You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI THẢO LUẬN MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:

HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VỚI


CHI PHÍ TĂNG

Nhóm thực hiện đề tài: Nhóm 03

Lớp HP: 2234FECO1711

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thùy Dương

Hà Nội, 08/2022

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài:......................................................................................................3
2. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................................3
3. Phạm vị, đối tượng nghiên cứu:.................................................................................3
4. Kết cấu đề tài:............................................................................................................3
PHẦN LÝ THUYẾT..........................................................................................................4
I. ĐƯỜNG GIỚI HẠN SẢN XUẤT VỚI CHI PHÍ TĂNG.........................................4
1. Đường giới hạn sản xuất và chi phí cơ hội..........................................................4
2. Minh họa đường giới hạn sản xuất với chi phí tăng............................................5
3. Tỷ lệ chuyển đổi cận biên (MRT - Marginal Rate of Transformation)...............7
4. Lý do của chi phí cơ hội tăng và các đường giới hạn sản xuất khác nhau..........7
II. Đường bàng quan xã hội...........................................................................................9
1. Minh hoạ đường bàng quan xã hội:.....................................................................9
2. Tỷ lệ thay thế cận biên MRS.............................................................................10
3. Một số khó khăn với các đường bàng quan xã hội:...........................................11
III. Điểm cân bằng trong kinh tế đóng.........................................................................12
1. Minh họa điểm cân bằng trong kinh tế đóng.....................................................12
2. Giá cả hàng hóa tương quan cân bằng và lợi thế so sánh..................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................15

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Phát triển thương mại quốc tế, hội nhập, mở rộng và cạnh tranh quốc tế trong điều kiện
kinh tế mở là vô cùng tất yếu và cấp bách. Trong những thập kỉ vừa qua, khi xu hướng
toàn cầu phát triển mạnh mẽ, thương mại quốc tế càng đóng vai trò ngày càng tăng đối
với hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp và người tiêu
dùng trên toàn cầu, hợp tác kinh tế khu vực và thế giới. Nhờ điều này mà doanh nghiệp
có thể mở rộng sản xuất, đáp ứng không chỉ cho nội địa mà cả nước ngoài, mang lại cho
người tiêu dùng các nước sự lựa chọn đa dạng hơn về hàng hoá, dịch vụ. Vậy nên để đảm
bảo hoạt động này đạt được hiệu quả cao phải nắm được những vấn đề chung về thương
mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế. Đồng thời phải đánh giá được tiềm năng
của chính mình để xây dựng cơ chế, chính sách,.. nhắm thúc đẩy hoạt động này. Đặc biệt
là mô hình thương mại thương mại thức tế với các chi phí cơ hội tăng.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài: “Học thuyết thương mại quốc tế với chi phí tăng”. Từ đó hiểu ra về
quy luật về lợi thế tương đối được giải thích theo lý thuyết chi phí tăng.
3. Phạm vị, đối tượng nghiên cứu:
- Cung cầu và giá cả, lợi thế so sánh thị trường hàng hoá
- Thặng dư khi có thương mại thông qua chuyên môn sản xuất, có lợi thế hay không,
trong điều kiện chi phí tăng
- Giả thiết: khái quát trong mô hình quốc gia 1 và 2, hai loại hàng hoá X và Y.
- Chi phí cơ hội tăng của các quốc gia trong thực tế
4. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần:
 Phần 1: Đường giới hạn khả năng sản xuất với chi phí tăng
 Phần 2: Đường bàng quan xã hội
 Phần 3: Điểm cân bằng trong nền kinh tế đóng

3
PHẦN LÝ THUYẾT
I. ĐƯỜNG GIỚI HẠN SẢN XUẤT VỚI CHI PHÍ TĂNG
1. Đường giới hạn sản xuất và chi phí cơ hội
a. Đường giới hạn sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier – PPF) là
Đường giới hạn khả năng sản xuất của một nền kinh tế là đường mô tả các tổ hợp sản
lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực
sẵn có.
Đường PPF là đường dốc xuống thể hiện sự đánh đổi (hay chi phí cơ hội) vì
nguồn lực là có giới hạn, nên khi muốn có hàng hóa này nhiều hơn, doanh nghiệp đã phải
giảm bớt số lượng hàng hóa khác sản xuất được.
b. Chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội được xác định dựa trên nguồn lực khan hiếm. Trong trường hợp
này, bạn bắt buộc phải đánh đổi, chọn cái này và bỏ qua cái khác. Chi phí cơ hội khi bạn
lựa chọn một phương án là phần giá trị bị bỏ qua khi bạn chọn phương án đó và bỏ qua
phương án tốt nhất khác. Giá trị này không nhất định phải là giá trị kinh tế mà còn là
những giá trị khác như tinh thần, văn hóa…
Ví dụ: Xã A quyết định xây một trường mẫu giáo ở khu đất trống bên cạnh trụ sở ủy
ban. Khi chọn xây trường mẫu giáo, chính quyền xã A đã bỏ qua các sự lựa chọn khác
gồm xây dựng bãi đỗ xe, bán đất ở cho người dân và bán đất cho doanh nghiệp xây siêu
thị. Chi phí cơ hội trong trường hợp này có thể là lợi ích thu được khi thực hiện 1 trong 3
dự án trên mà chính quyền xã A đã bỏ lỡ.
Ta đã biết đường giới hạn khả năng sản xuất là đường thẳng do chi phí cơ hội
không đổi. Tuy nhiên trong thực tế, càng chuyên môn hoá sản xuất thì chi phí cơ hội càng
tăng. Chi phí cơ hội tăng có nghĩa là quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn sản phẩm
này để dành tài nguyên tăng sản xuất một đơn vị sản phẩm khác.

4
Trong điều kiện tải nguyên kinh tế hữu hạn (chi phi khai thác ngày càng tăng), việc
tập trung nguồn lực cho các sản phẩm có lợi thế so sánh làm tăng tương đối chi phí sản
xuất của các sản phẩm này.
Ví dụ: Khi chúng ta mới bắt đầu khai thác dầu mỏ thì chi phí thăm dò thấp do tài
nguyên còn nhiều nên có thể dễ dàng tìm kiếm được mỏ dầu ở gần bờ. Đến khi các mỏ
dầu này đã được khai thác hết chúng ta phải đi thăm dò các mỏ dầu mới chi phí sẽ phải
cao hơn do phải đi xa tốn thời gian, chi phí vận chuyển.

2. Minh họa đường giới hạn sản xuất với chi phí tăng

Hình 1.2.1: Đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2 với chi phí tăng.

Đồ thị 1.2.1 mô tả đường giới hạn sản xuất giả thiết hai hàng hóa X và Y của quốc
gia 1 và quốc gia 2. Cả hai đường giới hạn sản xuất cong ra phía ngoài do mỗi quốc gia
đều có chi phí cơ hội tăng trong sản xuất cả hai hàng hóa.
Khi quốc gia 1 muốn sản xuất thêm nhiều hàng hóa X, bắt đầu từ điểm A trên
đường giới hạn sản xuất, tại điểm A quốc gia thực sự sử dụng hết nguồn lực và công nghệ

5
tốt nhất của họ, quốc gia chỉ có thể sản xuất thêm hàng hóa X bằng cách giảm sản lượng
sản xuất hàng hóa Y.
Đồ thị 1.2.1 cho thấy, cho mỗi 20X sản xuất thêm, quốc gia 1 phải bỏ ngày càng
nhiều hàng hóa Y. Chi phí cơ hội tăng thể hiện qua lượng hàng hóa Y được đo lường
bằng độ dài các mũi tên đi xuống theo trục tung, kết quả chung là đường giới hạn sản
xuất vòng ra phía ngoài. Quốc gia 1 cũng gặp phải chi phí cơ hội tăng trong sản xuất
hàng hơn Y. Điều này có thể trình bày bằng đồ thị cho thấy quốc gia 1 phải bỏ ngày càng
nhiều hàng hóa X không sản xuất để chuyển nguồn lực mang sản xuất thêm được một
đơn vị hàng hóa Y.
Đường giới hạn sản xuất vòng ra phía ngoài phản ánh chi phí cơ hội tăng lên tại
mỗi quốc gia trong sản xuất cả hai hàng hóa. Quốc gia 1 phải bỏ ngày càng nhiều hàng
hóa Y không sản xuất để sản xuất thêm được 20 đơn vị hàng hóa X. Điều này được thể
hiện bằng độ dài các mũi tên dốc xuống theo trục tung. Tương tự như vậy, quốc gia 2 có
chi phí cơ hội tăng trong tương quan lượng hàng hóa X phải bỏ không sản xuất để chuyển
nguồn lực sang sản xuất được thêm 20 đơn vi hàng hóa Y. Khi chuyển dịch lên phía trên
từ điểm A theo đường giới hạn sản xuất của quốc gia 2, quan sát các mũi tên trên trục
hoành, độ dài các mũi tên theo hướng sang trái tăng dần, phản ánh các lượng tăng lên về
hàng hóa X mà quốc gia 2 phải bỏ không sản xuất để chuyển nguồn lực sang sản xuất
thêm được 20Y. Như vậy, đường giới hạn sản xuất vòng ra phía ngoài của hai quốc gia
phản ảnh các chi phi cơ hội tăng trong mỗi quốc gia trong sản xuất cả hai hàng hóa.
Khi càng sản xuất chuyên môn hóa thì càng phải sử dụng những loại tài nguyên mà
chúng ngày càng ít thích hợp để sản xuất ra loại sản phẩm đó. Kết quả là quốc gia phải
giảm đi càng nhiều sản phẩm này để dành tài nguyên cho việc sản xuất thêm mỗi đơn vị
của sản phẩm kia hay nói cách khác là chi phí cơ hội tăng.
Ví dụ: Xã A có diện tích trồng lúa màu và nuôi tôm gần bằng nhau. Do nuôi tôm đạt
hiệu quả cao hơn trồng lúa nên nông dân thi nhau đào ruộng lúa thành vuông tôm. Giai
đoạn đầu thì họ chọn những ruộng kém màu mỡ cho nên chi phí cho một kilogam tôm
khá thấp, nhưng càng về sau thì họ đào cả những ruộng lúa màu mỡ cho năng suất cao,
lúc này chi phí sản xuất cho một kg tôm tăng cao hơn nhiều so với ban đầu.

6
3. Tỷ lệ chuyển đổi cận biên (MRT - Marginal Rate of Transformation)
Khái niệm tỷ lệ chuyển đổi cận biên: Là tỷ lệ chi phí cận biên trong việc chế tạo
sản phẩm, được tính bằng  độ dốc của đường giới hạn năng lực sản xuất.
Tỷ lệ chuyển đổi cận biên được định nghĩa là số đơn vị hàng hóa X sẽ bị bỏ qua để
tạo ra một đơn vị hàng hóa Y, trong điều kiện các yếu tố sản xuất và công nghệ đang
được sử dụng là không đổi.
MRT là giá trị tuyệt đối của độ dốc của đường giới hạn khả năng sản xuất.

Hình 1.3.1 Tỷ lệ chuyển đổi cận biên


Trong đồ thị 1.3.1 độ dốc của đường giới hạn sản xuất (MRT) của quốc gia 1 tại
điểm A là 1/4, điều này có nghĩa là quốc gia 1 phải bỏ 1/4 đơn vị hàng hóa Y không sản
xuất để giải phóng nguồn lực đủ chuyển sang sản xuất thêm được 1 đơn vị hàng hóa X tại
điểm A. Tương tự như vậy, nếu độ dốc (MRT) bằng 1 tại điểm B, có nghĩa là quốc gia 1
phải bỏ 1 đơn vị hàng hóa Y không sản xuất để sản xuất thêm được 1 đơn vị hàng hóa X
tại điểm B.
Khi chuyển dịch từ điểm A xuống điểm B dọc theo đường giới hạn sản xuất của
quốc gia 1, MRT tăng lên từ 1/4 tại A đến 1 tại B phản ánh chi phí cơ hội tăng khi sản
xuất hàng hóa X tăng. Trong chương trước, đường giới hạn sản xuất là đường thẳng thể
hiện chi phí cơ hội của X cố định, coi như mức sản lượng được xác định bởi giá trị cố
định của độ dốc (MRT) của đường giới hạn sản xuất.

4. Lý do của chi phí cơ hội tăng và các đường giới hạn sản xuất khác nhau

7
Chúng ta đã nghiên cứu ý nghĩa của chi phí cơ hội tăng được biểu thị thành đường
giới hạn sản xuất vòng ra phía ngoài. Nhưng chi phí cơ hội tăng như thế nào? tại sao
chúng lại có tính thực tiễn hơn chi phí cơ hội cố định?
Chi phí cơ hội tăng vì hai vấn đề với nguồn lực của các yếu tố của sản xuất
Không đồng nhất (ví dụ tất cả các đơn vị của một nhân tố của sản xuất không
giống nhau hoặc không cùng chất lượng).
Không được sử dụng với cùng một tỷ lệ cố định trong sản xuất tất cả các loại hàng
hóa. Điều này nghĩa là khi quốc gia sản xuất nhiều một hàng hóa, họ cần phải sử dụng
những nguồn lực không hiệu quả để sản xuất hàng hóa đó. Kết quả, quốc gia phải bỏ
ngày càng nhiều hàng hóa thứ hai để giải phóng nguồn lực chuyển sang sản xuất thêm
mỗi đơn vị hàng hóa thứ nhất tăng thêm.
Ví dụ minh họa: Quốc gia A có:
- Vùng đồng bằng: đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng lúa.
- Vùng đồi núi: thuận lợi cho trồng cỏ để nuôi gia súc lấy sữa.
- Quốc gia này ban đầu muốn chuyên môn hóa trồng lúa, nhưng hiện nay lại muốn tập
trung sản xuất sữa.
Quốc gia muốn tập trung sản xuất sữa bằng cách
=> Điều chuyển nhân công sản xuất lúa sang sản xuất sữa. 
Giảm vốn đầu tư sản xuất lúa, tăng vốn đầu tư sản xuất sữa.
Nguồn lực về đất đai thay đổi
Phân tích ví dụ:
Các trường hợp trên xảy ra đều dẫn đến số lượng lúa thu được sẽ giảm nhưng lại thu
được nhiều sữa hơn. 
Nếu quá trình cứ tiếp tục, số lượng nguồn lực để sản xuất lúa sẽ chuyển sang sản xuất sữa
nhiều hơn.
>> Chi phí cơ hội của sữa sẽ tăng.     
>> Đường giới hạn sản xuất sẽ vòng ra phía ngoài từ điểm ban đầu.
Sự khác nhau giữa hai đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2 trong
đô thị 1.2.1 do hai quốc gia có sự dư thừa nhân tố khác nhau về nguồn lực có thể sử dụng,
hoặc là sử dụng những công nghệ khác nhau trong sản xuất. Nói cách khác, các đường

8
giới hạn sản xuất của các quốc gia luôn luôn khác nhau vì trên thực tế không có hai quốc
gia có dư thừa nhân tố như nhau (thậm chí cả khi họ có công nghệ như nhau).
II. Đường bàng quan xã hội
Đường bàng quan xã hội biểu thị các kết hợp khác nhau giữa hai hàng hoá đem lại lợi
ích hay mức độ thoả mãn. Giải thích cho sở thích thị hiếu người tiêu dùng trong một quốc
gia (hay còn gọi là đường phúc lợi như nhau trong một cộng đồng).
1. Minh hoạ đường bàng quan xã hội:

Hai đường bàng quan giả thiết cho quốc gia 1 và 2. Khác nhau trên cơ sở lí thuyết
thị hiếu khác nhau giữa hai quốc gia. Mỗi điểm trên một đường bàng quan thể hiện một
giỏ hàng hóa. Những điểm này nằm trên cùng một đường bàng quan hàm ý rằng khi sử
dụng các giỏ hàng hóa đó, người tiêu dùng thu nhận được cùng một độ thỏa dụng như
nhau.
Ví dụ:
- Quốc gia 1:
+ Tại điểm A ( giả thiết khi quốc gia sử dụng hết nguồn lực và công nghệ tốt nhất) thì
hàng hoá X chỉ có thể được sản xuất thêm khi giảm lượng hàng hoá Y.
+ Điểm A có độ thoả dụng tương đương với B tuỳ vào thị hiếu tiêu dùng của quốc gia
lúc đó.
+ Mỗi 20 hàng hoá X sản xuất thêm, quốc gia này phải bỏ đi càng nhiều hàng hoá Y.

9
+ Chi phí cơ hội tăng thêm thể hiện qua lượng hàng hoá Y được đo lường bằng độ dài
mũi tên đi xuống trục tung.
 Đường giới hạn sản xuất vòng ra ngoài.
- Tương tự với quốc gia 2:
+ Có chi phí cơ hội tương quan lượng hàng hoá X phải bỏ không sản xuất để chuyển
nguồn lực sang sản xuất thêm 20 hàng hoá Y.
+ Dịch chuyển từ điểm A’ lên B’ theo đường giới hạn sản xuất của 2 quốc gia
+ Độ dài của các mũi tên tăng dần phản ánh các lượng tăng lên hàng hoá X phải bỏ
sản xuất để sang sản xuất thêm 20 hàng hoá Y.
 Đường giới hạn sản xuất vòng ra ngoài.
Giải thích: Đường giới hạn sản xuất của cả quốc gia 1 và 2 vòng ra ngoài phản ánh các
chi phí cơ hội tăng trong mỗi quốc gia trong sản xuất cả hai hàng hoá
Lưu ý: các đường bàng quan xã hội có độ dốc âm vì khi tiêu dùng càng nhiều hàng hoá
X, sẽ tiêu dùng ít hàng hoá Y (và ngược lại) để có độ thoả mãn không đổi.
- Do đó, khi quốc gia 1 chuyển từ A xuống B, họ dùng ít hàng hoá Y hơn là X. Tương
với quốc gia 2 khi chuyên từ A’ tới B’ trên đường I’, họ dùng nhiều hàng hoá Y hơn
nhưng X giảm.
- Nếu tiếp tục tiêu dùng một lượng hàng hoá Y không đổi mà tiêu dùng X nhiều hơn họ
sẽ chuyển lên đường bàng quang cao hơn tức đạt độ thoả mãn cao hơn trong tiêu dùng
của quốc gia đó.
2. Tỷ lệ thay thế cận biên MRS
a) Khái niệm:
Tỉ lệ thay thế biên trong tiếng Anh là Marginal Rate of Substitution, viết tắt là
MRS. Trong kinh tế học, tỉ lệ thay thế biên (MRS) là lượng hàng hóa mà người tiêu dùng
sẵn sàng tiêu thụ liên quan đến hàng hóa khác, miễn là hàng hóa mới cùng mức độ thỏa
mãn.
∆Y
MRS X /Y =
∆X

10
b) Tính chất:
Nếu tỉ lệ thay thế biên tăng lên, đường bàng quan sẽ lồi. Điều này thường không
phổ biến vì nó có nghĩa là người tiêu dùng sẽ tiêu thụ nhiều hàng hóa X hơn để tăng mức
tiêu thụ hàng hóa Y và ngược lại.
Thông thường, sự thay thế cận biên đang giảm dần, có nghĩa là người tiêu dùng
chọn sản phẩm thay thế thay cho hàng hóa khác thay vì tiêu thụ nhiều hơn đồng thời các
hàng hóa.
Độ dốc của đường bàng quan trên thực tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với phân
tích tỉ lệ thay thế biên.
Tại bất kì điểm nào dọc theo đường bàng quan, tỉ lệ thay thế biên chính là độ cong
của đường bàng quan tại điểm đó.
Đa số các đường bàng quan là các đường cong, cũng chính bởi vì vậy độ cong thay
đổi khi các chủ thể di chuyển dọc theo đường bàng quan.
Đường bàng quan có thể là đường thẳng nếu độ cong không đổi, dẫn đến đường
bàng quan biểu thị bằng đường thẳng dốc xuống.
Ví dụ: Tỷ lệ thay thế cận biên của hàng hoá Y cho hàng hoá X được đo lường bằng
lượng hàng hoá Y có thể bỏ để đổi lấy một đơn vị hàng hoá X tiêu dùng mà quốc gia 1
vẫn có cùng độ thoả mãn như trước.
Tỷ lệ này được đo lường bằng độ dốc của đường bàng quang (như đã nếu trên) tại điểm
cần xác định:
+ Tỷ lệ thay thế cận biên giảm xuống -> quốc gia chuyển dịch tiêu dùng từ phía trên
xuống phía dưới trên cùng một đường bàng quan (ví dụ MRS tại điểm A lớn hơn tại
điểm B ở đường bàng quan quốc gia 1, MRS của điểm B’ lớn hơn A’ ở đường bàng
quan quốc gia 2).
+ MRS giảm dần là do khi tiêu dùng càng nhiều hàng hoá X, ít hàng hoá Y, hàng Y sẽ
trở nên quý so sáng với hàng X. Vì vậy quốc gia sẽ phải bỏ lượng hàng hoá Y ít hơn để
tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá X.
+ MRS giảm -> các đường bàng quan xã hội vòng vào phía trong (ngược lại với đường
giới hạn) => cơ sở cho sự lựa chọn điểm cân bằng tiêu dùng duy nhất cho mỗi quốc gia.

11
3. Một số khó khăn với các đường bàng quan xã hội:
Các đường bàng quan xã hội không cắt nhau vì hai đường bàng quan khác nhau có
độ thoả mãn khác nhau
Tuy nhiên một hệ thống đường bàng quan nhất định phản ánh sự phân phối thu
nhập khác nhau tạo nên các hệ thống đường khác nhau có thể xảy ra trường hợp hệ thống
mới cắt hệ thống cũ.
Nguyên do: các chính sách mở cửa, tăng cường hoạt động thương mại
Kết quả: Xuất khẩu có lợi, hàng hoá trong nước bị cạnh tranh và thiệt hại. Ảnh hưởng
người tiêu dùng theo hướng ưu tiên 1 loại mặt hàng hoá X so với Y làm thay đổi thu nhập
thực tế trong nước.
Hậu quả: các đường bàng quan cắt nhau -> bế tắc hệ thống các đường bàng quan,
không thể sử dụng để quyết định cách chính sách hay đánh giá tăng trưởng phúc lợi.
Giải pháp:
- Ràng buộc thị hiếu, thu nhập và các mô hình tiêu dùng để loại trừ trường hợp các
đường bàng quan cắt nhau
- Căn cứ vào nguyên tắc đền bù: những người thu được lợi ích từ thương mại (ví dụ như
1 phần thặng dư) sẽ bù đắp cho những người bị thiệt để quốc gia nói chung sẽ thu
được lợi ích từ thương mại. Dù trên lý thuyết sự đền bù này có xảy ra hay không thì
điều này là tất yếu.
Ví dụ: Biện pháp thực hiện sự đền bù phổ biến nhất: Chính phủ đánh thuế
- Đánh thuế những người thu được lợi ích từ thương mại, bù đắp cho những người bị
thiệt bằng giảm thuế hoặc trợ cấp.
III. Điểm cân bằng trong kinh tế đóng
1. Minh họa điểm cân bằng trong kinh tế đóng
Nền kinh tế đóng là nền kinh tế không có hoạt động buôn bán với các nền kinh tế
bên ngoài. Do đó, nền kinh tế đóng cửa hoàn toàn tự cung tự cấp, có nghĩa là không có
hàng nhập khẩu nào vào trong nước và không có hàng xuất khẩu nào rời khỏi đất nước.
Mục tiêu của nền kinh tế đóng là cung cấp cho người tiêu dùng trong nước mọi thứ họ
cần từ bên trong biên giới của đất nước.

12
Điểm cân bằng sẽ là điểm mà tại đó đường giới hạn sản xuất tiếp xúc với đường
bàng quan xã hội.
Độ dốc chung của đường giới hạn sản xuất và đường bàng quan xã hội tại điểm
tiếp xúc phản ánh giá cả tương quan cân bằng trong quốc gia và phản ánh lợi thế so sánh
của quốc gia đó

Hình 2.1.1: Minh họa điểm cân bằng và giá tương quan cân bằng trong nền kinh tế đóng
của hai quốc gia
Ở đồ thị hình trên
Đường bàng quan I là đường bàng quan cao nhất mà quốc gia 1 có thể đạt được với
khả năng sản xuất của họ. Như vậy, quốc gia 1 có điểm cân bằng, hay tối đa hóa mức
phúc lợi của họ khi họ sản xuất và tiêu dùng tại điểm A trong kinh tế đóng hay nên kinh
tế tự lực cánh sinh. Tương tự như vậy, quốc gia 2 đạt điểm cân bằng tại A’, tại điểm
đường giới hạn sản xuất tiếp xúc với lượng bàng quan I’.

Quốc gia 1 đạt điểm cân bằng, hoặc tối đa hóa mức phúc lợi trong kinh tế đóng
bằng cách sản xuất và tiêu dùng tại điểm A. Tại đó đường giới hạn sản xuất tiếp xúc với
đường bàng quan xã hội I (đường cao nhất cho đường giới hạn sản xuất). Tương tự như
vậy, quốc gia 2 đạt điểm cân bằng tại điểm Á. Giá cả tương quan cân bằng hàng hóa X

13
trong quốc gia 1 được biểu thị bằng độ dốc của đường tiếp tuyến chúng đi qua điểm A, là
đường P A = 1/4. Đối với quốc của 2 P A ' = 4. Vì giá cả tương quan của hàng hóa X thấp
hơn tại quốc gia 1 so với quốc gia 2. Quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa X,
quốc gia 2 có lợi thể so sánh trong hàng hóa Y.
Lưu ý rằng:
+ Các đường bàng quan xã hội vòng vào trong không cắt nhau.
+ Chỉ có duy nhất một điểm tiếp xúc hai đường giới hạn sản xuất và đường bàng
quan xã hội là điểm cân bằng.
+ Có nhiều đường bàng quan thấp hơn mà quốc gia có thể đạt được nhưng chưa
tối đa lợi ích, cũng như chưa thể đạt điểm cân bằng tại các đường bàng quan cao
hơn với nguồn lực và công nghệ hiện có
2. Giá cả hàng hóa tương quan cân bằng và lợi thế so sánh
Giá cả hàng hóa tương quan cân bằng trong kinh tế đóng được xác định bằng độ
dốc của đường tiếp tuyến chung của đường giới hạn sản xuất và đường bàng quan xã hội
tại điểm cân bằng của sản xuất và tiêu dùng trong kinh tế đóng.
Như vậy, giá cả hàng hóa tương quan cân bằng của hàng hóa X là P A = 1/4 trong
quốc gia 1 và P A ' =4 trong quốc gia 2. Giá cả tương quan khác nhau giữa hai nước vì các
đường giới hạn sản xuất và các đường hàng quan của họ khác nhau về hình dáng và vị
trí.Tại điểm cân bằng P A < P A ' , quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa X và quốc
gia 2 có lợi thế so sánh trong hàng hóa Y. Cả hai quốc gia có thể thu được lợi ích nếu
quốc gia 1 chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa X để trao đổi với quốc gia 2.
Quá trình này diễn ra như thế nào sẽ được trình bày trong phần sau.
Đồ thị 2.1.1 mô tả các vấn đề của cung ứng (như đường giới hạn sản xuất của quốc
gia) và các vấn đề của nhu cầu (như tóm tắt bằng hệ thống đường bàng quan xã hội của
quốc gia) quyết định giá cả hàng hóa tương quan cân bằng của mỗi quốc gia trong kinh tế
đóng. Ví dụ, nếu đường bàng quan I có hình dáng khác, điểm cân bằng sẽ là điểm khác
và sẽ có giá cả hàng hóa tương quan cân bằng khác tại quốc gia 1, (cũng tương tự như
vậy đối với quốc gia 2). Điều này khác hẳn so với trường hợp chi phí cố định, tại điểm
cân bằng Px/Py không đổi tại mỗi quốc gia không nhất thiết tại mức sản lượng nào và các

14
điều kiện của nhu cầu, và được biểu thị bằng độ dốc của đường giới hạn sản xuất của
quốc gia.

Tài liệu tham khảo


1. PGS.TS. Đỗ Đức Bình, TS. Nguyễn Thường Lạng (Chủ biên), Giáo trình kinh tế
quốc tế, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 2002.
2. PGS.TS. Đỗ Đức Bình, TS. Bùi Anh Tuấn (Chủ biên), Giáo trình kinh tế quốc tế,
Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 2002.
3. TS Đinh Xuân Quý, Kinh tế Việt Nam trước thêm hội nhập (Vietnam's socio -
economy on the threshold of intergration). NXB Thông kê, 2005.
4. GS TS Võ Thanh Thu, Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc NXB Thống khê, 2003.
5. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
6. Giáo trình Kinh đối ngoại việt Nam, Hoc viện Quan hệ quốc tế.
7. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế, Hoc viện Quan hệ quốc tế.
8. Giáo trình kinh tế quốc tế, Đại học Thương Mại.
9. Việt nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB thống kê, 2003
10.Tham luận môn Kinh tế quốc tế, Đai học Dân Lập Phương Đông
11.Dominik Salvatore, International Economics, seventh edition, John Wiley & Sons,
2001
12.Thomas A. Pugel & Peter H. Lindert, International Economics, eleventh edition,
Irwin McGraw – Hill, 2000.
13.www.tmu.edu.vn
14.www.neu.edu.vn
15.www.vietnamfinance.vn
16.www.itpchochiminhctiy.gov.vn
17.www.vneconomy.com.vn
18.www.wto.orf

15
19.www.mot.gov.vn
20.www.mofa.gov.vn
21.www.dei.gov.vn

16

You might also like