You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ – MARKETING

TIỂU LUẬN

Môn học: KINH TẾ HỌC VI MÔ 2022


Giảng viên: Nguyễn Hữu Lộc
Mã lớp học phần: 22C1ECO50100130
Sinh viên: Trương Dũ Nhất Huy
Khóa: 48
Mã số sinh viên: 31221022379

Trà Vinh, ngày 09 tháng 12 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận được cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
Giảng viên Nguyễn Hữu Lộc và chưa được công bố trên bất kì phương tiện nào.
Những trích dẫn trong bài đã được ghi nguồn cụ thể. Đồng thời, bài tiểu luận này đã
được kiểm duyệt qua hệ thống Turnitin với tỷ lệ trùng lắp là 0%.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2022


Người viết tiểu luận

Trương Dũ Nhất Huy

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ........................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ............................................................................ iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
NỘI DUNG ...................................................................................................................1
1. Cơ sở lí thuyết ............................................................................................................1
1.1. Cơ sở lí thuyết về Cầu .............................................................................................1
1.2. Cơ sở lí thuyết về Cung ..........................................................................................2
1.3. Phương pháp “Ba bước phân tích sự thay đổi của trạng thái cân bằng” .............2
2. Phân tích thực trạng ...................................................................................................2
2.1. Thực trạng rớt giá khoai lang tại Vĩnh Long năm 2021 .........................................2
2.2. Nguyên nhân rớt giá khoai lang tại Vĩnh Long năm 2021......................................3
3. Đề xuất giải pháp .......................................................................................................4
3.1. Chủ động tìm thị trường đầu ra cho khoai lang ......................................................4
3.2. Đẩy mạnh biện pháp luân canh ...............................................................................4
3.3. Đa dạng hóa những sản phẩm được chế biến từ khoai lang ...................................4
KẾT LUẬN ...................................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................6

ii
Chủ đề 1: Tin tốt trong Nông nghiệp là tin không vui cho nông dân Việt Nam.

I. MỞ ĐẦU
Ở góc độ khoa học cơ bản, từ lí luận đến thực tiễn, môn Kinh tế vi mô trang bị cho các
nhà quản lí doanh nghiệp những tri thức về lí luận và phương pháp nền tảng để trả lời cho ba vấn
đề được đặt ra:
(1) Nhà sản xuất (NSX) cần sản xuất gì?
(2) NSX sản xuất cho ai?
(3) NSX sản xuất như thế nào?
Sau khi nghiên cứu chủ đề “Tin tốt cho Nông nghiệp là tin không vui cho nông dân Việt
Nam”, tôi chọn sự kiện bất ổn định giá của khoai lang (KL) Vĩnh Long trong năm 2021 để
đi tìm nguyên nhân và đề xuất những khuyến nghị nhằm tăng lợi nhuận cho NSX KL trong chiến
lược dài hạn.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí thuyết
1.1. Cầu
– Theo Gregory Mankiw (2014), “lượng cầu của một loại hàng hóa (HH) là lượng hàng
mà người mua có thể và sẵn lòng mua” [3, tr.19].
– Phân tích quy luật cầu, Gregory Mankiw (2014) nhận thấy, “trong điều kiện mọi yếu tố
khác không đổi, khi giá của một loại HH tăng, lượng cầu của nó sẽ giảm và ngược lại” [3,
tr.19].
– Đường cầu là khái niệm chỉ “mối quan hệ giữa mức giá và lượng cầu của một HH” [3,
tr.80-82]. Theo đó, đường cầu sẽ dịch chuyển nếu có bất kì sự thay đồi nào làm giảm hoặc tăng
lượng cầu tại mỗi mức giá.

Hình 1.1 Dịch chuyển đường cầu


(Nguồn: Gregory Mankiw, 2014, tr.81-82].
– Trong công trình nghiên cứu của mình, Gregory Mankiw (2014) đã chỉ ra 5 nhân tố có
ảnh hưởng đến cầu. Cụ thể như sau:
(1) thu nhập;
(2) giá của sản phẩm liên quan;
(3) thị hiếu;
(4) kỳ vọng;
(5) số lượng người mua.
[3, tr.82-83]

1
1.2. Cung
– Lượng cung là “lượng hàng mà người bán có thể bán và sẵn lòng bán” [3, tr.85].
– Nghiên cứu về quy luật cung, Gregory Mankiw (2014) cho rằng: Trong điều kiện các
yếu tố khác không đổi, giá HH và lượng cung tỉ lệ thuận với nhau [3, tr.85].
– Đường cung là khái niệm diễn tả “mối quan hệ giữa mức giá và lượng cung của một
HH” [3, tr.85-86]. Theo đó, đượng cung sẽ dịch chuyển sang phải hoặc trái nếu bất kì sự thay
đổi làm tăng hoặc giảm lượng mà bán muốn sản xuất tại bất kì mức giá cho trước.

Hình 1.2 Dịch chuyển đường cung


(Nguồn: Gregory Mankiw, 2014, tr.87].
– Gregory Mankiw (2014) chỉ ra 4 nhân tố ảnh hưởng đến cung:
(1) giá đầu vào;
(2) công nghệ;
(3) kỳ vọng;
(4) số lượng người bán.
[3, tr.88]
1.3. Phương pháp “Ba bước phân tích sự thay đổi của trạng thái cân bằng”
Gregory Mankiw (2014) cho rằng: “Khi một số sự kiện làm thay đổi một trong các đường cung
hay cầu, sự cân bằng trên thị trường cũng sẽ thay đổi, và điều này dẫn đến một mức giá và sản lượng
cân bằng mới” [3, tr.91].
Theo đó, có 3 bước khi phân tích cách thức các sự kiện tác động đến trạng thái cân bằng trong
một thị trường:
Bước 1: Xác định sự kiện làm dịch chuyển đường cung hay đường cầu hoặc cả hai.
Bước 2: Xác định đường cung, cầu dịch chuyển sang phải hay sang trái.
Bước 3: Dùng đồ thị cung và cầu để biết sự dịch chuyển tác động tới mức giá cân bằng và sản
lượng cân bằng [3, tr.91].
2. Phân tích thực trạng
2.1. Thực trạng rớt giá khoai lang tại Vĩnh Long năm 2021
Với đặc điểm dễ trồng, nhiều chất dinh dưỡng, thị trường (TT) tiêu thụ đa dạng, trong và ngoài
nước; đặc biệt “xuất khẩu sang TT Trung Quốc, Nhật Bản và một số TT khác” [4], đem lại một nguồn lợi
lớn, trong Chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, tỉnh Vĩnh Long “đã xác định cây KL là một trong ba
cây trồng chủ lực của tỉnh” [2]. Vì thế, vùng đất này trở thành “Thủ phủ KL” ở Đồng bằng sông Cửu
Long với với diện tích canh tác hàng năm khoảng 13.000 ha, sản lượng ước tính hơn 39.000 tấn, chủ yếu
là KLT giống Nhật Bản.

2
Hình 2.1. Mùa thu hoạch khoai lang tím năm 2021

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vĩnh Long cũng hướng dẫn bà con nông
dân nhân giống 20 ha KLT Nhật, với 0,5 ha KL đạt tiêu chuẩn về IMP. Đặc biệt, sau khi nghiên cứu quy
luật Cung – Cầu, tỉnh Vĩnh Long có chiến lược phân tích TT tiêu thụ để hỗ trợ nông dân. Tuy nhiên, trong
10 năm qua, chưa khi nào “Thủ phủ KL” lại chứng kiến sự rớt giá và sự tồn đọng của hàng tấn nông
sản này khi“giá KL Vĩnh Long xuống chạm đáy, nông dân trắng tay” [10].
Năm 2019 2020 2021
Giá 350.000 đồng/tạ Quý I, II, III: 650.000 đồng/tạ Quý I: 180.000 đồng/tạ
Quý IV: 900.000 – 950.000 đồng/tạ Quý II: 35.000 – 40.000
(cao hơn 300.000 – 350.000 đồng/tạ đồng/ tạ
so với cùng kỳ năm trước).
Đơn vị tính: đồng/tạ
Biểu bảng 2.1: Sự dao động của giá KLT giống Nhật giai đoạn 2019 – 2021

(Nguồn: Trương Dũ Nhất Huy tổng hợp)

Biểu bảng 2.1 cho thấy giá của mặt hàng nông sản này xuống chạm đáy, nông dân trắng tay vì
phần lớn người trồng KL thua lỗ nặng trong khi chi phí thu hoạch và vận chuyện bị đội lên quá cao. Theo
Ông Bùi Văn Chiều – Phó chủ tịch Hội nông dân tỉnh Vĩnh Long “việc giải cứu đang gặp khó khăn do
TT lớn là TP.HCM hiện phải giãn cách xã hội. Để tránh việc khoai hư hỏng trên đồng, nông dân cần
thêm các doanh nghiệp, các tỉnh thành khác vào cuộc” [9]
2.2. Nguyên nhân rớt giá khoai lang tại Vĩnh Long năm 2021
Thực trạng rớt giá ngoạn mục của KLT giống Nhật ở Vĩnh Long xuất phát từ những nguyên
nhân sau:
Quan sát Biểu bảng 2, ta nhận thấy:
Giữa Cung và Cầu giai đoạn 2019 – 2020 có mối quan hệ tỉ lệ nghịch: Khi giá của KLT tăng
lên một cách đột biến thì lượng cung của NSX thiếu hụt. Nguyên nhân chính là vì thua lỗ trong năm

3
2019 nên các NSX đã chuyển sang canh tác các cây trồng khác để có nhiều lợi nhuận hơn, dẫn đến
diện tích và sản lượng KLT tại Vĩnh Long giảm xuống đáng kể [1], [7].
Bước sang Quý IV của năm 2020, giá KLT tăng đáng kể (900.000 – 950.000 đồng/tạ (cao hơn
300.000 – 350.000 đồng/tạ so với cùng kỳ năm trước) nhà nông bắt tay trồng lại KLT giống Nhật. Tuy
nhiên, vấp phải đại dịch Covid-19, các TT tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản bị thu hẹp do hai
quốc gia này áp dụng biện pháp hạn chế biên giới.

Hình 2.2. Khoai lang tím tiếp tục rớt giá vào Quý 4/2021

Kết quả là, TT tiêu thụ KL thu hẹp lại phạm vi trong nước nhưng lượng cung lớn hơn lượng
cầu khiến giá KL tuột dốc, không thể hãm phanh. Sản lượng KL tồn đọng và lúc giá chạm ngưỡng đáy
là ở mức 3000 đồng/kg. Trước đó, thời điểm sau Tết, giá KL còn rớt thảm hại hơn khi người dân phải
bán với mức khoảng 500 đồng/kg. Theo Sở Công thương Vĩnh Long “tính đến ngày 20/8/2021, diện
tích KL trên đồng ruộng còn khoảng 2.820 ha, trong đó, diện tích KL đến thời gian thu hoạch khoảng
900 ha, ước sản lượng khoảng 27.000 tấn” [4].
3. Đề xuất giải pháp
3.1. Chủ động tìm thị trường đầu ra cho khoai lang
Nếu chỉ xác định Trung Quốc, Nhật Bản là TT tiềm năng, chưa chú trọng đến TT khác như
Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-líp-Pin, Lào… thì xác suất rủi ro dẫn đến việc rớt giá của KL là rất cao khi
TT của Trung Quốc và Nhật Bản có biến động.
NSX cần quán triệt phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để từ đó
khai thác hiệu quả hơn TT trong nước. Chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá mặt hàng
nông sản qua các phương tiện thông tin; đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng nông sản được chế biến
từ KL “để thu hút thị trường đầu ra, kích cầu hiệu quả” [1].
3.2. Đẩy mạnh biện pháp luân canh
Hỗ trợ nhà nông đẩy mạnh các biện pháp luân canh là chiến lược lâu dài mà Sở NN&PTNT
tỉnh Vĩnh Long cần thực hiện sâu, sát hơn nữa.
Nếu chủ yếu áp dụng hình thức truyền thống là độc canh KL thì rất dễ dẫn đến tình trạng lượng
cung lớn hơn lượng cầu mỗi khi đến mùa thu hoạch hoặc ngược lại. Cả hai tình trạng này đều dẫn đến
thiệt hại cho nhà nông.

4
Do vậy, NSX nên áp dụng phương pháp luân canh, đảm bảo lịch thời vụ “bắt nhịp được với TT
của người tiêu dùng” [7], kích cầu để đảm bảo nguyên tắc tỉ lệ thuận trong Cung – Cầu.

Hình 3.1. Giải cứu KL ở Vĩnh Long năm 2021


3.3. Đa dạng hóa những sản phẩm được chế biến từ khoai lang
Do KTL có hợp chất các thành phần dinh dưỡng tốt nên cần đa dạng hóa các mặt hàng được
chế biến từ KTL như khoai lang lắc phô mai, bánh đô-rê-môn nhân KLT, khoai lang ngào đường –
daigaku imo, bánh KL que, kem KL, KL nướng bơ, snack KL tẩm gia vị… [6] để kích cầu nhằm tăng
lượng cung, mang lại lợi nhuận cao cho NSX.

Hình 3.2. Sản phẩm chế biến từ khoai lang tím

III. KẾT LUẬN


Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: “Một nền nông nghiệp mù mờ sẽ dẫn đến
hệ quả phải giải cứu. Việc kết nối quá khó khăn giữa NSX và người tiêu dùng dẫn tới giải cứu nông
sản mang tính chu kỳ, đã đến lúc ngành nông nghiệp phải bắt tay ngay vào chuyển đổi số nếu không
sẽ lỡ nhịp” [5].
Do vậy, từ cơ sở lí thuyết đến thực tiễn, 3 giải pháp được đề xuất ở trên sẽ giúp cho NSX nắm
bắt được quy luật Cung – Cầu để giá KL ở Vĩnh Long được bình ổn bền vững và cũng để tin tốt trong
nông nghiệp SẼ LUÔN là tin vui cho nông dân Việt Nam.
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Minh Dam (2021, translated by Ha Phuc). The plunge in sweet potatoes prices. Retrieved
from https://vietnamagriculture.nongnghiep.vn/the-plunge-in-sweet-potatoes-prices-d291
[2] Bá Dũng (2021). Khoai lang ở Vĩnh Long rớt giá. Truy xuất https://nhandan.vn/khoai-lang-o-
vinh-long-rot-gia-post647981.html
011.html
[3] Gregory Mankiw, N. (2014). Kinh tế học vi mô (Principles of Microeconomics, 6th). Cengage
Learning, New Tech Park, Singapore.
[4] Ngọc Hân (2021). 27.000 tấn khoai lang tím ở Vĩnh Long cần hỗ trợ tiêu thụ. Truy xuất
https://moit.gov.vn/tin-tuc/dia-phuong/vinh-long-can-ho-tro-tieu-thu-mat-hang-khoai-
lang-tim.html
[5] Phan Hậu (2022). Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nền nông nghiệp mù mờ dẫn đến phải giải cứu
nông sản. Truy xuất https://thanhnien.vn/bo-truong-le-minh-hoan-nen-nong-nghiep-mu-
mo-dan-den-phai-giai-cuu-nong-san-post1079875.html
[6] Mai Ka (2022). Đa dạng sản phẩm từ khoai lang Lệ Cần. Truy xuất https://baogialai.com.vn
/channel/8208/202206/da-dang-san-pham-tu-khoai-lang-le-can-5781494/index.htm
[7] Cuu Long (2021). Farmers suffer huge losses as produce prices plunge. Retrieved from
https://e.vnexpress.net/news/business/economy/farmers-suffer-huge-losses-as-produce-
prices-plunge-4358654.html
[8] Thay đổi trạng thái cân bằng (2021). Truy xuất https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home//ArticleDet
etail/vn/88/5536/thay-doi-trang-thai-can-bang
[9] Nguyên Trí (2021). Khoai lang Vĩnh Long kêu gọi “giải cứu” vì không xuất được sang Trung
Quốc. Truy xuất https://tuoitre.vn/khoai-lang-vinh-long-keu-goi-giai-cuu-vi-khong-xuat-
duoc-sang-trung-quoc-20210531130926763.htm
[10] Chanh Tuy và Kim Loan (2021). Giá khoai lang Vĩnh Long xuống chạm đáy, nông dân
trắng tay. Truy xuất https://vov.vn/kinh-te/gia-khoai-lang-vinh-long-xuong-cham-day-
nong-dan-trang-tay-863321.vov

You might also like