You are on page 1of 7

TỔ HỢP CHUYÊN TOÁN Z-MATH

➖➖➖➖➖
TÀI LIỆU VIP LƯU HÀNH NỘI BỘ

CHUYÊN ĐỀ: TỔNG CUNG VÀ TỔNG CẦU


Mô hình AD - AS

Nội dung
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Chương này chúng ta sẽ đi tìm hiểu các nội dung:
1. AD- Tổng cầu
AD  C  I  G  NX
Giải thích hình dạng đường tổng cầu? Đường tổng cầu dịch chuyển khi nào?
2. AS - Tổng cung
Đường tổng cung dài hạn ASLR
Đường tổng cung ngắn hạn AS
Giải tích hình dạng đường tổng cung? Đường tổng cung dịch chuyển khi nào?
3. Điểm cân bằng của thị trường – Mô hình AD – AS
4. Biến động kinh tế
Sốc cầu: Sốc cầu có lợi, Sốc cầu bất lợi.
Sốc cung: Sốc cung có lợi, Sốc cung bất lợi.

II. TỔNG CẦU (AD – Aggregate Demand)


Khái niệm: Tổng cầu là mức sản lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước mà các tác nhân kinh tế
sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Công thức tính: AD  C  I  G  NX
Trong đó:
 C là cầu tiêu dùng.
 I là cầu đầu tư.
 G là chi tiêu chính phủ (đầu tư công + tiêu dùng công).
 NX là cầu xuất khẩu ròng (xuất khẩu - nhập khẩu) ( EX  IM )

Trang : 1
Đường tổng cầu: Biểu diễn quan hệ ngược chiều giữa lượng tổng cầu và mức giá (các yếu tố
khác không đổi)

Nguyên nhân đường tổng cầu dốc xuống:


 Hiệu ứng của cải: Mức giá và tiêu dùng
Khi giá cả giảm dẫn đến thu nhập thực tế hộ giá đình tăng, có nghĩa vẫn mức thu nhập đó
nhưng họ mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn  kích thích tiêu dùng  Lượng tổng
cầu tăng. Ngược lại.
 Hiệu ứng lãi suất: Mức giá và đầu tư.
Khi giá cả giảm dẫn đến tăng giá trị thực các khoản tiền mà công chúng đang nắm giữ,
khiến họ giữ tiền mặt ít hơn để chi tiêu và chuyển sang tiết kiệm nhiều hơn  Thị trường
dư cung vốn vay  lãi suất giảm  lượng cầu đầu tư tăng  lượng tổng cầu tăng. Và
ngược lại.
 Hiệu ứng thay thế quốc tế: Mức giá và xuất khẩu ròng.
Giá hàng hóa trong nước giảm  Tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa trong nước  Tăng
lượng hàng hóa xuất khẩu  Lượng tổng cầu tăng. Và ngược lại.
Nhân tố nội sinh của đường tổng cầu:
Mức giá P: Khi giá P thay đổi sẽ gây ra sự di chuyển trên đường tổng cầu (AD), đường tổng cầu
không đổi.

Trang : 2
Sự dịch chuyển của đường tổng cầu:
AD  C  I  G  NX  C  I  G  EX  IM

Đường tổng cầu AD dịch chuyển khi các yếu tốc ảnh hưởng tới tổng cầu gồm C,I,G,NX thay đổi
hoặc do các cú sốc.
Cụ thể:
+ Thay đổi tiêu dùng C: (Tỷ lệ thuận) Kỳ vọng về thu nhập tương lai, mức lợi túc đầu tư,
ổn định định kinh tế sẽ ảnh hưởng tới kết hoạch chi tiêu hiện tại.
+ Thay đổi trong chi tiêu chính phủ G: (Tỷ lệ thuận) Chính phủ tăng/giảm chi tiêu cho an
ninh, quốc phòng, xây dựng cơ sở hạ tầng, trả lương trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp
+ Thay đổi trong đầu tư I: (Tỷ lệ thuận) Các hãng đầu tư mua máy móc, thiết bị. Các kỳ
vọng, lạc quan/ bi quan về kinh tế. Lãi suất, chính sách tiền tệ.
+ Thay đổi trong xuất khẩu ròng NX: (EX: tỷ lệ thuận, IM tỷ lệ nghịch)
+ Nền kinh tế thế giới: (Tích cực: tỷ lệ thuận, Tiêu cực: tỷ lệ nghịch)
+ Thay đổi trong thuế đánh vào hàng hóa trong nước (tỷ lệ nghịch)
+ Thay đổi trong thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu (tỷ lệ thuận)
+ Điều kiện tự nhiên (thời tiết và các yếu tố khách quan)

Trang : 3
III. TỔNG CUNG (AS – Aggregate Supply)
Tổng cung là tổng sản lượng hàng hóa - dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nền kinh tế sẵn sàng
và có khả năng sản xuất trong nước tại mỗi mức giá khác nhau.
Y  f ( K , L, R , T )

3.1 Đường tổng cung dài hạn ASLR


Đường tổng cung dài hạn là đường thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng (Y*) (Còn có tên gọi
khác là mức sản lượng tự nhiên)

Cung hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn phụ thuộc vào công nghệ, khối lượng tư bản, lực lượng lao
động sẵn có. Cung hàng hóa, dịch vụ trong dài hạn không phụ thuộc vào mức giá trong nền kinh
tế.
Đường tổng cung dài hạn dịch chuyển khi có sự thay đổi của những yếu tố sau:
 Lao động
 Tư bản
 Tài nguyên
 Công nghệ

3.2 Đường tổng cung ngắn hạn ASSR (Hay viết tắt là AS)
Đường tổng cung ngắn hạn là đường dốc lên từ trái qua phải.

Trang : 4
Phương trình cơ bản về đường tổng cung ngắn hạn: Y  Y *  ( P  Pe )

Trong đó:
 Y: Sản lượng
 Y*: Sản lượng tiềm năng ( sản lượng tự nhiên )
 P: Mức giá thị trường ( giá thực tế)
 Pe: Mức giá dự kiến (giá kỳ vọng)
  : Tham số dương, đo lường mức độ phản ứng của lượng tổng cầu với chênh lệch giữa
mức giá thực tế và mức giá dự kiến.

Kết luận rút ra từ phương trình:

o Đường tổng cung có độ dốc dương.


o Vị trí của đường tổng cung phụ thuộc vào Pe. Vì đường tổng cung ngắn hạn cắt
đường tổng cung dài hạn ở Pe. Do đó khi Pe tăng thì đường tổng cung sẽ dịch
chuyển lên trên và sang trái.
o Tham số α đo lường phản ứng của sản lượng với chênh lệch giữa giá cả thực
tế và giá cả kỳ vọng.

 α = 0: đường tổng cung có dạng thẳng đứng.


 α rất lớn: đường tổng cung gần như nằm ngang.

Một số mô hình giải thích về đường tổng cung ngắn hạn dốc lên:

o Mô hình tiền lương cứng nhắc: Tiền lương danh nghĩa thường cứng nhắc và chậm thay
đổi hơn so với giá là do hợp đồng lao động, vì vậy khi giá sản phẩm tăng nhưng lương
công nhân chưa tăng, doanh nghiệp được lợi nên sản xuất nhiều hơn. Kết luận: Giá tăng
làm sản lượng tăng. Đường cung ngắn hạn dốc lên
o Mô hình nhận thức sai lầm: Khi mức giá chung tăng doanh nghiệp dễ tưởng rằng hàng
hoá, dịch vụ của mình cũng tăng nên cung ứng nhiều hơn. Kết luận: Giá tăng thì sản
lượng tăng. Đường cung ngắn hạn dốc lên.
o Mô hình giá cả cứng nhắc: Khi mức giá chung tăng nhưng Chi phí thực đơn quá lớn nên
doanh nghiệp trì hoãn tăng giá, giá bán của doanh nghiệp thấp hơn nên bán được nhiều
hơn. Kết luận: Giá bán tăng, cung ứng tăng. Đường cung ngắn hạn dốc lên.
Nhân tố nội sinh của đường tổng cung:
Mức giá P: Khi giá P thay đổi sẽ gây ra sự di chuyển trên đường tổng cung (AS), đường tổng
cung không đổi.
Tổng cung trong ngắn hạn dịch chuyển khi:
 Thay đổi tư bản (K) - Tỷ lệ thuận
 Thay đổi lượng lao động (L) - Tỷ lệ thuận
 Thay đổi trong tài nguyên thiên nhiên (R) - Tỷ lệ thuận
 Tiến bộ công nghệ (T) - Tỷ lệ thuận
 Thay đổi về giá nguyên liệu đầu vào (Chi phí sản xuất) - Tỷ lệ nghịch
 Mức giá dự kiến (Pe) - Tỷ lệ nghịch

Trang : 5
IV. XÁC ĐỊNH TRẠNG THÁI CÂN BẰNG ( MÔ HÌNH AD – AS)
4.1 Trạng thái cân bằng vĩ mô trong ngắn hạn
Trong ngắn hạn, nền kinh tế cân bằng tại giam điểm của AD với đường ASSR

4.2 Trạng thái cân bằng vĩ mô trong dài hạn.


+ Đó là khi lượng tổng cung thực tế bằng với tổng cung tiềm năng và bằng tổng lượng cầu hàng
hóa dịch vụ.
+ Mức giá cân bằng thực tế bằng giá dự kiến Pe

Trang : 6
V. BIẾN ĐỘNG KINH TẾ
Nguyên nhân của biến động kinh tế:
 Biến động do tổng cầu thay đổi.
 Biến đổi do tổng cung ngắn hạn thay đổi.
 Biến động do tổng cầu và tổng cung ngắn hạn thay đổi.
(Chi tiết hơn trong buổi bài tập)
Các cú sốc cầu (Ngắn hạn)
 Có lợi (tăng)  AD dịch phải  P tăng và Y tăng  Nền kinh tế mở rộng  Tăng trường
đi kèm lạm phát  Chính phủ sẽ giảm chi tiêu G để AD dịch sang trái.
 Bất lợi (giảm)  AD dịch trái  P giảm và Y giảm  Nền kinh tế suy giảm  Suy thoái
đi kèm thất nghiệp  Chính phủ sẽ tăng chi tiêu G để AD dịch sang phải.
Các cú sốc cung (Ngắn hạn)
 Có lợi (tăng)  AS dịch phải  P giảm và Y tăng.
 Bất lợi (giảm)  AS dịch trái  P tăng và Y giảm
PA1: Chính phủ tăng chi tiêu G để AD dịch sang phải  duy trì thất nghiệp tự nhiên, chấp
nhận lạm phát cao.
PA 2: Chính phủ giảm chi tiêu G để AD dịch sang trái  duy trì mức giá cả như cũ, chấp
nhận tỷ lệ thất nghiệp cao.

Trang : 7

You might also like