You are on page 1of 110

CHƯƠNG 5:

TỔNG CUNG - TỔNG CẦU

Khoa Kinh tế quốc tế


Đỗ Hoàng Oanh

1
Suy thoái (recession) là giai đoạn khi nền kinh tế sản xuất
hàng hoá và dịch vụ ít hơn, GDP thực tế (thu nhập) giảm, trong
khi thất nghiệp tăng lên.

Khủng hoảng (Depression, trì trệ) là khi có suy thoái nghiêm


trọng.

Chu kỳ kinh doanh (business cycle) là biến động của nền kinh
tế, nghĩa là những biến động kinh tế gắn liền với những thay đổi
trong điều kiện kinh doanh. 2
5.1. Ba đặc điểm cơ bản về biến động kinh tế:

(i) Chu kỳ kinh doanh (business cycle) là biến động của nền
kinh tế, nghĩa là những biến động kinh tế sẽ ảnh hưởng gắn liền với
những thay đổi trong điều kiện kinh doanh.
Khi GDPr tăng trưởng nhanh, hoạt động kinh doanh phát đạt.
Các doanh nghiệp có nhiều khách hàng và lợi nhuận ngày càng tăng.
Khi GDPr giảm, hoạt động kinh doanh ế ẩm. Khách hàng tiết
kiệm chi tiêu và lựa hàng rẻ, lợi nhuận doanh nghiệp giảm.

3
(ii) Các đại lượng kinh tế vĩ mô cùng biến động
Khi theo dõi biến động kinh tế ngắn hạn, phần lớn các biến số kinh tế
vĩ mô đo lường thu nhập, chi tiêu, mức sản xuất sẽ có khuynh hướng
cùng biến động với nhau.

Khi GDPr giảm trong thời kỳ suy thoái, thì thu nhập cá nhân, lợi
nhuận công ty, tiêu dùng, đầu tư, sản lượng công nghiệp, doanh số bán lẻ,
quy mô mua bán nhà cửa và ô tô cũng giảm xuống => Các biến số kinh
tế vĩ mô cùng biến động, song chúng biến động với quy mô khác nhau.
4
(iii) Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng
Khi các doanh nghiệp sản xuất ít hàng hoá và dịch vụ hơn, họ sa thải bớt
công nhân và số người thất nghiệp tăng.

Khi suy thoái kết thúc và sản lượng GDPr bắt đầu tăng, tỷ lệ thất nghiệp
giảm dần. Tỷ lệ thất nghiệp không bao giờ giảm xuống bằng không, mà với
nền kinh tế Mỹ thường biến động xung quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bằng
khoảng 5 phần trăm.

5
Hình 1a. GDP thực

6
Hình 1b. Chi tiêu cho đầu tư

7
Hình 1c. Tỷ lệ thất nghiệp

8
5.2. Kinh tế học về dài hạn và ngắn hạn:
5.2.1. Những giả định của kinh tế học cổ điển về dài hạn:
• Classical dichotomy (Phân đôi cổ điển)
• Chia các biến thành:
• Các biến số thực (đo lường số lượng hay giá tương đối)
• Các biến số danh nghĩa (đo lường dưới hình thức tiền)
• Tính phân đôi cổ điển là sự tách biệt giữa các biến thực tế (tính bằng
lượng hàng hóa hay giá tương đối) và các biến danh nghĩa (tính bằng
tiền).

9
5.2. Kinh tế học về dài hạn và ngắn hạn:
5.2.1. Những giả định của kinh tế học cổ điển về dài hạn (tt):
• Monetary neutrality (Tính trung lập của tiền)
• Sự thay đổi trong cung tiền
• Ảnh hưởng đến các biến danh nghĩa
• Không ảnh hưởng đến các biến thực
• Lý thuyết cổ điển giải thích thế giới dài hạn không phải ngắn hạn
• Thay đổi cung tiền
• Ảnh hưởng đến giá cả và các biến danh nghĩa khác
• Không ảnh hưởng đến GDP thực, tỷ lệ thất nghiệp hoặc các biến số
thực khác
10
5.2.2. Những giả định biến động kinh tế ngắn hạn

Tuy nhiên, nội dung chương này là xem xét trong ngắn hạn.
Trong ngắn hạn, các biến số thực và danh nghĩa đan xen chặt chẽ
với nhau và những thay đổi của cung tiền có thể tạm thời đẩy GDPr
lệch khỏi xu hướng dài hạn của chính nó.

11
5.2.2. Những giả định biến động kinh tế ngắn hạn (tt)

• Ngắn hạn
• Giả định về tính trung lập của tiền tệ => không còn phù hợp
• Các biến số thực và danh nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau
• Những thay đổi trong cung tiền
• Có thể tạm thời đẩy GDP thực ra khỏi xu hướng dài hạn

12
5.2.3. Mô hình tổng cầu và tổng cung:
Hình 2: Tổng cung và tổng cầu

13
5.2.3. Mô hình tổng cầu và tổng cung (tt)

Đường tổng cầu cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà các
hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài
muốn mua tại mỗi mức giá.
Đường tổng cung cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà các
doanh nghiệp muốn bán ra tại mỗi mức giá.
Theo mô hình này, mức giá và sản lượng điều chỉnh để cân
bằng tổng cầu và tổng cung.

14
5.3. Tổng cầu (Aggregate-demand curve) :

Đường tổng cầu cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà


các hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và người nước
ngoài muốn mua tại mỗi mức giá.
Đường tổng cầu dốc xuống cho thấy khi mức giá tăng lên
thì lượng cầu hàng hóa giảm.

15
5.3.1. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
Giả định: cung tiền không đổi (lượng tiền trong nền kinh tế là
không đổi)
Có ba lý do có quan hệ với nhau lý giải tại sao khi mức giá giảm,
lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ tăng:
(1) Người tiêu dùng cảm thấy mình có nhiều tài sản hơn nên tăng
cầu về hàng tiêu dùng.
(2) Lãi suất giảm và điều này kích thích cầu về hàng hoá đầu tư.
(3) Tỷ giá hối đoái thực tế giảm, kích thích nhu cầu về xuất khẩu
ròng. Vì cả ba lý do này mà đường tổng cầu dốc xuống.
16
5.3.1. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?(tt)
(1) Mức giá và tiêu dùng: Hiệu ứng của cải.
• Hãy nhìn vào khoản tiền trong ví của bạn. Giá trị danh nghĩa
của những khoản tiền này cố định, nhưng giá trị thực tế của nó
thì không.
• Khi mức giá giảm, những đồng tiền này có giá hơn vì chúng
có thể mua được nhiều hàng hoá hơn.
• Chi cho tiêu dùng tăng lên có nghĩa là lượng cầu về hàng hoá
và dịch vụ lớn hơn.
17
5.3.1. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?(tt)
(2) Mức giá và đầu tư: Hiệu ứng lãi suất.
Với mức giá thấp hơn, mọi người cần ít tiền hơn cho việc mua cùng 1 lượng hàng hoá
và dịch vụ
 Một hộ gia đình nào đó có thể dùng số tiền dôi ra của mình để mua trái phiếu có lãi.
Hoặc gửi vào tài khoản tiết kiệm
 Lãi suất giảm xuống.
 Kích thích các doanh nghiệp đầu tư vào nhà xưởng và thiết bị mới hoặc các hộ gia đình
mua nhà ở mới.
 Tăng lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ.

18
5.3.1. Tại sao đường tổng cầu dốc xuống? (tt)
(3) Mức giá và xuất khẩu ròng: Hiệu ứng tỷ giá hối đoái.
Khi giá hàng hóa Việt Nam giảm, hàng hóa nước ngoài sẽ trở nên mắc hơn so với hàng Việt Nam.
Trong khi đó, với cùng 1 thu nhập như ban đầu thì người Việt Nam để mua lượng hàng hóa cần thiết đã rẻ
hơn sẽ có dư lượng tiền.
Người Việt Nam sẽ chọn đầu tư: gửi tiền vào ngân hàng hoặc đầu tư nước ngoài.
(i) Nếu gửi tiền vào ngân hàng thì sẽ làm tiền trong ngân hàng tăng cho nên lãi suất giảm
(ii) Họ có thể dùng số tiền đó để đầu tư nước ngoài, lúc đó, họ sẽ mua USD để đầu tư. Thao tác bán
VND và mua USD sẽ làm cho đồng tiền VND bị thừa giảm giá và đồng USD mắc hơn.
=> Hàng hóa nước ngoài mắc, hàng Việt Nam rẻ. Nói cách khác, hàng hóa nước ngoài mắc, người Việt
Nam hạn chế mua, nhập khẩu giảm.
=> Hàng hóa Việt Nam rẻ. Người nước ngoài thích mua, xuất khẩu tăng
=> NX = X-M, xuất khẩu ròng tăng
Tóm lại, P giảm => r giảm => VND giảm giá, USD tăng giá => hàng VN giảm, hàng nước ngoài tăng
=> xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm => NX tăng => Tổng cầu tăng.

19
5.3.2. Di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu:
5.3.2.1. Di chuyển: khi giá tăng thì lượng cầu giảm, và khi giá giảm
thì lượng cầu tăng.
Giả định: cung tiền không đổi (lượng tiền trong nền kinh tế là
không đổi)

20
5.3.2. Di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu:
5.3.2.2. Đường tổng cầu AD dịch chuyển

AD = C + I + G + NX
Các yếu tố tác động đường tổng cầu AD dịch chuyển: thay
đổi tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng

21
5.3.2.2. Đường tổng cầu AD dịch chuyển (tt)

• Thay đổi trong tiêu dùng, C

• Các sự kiện thay đổi mức độ mà mọi người muốn tiêu dùng ở một mức giá
nhất định

• Thay đổi về thuế

• Bùng nổ/ sụp đổ thị trường chứng khoán

• Tăng chi tiêu của người tiêu dùng

• Đường tổng cầu: dịch chuyển sang phải


22
5.3.2.2. Đường tổng cầu AD dịch chuyển (tt)

P
AD1 AD2

Y1 Y2 Y 23
5.3.2.2. Đường tổng cầu AD dịch chuyển (tt)
- Đầu tư:
+ Nếu như các doanh nghiệp lạc quan về tương lai => Các doanh nghiệp sẽ đầu tư thêm
nhiều máy móc công nghệ để sản xuất hàng hóa tốt hơn và nhiều hơn, lúc đó đường tổng
cầu dịch chuyển sang phải.
+ Mức thuế: Chính sách giảm thuế đầu tư (tức là chính phủ giảm thuế khi các doanh
nghiệp chi tiêu cho đầu tư) làm tăng lượng cầu về hàng đầu tư của các doanh nghiệp tại bất
kỳ mức giá nào. Bởi vậy, nó làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải.
+ Cung tiền: Sự gia tăng của cung tiền sẽ làm giảm lãi suất trong ngắn hạn. Lãi suất
giảm thì chi phí vay ít, đầu tư tăng, lúc đó đường tổng cầu dịch chuyển sang phải

24
5.3.2.2. Đường tổng cầu AD dịch chuyển (tt)
- Chi tiêu của chính phủ:

Giả sử, nếu Chính phủ muốn khởi công xây dựng nhiều đường cao tốc hơn, kết
quả là lượng cầu về hàng hoá và dịch vụ cao hơn tại mọi mức giá và đường tổng
cầu dịch chuyển sang bên phải.

• Các nhà hoạch định chính sách - thay đổi chi tiêu của chính phủ ở một mức
giá nhất định

• Xây dựng những con đường mới, trường học

• Tăng mua hàng của chính phủ

• Đường tổng cầu: dịch chuyển sang phải 25


5.3.2.2. Đường tổng cầu AD dịch chuyển (tt)
- Xuất khẩu ròng:
Xuất khẩu ròng nhiều khi cũng thay đổi do những biến động trong tỷ giá hối đoái.
Giả sử các nhà đầu tư Việt Nam muốn mua đồng đô la lên trên thị trường ngoại tệ. Điều
này làm cho đồng Việt Nam giảm giá và đồng USD tăng giá.
 Hàng hoá của Mỹ đắt đỏ hơn so với hàng Việt Nam.
 Điều đó làm cho hàng Việt Nam rẻ và dễ xuất khẩu, xuất khẩu tăng, xuất khẩu ròng tăng
theo, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
 Không chỉ vậy, vì đồng USD tăng giá, hàng hóa Mỹ trở nên quá mắc, người Việt Nam sẽ
giảm tiêu dùng hàng Mỹ, nhập khẩu giảm, xuất khẩu ròng tăng và dịch chuyển đường tổng
cầu về bên phải.

26
5.3.2.2. Đường tổng cầu AD dịch chuyển (tt)
• Những thay đổi trong xuất khẩu ròng, NX
• Các sự kiện thay đổi xuất khẩu ròng đối với một mức giá nhất
định
• Suy thoái ở Châu Âu

• Các nhà đầu cơ quốc tế - tỷ giá biến động

• Tăng xuất khẩu ròng


• Đường tổng cầu: dịch chuyển sang phải
27
5.3.2.3. Tóm tắt về tổng cầu (tt)
- Đường tổng cầu cho biết lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình,
doanh nghiệp, chính phủ và người nước ngoài muốn mua tại mỗi mức giá.
- Đường tổng cầu dốc xuống cho thấy khi mức giá tăng lên thì lượng cầu
hàng hóa giảm.
- Tại sao đường tổng cầu dốc xuống?
+ Hiệu ứng của cải: Mức giá thấp hơn làm tăng của cải thực tế, kích thích chi
tiêu cho tiêu dùng.
+ Hiệu ứng lãi suất: Mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất, khuyến khích chi
tiêu cho đầu tư.
+ Hiệu ứng tỷ giá hối đoái: Mức giá thấp hơn làm giảm tỷ giá hối đoái thực
tế, thúc đẩy xuất khẩu ròng. 28
5.3.2. Di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cầu:
5.3.2.3. Tóm tắt về tổng cầu (tt)
- Di chuyển: khi giá tăng thì lượng cầu giảm, và khi giá giảm thì lượng cầu
tăng.
- Dịch chuyển: khi mức giá không đổi, các yếu tố tác động làm cho lượng cầu
thay đổi sẽ làm cho đường tổng cầu AD dịch chuyển
- Tại sao đường tổng cầu có thể dịch chuyển?
+ Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng
+ Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư
+ Sự dịch chuyển phát sinh từ mua sắm chính phủ
+ Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng 29
5.4. Tổng cung (Aggregate-supply curve) :

Đường tổng cung cho biết tổng lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh
nghiệp sản xuất ra và muốn bán tại mỗi mức giá cho trước bất kỳ.
Không giống như đường tổng cầu lúc nào cũng dốc xuống, đường tổng
cung biểu thị một mối quan hệ về cơ bản phụ thuộc vào khoảng thời gian
nghiên cứu.
- Trong dài hạn, đường tổng cung thẳng đứng
- Trong ngắn hạn, đường tổng cung dốc lên.

30
5.4. Tổng cung (tt):

• AS dài hạn là đường thẳng đứng, LRAS

• Mức giá không ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định dài hạn của
GDP:
• Nguồn cung cấp lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên

• Công nghệ có sẵn

• Ngắn hạn

• Đường tổng cung dốc lên


31
5.4.1 Đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn (tt)

32
5.4.1 Đường tổng cung thẳng đứng trong dài hạn (tt)

• Mức sản lượng tự nhiên natural rate of output


(YN) LRAS
P
• Sản xuất hàng hóa và dịch vụ

• Điều mà một nền kinh tế đạt được trong dài hạn


• Khi tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên

• Potential output/ Sản lượng tiềm năng

• Full-employment output/ Sản lượng toàn dụng


lao động YN Y
33
Tại sao đường tổng cung dài hạn dịch chuyển?

• Đường LRAS dịch chuyển:


P LRAS1 LRAS2
• Bất kỳ thay đổi nào về mức sản lượng
tự nhiên
• Thay đổi trong lao động
• Thay đổi vốn
• Thay đổi tài nguyên thiên nhiên
• Thay đổi về kiến thức công nghệ
YN Y’
N Y
34
Tại sao đường tổng cung dài hạn dịch chuyển?
• Thay đổi phát sinh từ lao động

• Số lượng lao động – tăng: làn sóng nhập cư từ nước ngoài => Đường tổng cung: dịch
chuyển sang phải

• Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – tăng: chính sách tăng lương tối thiểu hay bảo hiểm thất
nghiệp => Đường tổng cung: dịch chuyển sang trái

• Thay đổi vốn: vốn vật chất và vốn nhân lực

• Vốn cổ phần – tăng

• Vốn tư bản và con người

=> Đường tổng cung: dịch chuyển sang phải


35
Tại sao đường tổng cung dài hạn dịch chuyển?

• Thay đổi tài nguyên thiên nhiên


• Bao gồm đất đai, khoáng sản, dầu mỏ, xăng, nguyên nhiên liệu..
và thời tiết.
• Khám phá nguồn tài nguyên thiên nhiên mới
• Đường tổng cung: dịch chuyển sang phải
• Cắt giảm nguồn cung dầu nhập khẩu
• Khí hậu thay đổi ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp
• Sự sẵn có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên
36
Tại sao đường tổng cung dài hạn dịch chuyển?

• Thay đổi trong công nghệ


• Công nghệ mới với giả định lao động, vốn và tài nguyên
thiên nhiên nhất định => Đường tổng cung: dịch chuyển sang
phải

• Thương mại quốc tế, mở cửa thương mại


• Quy định của chính phủ thúc đẩy/hạn chế doanh nghiệp
37
Tăng trưởng dài hạn và lạm phát
• Dài hạn: Cả AD và LRAS đều dịch chuyển. Giả định nền kinh tế lạc quan, tăng trưởng kinh tế
tốt và NHTW tăng cung tiền
• Dịch chuyển liên tục của LRAS sang phải
• Quy trình công nghệ
• AD dịch chuyển sang phải
• Chính sách tiền tệ
• Fed tăng cung tiền theo thời gian
• Kết quả:
• Tiếp tục tăng trưởng sản lượng
• Tiếp tục lạm phát

38
Tăng trưởng dài hạn và lạm
phát trong mô hình tổng cầu
và tổng cung

39
• Nếu AS thẳng đứng, thì biến
động của AD không gây ra
biến động về sản lượng hoặc
việc làm.

• Nếu AS dốc lên, thì sự dịch


chuyển AD sẽ ảnh hưởng
đến sản lượng và việc làm

40
5.4. Tổng cung:
5.4.2. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn:
Trong ngắn hạn, đường tổng cung lại dốc lên. Nghĩa là, trong vòng một hay hai

năm, sự gia tăng trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về hàng

hoá và dịch vụ trong nền kinh tế.

41
5.4. Tổng cung:
5.4.2. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn (tt)

42
Lý do đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là gì?

3 lý thuyết:
- Lý thuyết tiền lương kết dính (the sticky-wage theory)
- Lý thuyết giá cả kết dính (the sticky-price theory)
- Lý thuyết về sự ngộ nhận (the misperceptions theory)
Lượng cung về sản lượng chệch khỏi mức sản lượng tiềm năng khi mức giá
chệch khỏi mức giá mà người dân dự kiến.
Tức là, khi mức giá vượt quá mức giá kỳ vọng của người dân, thì sản lượng sẽ
vượt quá mức sản lượng tiềm năng. Và ngược lại

43
5.4.2. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn:
5.4.2.1. Lý thuyết tiền lương kết dính (the sticky-wage theory) hay còn gọi là
tiền lương cứng nhắc: lương danh nghĩa điều chỉnh chậm theo thời gian.

Nguyên nhân, sự điều chỉnh chậm chạp của tiền lương danh nghĩa có nguyên
nhân ở các hợp đồng dài hạn giữa doanh nghiệp và người làm.

Các hợp đồng này thường cố định tiền lương danh nghĩa, đôi khi đến ba năm.

Lương danh nghĩa được dựa vào giá cả kỳ vọng, và khi giá thực tế xảy ra thì
lương danh nghĩa sẽ không điều chỉnh kịp thời. Do đó, khi giá cao hơn giá kỳ vọng
thì doanh nghiệp đã tăng lương

44
5.4.2. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn:
5.4.2.2. Lý thuyết giá cả cứng nhắc (The sticky-price theory).
Nếu như lý thuyết tiền lương kết dính nhấn mạnh rằng tiền lương chậm thay đổi
thì lý thuyết giá cả cứng nhắc nhấn mạnh rằng giá cả hàng hoá và dịch vụ cũng
chậm thay đổi.
Sự thay đổi chậm chạp trong giá cả một phần là do chi phí để điều chỉnh giá
cả, gọi là chi phí thực đơn.
Những chi phí này, bao gồm chi phí in và phân phối các catalô và thời gian để
thay đổi các nhãn giá. Vì lý do này, giá cả và tiền lương có thể cứng nhắc trong
ngắn hạn.
45
5.4.2.2. Lý thuyết giá cả cứng nhắc (tt)

• Giá một số hàng hóa và dịch vụ


• Chậm thích nghi với các điều kiện kinh tế thay đổi
• Chi phí thực đơn (Menu costs): chi phí để điều chỉnh giá
• Ví dụ: chi phí in menu mới tăng, thời gian yêu cầu thay đổi niêm
yết giá
• Công ty thiết lập giá cứng nhắc trước dựa trên PE

46
5.4.2.2. Lý thuyết giá cả cứng nhắc (tt)
• Giả sử NHTW tăng cung tiền một cách bất ngờ
• Về lâu dài, P sẽ tăng
• Trong ngắn hạn: Các công ty không chịu chi phí thực đơn có thể tăng giá ngay lập
tức
• Các công ty chịu chi phí thực đơn chờ tăng giá.
• Với giá cả tương đối thấp: tăng nhu cầu đối với sản phẩm của họ: tăng sản lượng
và việc làm
• Do đó, P cao hơn có liên quan đến Y cao hơn.
47
5.4.2.3.Lý thuyết về sự ngộ nhận (The Misperceptions Theory)

Theo lý thuyết này, những thay đổi của mức giá chung có thể tạm thời gây ngộ nhận
cho nhà cung ứng về điều gì đang xảy ra trong từng thị trường mà họ tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả của những ngộ nhận ngắn hạn này là các nhà cung cấp phản ứng trước khi mức giá
chung thay đổi.
Thí dụ:
Một người nông dân trồng cây ăn quả như trồng bưởi thấy rằng giá bưởi giảm, anh ta sẽ
dễ nhận thức sai lầm rằng là do giá bưởi của anh ta giảm hơn so với giá của các loại trái
cây khác, do đó, anh ta sẽ hạn chế trồng bưởi lại để dùng khoảng đất đó trồng cây ăn trái
khác. Sai lầm ở đây là anh ta không hề nhận ra rằng mức giá chung của cả thị trường đều
giảm, nghĩa là dù anh ta cung cấp loại hàng hóa nào thì giá cũng đều giảm cả.

48
5.4.2. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn:
5.4.2.3.Lý thuyết về sự ngộ nhận (The Misperceptions Theory)

Có ba cách lý giải khác nhau về sự dốc lên của đường tổng cung ngắn hạn: (i)
tiền lương cứng nhắc, (ii) giá cả cứng nhắc và (iii) sự ngộ nhận.

Sản lượng cung ứng = Mức sản lượng tự nhiên + a (Mức giá thực tế - Mức
giá dự kiến) Trong đó a là con số cho biết sản lượng phản ứng như thế nào trước sự
thay đổi ngoài dự kiến của mức giá.

49
Y = YN + a (P – PE) P

SRAS
When P > PE

the expected
PE
price level

When P < PE

Y
YN
Y < YN Y > YN
5.4.2. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn (tt):

Vậy sự dốc lên của đường tổng cung phụ thuộc vào tiền lương kết dính, giá cả
kết dính và sự ngộ nhận chỉ tồn tại trong ngắn hạn, tức giá kỳ vọng bị lệch khỏi giá
thực tế, điều này làm cho đường tổng cung trong ngắn hạn dốc lên.

Tuy nhiên cuối cùng, theo thời gian, khi mọi người điều chỉnh kỳ vọng của
họ, nhận thức sai lầm sẽ được sửa đổi, tiền lương danh nghĩa được điều chỉnh và giá
cả không còn cứng nhắc nữa. Nói cách khác, trong dài hạn mức giá thực tế và dự
kiến bằng nhau và khi đó đường tổng cung thẳng đứng, chứ không dốc lên.

51
5.4.3. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển:
Đường tổng cung cho biết tổng lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản
xuất và muốn bán tại mỗi mức giá cho trước bất kỳ.
Hay nói cách khác, các yếu tố làm đường tổng cung dài hạn dịch chuyển cũng sẽ làm
đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển.
Cụ thể, lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ của nền kinh tế sẽ quyết
định tổng lượng hàng hóa và dịch vụ cung ứng, hay ảnh hưởng đến tổng cung bất kể mức
giá là bao nhiêu.
Tuy nhiên, đường tổng cung ngắn hạn còn chịu ảnh hưởng bởi tiền lương, giá cả
và sự ngộ nhận. Các yếu tố này đã ảnh hưởng lên mức giá kỳ vọng của người dân, cho
nên đường tổng cung ngắn hạn sẽ dịch chuyển. 52
5.4.3. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển: (tt)
Cụ thể:
(i) Lao động thay đổi: khi lực lượng lao động tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm thì
tổng cung ngắn hạn dịch phải.
(ii)Vốn thay đổi: khi vốn nhân lực và vốn vật chất tăng lên, doanh nghiệp sẽ
tăng được năng suất lao động, do đó sản lượng được sản xuất ra nhiều hơn, tổng
cung ngắn hạn dịch phải.
(iii) Tài nguyên thiên nhiên thay đổi: tài nguyên thiên nhiên tăng lên,
nguyên liệu đầu vào nhiều hơn, chi phí đầu vào rẻ hơn, doanh nghiệp tăng lượng
hàng hóa sản xuất ra. Tổng cung ngắn hạn dịch phải.

53
5.4.3. Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển: (tt)
(iv) Công nghệ thay đổi: Sự gia tăng trình độ công nghệ, máy móc hiện

đại làm tăng năng suất. Tổng cung ngắn hạn dịch phải.

(v) Mức giá kỳ vọng thay đổi: do tiền lương kết dính, giá cả kết dính và

sự ngộ nhận trong ngắn hạn làm cho mức giá kỳ vọng thấp hơn mức giá thực

tế. Dẫn đến, doanh nghiệp sẽ được lợi nhuận nhiều hơn và mở rộng sản xuất

trong khi mức giá không đổi. Cho nên, tổng cung ngắn hạn dịch phải.

54
5.5. Ứng dụng mô hình AS-AD trong phân tích biến động kinh tế:

55
5.5. Ứng dụng mô hình AS-AD trong phân tích biến động kinh tế:

Trong ngắn hạn, giá kỳ vọng đã được ấn định và nền kinh tế nằm ngay giao
điểm của đường tổng cầu và đường tổng cung ngắn hạn.
Trong dài hạn, nếu người dân quan sát thấy mức giá thực tế khác với những gì
họ kỳ vọng (mức giá kỳ vọng) thì họ sẽ điều chỉnh kỳ vọng của mình và đường tổng
cung ngắn hạn dịch chuyển.
Tức là, khi nền kinh tế đạt cân bằng dài hạn, mức giá kỳ vọng phải bằng mức giá
thực tế sao cho giao điểm giữa tổng cầu và tổng cung ngắn hạn là trùng với giao
điểm giữa tổng cầu và tổng cung dài hạn.

56
Ba bước phân tích biến động kinh tế:

Bước 1: Xác định biến cố sẽ làm đường nào dịch chuyển (đường
tổng cung/tổng cầu/ hay cả hai). Xác định hướng dịch chuyển các
đường này

Bước 2: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn

Bước 3: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong dài hạn

57
5.5. Ứng dụng mô hình AS-AD trong phân tích biến động kinh tế:
5.5.1. Tác động của sự dịch chuyển tổng cầu:

Thí dụ:
Giả sử như một thông tin xấu xảy ra như Việt Nam bị gánh nặng nợ nước
ngoài cho nên chính sách tài khóa thu hẹp (hạn chế chi tiêu công và tăng thuế) sẽ
được thực hiện. Điều này đã làm cho nền kinh tế bi quan theo đó chi tiêu chính phủ
thu hẹp, doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư mới và người dân sẽ có thu nhập giảm đi,
tiêu dùng cũng giảm theo. Bây giờ, chúng ta sẽ phân tích tình hình kinh tế này dựa
trên tổng cung và tổng cầu nền kinh tế.

58
Bước 1: Xác định biến cố sẽ làm đường nào dịch chuyển (đường
tổng cung/tổng cầu/ hay cả hai)
- Tổng cầu: Vì nền kinh tế bi quan, chính phủ hạn chế chi tiêu G↓, người
dân giảm tiêu dùng C↓, doanh nghiệp giảm đầu tư I↓. Do đó, tổng cầu giảm,
đường tổng cầu sẽ dịch trái.
- Tổng cung ngắn hạn phụ thuộc vào vốn (vật chất và nhân lực), lao
động, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ và giá kỳ vọng. Doanh nghiệp sẽ tìm
cách giảm sản lượng mình sản xuất ra vì sợ khó bán được hàng hóa, tuy nhiên
những yếu tố dịch chuyển vẫn chưa biểu hiện rõ ràng.

59
Bước 2: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn

60
Bước 2: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn

- Điểm A là điểm cân bằng tổng cung – tổng cầu trong cả dài hạn và ngắn
hạn. Y1 là sản lượng tiềm năng. P1 là mức giá cân bằng tổng cung – tổng cầu
trong cả dài hạn và ngắn hạn

- Điểm B là điểm cân bằng tổng cung – tổng cầu trong ngắn hạn. Tức là,
khi tổng cầu AD1 dịch trái thành AD2 thì sẽ hình thành điểm cân bằng mới
trong ngắn hạn (điểm B). Tại đây, giá và sản lượng cân bằng đều giảm.

61
Bước 3: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong dài hạn
• Điểm C là điểm cân bằng mới của tổng cung và tổng cầu.
• Tại điểm C, sản lượng cân bằng chính là sản lượng tiềm năng Y1 và giá cân bằng
là giá P3 (thấp hơn mức giá ban đầu).
• Vậy, trong dài hạn, sự dịch chuyển của đường tổng cầu được phản ánh hoàn toàn
vào mức giá nhưng không phản ánh trong mức sản lượng.
• Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu như Chính Phủ can thiệp ngay điểm B bằng một chính
sách nào đó như giảm thuế hay tăng chi tiêu để cho điểm B quay trở lại điểm A,
tức là một chính sách đủ nhanh và chính xác có thể bù trừ sự dịch chuyển ban đầu
của tổng cầu và đưa đường AD2 trở lại điểm A.

62
5.5. Ứng dụng mô hình AS-AD trong phân tích biến động kinh tế:
5.5.1. Tác động của sự dịch chuyển tổng cầu:

Tóm lại:
- Trong ngắn hạn, tổng cầu dịch chuyển gây ra biến động trong giá và sản
lượng hàng hóa và dịch vụ.
- Trong dài hạn, tổng cầu dịch chuyển gây ra biến động lên mức giá chung
nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng
- Chính phủ thường dùng chính sách ảnh hưởng lên tổng cầu để hạn chế nhanh
những biến động của nền kinh tế.

63
5.5. Ứng dụng mô hình AS-AD trong phân tích biến động kinh tế:
5.5.2. Tác động của sự dịch chuyển tổng cung:

Đình lạm là giai đoạn của nền kinh tế khi rơi vào tình trạng đình
đốn (sản lượng thực giảm) và lạm phát (giá cả tăng)

Thí dụ:

Giá xăng dầu thế giới tăng lên làm cho chi phí sản xuất của
các doanh nghiệp Việt Nam đều tăng giá. Hãy phân tích cân bằng
tổng cung – tổng cầu.
64
Bước 1: Xác định biến cố sẽ làm đường nào dịch chuyển (đường
tổng cung/tổng cầu/ hay cả hai)

Do chi phí sản xuất tăng giá nên tổng cung ngắn hạn và dài hạn sẽ bị ảnh
hưởng.

Tuy nhiên, vì là biến cố nhất thời nên đường tổng cung dài hạn ít bị ảnh
hưởng hơn, để dễ phân tích thì giả sử đường tổng cung dài hạn không bị ảnh
hưởng.

Chúng ta tập trung vào đường tổng cung ngắn hạn, do chi phí sản xuất tăng
lên, đường tổng cung dịch trái.
65
Bước 2: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn

66
Bước 2: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn (tt)

Điểm A là điểm cân bằng tổng cung – tổng cầu ngắn hạn và dài hạn, giá
cân bằng tại P1 và sản lượng cân bằng tại mức tiềm năng.

Điểm B là điểm cân bằng tổng cung – tổng cầu ngắn hạn. Việc này xảy ra
khi chi phí sản xuất tăng giá, đường tổng cung AS1 dịch trái thành AS2. Lúc
này giá tăng lên P2 và sản lượng YB giảm, giá tăng sản lượng thực lại giảm,
cho nên nền kinh tế rơi vào tình trạng đình lạm.

67
Bước 2: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn (tt)
Theo lý thuyết tiền lương kết dính, vì giá tăng nên doanh nghiệp tăng giá kỳ
vọng
=> Giá kỳ vọng tăng nhiều, lương tăng thì doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất và
làm giảm sản lượng càng nhiều.
=> Đường tổng cung ngắn hạn tiếp tục dịch trái nữa, nền kinh tế cảng nặng nề
hơn với tình trạng đình lạm.
Hiện tượng giá cao hơn làm lương cao hơn, lương cao hơn lại đẩy chi phí sản
xuất cao hơn và đẩy giá cũng tăng cao hơn nữa. Sau đó, lại tiếp tục là lương cao
hơn,.. Hiện tượng giá cả cao hơn dẫn đến lương cao hơn, sau đó lại đẩy giá cao
hơn nữa, gọi là vòng xoáy giá và lương (wage-price spiral)
68
Bước 2: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong ngắn hạn (tt)

Lưu ý: Theo Mankiw để đơn giản vấn đề, chúng ta sẽ tập trung vào phân tích
đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển để thấy điểm cân bằng của nền kinh tế trong
ngắn hạn. Cho nên, chúng ta giả định 2 đường còn lại là đường tổng cung dài hạn và
đường tổng cầu đều không đổi, bởi vì nếu hai đường còn lại cũng thay đổi thì việc
phân tích về điểm cân bằng sẽ quá sức phức tạp khi quan tâm đến việc mức độ tác
động cho các đường dịch chuyển là bao nhiêu cho mỗi đường. Điểm cân bằng sẽ
thay đổi liên tục ở nhiều vị trí khác nhau.

69
Bước 3: Xác định giá và sản lượng cân bằng trong dài hạn

Tuy nhiên, vòng xoáy giá và lương sẽ không diễn ra mãi mãi, bởi vì doanh
nghiệp có quyền lực hơn trong cuộc đàm phán về giá.
Mà sản lượng thực liên tục giảm, cho nên, doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất và
ép lương người lao động để giữ cho lợi nhuận của doanh nghiệp luôn ở mức họ
muốn.
Ngược lại, người lao động thấy rõ là sản lượng thực (thu nhập thực) đang ngày
càng giảm, trong khi giá hàng hóa vẫn tăng cao, họ bắt buộc phải chấp nhận mức
lương thấp đi làm để giải quyết cuộc sống của họ.
70
Bước 4: Sự can thiệp của Chính Phủ

Vậy, khi đường tổng cung dịch chuyển, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng suy
thoái (sản lượng thực giảm) và lạm phát (giá tăng).
Để hạn chế tình trạng nền kinh tế đình lạm cũng như vòng xoáy giá và lương,
Chính Phủ có thể tiến hành can thiệp vào nền kinh tế bằng cách tăng chi tiêu để
đường tổng cầu AD1 dịch phải thành AD2.
Điểm C: Khi có sự can thiệp Chính Phủ thì điểm cân bằng mới của tổng cung –
tổng cầu trong dài hạn và ngắn hạn là tại C, với mức sản lượng cân bằng là sản
lượng tiềm năng và mức giá sẽ cao hơn mức giá cân bằng lúc đầu. Điều này, nghĩa
là lạm phát sẽ cao hơn trước.
71
Bước 4: Sự can thiệp của Chính Phủ

• Phần phân tích này đã giả định đường tổng cầu không thay đổi, do đó điểm cân bằng tổng
cung – tổng cầu ngắn hạn và dài hạn là tại A với mức sản lượng tiềm năng và mức giá P1.
• Điểm B: Khi tổng cung ngắn hạn thay đổi thì mức cân bằng ngắn hạn tổng cung – tổng
cầu là tại B, mức giá tăng mà sản lượng giảm. Nền kinh tế rơi vào tình trạng đình lạm.
• Vậy, khi đường tổng cung dịch chuyển, nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng suy thoái
(sản lượng thực giảm) và lạm phát (giá tăng).
• Để hạn chế tình trạng nền kinh tế đình lạm cũng như vòng xoáy giá và lương, Chính Phủ
có thể tiến hành can thiệp vào nền kinh tế bằng cách tăng chi tiêu để đường tổng cầu AD1
dịch phải thành AD2.
• Điểm C: Khi có sự can thiệp Chính Phủ thì điểm cân bằng mới của tổng cung – tổng cầu
trong dài hạn và ngắn hạn là tại C

72
Bước 4: Sự can thiệp của Chính Phủ

73
Tóm lại, sự dịch chuyển của đường tổng cung có hai hàm ý quan
trọng:

- Sự dịch chuyển của đường tổng cung có thể gây ra lạm phát
đi kèm suy thoái, tức là kết hợp giữa suy thoái (sản lượng giảm) và
lạm phát (mức giá tăng).

- Chính Phủ có thể ảnh hưởng đến tổng cầu để giảm thiểu tác
động bất lợi về sản lượng nhưng cái giá phải trả là nền kinh tế lạm
phát cao hơn trước.
74
Nguyên nhân của biến động kinh tế

• Thay đổi tổng cầu


• Làn sóng bi quan: AD dịch chuyển sang trái
• Ngắn hạn
• Sản lượng giảm
• Mức giá giảm

• Dài hạn
• Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải
• Sản lượng - mức tự nhiên
• Mức giá - giảm
75
Bốn bước để phân tích biến động kinh tế vĩ mô

1. Quyết định xem sự kiện đó làm thay đổi đường tổng cầu hay đường
tổng cung (hoặc có thể là cả hai).
2. Quyết định hướng mà các đường dịch chuyển.
3. Sử dụng biểu đồ tổng cầu và tổng cung để xác định tác động đến sản
lượng và mức giá trong ngắn hạn.
4. Sử dụng sơ đồ tổng cầu và tổng cung để phân tích cách thức nền kinh
tế chuyển từ trạng thái cân bằng ngắn hạn mới sang trạng thái cân
bằng dài hạn mới.
76
Sự suy giảm của tổng cầu

77
Sự suy giảm của tổng cầu

78
Hai đợt dịch chuyển lớn trong tổng cầu: Đại suy thoái và Thế chiến thứ hai, Phần 1

• Đầu những năm 1930: GDP thực tế giảm mạnh

• The Great Depression (Đại suy thoái)

• Suy thoái kinh tế lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

• Từ 1929 đến 1933

• GDP thực tế giảm 27%

• Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 3 lên 25%

• Mặt bằng giá giảm 22%


79
Hai đợt dịch chuyển lớn trong tổng cầu: Đại suy thoái
và Thế chiến thứ hai, Phần 1

• Đầu những năm 1930: GDP thực


tế giảm mạnh

• Nguyên nhân: tổng cầu giảm

• Cung tiền giảm(by 28%)

• Suy giảm: C và I

Hậu quả của sự sụt giảm


lớn tổng cầu
80
Hai đợt dịch chuyển lớn trong tổng cầu: Đại suy thoái và Thế chiến thứ hai,
Phần 1

• Đầu những năm 1940: GDP thực tế tăng mạnh


• Economic boom
• World War II
• Thêm tài nguyên cho quân đội
• Mua hàng của chính phủ tang
• Tổng cầu - tăng từ 1939 đến 1944
• Tăng gấp đôi sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế
• Tăng 20% mức giá
• Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 17 xuống 1% 81
U.S. Real GDP Growth since 1900

82
Đại suy thoái 2008–2009
• 2008-2009, khủng hoảng tài chính, suy thoái nghiêm trọng trong hoạt
động kinh tế
• Sự kiện kinh tế vĩ mô tồi tệ nhất trong hơn nửa thế kỷ qua

• Một vài năm trước đó: một sự bùng nổ đáng kể trên thị trường nhà ở
• Được thúc đẩy bởi lãi suất thấp
• Tăng giá nhà đất
• Sự phát triển của thị trường thế chấp
• Các vấn đề khác
83
Đại suy thoái 2008–2009
• Sự phát triển của thị trường thế chấp
• Người vay dưới chuẩn dễ dàng vay tiền hơn
• Người đi vay có rủi ro vỡ nợ cao hơn (thu nhập và lịch sử tín dụng)
• Securitization/Chứng khoán hóa
• Quy trình mà một tổ chức tài chính (người khởi tạo thế chấp) cho
vay
• Sau đó (ngân hàng đầu tư) gộp chúng lại với nhau các chứng khoán
được bảo đảm bằng thế chấp
84
Đại suy thoái 2008–2009
• Sự phát triển của thị trường thế chấp
• Mortgage-backed securities
• Bán cho các tổ chức khác, có thể không đánh giá hết rủi ro trong
các chứng khoán này

• Các vấn đề khác


• Quy định không đầy đủ đối với các khoản vay rủi ro cao này
• Chính sách sai lầm của chính phủ
• Khuyến khích cho vay rủi ro cao này
85
Đại suy thoái 2008–2009
• 1995-2006
• Tăng nhu cầu nhà ở
• Tăng giá nhà ở
• Tăng hơn gấp đôi

• 2006-2009, giá nhà giảm 30%


• Sự gia tăng đáng kể trong các vụ vỡ nợ thế chấp và nhà bị tịch thu
• Các tổ chức tài chính sở hữu chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp
• Tổn thất lớn
86
Đại suy thoái 2008–2009

• Sự thay đổi lớn trong AD


• GDP thực giảm mạnh
• Tăng 4,2% giữa quý 4 năm 2007 và quý 2 năm 2009

• Việc làm giảm mạnh


• Tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 4,4% vào tháng 5 năm 2007 lên 10,0% vào
tháng 10 năm 2009

87
Đại suy thoái 2008–2009
Ba hành động chính sách nhằm một phần đưa AD trở lại mức cũ

1. The Fed
• Cắt giảm lãi suất liên ngân hàng
• Từ 5,25% vào tháng 9 năm 2007 xuống khoảng 0 vào tháng 12 năm 2008
• Bắt đầu mua chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp và các khoản vay tư
nhân khác
• Bằng các nghiệp vụ thị trường mở
• Các ngân hàng cung cấp thêm tiền
88
Đại suy thoái 2008–2009
2. Tháng 10 năm 2008, Quốc hội quyết định 700 tỷ đô la
• Để Kho bạc sử dụng để giải cứu hệ thống tài chính
• Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính ở Phố Wall
• Để cho vay dễ dàng hơn
• Bơm vốn vào ngân hàng
• Chính phủ Mỹ- tạm thời trở thành chủ sở hữu một phần của các
ngân hàng này

89
Đại suy thoái 2008–2009
3. January 2009, Barack Obama Tháng 1 năm 2009, Barack Obama
• gia tăng trong chi tiêu của chính phủ bằng gói kích thích 787 tỷ đô la,
ngày 17 tháng 2 năm 2009

• Tháng 6 năm 2009, sự phục hồi bắt đầu


• Quý II năm 2009 đến quý IV năm 2015
• Tăng trưởng GDP thực tế chỉ đạt trung bình 2,1% / năm

90
Đại suy thoái 2008–2009

• Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 5,0% vào năm 2016


• Phần lớn sự suy giảm: các cá nhân rời bỏ lực lượng lao động

• Vào tháng 12 năm 2015, tỷ số việc làm trên dân số


• Chỉ cao hơn so với mức đáy 1,3 điểm phần trăm trong cuộc Đại suy
thoái
• Giảm hơn 3 điểm phần trăm so với trước khi bắt đầu suy thoái

91
Nguyên nhân biến động kinh tế
• Dịch chuyển tổng cung

• Doanh nghiệp - tăng chi phí sản xuất


• Đường tổng cung: dịch chuyển sang trái

• Ngắn hạn – stagflation /lạm phát đình trệ


• Sản lượng giảm, mức giá tăng

• Về dài hạn, nếu AD không đổi


• AS ngắn hạn dịch chuyển trở lại bên phải

• Sản lượng - mức tự nhiên

• Mức giá - giảm


92
An Adverse Shift in Aggregate Supply

93
Nguyên nhân biến động kinh tế

• Sự thay đổi trong tổng cung


• Doanh nghiệp - tăng chi phí sản xuất
• Đường tổng cung: dịch chuyển sang trái
• Ngắn hạn
• Sản lượng giảm
• Mức giá tăng
• Dài hạn, các nhà hoạch định chính sách – dịch chuyển AD sang phải
• Sản lượng - mức tự nhiên
• Mức giá - tăng 94
TÓM TẮT

Suy thoái là tình trạng nền kinh tế khi có GDPr giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng.
Khủng hoảng là tình trạng nghiêm trọng của suy thoái.
Đình lạm là tình trạng nền kinh tế khi có GDPr giảm mà tỷ lệ lạm phát lại cao.
Trong dài hạn, cung tiền và mức giá (biến danh nghĩa) không ảnh hưởng đến sản
lượng (biến thực).
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, sự thay đổi của cung tiền và mức giá (biến danh
nghĩa) có ảnh hưởng đến sản lượng (biến thực) thông qua phân tích tổng cung – tổng
cầu.

95
TÓM TẮT
- Đường tổng cầu dốc xuống vì ba lý do: (i) mức giá thấp hơn làm tăng giá trị
thực tế của số tiền mà các hộ gia đình nắm giữ và điều này kích thích chi cho tiêu
dùng; (ii) mức giá thấp hơn làm giảm lượng tiền mà các hộ muốn nắm giữ và do các
hộ gia đình tìm cách đổi từ tiền mặt sang các tài sản đem lại lãi suất, lãi suất sẽ giảm
và điều này khuyến khích chi cho đầu tư; (iii) mức giá thấp hơn làm giảm lãi suất,
đồng đô la mất giá trên thị trường ngoại tệ, điều này kích thích xuất khẩu ròng.
- Đường tổng cầu dịch chuyển khi tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ, hay
xuất khẩu ròng tại một mức giá bất kỳ cho trước thay đổi

96
TÓM TẮT

- Đường tổng cung dài hạn nằm thẳng đứng.

- Trong dài hạn, lượng hàng hoá và dịch vụ cung ứng ra phụ thuộc
vào vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ của nền
kinh tế, chứ không phụ thuộc vào mức giá chung.

97
TÓM TẮT
- Đường tổng cung ngắn hạn lại dốc lên. Nguyên nhân:
(i) Theo lý thuyết tiền lương kết dính, giá kỳ vọng tăng, các doanh nghiệp thuê
nhiều lao động hơn và mở rộng sản xuất, sản lượng tăng, tổng cung ngắn hạn dịch
phải.
(ii) Theo lý thuyết giá cả kết dính, giá tăng nhưng doanh nghiệp không điều
chỉnh menu giá, dẫn đến giá doanh nghiệp rẻ, sản lượng tăng, tổng cung ngắn hạn
dịch phải
(iii) Theo lý thuyết nhận thức sai lầm (ngộ nhận), mức giá chung tăng thì doanh
nghiệp nghĩ rằng giá của hàng hóa của họ tăng lên so với các hàng hóa khác, do đó,
mở rộng sản xuất, sản lượng tăng, tổng cung ngắn hạn dịch phải
Cả ba lý thuyết này đều hàm ý rằng: sản lượng thực tế lệch khỏi mức sản lượng
tiềm năng khi mức giá lệch khỏi mức giá mà mọi người dự kiến (giá kỳ vọng). 98
TÓM TẮT

- Đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cung dài hạn dịch
chuyển là do: vốn (vốn vật chất và vốn nhân lực), lao động, tài
nguyên thiên nhiên và công nghệ.
- Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển còn thêm 1 yếu tố là do
giá kỳ vọng.

99
Câu 1: Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau làm cho
đường tổng cung (AS) dịch chuyển sang trái:
A. Tăng chi tiêu chính phủ
B. Sự gia tăng của giá dầu
C. Sự gia tăng niềm tin của người tiêu dùng
D. Chính phủ giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp

100
Câu 2: Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau làm cho
đường tổng cầu (AD) dịch chuyển sang phải:
A. Sự gia tăng của lãi suất
B. Khủng hoảng kinh tế thế giới

C. Sự gia tăng xuất khẩu

D. Sự gia tăng nhập khẩu

101
Câu 3: Các trạng thái cân bằng của tổng cung-tổng cầu, bao gồm:
A. Cân bằng khiếm dụng; cân bằng có lạm phát cao; cân bằng toàn
dụng
B. Cân bằng tối ưu; cân bằng toàn dụng; cân bằng có lạm phát cao
C. Cân bằng có lạm phát cao; cân bằng toàn dụng; cân bằng khả
dụng
D. Cân bằng toàn dụng; cân bằng khiếm dụng, cân bằng tối ưu

102
Câu 4: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà tại đó:
A. Tỉ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
B. Không có thất nghiệp
C. Tỉ lệ thất nghiệp cao nhưng có mức lạm phát vừa phải
D. Tất cả các đáp án đều sai

103
Câu 5: Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng:

A. Tối đa của nền kinh tế

B. Tối ưu của nền kinh tế

C. Tối kị của nền kinh tế

D. Tối tân của nền kinh tế

104
Câu 6: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tổng cung?

A. Trình độ khoa học - công nghệ

B. Sở thích của người tiêu dùng

C. Tài nguyên thiên nhiên

D. Nguồn vốn

105
Câu 7: Sản lượng tiềm năng có xu hướng:
A. Tăng theo thời gian.
B. Giảm theo thời gian.
C. Không thay đổi theo thời gian
D. Tất cả đều sai.

106
Câu 8: Nếu sản lượng vượt mức sản lượng tiềm năng thì:
A. Thất nghiệp thực tế cao hơn thất nghiệp tự nhiên.
B. Nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái.
C. Nền kinh tế đang bị lạm phát cao.
D. Nền kinh tế đạt được sự ổn định và phát triển.

107
Câu 9: Chu kỳ kinh tế là hiện tượng:

A. Sản lượng của doanh nghiệp dao động theo thời gian.

B. Sản lượng tiềm năng tăng giảm theo thời gian.

C. Doanh thu của doanh nghiệp tăng giảm theo mùa.

D. Sản lượng thực tế của quốc gia dao động xung quanh sản lượng
tiềm năng

108
Câu 10: Trong dài hạn, đường tổng cung:

A. Thẳng đứng tại sản lượng tiềm năng.

B. Dốc lên từ trái sang phải.

C. Dốc xuống từ trái sang phải.

D. Nằm ngang, song song với trục sản lượng.

109
110

You might also like