You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA KINH TẾ
-------------    -------------

BÀI TIỂU LUẬN


ĐẠI CƯƠNG KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN VÀ TÁC ĐỘNG


CỦA ĐỘC QUYỀN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ

GVHD LƯƠNG THỊ HẢI YẾN


Lớp 114231
Sinh viên VŨ GIA BẢO
Mã sinh viên 11423028

Hưng Yên – 12/2023


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám
hiệu, các khoa, phòng và quý thầy, cô của trường ĐHSPKT Hưng Yên những
người đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc thầy Lương Thị Hải Yến- người đã trực tiếp giảng
dạy và hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này bằng tất cả lòng nhiệt tình và sự
quan tâm sâu sắc.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hiểu biết còn nhiều hạn chế
nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những lời góp
ý của quý thầy cô để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn.

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................................3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................4
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................4
1.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................................4
CHƯƠNG II. LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN CUNG
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ......................................................................................................4
2.1. LÝ THUYẾT VỀ CUNG.....................................................................................................4
2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CUNG...................................................................................................4
2.1.2. Số lượng cung.............................................................................................................5
2.1.3. Đường cung................................................................................................................5
2.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN CUNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ...............................6
2.2.1. Gía cả hàng hóa..........................................................................................................6
2.2.2. Công nghệ sản xuất....................................................................................................7
2.2.3. Chi phí sản xuất..........................................................................................................7
2.2.4. Chính sách thuế và hỗ trợ của chính phủ....................................................................7
2.2.5. Điều kiện vận chuyển.................................................................................................8
CHƯƠNG III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN NGUỒN CUNG SẮT, THÉP............9
3.1. TÌNH HÌNH NGUỒN CUNG SẮT THÉP TOÀN CẦU VÀ VIỆT NAM......................................9
3.1.1. Tổng quan tình hình thép trên thế giới.......................................................................9
3.1.2. Tình hình thép ở Việt nam........................................................................................12
3.2. CÁC YẾU TỐ CỤ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN CUNG SẮT THÉP..................................19
3.2.1. Giá sắt thép trên thị trường.......................................................................................19
3.2.2. Công nghệ sản xuất thép hiện nay............................................................................22
3.2.3. Chi phí sản xuất thép................................................................................................24
3.2.4. Chính sách của chính phủ đối với ngành sản xuất thép............................................25
3.2.5. Chi phí vận chuyển...................................................................................................27
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN................................................................................................29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................30

3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Nguồn cung hàng hóa và dịch vụ có ảnh hưởng rộng lớn đến kinh tế từ cấp độ vĩ mô
đến vi mô. Việc hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung giúp các doanh nghiệp, nhà
hoạch định chính sách và nhà kinh tế học đưa ra quyết định sáng suốt và hiệu quả. Trong
bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, đại dịch, đến
biến đổi khí hậu, nguồn cung hàng hóa và dịch vụ luôn là chủ đề nóng hổi và cần được
nghiên cứu kỹ lưỡng để ứng phó và thích nghi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nguồn
cung từ giá cả, công nghệ, chính sách thuế và quy định, đến biến đổi khí hậu và thị trường
lao động. Kiến thức về nguồn cung có ứng dụng rất rộng rãi, từ việc giúp các doanh
nghiệp lập kế hoạch sản xuất, đến việc giúp chính phủ định hình chính sách kinh tế vĩ mô.
Nó cũng giúp người tiêu dùng hiểu hơn về cách thức giá cả và sự sẵn có của hàng hóa và
dịch vụ được xác định. Phân tích nguồn cung cung cấp nền tảng cơ bản cho nhiều lĩnh
vực nghiên cứu kinh tế khác như kinh tế học vi mô, kinh tế học vĩ mô, và chính sách
công. Nó cũng liên quan mật thiết đến các khái niệm khác như cầu, độ đàn hồi, và cân
bằng thị trường. Nguồn cung không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà còn liên quan
đến các ngành khác như môi trường, công nghệ, và quản trị. Điều này mở ra cơ hội tích
hợp kiến thức và phương pháp từ các lĩnh vực khác nhau.
Lựa chọn đề tài này cho tiểu luận không chỉ phản ánh được sự am hiểu và quan tâm
đến các vấn đề kinh tế hiện đại mà còn cho thấy khả năng tư duy phân tích và tiếp cận
một cách toàn diện, đa chiều về vấn đề quan trọng này.
1.1. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu này nhằm đưa ra một bức tranh rõ ràng và chi tiết về tất cả các yếu tố có
thể ảnh hưởng đến nguồn cung thép, bao gồm nhưng không giới hạn ở giá cả thị trường,
công nghệ sản xuất, chính sách và quy định của chính phủ, biến đổi khí hậu, chi phí
nguyên vật liệu, và cả sự biến động của nhu cầu thị trường. Mục tiêu này nhấn mạnh việc
phân tích sâu rộng và toàn diện, đồng thời cung cấp kiến thức cập nhật và chính xác về
ngành thép.

CHƯƠNG II. LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NGUỒN CUNG
HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
2.1. Lý thuyết về cung
2.1.1. Khái niệm về cung

4
Cung là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán tại các mức giá
khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không thay đổi.
2.1.2. Số lượng cung
Lượng cung số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn
sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định.
Sẵn sàng bán ở đây nghĩa là người bán sẽ sẵn sàng cung cấp số lượng cung nếu có
đủ người mua hết số hàng đó. Điều này rất quan trọng để phân biệt giữa số lượng cung và
số lượng thực sự bán.
Cung ứng, trong kinh tế học, chỉ việc chào bán hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Lượng
của một mặt hàng được chào bán với một mức giá cả thị trường hiện hành, ở mức giá nhất
định của các yếu tố sản xuất và trình độ kỹ thuật nhất định, với những quy chế nhất định
của chính phủ, kì vọng về giá, thời tiết gọi là lượng cung ứng, hay lượng cung. Tổng tất
cả các lượng cung về một mặt hàng bởi tất cả những người bán trong một nền kinh tế gọi
là cung thị trường. Tổng tất cả những lượng cung của các hàng hóa và dịch vụ bởi tất cả
các nhà sản xuất trong một nền kinh tế gọi là tổng cung.
2.1.3. Đường cung
Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có thể thể hiện thông qua đường cong cung
ứng (hay đường cung). Đây là một đường dốc lên phía phải trong một hệ trục tọa độ với
trục tung là các mức giá cả và trục hoành là các lượng cung cấp. Khi giá cả tăng lên, nhà
sản xuất sẽ tăng lượng cung hàng hóa (sản lượng). Như hình vẽ cho thấy, sự thay đổi này
diễn ra dọc theo đường cung. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cung.
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi của lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co
dãn của cung theo giá cả. Đây chính là độ dốc của đường cung. Độ co giãn càng lớn thì
độ dốc của đường cung càng nhỏ.

5
Khi chi phí bình quân giảm, cả đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Dù mức giá
không đổi thì lượng cung vẫn tăng.
Đường cung được xây dựng trên cơ sở giả định là chi phí bình quân sản xuất mặt
hàng của xí nghiệp không thay đổi. Song, nếu chi phí bình quân thay đổi, cả đường cung
sẽ dịch chuyển (lúc này lại giả định mức giá không thay đổi). Nếu chi phí bình quân giảm,
đường cung sẽ dịch song song sang phải. Ta thấy lượng cung ở một mức giá cho trước sẽ
tăng lên.
Tuy nhiên, không phải lúc nào đường cong cung cấp cũng là một đường dốc lên.
Đôi khi nó thẳng đứng (vuông góc với trục hoành). Đây là lúc lượng cung không có phản
ứng với thay đổi trong mức giá (độ co giãn bằng 0). Nguyên nhân có thể là xí nghiệp
không kịp điều chỉnh cơ sở sản xuất của mình để tăng sản lượng. Trong kinh tế học vĩ mô,
đường tổng cung trong dài hạn là một đường thẳng đứng. Đường cung cũng có thể là một
đường dốc xuống.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa, dịch vụ
2.2.1. Gía cả hàng hóa
Giá có thể được hiểu là những gì người tiêu dùng sẵn sàng trả để nhận được hàng
hóa hoặc dịch vụ. Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến nguồn cung cấp sản phẩm. Trong
nguyên lý cung cầu, khi giá của sản phẩm tăng lên, nguồn cung của sản phẩm cũng tăng
và ngược lại. Đây có thể hiểu là sự dịch chuyển về giá. Trái lại, khi có bất kỳ dấu hiệu nào
về việc tăng giá của sản phẩm trong tương lai, thì nguồn cung trên thị trường ở thời điểm

6
hiện tại sẽ giảm để thu được nhiều lợi nhuận hơn sau này. Ngược lại, nếu giá bán dự kiến
giảm, nguồn cung trên thị trường hiện tại sẽ tăng mạnh.
Bên cạnh đó, giá bán của hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung cũng ảnh hưởng
đến nguồn cung cấp sản phẩm. Ví dụ, nếu giá lúa mì tăng, nông dân sẽ có xu hướng trồng
nhiều lúa mì hơn lúa gạo. Điều này có thể làm giảm nguồn cung gạo trên thị trường. Nhìn
chung, giá cả là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm.
2.2.2. Công nghệ sản xuất
Sự thay đổi trong nguồn cung cũng có thể là nhờ những tiến bộ trong công nghệ
giúp giảm chi phí sản xuất. Sự phát triển về khoa học công nghệ có thể cải thiện hiệu quả
sản xuất và giúp cắt giảm chi phí sản xuất. Máy tính, tivi và thiết bị chụp ảnh là những ví
dụ điển hình về tác động của công nghệ tới đường cung. Một chiếc máy tính bàn kích
thước lớn từng có giá vài nghìn đô giờ đây có thể được mua với giá vài trăm đô với sự cải
tiến về lưu trữ và bộ xử lý. Trong trường hợp này, nguồn cung cho máy tính trong thời đại
ngày nay sẽ cao hơn nhiều so với trước đây.
2.2.3. Chi phí sản xuất
Việc cung cấp sản phẩm và chi phí sản xuất có mối quan hệ trái ngược với nhau.
Đối với các công ty, nếu chi phí sản xuất tăng, việc cung cấp sản phẩm sẽ phải thu hẹp lại
để tiết kiệm tài nguyên. Ví dụ, trong trường hợp chi phí nhân công cao, điều kiện tự nhiên
thuận lợi, chi phí nguyên liệu, thuế, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất tăng lên, các nhà
quản lý sẽ quyết định cung cấp một lượng sản phẩm thấp hơn cho thị trường hoặc dự trữ
sản phẩm cho đến khi giá thị trường ổn định.
2.2.4. Chính sách thuế và hỗ trợ của chính phủ
Với vai trò điều tiết và bảo vệ nền kinh tế, chính phủ có ảnh hưởng lớn đến nguồn
cung cấp sản phẩm. Thuế càng thấp, nguồn cung của sản phẩm đó càng cao. Mặt khác,
nếu các quy định nghiêm ngặt được đề ra và thuế tiêu thụ đặc biệt được thêm vào, nguồn
cung cấp sản phẩm sẽ giảm.

7
2.2.5. Điều kiện vận chuyển

Chuỗi cung ứng phụ thuộc nhiều vào việc quản lý nguồn cung và logistics hiệu quả để
vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm từ nơi này đến nơi khác. Giao thông vận tải luôn
gắn liền với việc cung cấp sản phẩm, vì các sản phẩm sẽ không thể có sẵn đúng thời hạn
khi điều kiện vận chuyển nghèo nàn.
Nếu không quản lý tốt đội xe chở hàng, doanh nghiệp không thể vận chuyển nguyên
liệu kịp thời tới nhà máy trong tình trạng tốt. Thiếu sự quản lý về vận tải cũng sẽ ngăn
công ty phân phối sản phẩm của mình cho người tiêu dùng khi nhu cầu bất ngờ tăng vọt.
Điều này sẽ không chỉ làm giảm lợi nhuận của công ty mà còn gây hại cho khả năng cạnh
tranh của công ty đối với các đối thủ trên thị trường.
Với các tình huống như thế này, sẽ là rất tốt nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý
vận chuyển và tối ưu hóa tuyến đường giao hàng. Bằng cách sử dụng thuật toán tối ưu hóa
tuyến đường, Abivin vRoute cung cấp giải pháp quản lý vận chuyển tối ưu nhất giúp quá
trình giao hàng tốt hơn và đảm bảo giao hàng đúng thời gian.

8
CHƯƠNG III. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG ĐẾN NGUỒN CUNG SẮT, THÉP
3.1. Tình hình nguồn cung sắt thép toàn cầu và Việt Nam
3.1.1. Tổng quan tình hình thép trên thế giới

Các nhà sản xuất thép toàn cầu phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa trong bối
cảnh chi phí gia tăng do giá nguyên liệu và năng lượng sản xuất thép cao hơn, trong khi
phải cố gắng tăng giá để cải thiện lợi nhuận. Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh
tế toàn cầu năm 2023 ước tính đạt 1,7%, mức tăng trưởng yếu thứ ba trong gần ba thập
kỷ.
Sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia báo cáo với Hiệp hội Thép Thế giới
(worldsteel) là 145,3 triệu tấn trong tháng 1 năm 2023, giảm 3,3% so với tháng 1 năm
2022.
Tổng sản lượng thép thô thế giới là 1.878,5 triệu tấn năm 2022, giảm 4,2% so với
năm 2021.
Các nhà sản xuất thép phải đối mặt với thách thức lớn
Các nhà sản xuất thép toàn cầu phải đối mặt với một câu hỏi hóc búa trong bối cảnh
chi phí gia tăng do giá nguyên liệu và năng lượng sản xuất thép cao hơn, trong khi phải cố
gắng tăng giá để cải thiện lợi nhuận.
Đồng thời, người tiêu dùng đang hạn chế mua hàng trong bối cảnh lo ngại về lạm
phát và tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Theo Ngân hàng Thế giới, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ước tính đạt 1,7%,
mức tăng trưởng yếu thứ ba trong gần ba thập kỷ.
Dữ liệu của Hiệp hội Thép Thế giới cho thấy các yếu tố tiêu cực đã khiến sản lượng
thép thô toàn cầu giảm 4,3% xuống còn 1,83 tỷ tấn trong năm 2022.
Hầu hết hoạt động sản xuất bị đình trệ khó có thể quay trở lại vào năm 2023, vì vậy
cán cân cung-cầu hiện tại sẽ không thay đổi nhiều và có thể tiếp tục kéo dài sang nửa cuối
năm.
Nhu cầu thép của Trung Quốc đối mặt với sự phục hồi chậm
Việc bắt đầu xây dựng mới nhà ở, yếu tố thúc đẩy nhu cầu thép quan trọng nhất ở
Trung Quốc, có thể vẫn có xu hướng giảm cho đến hết năm 2023. Mặc dù hoạt động sản
xuất của Trung Quốc đã quay trở lại trong tháng 1 sau khi nới lỏng chính sách covid, nhu
cầu thép dự kiến vẫn không cải thiện lớn.

9
Không có các chỉ số chính hỗ trợ nhu cầu thép, giá vẫn chịu áp lực, điều này cũng
ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngành.
Nhu cầu thép Trung Quốc dự kiến ở mức vừa phải. Trung Quốc được biết đến với
các kế hoạch tăng trưởng kinh tế tích cực, vốn đã giúp tăng giá cho thị trường thép.
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC 2023
(Nguồn: CRU, mysteel, VSA)
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế chững lại vào năm 2022 trong bối cảnh các biện pháp
nghiêm ngặt về COVID-19. Trung Quốc dường như đang hướng tới sự ổn định kinh tế.
Do đó, sự cải thiện nhu cầu thép trong năm 2023 sẽ ở mức vừa phải, do lĩnh vực bất
động sản sẽ tiếp tục giải quyết các vấn đề về nợ.
Một số người tham gia thị trường cho biết, với nhu cầu thép yếu nhưng nguồn cung
dồi dào, giá thép khó có thể tăng đáng kể trong năm nay.
Các mục tiêu và kế hoạch chuyển đổi năng lượng của Trung Quốc để chống ô nhiễm
cũng yêu cầu ngành thép phải cắt giảm sản lượng hàng năm. Việc cắt giảm như vậy có xu
hướng cân bằng tình hình cung cầu. Nhưng năm nay, tình hình được dự báo sẽ khác. Các
nguồn tin cho biết bất kỳ sự cắt giảm sản lượng thép nào do chính phủ bắt buộc sẽ không
nghiêm ngặt trong năm 2023 để tránh gây áp lực cho tăng trưởng kinh tế.
Cuộn thép (Coils)
Thị trường thép cuộn cán nóng ở Mỹ tăng cao hơn khi các nhà máy và người mua
chia sẻ mức giá chào hàng và giá giao dịch tăng. Giá HRC Hoa Kỳ ở mức $850/t xuất
xưởng Indiana vào ngày 16 tháng 2.
Kể từ ngày 13 tháng 2, thị trường chứng kiến một đợt tăng giá khác từ các nhà máy
như Cleveland-Cliffs, Nucor, NLMK, US Steel và ArcelorMittal Dofasco. Chuỗi tăng giá
lần thứ năm được hầu hết các nhà máy đưa ra kể từ năm 2023.
Ở châu Âu, hoạt động giao dịch bị hạn chế trên thị trường HRC do các nhà máy
khăng khăng đòi giá cao hơn trong khi người mua từ chối giá tăng vì triển vọng thị trường
không chắc chắn. Giá HRC Tây Bắc Âu ở mức €785/tấn xuất xưởng Ruhr vào ngày 16/2.
Thị trường HRC châu Á đứng yên trong bối cảnh hoạt động giao dịch im ắng do
người mua Việt Nam chấp nhận việc nhà sản xuất trong nước tăng mức giá chào hàng.
Giá HRC SS400 dày 3 mm ở mức $645/tấn FOB Trung Quốc vào ngày 16 tháng 2.
Cuộn thép cùng loại được đánh giá ở mức $621/tấn CFR Đông Nam Á, tăng $4/tấn so với
ngày hôm trước. Hợp đồng tháng 5 được giao dịch tích cực nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn
Thượng Hải đóng cửa ở mức 4.229 NDT/tấn, tăng 57 NDT/tấn so với ngày hôm trước.

10
Sản phẩm thép dài
Thị trường thép cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ hầu hết ổn định do nhu cầu trên thị
trường xuất khẩu chậm lại trong bối cảnh các nhà máy tập trung vào thị trường nội địa,
sau trận động đất xảy ra ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào ngày 6 tháng 2. Giá thép
cây xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức $700/tấn FOB vào ngày 16 tháng 2.
Mặc dù các nhà máy thép Thổ Nhĩ Kỳ ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi trận động đất
không bị hư hại nghiêm trọng và đặt mục tiêu khởi động lại sản xuất càng sớm càng tốt,
nhưng việc một số nhà sản xuất thép trong khu vực đưa ra lý do bất khả kháng có thể ảnh
hưởng đến sản lượng thép và các lô hàng trong một thời gian.
Hầu hết những người tham gia thị trường dự kiến giá thép dài ở châu Âu sẽ tăng
trong thời gian tới do lo ngại về nguồn cung sau trận động đất ở Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ
và Syria.
Tại châu Á, thị trường thép thanh và phôi thép ổn định trong bối cảnh giá thép thanh
kỳ hạn tăng và thị trường nội địa Trung Quốc tích cực, tuy nhiên, người mua vẫn đứng
ngoài cuộc tìm kiếm sự rõ ràng hơn nữa của thị trường. Giá thép thanh đường biển tăng
vào ngày 16 tháng 2. Thép thanh loại 500 BS4449 16-32 mm tăng $5/tấn ở mức $644/tấn
CFR Đông Nam Á, trong khi thép thanh loại BS500B đường kính 16-20 mm xuất khẩu
của Trung Quốc tăng $6/tấn lên $636/tấn FOB Trung Quốc.
Thép tấm
Ở châu Âu, các máy cán lại của Ý đã tăng giá chào hàng trong nước đối với thép
tấm nặng trong tuần tính đến ngày 10 tháng 2 do giá thép tấm nhập khẩu từ châu Á cao
hơn, trong bối cảnh nhu cầu tốt và đơn đặt hàng khá từ các nhà sản xuất thép châu Âu.
Giá thép tấm nặng ở Nam Âu tăng 25 Eur/tấn lên 900 Eur/tấn xuất xưởng tại Ý vào
ngày 10/2.
Cơ quan Phòng vệ Thương mại của chính phủ Vương quốc Anh đã đề xuất duy trì
biện pháp chống bán phá giá đối với thép tấm nặng từ Trung Quốc cho đến ngày 1 tháng
3 năm 2027.
Thị trường thép tấm châu Á đối mặt với sự suy yếu trong bối cảnh nhu cầu đối với
thép tấm loại SS400 yếu, trong khi người mua được cho là im ắng và không tích cực mua
hàng.
Ngày 15 tháng 2, giá thép tấm SS400 dày 12-20 mm ở mức $665/tấn FOB Trung
Quốc, giảm $5/tấn so với tuần trước. Giá nguyên liệu cùng loại dày 12-25 mm ở mức
$678/tấn CFR Hàn Quốc, giảm $7/tấn so với cùng kỳ.

11
Giá nguyên liệu loại Q235 nội địa Trung Quốc ở mức 4.190 NDT/tấn ($609) xuất
xưởng tại Thượng Hải, bao gồm VAT, giảm 60 NDT/tấn so với tuần trước.
Sắt thép phế
Giá nhập khẩu phế vụn đóng côngtenơ ở Ấn Độ dao động trong khi hoạt động giao
dịch quay trở lại thị trường trong bối cảnh người mua quan tâm trở lại.
Giá phế vụn đóng côngtenơ nhập khẩu của Ấn Độ ở mức $450/tấn CFR Nhava
Sheva vào ngày 17 tháng 2, tăng $5 so với tuần trước.
Giá phế liệu nấu chảy 1/2 80:20 container CFR Đài Loan ở mức $405/tấn vào ngày
17 tháng 2, giảm $9/tấn so với tuần trước. Giá ở mức thấp nhất trong ba tuần trong bối
cảnh giao dịch giao ngay bị hạn chế.
Giá phế liệu nhập khẩu biển sâu của Thổ Nhĩ Kỳ phục hồi vào ngày 17 tháng 2, với
dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới. Giá nhập khẩu phế liệu nấu chảy nặng cao cấp
1/2 (80:20) của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức $418,75/tấn CFR vào ngày 17 tháng 2, tăng $5,75/tấn
so với ngày hôm trước.
Thị trường than luyện kim châu Á ổn định giữa tháng 2 do nhu cầu mạnh hơn. Giá
than luyện cốc cứng cao cấp ở mức $390/tấn FOB Úc vào ngày 17 tháng 2, trong khi giá
giao CFR Trung Quốc ở mức $336/tấn.
Các nguồn tin cho biết những người tham gia thị trường FOB Australia bày tỏ quan
tâm mua than luyện cốc cứng cao cấp của Australia trong bối cảnh nguồn cung khan
hiếm.
Quặng sắt có được sự quan tâm mua
Giá quặng sắt đường biển tăng vào giữa tháng 2 trong bối cảnh lực mua mạnh và sự
lạc quan về nhu cầu quặng sắt.
Chỉ số quặng sắt 62% Fe ở mức $127,3/tấn khô CFR Bắc Trung Quốc vào ngày 17
tháng 2, tăng $2,55/tấn khô so với ngày 16 tháng 2.
Nhu cầu thép trong nước tăng và dữ liệu thị trường bất động sản khá từ Cục Thống
kê Quốc gia Trung Quốc đã củng cố niềm tin của thị trường đối với nhu cầu quặng sắt ở
Trung Quốc.
3.1.2. Tình hình thép ở Việt nam
Sản xuất và tiêu thụ thép 6 tháng đầu năm 2023 tiếp tục suy giảm, lần lượt là 20,9%
và 17,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, thép nhập khẩu vẫn “ồ ạt” tràn vào Việt
Nam, riêng thép từ Trung Quốc chiếm tới 54,17% tổng sản lượng thép nhập khẩu…6

12
tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm giảm tới 20,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo số liệu báo cáo mới nhất vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố,
trong tháng 6/2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,012 triệu tấn, giảm 9,52% so với
tháng 5/2023 và giảm 16,2% so với cùng kỳ 2022. Tiêu thụ thép các loại đạt 2,161 triệu
tấn, giảm 6,41% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng kỳ 2022;

Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, sản xuất thép thành phẩm đạt 13,103 triệu tấn,
giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt 12,481 triệu tấn,
giảm 17,5% so với cùng kỳ năm 2022.

13
Tình hình sản xuất thép thành phẩm năm 2023. Nguồn: VSA.

Tình hình tiêu thụ thép thành phẩm năm 2023. Nguồn: VSA.

Về tình hình xuất khẩu các sản phẩm thép, trong tháng 5/2023 đạt khoảng 1,133
triệu tấn thép tăng 16,43% so với tháng 4/2023 và tăng 52,6% so với cùng kỳ năm trước.
Giá trị xuất khẩu đạt hơn 931 triệu USD tăng 14,53% so với tháng trước và tăng 15,2% so
với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 4,383 triệu tấn
thép tăng 10,12% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 3,448 tỷ USD giảm
16,21% so với cùng kỳ năm 2022.

14
Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2023 là: khu vực
ASEAN (34,76%), Khu vực EU (24,68%), Hoa Kỳ (6,77%), Ấn Độ (4,72%) và Brazil
(3,36%).

Từ chiều ngược lại, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam trong tháng
5/2023 đạt hơn 837 ngàn tấn với trị giá hơn 772 triệu USD, giảm lần lượt 18,92% về
lượng và 13,54% về giá trị so với tháng 4/2023; so với cùng kỳ năm 2022 giảm lần lượt
34,54% về lượng và 45,01% về giá trị so với cùng kỳ 2022.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam
khoảng 4,606 triệu tấn với trị giá hơn 3,934 tỷ USD, giảm 12,33% về lượng và giảm
29,61% về giá trị.

15
Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2022 - 2023.

Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (54,17%),
Nhật Bản (16,01%), Hàn Quốc (8,87%), Ấn Độ (6,74%) và Đài Loan (6,67%).

Đối với tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép, báo cáo của VSA cho thấy,
giá quặng sắt ngày 6/7/2023 giao dịch ở mức 112 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung
Quốc, tăng không đáng kể, xấp xỉ 1% so với thời điểm đầu tháng 6/2023. Bình quân giá
quặng sắt quý 2/2023 là khoảng 113 USD/tấn, giảm 11% so với quý 1/2023 và giảm 19%
so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2023, giá quặng sắt bình quân là
118.3 USD/tấn, giảm 15% so với cùng kì năm 2022.

Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Australia ngày 6/7/2023 giao dịch ở mức
khoảng 230 USD/tấn FOB, tương đương mức giá giao dịch so với đầu tháng 6/2023.

Bình quân quý 2/2023, giá than mỡ luyện cốc giao dịch ở mức 243,8 USD/tấn, giảm
29% so với mức giá bình quân quý 1/2023 và giảm 45% so với cùng kỳ 2022. Tính chung
6 tháng đầu năm 2023, mức giá giao dịch bình quân đạt 293,6 USD/tấn, giảm 36,9% so
với cùng kỳ năm trước.

16
Giá thép phế liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 6/7/2023 ở mức 375 USD/tấn, giảm
4% so với đầu tháng 6/2023. Như vậy, nửa đầu năm 2023, giá thép phế liệu giao dịch
cảng Đông Á bình quân đạt 421 USD/tấn, giảm 22,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá cuộn cán nóng (HRC) ngày 6/7/2023 ở mức 571 USD/tấn, CFR Việt Nam, giảm
35USD/tấn so với giá giao dịch đầu tháng 6/2023. Nhìn chung, thị trường thép cán nóng
(HRC) thế giới biến động, khiến thị trường HRC trong nước khó khăn do các doanh
nghiệp sản xuất thép dẹt (CRC, tôn mạ, ống thép…) sử dụng HRC làm nguyên liệu sản
xuất.

Về nguyên nhân sản xuất và tiêu thụ thép sụt giảm, VSA cho rằng do nhu cầu tiêu
thụ chậm. Hơn nữa, các doanh nghiệp thép trong nước còn phải cạnh tranh với thép giá rẻ
của Trung Quốc khi nước này liên tục hạ giá thép xuất khẩu. Dự báo, từ nay đến cuối
năm, tình hình tiêu thụ thép vẫn kém và có thể còn nhiều đợt giảm giá nữa.

Giá nguyên liệu sản xuất thép năm 2023. Nguồn: VSA.

Trong khi sản lượng thép trong nước giảm mạnh, thì thép nhập khẩu vẫn đang vào
Việt Nam với số lượng lớn. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thép thành
phẩm các loại về Việt Nam trên 4,6 triệu tấn, riêng thép từ Trung Quốc chiếm tới 54,17%
tổng sản lượng thép nhập khẩu.

Lý giải nguyên nhân thép nhập khẩu vẫn “ồ ạt” tràn vào Việt Nam, trong đơn kiến
nghị gửi đến Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất xem xét
xây dựng hàng kỹ thuật, thủ tục kiểm tra chất lượng đối với thép nhập khẩu vào Việt
Nam, VSA nêu rõ, hiện nay các các điều kiện nhập khẩu thép rất “lỏng lẻo”, sản phẩm

17
thép không nằm trong mặt hàng nhóm 2 gây mất an toàn theo Thông tư 06/2020/TT-
BKHCN nên không yêu cầu công bố hợp quy, kiểm tra sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu.
Thép nhập khẩu hiện nay đa phần thuế nhập khẩu là 0%, hàng hóa luồng xanh nên được
miễn kiểm tra chi tiết về hồ sơ và hàng hóa.

Trước đây, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, để
được thông quan, thép nhập khẩu phải trải qua hai khâu kiểm tra: Kiểm định chất lượng
tại tổ chức kiểm định được chỉ định. Sau đó, doanh nghiệp phải đem giấy kiểm định qua
Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Sở Khoa học và Công nghệ để được cấp
thông báo kết quả đạt chất lượng. Tuy nhiên, ngày 21/9/2017, Bộ Công Thương đã ban
hành Thông tư 18/2017/TT-BCT bãi bỏ quy trình nhập khẩu thép

Vì vậy, việc nhập khẩu các sản phẩm thép vào Việt Nam được nới lỏng và không có
quy trình kiểm tra chất lượng như trước đây dẫn đến việc nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam,
đặc biệt sản phẩm từ Trung Quốc tăng rất nhanh.

VSA cho biết hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang tăng cường áp dụng triệt để
các hàng rào kỹ thuật và biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong
nước. Các rào cản kỹ thuật được áp dụng rõ ràng tại các quốc gia như Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australai, Anh….

Theo đó, các sản phẩm khi xuất khẩu sang các quốc gia này đều yêu cầu có chứng
nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu đối với các sản phẩm đáp
ứng các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Mục tiêu của các giấy phép này là ngăn chặn
lượng nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng, tăng cường khâu kiểm soát với thép nhập
khẩu.

Trong khi đó, ngành thép Việt Nam đang chịu cảnh thua lỗ, thì lượng thép nhập
khẩu vẫn ở mức cao, hưởng thuế 0% và không phải chịu bất kỳ biện pháp phòng vệ
thương mại nào.

Vì vậy, VSA kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ
xem xét xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, thép nhập khẩu cần phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất
lượng của Việt Nam trước khi nhập khẩu. Đồng thời, tăng cường điều tra áp dụng các

18
biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để hạn chế sản phẩm thép cạnh tranh không lành
mạnh, bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước.
3.2. Các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến nguồn cung sắt thép
3.2.1. Giá sắt thép trên thị trường

Đánh giá về triển vọng ngành thép năm 2023, xu hướng giá sắt thép trong thời gian
tới, SSI Research cho rằng, tăng trưởng nhu cầu trong nước dự kiến sẽ phục hồi trở lại
mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2022. Các động lực thúc đẩy nhu cầu
thép bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI, điều này cũng giúp thúc đẩy hoạt
động xây dựng dân dụng dọc theo các công trình cơ sở hạ tầng và dự án FDI.

Nhu cầu từ xuất khẩu vẫn khá tích cực, nhưng dự kiến cạnh tranh gay gắt hơn. Bởi
theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2023 sau
khi giảm 2,4% vào năm 2020 - được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển.
Nhu cầu của thị trường mới nổi (trừ Trung Quốc) dự kiến cũng sẽ tăng 9,4% trong năm
2023, điều này cũng tác động đến xu hướng giá sắt thép trong thời gian sắp tới.

Mặt khác, sau khi ước tính tăng 8% trong năm 2022 - được thúc đẩy bởi đầu tư cơ
sở hạ tầng - nhu cầu ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng mạnh trong năm 2023. Do đó, ước tính
xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng hai con số trong năm tới. Tuy
nhiên, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối
với thị trường xuất khẩu.

19
Xu hướng giá sắt thép trong thời gian tới trở nên ổn định và xu hướng tăng dần

Theo SSI Research, xu hướng giá sắt thép tăng lên sẽ tiếp tục thúc đẩy tỷ suất lợi
nhuận của các công ty thép cải thiện trong ngắn hạn, nhưng có khả năng đảo chiều.

Cụ thể giá thép sẽ vẫn ổn định trong những tháng tới do nhu cầu thế giới phục hồi và
gián đoạn nguồn cung, nhưng có thể đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong năm 2023
khi nguồn cung dần ổn định (sản lượng thép của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng khoảng 2%
trong năm 2022, sau khi tăng khoảng 5% trong năm 2021).

Về dài hạn, ngành thép được đánh giá với nhiều tín hiệu lạc quan, khi nhu cầu thép
có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và
đầu tư công trong những năm tới. Ngoài ra, một số công ty thép có thể tận dụng tối đa
nguồn cung HRC trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng
trên 10% trong năm 2023.

20
Tuy vậy, vẫn có những rủi ro với ngành thép trong thời gian tới, đó là giá nguyên
liệu tăng, theo SSI Research. Giá các nguyên liệu chính để sản xuất thành phẩm như
quặng sắt, phế liệu và HRC đã tăng 40-90% so với đầu năm, trong đó mức tăng từ 30% -
35% chỉ diễn ra ở hai tháng cuối năm. Do các công ty sản xuất có thể sử dụng hàng tồn
kho hiện có trong khoảng thời gian từ 2-4 tháng, chi phí nguyên liệu cao sẽ được phản
ánh nhiều hơn vào đầu năm tới, điều này sẽ gây áp lực lên các công ty thép, đặc biệt là
những công ty nhỏ, thị phần thấp.

Sau khoảng thời gian gồng mình chống dịch, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và nền
kinh tế đã bắt đầu có những dấu hiệu hồi phục trở lại. Chính những động thái này cũng sẽ
giúp cho những dự án bất động sản, công trình xây dựng sắp sửa được đầu tư và triển
khai. Chính điều này sẽ giúp cho ngành thép tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn cũng như xu
hướng giá sắt thép tăng trong năm 2023.

Nếu như Trung Quốc đang có dấu hiệu tiêu thụ thép chậm lại do chính sách giảm
thiểu khí thải thì với Mỹ, Nhật và châu Âu; thì nhu cầu tiêu thụ thép tại Việt Nam vẫn
đang ở mức cao với các ngành cơ khí, lắp ráp ô tô và xây dựng. Đồng thời gói kích thích
kinh tế 350.000 tỷ của chính phủ, tập trung mạnh vào xây dựng cơ sở hạ tầng, sẽ đẩy
mạnh sản lượng tiêu thụ thép đầu năm 2023, dự kiến xu hướng giá sắt thép sẽ tăng từ 5-
7% so với cuối năm 2022.

21
Ngành thép tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn cũng như xu hướng giá sắt thép được
cải thiện trong năm 2023

Tại thị trường Việt Nam, mặc dù xu hướng giá sắt thép chịu ảnh hưởng lớn từ giá
thép của thị trường thế giới, tuy nhiên nhu cầu sử dụng trong nước vẫn được đáp ứng đầy
đủ. Như vậy có thể thấy rằng năng lực sản xuất sắt thép của nước ta đang đạt ở mức cao,
điển hình là Nhà máy luyện thép Nghi Sơn, hay dự án liên hợp gang thép Dung Quất -
Hòa Phát, đã đóng góp đến hơn 90% sản lượng thép được sử dụng trên toàn quốc.

Dự đoán trong nửa cuối năm 2023, xu hướng giá sắt thép có thể ổn định do nguồn
cung đã được đáp ứng để có thể phục vụ nhu cầu sử dụng, các nhà máy thép cũng sẽ tăng
năng lực sản xuất. Theo như các sàn chứng khoán dự đoán, xu hướng giá sắt thép năm
2023 - 2024 sẽ giảm xuống mức 14,5 - 15,2 triệu đồng/tấn, giảm 10 - 8% so với năm
2022.
3.2.2. Công nghệ sản xuất thép hiện nay
Thép là một khám phá của thời kỳ đồ sắt, một thời kỳ bắt đầu vào khoảng năm 1200
trước Công nguyên. Quặng sắt lần đầu tiên được khai thác ở Trung Á và Châu Âu, và con
người vào thời điểm này đã sử dụng sắt để chế tạo công cụ và vũ khí trong một phương
thức gọi là luyện kim màu. Các sản phẩm sắt đã phát triển trong thời gian này, bắt đầu từ
việc thợ rèn sản xuất đồ sắt rèn. Những người thợ này đã học cách nung nóng quặng sắt,
và sử dụng quy trình búa và đe, những người thợ rèn sẽ loại bỏ các tạp chất khỏi kim loại
và tạo ra sản phẩm sắt cuối cùng bền và dễ uốn.
Sắt có một vài dạng khác trước khi cuối cùng đến với thứ ngày nay được coi là thép.
Ở Trung Quốc, các nhà luyện kim thời kỳ đồ sắt đã nung nóng sắt trong các lò nung lớn,
làm tan chảy chất này thành chất lỏng và trộn với nhiên liệu gỗ một cách hiệu quả. Chất
lỏng nóng chảy sau đó sẽ được đổ vào khuôn, sau đó sẽ được để lại cho cứng lại, cuối
cùng lấy hình dạng của các dụng cụ nấu ăn và các đồ vật khác từ khuôn. Quá trình này,
được gọi là gang, tạo ra một sản phẩm bền hơn sắt rèn, nhưng nó giòn nên khó tạo hình và
uốn cong.
Sau gang, những người thợ rèn ở Trung Âu bắt đầu tráng các sản phẩm bằng sắt rèn
trong than củi để cải thiện độ bền của sắt trong khi vẫn duy trì tính linh hoạt của nó. Sau
đó, sắt trải qua quá trình lặp lại cuối cùng, hầu hết giống với vật liệu thép ngày nay. Ở Ấn
Độ, những người thợ làm đồ sắt đã phát triển một quy trình nấu chảy sắt kết hợp tỷ lệ
hoàn hảo giữa sắt và carbon. Sử dụng nồi nấu kim loại, hoặc đồ đựng bằng đất sét, những
người thợ sắt sẽ trộn các mảnh sắt và than với nhau trong một lò nung nhiệt độ cao. Trong

22
khi nấu, bàn là sẽ nóng chảy và hấp thụ các nguyên tử cacbon từ than. Sau khi nguội đi,
các chén nung chứa thứ mà ngày nay chúng ta gọi là thép – một hợp kim sắt-cacbon.
Sau khi phát hiện ra hợp kim sắt-carbon, các nền văn minh khác nhau bắt đầu mở
rộng quy mô thực hành sản xuất thép, cho phép họ chế tạo vũ khí, công cụ và cấu trúc cải
tiến. Kể từ thời kỳ đồ sắt, con người đã tìm cách hoàn thiện quy trình sản xuất thép,
không chỉ để sản xuất với số lượng lớn hơn mà còn sản xuất hiệu quả hơn. Sự cải thiện
liên tục của sản xuất thép là lý do tại sao thép ngày nay đã trở thành một mặt hàng quan
trọng trên toàn cầu.
Quy trình sản xuất thép hiện đại bắt đầu vào năm 1856 theo một quy trình được gọi
là quy trình Bessemer. Nó phần lớn được coi là quy trình đầu tiên được sử dụng để sản
xuất thép hàng loạt. Theo các nhà sử học, hai nhà phát minh khác nhau, một ở Anh và một
ở Pittsburgh, cả hai đã đồng thời phát triển một quy trình sản xuất thép liên quan đến việc
loại bỏ tạp chất của sắt thông qua việc sử dụng một vụ nổ không khí.
Với phát hiện này, các nhà sản xuất thép khác bắt đầu hoàn thiện quy trình, cuối
cùng họ đã khám phá ra cách sử dụng kỹ thuật thổi khí để giúp bảo toàn hàm lượng
carbon trong khi loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Cuối cùng, quá trình này đã phát triển thành
một phương pháp sản xuất hàng loạt thép chất lượng cao với hiệu quả kinh tế cao mà
chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.
Thép ngày nay thường được sản xuất theo một trong hai cách:

Lò cao:
Quá trình lò cao, còn được gọi là quá trình oxy cơ bản (BOP), kết hợp quặng sắt thô
với một lượng nhỏ thép phế liệu thành lò. Sau đó, oxy nguyên chất được thổi vào lò, làm
tăng nhiệt độ của nó. Ở nhiệt độ này, không chỉ kim loại vụn tan chảy thành chất lỏng mà
các tạp chất của sắt cũng bị ôxy hóa, bay hơi hết. Ngoài ra, nhiệt độ cao làm giảm hàm
lượng cacbon xuống tỷ lệ lý tưởng, dẫn đến thép lỏng.

Lò hồ quang điện:
Trong phương pháp lò điện hồ quang (EAF), các dòng điện dòng cao từ các điện cực
làm tan chảy một lượng lớn thép phế liệu thành chất lỏng. Trong khi kim loại phế liệu
thép đang nóng chảy, các kỹ thuật viên sẽ thêm các hợp kim sắt khác vào cho đến khi chất
lỏng kim loại đạt được tỷ lệ mong muốn của thép với các hợp kim khác, chẳng hạn như
crom và niken, tạo thành thép không gỉ. Để làm sạch thép, lò nung sau đó thổi oxy, và vôi
và florit được thêm vào. Những chất này kết hợp với tạp chất của thép, biến thành xỉ. Sau
đó xỉ nổi lên đầu thép nóng chảy, nơi nó được loại bỏ, để lại lớp thép nguyên chất.

23
Phương pháp EAF là phương pháp sản xuất thép phổ biến nhất hiện nay. Các lò
luyện thép EAF hiện đại ngày nay sản xuất 150 tấn thép mỗi lần nấu chảy, mất khoảng 90
phút.
3.2.3. Chi phí sản xuất thép
rước tình hình tăng giá nguyên liệu đầu vào, các nhà máy thép dùng lò hồ
quang điện tại Việt Nam sẽ gặp khó do lạm phát chi phí đẩy nếu giá bán thép không
sớm điều chỉnh tăng.
Trong báo cáo triển vọng ngành thép cập nhật ngày 20/2, Chứng khoán Rồng Việt
(VDSC) cho biết, giá than luyện cốc tạo đáy trong tháng 11 năm ngoái và vẫn đang tiếp
tục đà tăng, hiện đang ở mức 333 USD/tấn giao tại cảng Úc (ngày 17/02/2023), tăng 8%
so với đầu tháng và tăng 14% kể từ đầu năm.
Tin tức về việc các chủ mỏ than lớn ghi nhận sản lượng bán hàng năm 2022 thấp so
với kỳ vọng và kế hoạch sản lượng xuất khẩu năm 2023 kém tăng trưởng đã dẫn dắt xu
hướng giá than luyện cốc thế giới. Gần đây, việc Trung Quốc gỡ lệnh cấm than Úc cũng
được cho là nhân tố hỗ trợ giá than luyện cốc.
Tuy nhiên, các nhà máy thép Trung Quốc gần như đã thay thế hoàn toàn hàng nhập
khẩu từ Úc bằng than từ Mông Cổ, và gần đây nhất là than Nga. Lệnh cấm vận của EU áp
lên Nga khiến than và các sản phẩm than từ nước này đổ về khu vực Viễn Đông giao dịch
với giá ưu đãi so với giá than luyện cốc quốc tế từ 20-40%, trong đó Trung Quốc có lẽ là
bên hưởng lợi lớn nhất từ nguồn hàng này.
Các nhà máy luyện thép có xu hướng thay thế than luyện cốc bằng các nguyên liệu
luyện kim rẻ hơn, bao gồm khí tự nhiên, khí hóa lỏng tự nhiên hay than nghiền bột. Với
giả định 1 tấn thép cần 0,5 tấn than luyện cốc, chi phí than luyện cốc hiện tại đang ở mức
175 USD/tấn thép, khoảng 4,2 triệu đồng, chưa tính chi phí vận chuyển.
Theo nghiên cứu của Ủy ban Kinh tế của Hiệp hội Thép châu Âu (EUROFER), chi
phí khí tự nhiên để sản xuất 1 tấn thép rơi vào khoảng 64-83 USD, chưa tính phần tiết
kiệm được thêm do tái sử dụng năng lượng.
Một tấn than nghiền bột có thể thay thế 1,4 tấn than luyện cốc, đồng thời than
nghiền bột hiện tại đang rẻ hơn than luyện cốc khoảng 30% do nguyên liệu này là một
dạng than nhiệt, chi phí sản xuất rẻ hơn. Tuy nhiên, sử dụng nguyên liệu thay thế đòi hỏi
đầu tư thêm vào nhà máy sản xuất thép, chỉ có ý nghĩa tiết kiệm chi phí trong dài hạn.

24
Giá than luyện cốc Úc (USD/tấn).

Tương tự như giá than luyện cốc, giá quặng sắt cũng đã tăng mạnh so với cuối năm
ngoái. Ngược lại với nhận định của nhiều tổ chức nghiên cứu rằng giá quặng gặp lực cản
do thị trường bất động sản Trung Quốc suy thoái, quặng sắt vẫn nhích tăng đều và hiện
đang đi ngang quanh mức 120 USD/tấn tại cảng.
VDSC cho rằng, thị trường vẫn đang tin vào khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới khi các lệnh cấm vận do Covid-19 được gỡ bỏ dần. Hơn nữa, giá quặng có
xu hướng tăng và tạo đỉnh trong đợt cao điểm xây dựng - sau Tết và trước mùa mưa. Như
vậy, nhiều khả năng giá quặng sẽ duy trì ở mức hiện tại trong quý 1 và tăng trong quý 2.
Giá thép phế cũng không ngoại lệ, giá thép phế tại Việt Nam đã tạo đáy trong tháng
11/2022 và liên tục tăng, hiện đạt 440 USD/tấn, tương đương 10,5 triệu đồng/tấn.
Theo tham khảo của VDSC, giá vốn hiện tại của các lò điện có thể đang xấp xỉ 15
triệu đồng/tấn. Trong khi đó, giá bán thép cây trên thị trường ghi nhận vào đầu tháng 2
khoảng 15,5 triệu đồng/tấn. Như vậy, biên gộp của các nhà máy thép dùng lò điện đang
rất thấp, có thể nói là đang ở mức hòa vốn.
Trong tình trạng thị trường kém khả quan như hiện tại, các nhà sản xuất này sẽ dè
dặt trong việc tăng công suất và mua nguyên liệu. Trong khi đó, hoạt động dưới mức công
suất tối ưu (khoảng 80% công suất thiết kế) sẽ khiến chi phí cố định trên mỗi tấn sản
phẩm tăng.
3.2.4. Chính sách của chính phủ đối với ngành sản xuất thép
Theo Bộ Công Thương, mặc ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong
quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tuy nhiên tại

25
thời điểm hiện tại, không có chính sách đặc thù, riêng biệt để thúc đẩy, cũng như định
hướng để phát triển ngành thép.
Bộ Công Thương khẳng định, ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là ngành
công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như
cơ khi chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... “Mặt khác, phát triển công nghiệp sản xuất thép lớn
mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành chế biến chế
tạo, xây dựng, cơ khí... góp phần tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất, hiệu
quả hoạt động của các ngành công nghiệp ”- báo cáo nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, ngành thép cũng đóng góp quan trọng cho quá trình chuyển dịch, đô
thị hóa đất nước, tác động nhiều mặt đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Với
mức tiêu thụ thép trên bình quân đầu người của Việt Nam (khoảng 240kg/1 người/năm)
còn rất thấp so với các nước trong khu vực như Malaysia, Trung Quốc, dự địa và tiềm
năng phát triển của ngành thép Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.
Theo đó, để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tránh bẫy thu nhập trung bình, Việt
Nam cần tiếp tục theo đuổi mục tiêu công nghiệp thi việc phát triển công nghiệp thép có ý
nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, việc tập trung xây dựng và nâng cao năng lực, năng suất cho
các doanh nghiệp sản xuất thép với quy mô lớn, hình thành và phát triển các khu liên hợp
sản xuất gang thép các chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị trong nước (bao gồm cả hoạt động
sản xuất và dịch vụ trên toàn chuỗi), có đủ năng lực cạnh tranh trong nước, tiến tới cạnh
tranh khu vực; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi để các doanh
nghiệp sản xuất thép trong nước có thể lớn mạnh, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
Bộ Công Thương cũng nêu bật giải pháp, ngành thép phải cung cấp nguyên vật liệu
đầu vào quan trọng nhất cho các ngành sản xuất, chế tạo, đặc biệt là các ngành như cơ
khí, công nghiệp đóng tàu, sản xuất ô tô xe máy, sản xuất đồ gia dụng, công nghiệp quốc
phòng, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp điện...
Tự chủ về sản xuất thép trong nước do đó là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hoá,
hiện đại hoá cơ sở vật chất quốc gia.
Để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính
sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ
bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững.

26
Bộ Công Thương phân tích kỹ hơn, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành
luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo.
Thứ nhất với chủng loại HRC: trong giai đoạn tới cần phát triển đầu tư thêm các dự
án sản xuất lớn. Đây là loại thép chiến tỷ trọng lớn trong ngành chế biến chế tạo.
Thứ hai, với thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, Việt Nam cần xây dựng
các tổ hợp luyện kim có quy mô lớn trong đó tập trung vào sản xuất các loại thép chế biến
chế tạo có trình độ công nghệ có dung lượng thị trường lớn để bước đầu làm chủ công
nghệ sản xuất các loại thép chế biến chế tạo cơ bản.
Bộ Công Thương cũng đề cập tới vấn đề Nhà nước có các chính sách ưu đãi về đất
đai, hạ tầng, về khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để khuyến khích, thúc đẩy
các dự án thép phát triển nhằm hình thành phát triển mạnh ngành luyện kim, đáp ứng quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai
đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí
phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp,
chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ
USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD. Đây sẽ là thị trường rất lớn cho
ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao
phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ
được trong sản xuất thép nội địa.
3.2.5. Chi phí vận chuyển
Năm 2020 là một năm đầy khó khăn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế, các hệ lụy
của dịch bệnh đã tạo sức ép nặng nệ lên nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, trong bức tranh
đầy ảm đạm đó, ngành thép trong nước vẫn có sự bức phá ngoạn mục. Theo thống kê sơ
bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép của cả nước trong năm 2020 đạt 9,86 triệu
tấn, trị giá gần 5,26 tỷ USD, giá trung bình 533,4 USD/tấn, tăng mạnh 47,9% về lượng,
tăng 25% về kim ngạch nhưng giảm 15,5% về giá so với năm 2019.
Riêng những tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thép đã tăng
trưởng ở mức cao, bất chấp các khó khăn do dịch bệnh. Theo Tổng cục Hải quan, 2 tháng
đầu năm, xuất khẩu sắt thép ghi nhận mức tăng chưa từng có, đạt 1,568 triệu tấn, trị giá
1,123 tỷ USD, tăng 71,9% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu tính cả 603 triệu USD từ các
sản phẩm sắt thép (tăng 26,4% so với cùng kỳ), thì kim ngạch xuất khẩu sắt thép – sản
phẩm sắt thép vọt lên trên 1,7 tỷ USD. Trong đó phải kể đến sản lượng thép xuất khẩu

27
sang thị trường Trung Quốc chiếm 35,9%, Campuchia đứng thứ 2 thị trường, chiếm gần
16%, tiếp sau đó là thị trường Thái Lan 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Với nhận định tình hình thị trường thép như hiện nay, việc ngành logistics hưởng lợi
từ sự tăng trưởng của ngành thép là rất lớn. Các chuỗi dịch vụ từ vận chuyển nội địa, thủ
tục hải quan và vận tải quốc tế các mặt hàng này đều có sức tăng trưởng cao. Đó là cơ hội
cho các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam có thể phát huy tiềm lực cạnh tranh và tập
trung phát triển dịch vụ logistics riêng cho ngành thép như: đầu tư xe mooc sàn, ký hết
hợp đồng mua bán cước với các hãng tàu để có giá cước cạnh tranh…

Sả
n xuất thép tại Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam - Ảnh: CAO THĂNG
Song song với những thuận lợi từ việc phát triển vượt bậc về kinh ngạch xuất khẩu
thép là thách thức không kém đối với các công ty giao nhận, khi chi phí vận chuyển nội
địa hàng thép tại Việt Nam còn khá cao, việc tăng sản lượng đột ngột mà hạ tầng chưa
được đầu tư kịp thời, dẫn đến thiếu hụt về Phương tiện vận chuyển. Hay phải kể đến khó
khăn tiêu biểu nhất của thị trường logistics trong thời gian vừa qua đó là việc thiếu hụt
container nghiêm trọng dẫn đến giá cước tăng vọt…
Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành thép trong năm 2021, các chuyên gia cho
rằng, cơ hội từ hội nhập đặc biệt là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới như CPTPP, EVFTA được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các
thị trường mới, góp phần tạo đà tăng trưởng cho ngành logistics Việt Nam nói riêng và
nền kinh tế nước nhà nói chung.

28
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
Tiểu luận đã khám phá sâu rộng vào các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa
và dịch vụ, bao gồm giá cả, công nghệ, chính sách thuế và hỗ trợ từ chính phủ, cũng như
tình hình thị trường và cạnh tranh. Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến ngành hàng
hóa nói chung mà còn có tác động đặc biệt đến nguồn cung sắt, thép - một ngành công
nghiệp quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Đối với mặt hàng sắt và thép, các yếu tố như giá nguyên vật liệu, tiến bộ công nghệ,
và chính sách thương mại đều có những tác động đặc biệt, từ việc điều chỉnh nguồn cung
ngắn hạn đến việc thay đổi chiến lược sản xuất lâu dài. Giá sắt thép trên thị trường thay
đổi liên tục và là một yếu tố quan trọng định hình nguồn cung thép, qua đó, phản ánh sự
đan xen giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và ngành công nghiệp đặc thù.
Phân tích đã chỉ ra rằng nguồn cung hàng hóa và dịch vụ là kết quả của một loạt các
yếu tố phức tạp và đa dạng, chứng tỏ không có giải pháp đơn giản cho bất kỳ thách thức
nào. Đặc biệt, trong ngành sắt thép, sự cân nhắc giữa cung và cầu, giá cả, và các chính
sách kinh tế là cần thiết để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững.
Dựa trên phân tích, cần có sự điều chỉnh linh hoạt từ phía các doanh nghiệp và sự hỗ
trợ từ chính phủ thông qua chính sách kinh tế và thương mại để ứng phó với biến động
của thị trường. Đồng thời, việc đầu tư vào công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất cũng
là yếu tố then chốt để tăng cường nguồn cung và giảm thiểu rủi ro.
Cuối cùng, việc phân tích sâu rộng các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa,
dịch vụ và liên hệ với ngành sắt thép không chỉ giúp hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của
thị trường mà còn cung cấp cái nhìn toàn diện để đề ra các chiến lược kinh doanh và
chính sách phù hợp. Sự am hiểu này là quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách,
doanh nghiệp và các bên liên quan khác để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của
ngành công nghiệp sắt thép nói riêng và nền kinh tế nói chung.

29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng Đại cương kinh tế môi trường- Khoa Kinh tế, trường ĐHSPKT Hưng Yên
2. abivin.com/vi/post/5-yeu-to-anh-huong-nguon-cung
3. McKinsey & Company - The Resilience of Steel: Navigating the Crossroads: Offers
strategies for steel players to navigate future market challenges, including
strengthening the raw-material supply chain and focusing on technological agility.
4. Future Market Insights - Steel Market Growth Opportunities & Revenue Forecast
2033: Provides a forecast for the global steel market size and discusses growth
opportunities and trends.
5. S&P Global - Steel Market Outlook & Steel Price Forecast 2021: Presents an
overview and forecast of the steel market, including the impact of supply shortages
and price variations.
6. OECD - Steel Market Developments Q4 2022: Discusses recent trends in steel market
developments, including margins, operating profits, and net profit margin trends.
7. vneconomy.vn
8. happynest.vn

30

You might also like