 37,64% kế hoạch. Nộp ngân sách
Nhà nước đạt 616.425 triệu đồng.
- Năm 2021: Kết quả kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) năm
2021 đạt được những thành tựu nổi bật, vượt xa kế hoạch đề ra. Cụ thể, sản lượng xăng dầu xuất
bán đạt 13,86 triệu m3, bằng 114% kế hoạch, tăng 5% so với năm 2020. Doanh thu đạt 234.238
tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch, tăng 24% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 16.271 tỷ
đồng, bằng 120% kế hoạch, tăng 23% so với năm 2020.
- Năm 2022: Sản lượng xăng dầu xuất bán đạt 13,86 triệu m3, bằng 114% kế hoạch, tăng 5% so
với năm 2021. Doanh thu đạt 304.080 tỷ đồng, bằng 115% kế hoạch, tăng 80% so với năm
2021. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.912 tỷ đồng, bằng 757% kế hoạch, tăng 30% so với năm 2021.
Nguồn: https://www.petrolimex.com.vn/tim-kiem.html?x-search-query=2020&x-language=vi-
VN
- Hiện nay, tổng lượng xăng dầu tiêu dùng nội địa ở Việt Nam dự kiến khoảng 18 triệu tấn -
m3/năm. Cụ thể như sau:
Xăng các loại (7 triệu m3), DO các loại (9 triệu m3), FO các loại (2
triệu tấn).
Các hộ công nghiệp (3 triệu tấn - m3), các hộ lẻ (15 triệu tấn - m3).
Miền Bắc (6 triệu tấn - m3), miền Trung (2 triệu tấn - m3, miền Nam
(10 triệu tấn - m3).
( Nguồn: http://nangluongvietnam.vn/news/vn/nhan-dinh-phan-bien-kien-nghi/nhung-van-de-
can-quan-tam-trong-phat-trien-nganh-cong-nghiep-dau-khi-viet-nam.html )
( Nguồn: https://dantri.com.vn/kinh-doanh/dai-gia-xang-dau-petrolimex-len-muc-tieu-tang-lai-
cuc-manh-nam-2023-20230611091224640.htm )
b. Yếu tố tác động đến cầu
* Sự sẵn có của hàng hóa thay thế: Một hàng hoá càng có nhiều hàng hoá thay thế thì cầu về
hàng hoá đó càng co giãn nhiều theo giá và ngược lại. Xăng dầu là hàng hóa thiết yếu, ít có khả
năng thay thế nên khi giá xăng tăng thì vẫn không ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.
* Thu nhập của người tiêu dùng:
- Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người
dân. Thu nhập càng cao, nhu cầu sẽ càng lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của
thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa đang được xem
xét. Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng
thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm
giảm cầu. Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm
giảm nhu cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu.
- Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu rất lớn
trong đời sống xã hội. Giá xăng giảm mạnh trong thời gian qua là một sự
hỗ trợ rất lớn về tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh bệnh dịch hiện nay.Khi
tô tô, xe máy giảm giá một nửa thì người tiêu dùng sẽ mua ô tô, xe máy
nhiều hơn. Ngược lại, khi giá xăng giảm giá một nửa thì lượng cầu về
xăng hầu như không thay đổi.
* Khoảng thời gian giá thay đổi: Thông thường trong dài hạn cầu co giãn
nhiều hơn trong ngắn hạn. Xe máy, ô tô là phương tiện di chuyển chủ yếu
của người dân Việt Nam. Khi giá xăng dầu tăng, người tiêu dùng không
thể ngay lập tức thay thế xe máy chạy xăng bằng phương tiện gì khác. Do
đó, độ co giãn của cầu về xăng trong một thời gian ngắn là thấp. Tuy
nhiên, nếu giá xăng tiếp tục tăng cao trong dài hạn thì người tiêu dùng có
thể sử dụng xe điện để thay thế xe máy.
* Chính sách của chính phủ:
- Xăng dầu là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, được Nhà nước điều hành
giá trên cơ sở Luật Giá và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu.
Quỹ vai trò như một chiếc van để đóng mở giá xăng dầu trước những biến
động trên thị trường thế giới. Nhà nước giao cho Bộ Công Thương và một
số Bộ, ngành phối hợp quản lý từ sản xuất, nhập khẩu và cả hệ thống phân
phối. Với vai trò điều tiết của Nhà nước mà cụ thể là liên Bộ Công thương
- Tài Chính hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng luôn được bảo đảm
cùng với vai trò ổn định kinh tế vĩ mô.
- Theo Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, cơ cấu giá xăng có 4
sắc thuế: Thuế nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế giá trị gia
tăng 10% và thuế bảo vệ môi trường là 3800 – 4000 đồng/lít.
* Kỳ vọng của người tiêu dùng: Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu
hàng hóa là kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa trong tương
lai. Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần,
người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày. Trong
tình huống đó, họ sẽ tránh phải trả tiền cao hơn trong tương lai. Thói quen
“mua xăng dự trữ” của người tiêu dùng Việt Nam: Nếu giá xăng dự kiến sẽ
tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ vội vã đi đổ xăng. Tương tự, khi
người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở
hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng
hóa hiện tại của họ sẽ giảm. Xăng là mặt hàng có giá thay đổi thất thường
vì do nhiều yếu tố tác động.
*Các yếu tố khách quan:
- Dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước có diễn biến phức tạp
đã ảnh hưởng đến khả năng phục hồi kinh tế của các nước theo đó tác
động đến nhu cầu sử dụng xăng.
- Ngày 20-4, lần đầu tiên giá dầu thô thế giới rơi xuống mức âm (dưới 0
USD/thùng) và đây là mức giá thấp nhất trên Sàn giao dịch hàng
hóa New York (NYMEX) từ năm 1983. Nguyên nhân là do sản xuất
vượt giới hạn tồn trữ. Trong tình hình đó, chúng ta có thể thấy rõ, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên
thế giới đã sụt giảm nghiêm trọng vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cung vượt cầu, các
doanh nghiệp đang tìm mọi cách để đẩy hàng, giảm tồn kho.
- Tình hình xăng dầu diễn biến phức tạp, dị biệt, giá tăng sốc, giảm sốc, lặp đi lặp lại nhiều lần
chưa từng có tiền lệ do chịu tác động của các yếu tố địa chính trị, nhất là kể từ khi cuộc xung đột
vũ trang giữa Nga và Ukraine xảy ra từ tháng 2/2022, gây khủng hoảng về nguồn cung xăng dầu
trên toàn cầu.
- Trong quý I/2020, giá dầu thế giới giảm hơn 60%, kéo giá xăng dầu tại Việt Nam giảm theo
nhưng sức mua rất yếu. Chính vì thế, nhiều công ty kinh doanh xăng dầu lỗ nặng. Trong một
báo cáo vừa gửi lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (CSCM), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
(Petrolimex) cho biết quý I-2020 đã lỗ ròng 572 tỉ đồng.
- Do dự trữ kho để đảm bảo nhu cầu thiết yếu nên khi giá xăng dầu thế giới giảm quá nhanh với
biên độ lớn, với mức giảm 60% đã tác động đến giá vốn tồn kho của Petrolimex.
- Trong khi đó, các hãng hàng không trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục dừng các chuyến bay
trong nước và quốc tế; nhu cầu vận tải đường thủy, đường bộ sụt giảm mạnh khiến sản lượng
xuất bán xăng dầu thấp, dự trữ tồn kho tăng cao. Hệ quả là nhu cầu thế giới về hàng hóa, trong
đó có xăng dầu sụt giảm mạnh. Cầu suy giảm nhưng cung sản xuất dầu không giảm, do các
nước từ chối cắt sản lượng dẫn đến dư thừa dầu.
4. Giá xăng
4.1. Số liệu

Bảng 3. BẢNG THỐNG KÊ GIÁ XĂNG NĂM 2020


(Theo số liệu từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex)
Xăng sinh học E5 RON
Xăng RON 95-IV Xăng RON 95-II,III
95-II
Ngày Giá xăng Giá xăng Ngày Giá xăng Giá xăng Ngày Giá xăng Giá xăng
thay đổi vùng 1 vùng 2 thay đổi vùng 1 vùng 2 thay đổi vùng 1 vùng 2
15/01 21010 21430 15/01 20910 21320 15/01 19840 20230
30/01 20220 20620 30/01 20120 20520 30/01 19620 19640
14/02 19480 19860 14/02 19380 19760 14/02 18500 18870
29/02 19220 19600 29/02 19120 19500 29/02 18340 18700
15/03 16910 17240 15/03 16810 17140 15/03 16050 16370
29/03 12660 12910 29/03 12560 12810 29/03 11950 12180
13/04 12030 12270 13/04 11930 12160 13/04 11340 11560
28/04 11730 11960 28/04 11630 11850 28/04 10940 11150
13/05 12330 12570 13/05 12230 12470 13/05 11520 11750
28/05 13220 13480 28/05 13120 13380 28/05 12400 12640
12/06 14180 14460 12/06 14080 14360 12/06 13390 13650
27/6 15070 15370 27/06 14970 15260 27/06 14250 14530
13/07 15070 15370 13/07 14970 15260 13/07 14250 14530
28/07 15070 15370 28/07 14970 15260 28/07 14400 14680
12/08 15020 15320 12/08 14920 15210 12/08 14400 14680
27/08 15210 15510 27/08 15110 15410 27/08 14400 14680
11/09 15080 15380 11/09 14980 15270 11/09 14260 14540
26/09 15080 15380 26/09 15080 15380 26/09 14210 14490
12/10 15220 15520 12/10 15120 15420 12/10 14260 14540

BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ GIÁ XĂNG NĂM 2022 (tính đến tháng 10/2022)
(Theo số liệu từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex)
H. 1.8. Bảng số liệu thống kê giá xăng năm 2022
NHẬN XÉT:
Từ đầu năm đến ngày điều chỉnh giá 21.10 có sự biến động rất mạnh mẽ. Giá xăng lên xuống
liên tục.
Có thời điểm giá xăng cao ngất ngưỡng, tới 32,870 đồng/lít. Điều này cho thấy rằng giá xăng dầu tại
Việt Nam đang bị tác động mạnh mẽ, không chỉ bởi dịch bệnh Covid – 19 mà còn là chiến tranh giữa
Nga – Ukraine. Đặc biệt là khi Nga ban hành điều lệnh cấm vận thì nguồn xăng cũng dần trở nên khan
hiếm.
Cho đến tháng 10 thì giá xăng giảm trở lại còn 21,490 đồng/lít.

 NHẬN XÉT CHUNG: So sánh biến động giá xăng dầu của Việt Nam thời gian qua, cho
thấy 3 điểm nổi bật sau:
- Năm 2021 so với năm 2020, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới tăng từ 64,25 -
72,04%, nhưng do ở Việt Nam tăng sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu nên giá bán lẻ xăng dầu ở
Việt Nam chỉ tăng 28,87 - 37,09%. Lý do là vì năm 2020 liên Bộ Công Thương - Tài chính đã
tăng cường trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, nhưng lại hạn chế sử dụng quỹ trước hiện tượng
giảm khá mạnh của giá xăng dầu thế giới, cho nên số dư quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam
vào cuối năm 2020 đã tăng khá mạnh so với đầu năm 2020; Ngược lại, năm 2021 liên Bộ Công
Thương - Tài chính đã tăng cường sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để kiềm chế tăng giá xăng
dầu trong nước trước hiện tượng tăng rất mạnh của giá xăng dầu thế giới, cho nên số dư quỹ
bình ổn giá xăng dầu ở Việt Nam vào cuối năm 2021 đã giảm rất mạnh so với những năm trước.
- Theo báo cáo của Bộ Tài chính, năm 2020 chênh lệch giữa tổng trích lập với tổng sử dụng Quỹ
Bình ổn giá xăng dầu là 6.436 tỷ đồng (trong đó, trích lập là 10.220 tỷ đồng, chi sử dụng là
3.784 tỷ đồng), tức là thực chất đã tính 6.436 tỷ đồng này vào làm tăng thêm giá bán lẻ xăng
dầu; trong khi đó, năm 2021 chênh lệch giữa tổng trích lập với tổng sử dụng Quỹ là (âm) -8.322
tỷ đồng, tức là thực chất đã bù lỗ cho bán lẻ xăng dầu 8.322 tỷ đồng. Hoạt động này đã làm cho
tổng số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vào đầu năm 2020 là 2.780 tỷ đồng, vào cuối năm 2020
tăng lên 9.235 tỷ đồng và vào cuối năm 2021 giảm xuống chỉ còn 899 tỷ đồng, tức là năm 2021
đã sử dụng số tiền từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu số tiền là 16.658 tỷ đồng (16.658 tỷ = 9.235 tỷ +
8.322 tỷ - 899 tỷ) nhằm kiềm chế tăng giá xăng dầu trong nước.
Ba tháng đầu năm 2022 so với năm 2021, giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới vẫn
tăng khá mạnh (từ 58,50 - 79,79%), nhưng do ở Việt Nam, số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
không còn nhiều (nên không có nhiều nguồn lực tài chính từ quỹ này để bù lỗ cho giá bán lẻ
xăng dầu khi muốn giữ ở mức thấp) nên giá bán lẻxăng dầu ở Việt Nam tăng 36,14 - 48,0% (tức
là theo khá sát với mức tăng của giá thế giới).
Tính từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng đã trải qua 32 lần điều chỉnh, trong đó có 17 lần
tăng, 14 lần giảm và một lần giữ nguyên.
Qua đó thấy được giá xăng chịu ảnh hưởng cực nặng nề kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
H. 1.9 Biểu đồ tỉ lệ điều chỉnh giá xăng
3.2. Các yếu tố tác động
Tỷ giá của đồng đôla Mỹ: Khi dầu được giao dich bằng USD. Bất kỳ thay đổi trong giá của
đồng USD sẽ dần đến thay đổi trong giá dầu, một đồng USD mất giá có xu hướng dẫn đến nhu
cầu dầu tăng lên và khi đồng USD tăng giá có tác dụng ngược lại. Nhìn một cách tổng thể, giá
dầu thô tỉ lệ nghịch với giá đồng $.
Chính sách của Chính phủ:
Theo quy định cơ cấu giá xăng phải “cõng” 4 sắc thuế gồm thuế nhập khẩu 20% (tương ứng
2.400 đồng), thuế tiêu thụ đặc biệt 10% (tương ứng 1,200 đồng), VAT 10% (khoảng 2.017
đồng) và thuế bảo vệ môi trường là 4.000 đồng/lít.
Theo mức thuế như hiện nay mỗi lít xăng có thể “cõng” hơn 56% thuế, phí. Hàng loạt thuế, phí
đang “đè” nặng lên giá xăng khiến mặt hàng này khó giảm như kỳ vọng của người tiêu dùng.
Thuế, phí cao đẩy giá xăng lên cao. Chẳng hạn mỗi lít xăng RON95 có giá bán lẻ trên thị trường
là 21.380 đồng, tổng chi cho các khoản thuế, phí, trích lập quỹ dự phòng, lợi nhuận định mức,
chi phí vận hành là 12.064, chiếm hơn 56% tổng giá thành bán ra của
mỗi lí xăng RON95. Tương tự với giá bán lẻ giá 19.7000 đồng/lít E5-RON92, mỗi lít xăng sinh
học bán ra thị trường cũng cõng 11.181 đồng thuế phí, trích lập.
Tăng thuế vào xăng sẽ làm cho các mặt hàng tiêu dung khác tăng theo. Bởi xăng là
mặt hàng quan trọng, tác động mạnh đến mọi mặt hàng sản xuất và tiêu dung, ảnh hưởng đến
đời sống nhân dân.
Gây sốc về giá vận tải: Ngành vận tải được xem là sẽ chịu tác động mạnh mẽ nhất
khi tăng thuế. Giá xăng dầu đang chiếm tới 40-45% trong cơ cấu giá thành kinh doanh vận tải.
Do vậy, cùng với việc giá xăng lên tục tăng trong thời gian vừa qua sẽ khiến nhiều doanh nghiệp
gặp khó khăn.
Nguồn cung: Việt Nam nhập khẩu các chế phẩm xăng dầu từ nguồn chính là Singapore (2/3 sản
lượng của nước này nhập khẩu từ các nguồn gồm các nước như UAE, Ả-rập Xê-út và Qatar với
khoảng 950.000 thùng mỗi ngày). Đất nước này cũng có sản lượng lọc hóa lên 1,5 triệu
thùng/ngày. Do đó dù là quốc gia không sẵn nguồn dầu thô nhưng lại là nước xuất khẩu chế
phẩm dầu lớn nhất ASEAN.
Quy luật cung cầu:
Nếu sản xuất vượt quá lượng cầu, giá sẽ giảm xuống và ngược lại.
Cho đến nay, Việt Nam vẫn còn là nước phải nhập khẩu phần lớn sản phẩm xăng dầu do đó sự
gia tăng giá xăng dầu trên thị trường thế giới cũng kéo theo sự gia tăng liên tục của giá xăng dầu
tại thị trường Việt Nam. Trên thị trường, việc nhập khẩu dư thừa hay thiếu hụt cũng kéo theo giá
cả thay đổi
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dự báo các năm qua vẫn chứng kiến tình trạng cung
vượt cầu do sản lượng khai thác dầu không ngừng tăng, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại có xu
hướng giảm do tăng trưởng kinh tế tại một số quốc gia giảm tốc, mức tiêu thụ toàn cầu khoảng
1,4 triệu thùng dầu/ngày. Cũng trong năm qua, giá xăng dầu trong nước cũng có nhiều biến
động.
Ảnh hưởng của dịch Covid – 19:
Do tình hình dịch bệnh nên việc đi lại của người dân bị hạn chế ngoài để phòng tránh sự lây
nhiễm, thời gian nghỉ và giãn cách xã hội dịch dài, nên nhu cầu đi lại của người

đân rất hạn chế và đấy chính là nguyên nhân giá cả xăng bị giảm từ tháng 3 trở đi, 2 tháng đầu
năm giá cả không có gì thay đổi so với năm 2019.
Nền kinh tế thế giới hầu như bị “đóng băng” do dịch COVID kéo dài, giá dầu thô
giảm mạnh dẫn đến việc giá xăng giảm theo.
Các công ty, xí nghiệp ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung ngưng hoạt động và có khi
phải đóng cửa dẫn đến một lượng xăng lớn bị tồn kho do vậy giá xăng liên tục giảm.
Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine: Chiến tranh Nga – Ukraine khiến giá
xăng tăng mạnh do nguồn cung xăng dầu trên thế giới bị trì trệ, suy giảm dẫn đến khan hiếm,…
Trong thời điểm xảy ra chiến sự giữa Nga – Ukraine:
Cuộc chiến Nga – Ukraine, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, đã thúc đẩy một “cuộc
khủng hoảng năng lượng” toàn cầu diễn ra. Trong đó, cuộc chiến này đã làm cho giá dầu tăng
vọt.
Giá dầu thế giới đã đồng loạt tăng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo áp
đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu và các nguồn năng lượng khác của Nga.
Giá dầu trên thế giới khép phiên ngày 8/3 với mức tăng 4%. Tới chiều 9/3, giá dầu ở châu Á vẫn
giữ ở mức cao, trong khi giá xăng dầu tại Mỹ đã lên mức kỷ lục, vượt ngưỡng 4 USD/1 gallon
(3,78 lít), mức tăng được đánh giá sẽ đe doạ sự ổn định của nền kinh tế, đẩy lạm phát lên cao và
ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân.
Những phản ứng đầu tiên của thị trường năng lượng thế giới phần nào cho thấy mối lo ngại của
các chuyên gia, rằng bất kỳ sự gián đoạn nào đối với những hoạt động xuất khẩu năng lượng của
Nga đều có thể khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn là có cơ sở.
Tác động thấy rõ nhất là lệnh cấm nhập khẩu trên có thể khiến giá dầu tại Mỹ và thế giới vốn đã
cao ngất ngưỡng tiếp tục đà đi lên.
Mỹ ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga đồng nghĩa là tự cắt đi 8% nguồn cung hằng năm,
con số không quá lớn song không dễ bù đắp ngay lập tức.
Hiện tại, các công ty trên thế giới đang có xu hướng tránh mua dầu Nga, một phần vì gặp khó
khăn khi thanh toán do các ngân hàng Nga bị phương Tây trừng phạt, một phần vì e ngại
vướng vào các biện pháp trừng phạt đã và có thể sắp áp đặt. Theo đánh giá của
bộ phận nghiên cứu thuộc ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), các lệnh trừng phạt đối với Nga có
thể gây ra sự sụt giảm lớn nguồn cung dầu trên thế giới và điều này sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng
toàn cầu.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, giá xăng dầu liên tục
“dựngđứng”.
H. 2.1 Biểu đồ giá dầu Brent 6 tháng đầu năm trên thế giới
KẾT LUẬN

Xăng dầu là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tất cả lĩnh vực sản xuất và đời sống xã hội.
Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi sản phẩm hàng hoá dịch vụ chi tiêu đều chứa đựng giá
trị xăng dầu . Có thể nói kinh tế - xã hội phát triển có nhu cầu xăng dầu ngày càng lớn và vai trò
xăng dầu ngày càng trở nên quan trọng. Từ 2020 đến nay , giá xăng dầu đã trải qua nhiều biến
động gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội . Như vậy chúng cần phải làm gì
để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tối thiểu hoá những tác động không tốt đến thị trường
khi những biến động xảy ra .
Chúng em xin cảm ơn!

You might also like