You are on page 1of 73

KINH TẾ HỌC

CHƯƠNG 5: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ


VÀ DỮ LIỆU KINH TẾ VĨ MÔ

BỘ MÔN KINH TẾ HỌC


TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

Các vấn đề mà chúng ta quan tâm?

 Tại sao một số quốc gia có mức tăng trưởng thu nhập cao, trong khi một số
quốc gia khác luôn trong tình trạng nghèo đói?
 Tại sao một số nước có tỷ lệ lạm phát cao, trong khi một số nước khác lại
có sự ổn định giá cả?
 Tại sao tất cả các nước đều trải qua thời kỳ suy thoái kinh tế, thu nhập
giảm và thất nghiệp tăng?
 Chính sách của chính phủ cần như thế nào để khắc phục các vấn đề không
mong muốn trên đây?
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
GDP bình quân đầu người (PPP theo giá hiện hành (USD)

120000

100000

80000

60000

40000

20000

0
1990 2000 2005 2010 2015 2020
Brunei Malaysia Singapore Thailand Vietnam
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI

• Giả sử Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ bản đối với khu
vực doanh nghiệp.

• Giả sử khi EVFTA có hiệu lực, EU tăng nhập khẩu các hàng hóa từ
Việt Nam.

Những thay đổi trên đây có tác động đến sản lượng, giá cả và công ăn
việc làm của nền kinh tế như thế nào?
NỘI DUNG

• Mục tiêu và công cụ kinh tế vĩ mô


• Hệ thống kinh tế vĩ mô
• Quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
• Đo lường sản lượng quốc gia và mức giá
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Sau khi học xong chương 5, người học sẽ hiểu được:


• Mục tiêu và công cụ của Kinh tế Vĩ mô.
• Hệ thống kinh tế vĩ mô, mô hình AD – AS và ứng dụng mô hình này trong phân
tích kinh tế vĩ mô
• Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản.
• Ý nghĩa và phương pháp tính các chỉ tiêu phản ánh sản lượng và giá cả của nền
kinh tế.
• Một số đồng nhất thức cơ bản của kinh tế vĩ mô.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ
• Khái niệm:
Kinh tế học vĩ mô - một phân ngành của kinh tế học – nghiên cứu sự vận động và những mối
quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
• Đối tượng nghiên cứu:
• Nghiên cứu các vấn đề chung của một nền kinh tế (với tư cách là một tổng thể)
• Nghiên cứu các chính sách vĩ mô của chính phủ trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ
• Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp cân bằng tổng hợp
 Phương pháp phân tích thống kê số lớn
 Phương pháp mô hình hoá
 Các phương pháp khác
MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

MỤC TIÊU CỦA KINH TẾ VĨ MÔ


• Mục tiêu về sản lượng: Quốc gia mong muốn đạt được mức sản lượng bằng mức sản lượng
tiềm năng (Y = YN) và tốc độ tăng trưởng hợp lý.
• Mục tiêu về việc làm: nền kinh tế đầy đủ công ăn việc làm (toàn dụng lao động) - Tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên.
• Mục tiêu về giá cả: đạt được sự ổn định về giá cả (mức giá chung).
• Mục tiêu về kinh tế đối ngoại: cân bằng cán cân thương mại, cán cân thanh toán quốc tế.
• Mục tiêu về phân phối thu nhập: công bằng trong phân phối thu nhập, công bằng về cơ hội.
MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Câu hỏi
 Hãy nhận xét về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay và chỉ ra các vấn
đề kinh tế vĩ mô của nước ta là gì?

 Khi nền kinh tế không đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô đặt ra thì cần phải
làm gì? Ai làm?
MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
 Là các chính sách mà chính phủ có thể sử dụng để tác động vào nền kinh tế
nhằm hướng nền kinh tế đạt được các mục tiêu mong muốn.
 Các chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản:
 Chính sách tài khóa
 Chính sách tiền tệ
 Chính sách thu nhập
 Chính sách kinh tế đối ngoại
HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ
Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô

Tiền tệ Sản lượng


Chi tiêu và Thuế
Các yếu tố/nguồn Tổng cầu
lực khác
Tác động qua
lại giữa tổng Việc làm
cầu và tổng
Lao động cung
Vốn
Tổng cung
Tài nguyên Giá cả
Kỹ thuật/công nghệ

HỘP ĐEN KINH ĐẦU RA


ĐẦU VÀO TẾ VĨ MÔ
MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

 Tổng cầu
 Tổng cung
 Cân bằng ngắn hạn và dài hạn
TỔNG CẦU

 Khái niệm:
Tổng cầu là tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ trong nước mà các tác nhân
trong nền kinh tế sẵn sàng và có khả năng mua tại mỗi mức giá chung cho trước
(giả định các nhân tố khác là không đổi)
 Các yếu tố tác động đến tổng cầu
 Mức giá chung
 Thu nhập quốc dân
 Kỳ vọng
 Các chính sách kinh tế vĩ mô
 Các nhân tố khác (thị hiếu, tập quán tiêu dùng,…)
TỔNG CẦU

• Đường tổng cầu: biểu thị mối quan hệ giữa tổng cầu và mức giá
chung khi các biến số khác không đổi.
P

Khi mức giá chung tăng


thì tổng cầu giảm
P2 A

P1
Đường tổng cầu là đường
B
dốc xuống
AD

0 Y2 Y1 Y
TỔNG CẦU

• Trượt dọc và dịch chuyển của đường tổng cầu:


Trượt dọc trên đường tổng Dịch chuyển đường AD là sự dịch
cầu là sự di chuyển dọc theo chuyển vị trí của đường tổng cầu do
đường tổng cầu do sự thay đổi sự thay đổi của các yếu tố ngoài mức
của mức giá chung. giá chung có tác động đến tổng cầu
P
P

P1 A P1 A A’
∆G
P2 B AD1
AD
AD0
0 0 Y
Y1 Y2 Y
Y1 Y2
TỔNG CUNG

 Khái niệm:
Tổng cung bao gồm tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh nghiệp
sẽ sản xuất và bán ra tại mỗi mức giá chung cho trước (giả định các nhân tố
khác không đổi)
 Các yếu tố tác động đến tổng cầu
 Mức giá chung:
 Giá cả của các yếu tố đầu vào:
 Trình độ công nghệ sản xuất:
 Sự thay đổi nguồn lực (số lượng, chất lượng):
 Các nhân tố khác (chính sách, thời tiết, …):
TỔNG CUNG

P ASLR
 Phân biệt: Ngắn hạn và dài hạn
ASSR
 Tổng cung trong dài hạn (ASLR): cố định
tại mức sản lượng tiềm năng (YN) =>
đường tổng cung dài hạn thẳng đứng.
 Tổng cung trong ngắn hạn (ASSR): tỷ lệ
thuận với mức giá chung => đường tổng
cung ngắn hạn dốc lên.

0 YN Y
TỔNG CUNG
Trượt dọc và dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn
 Trượt dọc trên đường tổng cung  Dịch chuyển đường tổng cung là sự dịch
là sự di chuyển dọc theo đường chuyển vị trí của đường tổng cung (do
tổng cầu (do sự thay đổi của sự thay đổi của các yếu tố ngoài mức giá
mức giá chung). chung có tác động đến tổng cung)
AS3 AS1 AS2
P P
AS

P2
B P1

P1
A

0 0 Y
Y1 Y2 Y Y’’ Y0 Y’
CÂN BẰNG TỔNG CUNG – TỔNG CẦU
Cân bằng ngắn hạn
Cân bằng ngắn hạn là cân bằng giữa tổng cầu và tổng cung ngắn hạn

ASLR ASSR
P
ASS1 ASLRASS1
P ASSR

E0
P0 E0 P0 AD
E1
AD
0 0 Y
Y0 YN Y YN Y0

Mức sản lượng cân bằng ngắn hạn có thể nhỏ hơn
hoặc lớn hơn mức sản lượng tiềm năng.
CÂN BẰNG TỔNG CUNG – TỔNG CẦU
Cân bằng dài hạn
Cân bằng dài hạn là trạng thái cân bằng đạt được khi
sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng
P ASL ASS

Điểm cân bằng


Dài hạn
Mức giá cân bằng
P0 E
dài hạn
AD

0
Y0=Y*
Tại trạng thái cân bằng:
Y
Y = Y*
Sản lượng u = u*
cân bằng
Dài hạn gP ≈ 0
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
TRÊN MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

Trường hợp tổng cầu tăng  Giả sử cân bằng ban đầu của nền kinh tế tại E0
(mức giá cân bằng P = P0, sản lượng Y0 = YN).
P ASL ASS  Nền kinh tế có sự gia tăng tổng cầu: AD tăng tại
mọi mức P cho trước (đường AD dịch chuyển
sang phải từ AD0 đến AD1).
E1
P1
AD1
 Nền kinh tế điều chỉnh và đạt cân bằng mới tại E1
P0
E0
(mức giá cân bằng P = P1, sản lượng Y = Y1).
AD0
Kết luận: Tổng cầu tăng => tăng giá và sản lượng
0
Y0 = YN Y1 Y cân bằng
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
TRÊN MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

Trường hợp tổng cầu giảm  Giả sử cân bằng ban đầu của nền kinh tế tại E0
(mức giá cân bằng P = P0, sản lượng Y0 = YN).
P ASL ASS
 Nền kinh tế có sự giảm trong tổng cầu: AD giảm
tại mọi mức P cho trước (đường AD dịch chuyển
sang trái từ AD0 đến AD1).
 Nền kinh tế điều chỉnh và đạt cân bằng mới tại E1
P0
E1 E0
(mức giá cân bằng P = P1, sản lượng Y = Y1).
P1 AD0
AD1 Kết luận: Tổng cầu giảm => giá và sản lượng cân
0
Y1 Y0 = YN Y bằng giảm.
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ
TRÊN MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

Trường hợp tổng cung tăng  Giả sử cân bằng ban đầu của nền kinh tế tại E0
(mức giá cân bằng P = P0, sản lượng Y0 = YN).
P ASL ASS1
ASS2
 Nền kinh tế có sự tăng lên trong tổng cung trong
ngắn hạn: AS tăng tại mọi mức P cho trước
(đường ASS dịch chuyển sang phải từ ASS0 đến
ASS1).

P0
E0
E1
 Nền kinh tế điều chỉnh và đạt cân bằng mới tại
P1 AD0 E1 (mức giá cân bằng P = P1, sản lượng Y = Y1).

0
Kết luận: Tổng cung tăng => mức giá chung giảm,
Y0 = YN Y1 Y
sản lượng cân bằng tăng.
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ
MÔ TRÊN MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU

Trường hợp tổng cung giảm  Giả sử cân bằng ban đầu của nền kinh tế tại E0
(mức giá cân bằng P = P0, sản lượng Y0 = YN).
ASS1
ASL ASS0
P  Nền kinh tế có sự giảm trong tổng cung ngắn
hạn: ASS giảm tại mọi mức P cho trước (đường
AS dịch chuyển sang trái từ AS0 đến AS1).
E1  Nền kinh tế điều chỉnh và đạt cân bằng mới tại
P1
P0 E0
E1 (mức giá cân bằng P = P1, sản lượng Y = Y1).
AD0
Kết luận: Tổng cung giảm => mức giá chung tăng,
0
sản lượng cân bằng giảm.
Y1 Y0 = YN Y
QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN
Chu kỳ kinh tế: Là sự dao động của GNP thực tế xung quanh xu hướng tăng lên của
sản lượng tiềm năng.

Sản lượng Yt
Một chu kỳ

Đỉnh Yp

Thiếu hụt sản lượng: là độ lệch


giữa sản lượng tiềm năng và sản
lượng thực tế.

Đáy
Mở rộng SX
Thu hẹp SX

Năm
QUAN HỆ GIỮA CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

• Tăng trưởng và thất nghiệp:


Tăng trưởng => giảm thất nghiệp (Định luật Okun)
• Tăng trưởng và lạm phát:
Không có mối quan hệ rõ ràng giữa hai biến số này
• Thất nghiệp và lạm phát:
Trong ngắn hạn: thất nghiệp và lạm phát thường có mối quan hệ tỷ lệ nghịch.
Trong dài hạn: không tồn tại mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát.
Tăng trưởng và lạm phát ở VN
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

• Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
 GDP: Đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được
tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1
năm).
 GNP: Đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng do
công dân của một nước sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)
GDP (GNP) = ∑PiQi
ĐO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

Năm 2010

 GDP của VN: 1.980.914 tỷ đồng

 GNP của VN: 1.898.664 tỷ đồng

 (tính theo giá năm 2010)

Chúng ta sẽ mong muốn đại lượng nào lớn hơn


GDP hay GNP?
Tại sao?
MỐI QUAN HỆ GIỮA GDP VÀ GNP
(GNP – GDP) tính theo
% GDP ở một số quốc
A – Sản lượng (thu nhập) của người dân nước sở tại ở nước ngoài. gia, 2002
B – Sản lượng (Thu nhập) của người nước ngoài ở nước sở tại U.S.A. 1.0%
NIA - thu nhập ròng từ nước ngoài Angola -13.6
NIA = A – B Brazil -4.0
Canada -1.9
Khi đó, Hong Kong 2.2
GNP = GDP + NIA Kazakhstan -4.2
Kuwait 9.5
Mexico -1.9
Philippines 6.7
U.K. 1.6
GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC

• GDP danh nghĩa • GDP thực


 Đo lường tổng giá trị hàng hóa và  Đo lường tổng giá trị hàng hóa
dịch vụ theo giá hiện hành (giá và dịch vụ theo giá cố định (còn
thực hiện) gọi là giá so sánh)
 Ký hiệu: GDPN (GNPN)  Ký hiệu: GNPR (GDPR)
GNPtN (GDPtN) = ΣPtiQti GNPtR (GDPtR) = ΣP0iQti

 GDPN thay đổi là do Giá cả thay đổi và/hoặc sản lượng thay đổi.
 GDP thực chỉ thay đổi khi có sự thay đổi của sản lượng
THỰC HÀNH TÍNH GDP DANH NGHĨA VÀ GDP
THỰC
Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa A và B, sản lượng và mức
giá của mỗi loại hàng hóa được cho trong bảng dưới đây:
2019 2020 2021
P Q P Q P Q
Hàng
$30 900 $31 1,000 $36 1,050
hóa A
Hàng
$100 192 $102 200 $100 205
hóa B

• Tính GDP danh nghĩa cho mỗi năm?


• Tính GDP thực cho mỗi năm sử dụng năm 2019 là năm gốc?
THỰC HÀNH TÍNH GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC

2019 2020 2021


P Q P Q P Q
Hàng
$30 900 $31 1,000 $36 1,050
hóa A
Hàng
$100 192 $102 200 $100 205
hóa B

GDPn 46.200 51.400 58.300

GDPr 46.200 50.000 52.000


GDP DANH NGHĨA VÀ GDP THỰC CỦA VIỆT NAM (2011-2020)

9000 Đơn vị: nghìn tỷ đồng


8000
7000
6000
5000
4000
3000
2000
1000
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
GDP danh nghĩa GDP thực theo giá 2010
Ý NGHĨA CỦA GDP/GNP TRONG PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ

• GDP (GNP):
 Được sử dụng làm thước đo đánh giá thành quả hoạt động của nền kinh tế, đo
lường quy mô của nền kinh tế, làm căn cứ xây dựng các chiến lược phát triển
kinh tế.
 GDP được sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia
 GDP bình quân đầu người: đánh giá mức sống của dân cư.
 Xác định sự thay đổi của mức giá chung
MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA GDP/GNP

• Phương pháp tính GDP (GNP) vừa tính trùng, vừa bỏ sót nhiều sản phẩm và dịch vụ.
• Nhiều hoạt động kinh tế phi pháp hoặc hợp pháp cũng không được tính vào GDP.
• Những thiệt hại về môi trường không được điều chỉnh khi tính GDP.
• GDP không phản ánh đầy đủ phúc lợi của một quốc gia.
CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ THU NHẬP

a. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP – Net National Products)


Phần GNP còn lại sau khi đã trừ đi khấu hao.
NNP = GNP - Khấu hao.
b. Thu nhập quốc dân (Y – Yield)
Tổng thu nhập mà các hộ gia đình nhận được trong 1 năm từ các yếu tố sản xuất
Y=w+r+R+∏
Hoặc
Y = GNP - Khấu hao - Thuế gián thu
CÁC CHỈ TIÊU KHÁC VỀ THU NHẬP

c. Thu nhập quốc dân có thể sử dụng (Yd)


Phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia đình nộp các loại thuế trực thu và
nhận được trợ cấp của chính phủ.
Yd = Y – Td + Tr
Hoặc: Yd = Y - T
Trong đó: Td - thuế trực thu
Tr - trợ cấp của chính phủ
T: thuế ròng (T = Td-Tr)
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP

• Phương pháp chi tiêu (theo luồng sản phẩm)


• Phương pháp thu nhập (hay chi phí)
• Phương pháp sản xuất (Phương pháp giá trị gia tăng)
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP
• Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô – nền kinh tế giản đơn

Thu nhập từ yếu tố sản xuất ($)

Yếu tố sản xuất

Hộ Doanh Tổng thu nhập từ các yếu tố


sản xuất = tổng chi tiêu
gia đình nghiệp

Hàng hóa (bánh mỳ)

Chi tiêu ($)


CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP
• Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô – nền kinh tế đóng
Thu nhập/GDP

Khu vực hộ Khu vực


gia đình
doanh nghiệp
C

S Thị trường vốn I

T Cán cân ngân sách G

Ngân hàng
TW
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP
• Phương pháp 1: Phương pháp chi tiêu
Các thành tố của chi tiêu:
 C - Chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình
 I - Chi tiêu cho đầu tư
 G - Chi tiêu về hàng hoá dịch vụ của Chính phủ
 NX - Xuất khẩu ròng

GDP = C + I + G + NX

Tổng sản phẩm Tổng chi tiêu


quốc nội
Các thành tố của chi tiêu

• Chi tiêu cho tiêu dùng của hộ gia đình (C)


Giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà hộ gia đình mua mới trên thị
trường để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.
Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bao gồm:
 Hàng lâu bền: phương tiện đi lại, đồ nội thất, …
 Hàng mau hỏng: quần áo, thực phẩm,…
 Dịch vụ: giải trí, y tế, giáo dục…
Lưu ý: Chỉ tính các khoản chi tiêu của hộ gia đình khi mua mới.
Các thành tố của chi tiêu
• Đầu tư của doanh nghiệp (I)
Các khoản chi tiêu của doanh nghiệp để mua hàng hóa và dịch vụ
nhằm mục đích đầu tư.
Bao gồm:
 Đầu tư mua tài sản cố định.
 Đầu tư vào nhà ở.
 Đầu tư vào hàng tồn kho (inventories).
Lưu ý: Chỉ tính những khoản đầu tư mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tư
bản dưới dạng hiện vật
NHỮNG HÀNH VI MÀ CHỈ TÁI PHÂN PHỐI TÀI SẢN HIỆN CÓ GIỮA CÁC CÁ NHÂN/TỔ
CHỨC KHÔNG ĐƯỢC COI LÀ ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.
Các thành tố của chi tiêu

• Đầu tư của doanh nghiệp (I)


Phân biệt:

 Khấu hao: phần tài sản bị hao mòn trong quá trình SXKD.

 Đầu tư ròng: giá trị tài sản tăng thêm do đầu tư.

 Tổng đầu tư: bao gồm tất cả các khoản đầu tư để bù đắp khấu hao và
làm tăng thêm tài sản.

Tổng đầu tư (I) = Đầu tư ròng + Khấu hao


Các thành tố của chi tiêu
• Chi tiêu của chính phủ (G)
Các khoản chi của chính phủ để mua hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.
Bao gồm:
 Chi trả lương cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước
 Chi đầu tư xây dựng cơ bản (đường xá, bênh viện, công viên, trường học…)
 Chi an ninh, quốc phòng (mua sắm thiết bị quân sự…)
 …
Lưu ý: Không tính các khoản chi chuyển nhượng (chi trả bảo hiểm thất nghiệp, lương
hưu, trợ cấp…).
Các thành tố của chi tiêu
• Xuất khẩu ròng (NX)
Chênh lệch giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ quốc gia xuất khẩu
với giá trị hàng hóa nhập khẩu.
NX = X – IM
 Xuất khẩu (X): giá trị hàng hoá dịch vụ sản xuất trong nước và bán cho nước ngoài.
 Nhập khẩu (IM): giá trị hàng hoá dịch vụ do nước ngoài sản xuất được mua để phục vụ
tiêu dùng trong nước.
Xác định GDP theo phương pháp chi tiêu

GDP = C + I + G + NX

Tổng chi tiêu


Tổng sản phẩm
quốc nội
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP

• Phương pháp 2: Phương pháp thu nhập (hoặc chi phí)


GDP được tính theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà các doanh nghiệp phải chi
trả cho các hộ gia đình
Các thành tố của thu nhập:
 W: Tiền công trả cho lao động
 r: Lãi ròng trả cho các khoản vốn vay
 R: Thu nhập từ tài sản cho thuê (đất đai và các tài sản khác)
 Π: Lợi nhuận công ty
Trong nền kinh tế giản đơn (không có chính phủ), giả sử khấu hao bằng 0
GDP = W + r + R + Π (GDP ròng theo chi phí yếu tố)
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP
• Phương pháp 2: Phương pháp thu nhập (hoặc chi phí)
Trong nền kinh tế khi có sự tham gia của chính phủ và tính đến khấu hao, xác định GDP theo 3
bước:
Bước 1: Tính thu nhập (sản phẩm trong nước) ròng theo chi phí các yếu tố sản xuất:
GDP ròng theo chi phí yếu tố = W + i + R + Π
Bước 2: điều chỉnh từ GDP ròng theo chi phí yếu tố sang GDP ròng theo giá thị trường
GDP ròng theo giá thị trường = GDP ròng theo chi phí yếu tố + Thuế gián thu ròng (Te)
GDP ròng = W + i + r + Π + Te
Te: thuế đánh gián thu ròng (= thuế gián thu – các khoản trợ cấp sản xuất)
Bước 3: điều chỉnh từ GDP ròng theo giá thị trường sang GDP gộp
GDP gộp = GDP ròng theo giá thị trường + Khấu hao (De)
GDP ròng = W + i + r + Π + Te + De
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP
• So sánh 2 phương pháp tính GDP
Tính GDP theo luồng sản phẩm Tính GDP theo thu nhập

 Tiêu dùng  Tiền công, tiền lương


 Đầu tư  Lãi suất
 Chi tiêu chính phủ  Thu nhập
 Xuất khẩu ròng  Lợi nhuận
= GDP ròng theo chi phí
Cộng thuế gián thu
Cộng khấu hao
= GDP theo giá thị trường
= GDP theo giá thị trường
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GDP

• Phương pháp 3: Phương pháp giá trị gia tăng


 Giá trị gia tăng (Value Added - VA) của một doanh nghiệp là phần giá trị
tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ do doanh nghiệp sử dụng các yếu tố sản
xuất tạo ra.
 VA = Giá trị sản lượng của doanh nghiệp - Giá trị của hàng hóa trung gian
mua vào của doanh nghiệp để sản xuất ra mức sản lượng đã cho.
 GDP bằng tổng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
GDP = ∑ VAi
VAi – giá trị gia tăng của doanh nghiệp i
Phương pháp tính GDP theo giá trị gia tăng
VD: Sản xuất bánh mỳ
1. DN sản xuất lúa mỳ: 300 VA1 = 300

2. DN sản xuất bột mỳ: 500 VA2 = 200

3. DN sản xuất bánh mỳ: 800 VA3 = 300

4. DN bán buôn: 900 VA4 = 100

5. DN bán lẻ: 1000 VA5 = 100

6. Giá người tiêu dùng trả: 1000 1000

Tổng giá trị gia tăng = ∑ VAi = 1000


ĐO LƯỜNG GIÁ CẢ CỦA NỀN KINH TẾ

Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP)


• Chỉ số điều chỉnh GDP đo lường mức giá của tất cả các hàng hóa và dịch vụ
được tính vào GDP của năm hiện hành so với mức giá của tất cả hàng hóa và
dịch vụ đó ở năm gốc (năm cơ sở).

DGDP =
GDPN
x100% =
∑P Q it it
x100%
GDPR ∑P Q i0 it

Chỉ số điều chỉnh GDP cho phép chúng ta tách GDPN thành 2 phần:
GDPN = GDPR x DGDP
ĐO LƯỜNG GIÁ CẢ CỦA NỀN KINH TẾ
Chỉ số điều chỉnh GDP của Việt Nam (Năm gốc 2010)
Năm GDPR GDPN DGDP
(tỷ đồng) (tỷ đồng) (%) DGDP
170%
2010 2739843 2739843 100%
160%
2011 2915554 3539881 121% 150%
2012 3076042 4073762 132% 140%
2013 3246870 4473656 138% 130%
2014 3455392 4937032 143% 120%
2015 3696826 5191324 140% 110%
100%
2016 3944144 5639401 143% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
2017 4217875 6293905 149%
2018 4532739 7009042 155% Thay đổi của chỉ số điều chỉnh GDP thể hiện sự thay
2019 4866316 7707200 158% đổi giá cả của tất cả (tổng) các hàng hóa dịch vụ
2020 5005756 8044386 161% trong nền kinh tế
ĐO LƯỜNG GIÁ CẢ CỦA NỀN KINH TẾ
Chỉ số giá tiêu dùng CPI
• CPI phản ánh giá của một “rổ” hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ở thời kỳ hiện
hành so với giá của “rổ” hàng hóa và dịch vụ như thế tại thời kỳ gốc.

CPI =
∑ PQ it i0
x100%
∑P Q i0 i0

Để tính CPI, cần:


1. Xác định “giỏ” hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng và quyền số đối với mỗi loại.
2. Xác định giá thị trường của các loại hàng hóa và dịch vụ đó tại năm cơ sở và
năm cần tính CPI.
Bài tập: Tính CPI
Rổ hàng hóa tiêu dùng gồm 20 kg gạo và 10 m vải.

Năm Giá HH
Giá của rổ Tỷ lệ
Gạo Vải hàng hóa CPI lạm phát
2017 10 15 2017 $350 100.0 n.a.
2018 11 15 2018 370 105.7 5.7%
2019 12 16 2019 400 114.3 8.1%
2020 13 15 2020 410 117.1 2.5%

Hãy tính cho mỗi năm:


 Giá của rổ hàng hóa
 CPI (Sử dụng 2017 là năm gốc)
ĐO LƯỜNG GIÁ CẢ CỦA NỀN KINH TẾ
Ý nghĩa của CPI:
• CPI đo lường mức giá chung của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu
dùng điển hình mua.

Khi CPI tăng, người tiêu dùng phải chi


nhiều tiền hơn để có thể mua được một
lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng như
cũ nhằm duy trì mức sống trước đó của họ
ĐO LƯỜNG GIÁ CẢ CỦA NỀN KINH TẾ
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam
Năm 2010 = 100

CPI
180  Định kỳ 5 năm thay đổi rổ hàng hóa
170 tiêu dùng.
160
150  Thời kỳ 2020 – 2025: rổ hàng hóa
140 tiêu dùng tính CPI gồm 754 mặt
130
hàng, lấy năm 2019 là năm gốc.
120
110  CPI được công bố hàng tháng, quý
100 và năm.
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Sự khác nhau giữa DGDP và CPI
ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP

Một số khái niệm:


• Lực lượng lao động: số người trong độ tuổi lao động có khả năng làm việc
hiện đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm và những người ngoài độ
tuổi lao động nhưng trên thực tế có tham gia lao động.
• Người không thuộc lực lượng lao động: những người ngoài độ tuổi lao
động không làm việc và những người trong độ tuổi lao động nhưng không có
nhu cầu tìm việc.
• Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động: tỷ lệ những người tham gia vào lực
lượng lao động trên tổng dân số trưởng thành.
• Người thất nghiệp: những người trong lực lượng lao động xã hội không có
việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm.
ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP

Dân số

Số người trong độ tuổi lao động Số người ngoài độ tuổi lao động

Có khả năng lao động Không có khả năng lao động

Có nhu cầu lao động Không có nhu cầu lao động

Có việc làm
Không có việc làm
(thất nghiệp)
ĐO LƯỜNG THẤT NGHIỆP
Bài tập:

Số liệu về lao động, tháng 6, 2021


Số người có việc làm = 144.4 triệu
Số người thất nghiệp = 7.0 triệu
Tổng dân số trưởng thành = 228.8 triệu
• Số liệu: E = 144.4, U = 7.0, POP = 228.8
• Lực lượng lao động
L = E +U = 144.4 + 7 = 151.4
Sử dụng dữ liệu trên đây để tính
• Số người không thuộc lực lượng lao động
 Lực lượng lao động
NILF = POP – L = 228.8 – 151.4 = 77.4
 Số người không thuộc lực lượng lao động
• Tỷ lệ thất nghiệp
 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
 Tỷ lệ thất nghiệp U/L x 100% = (7/151.4) x 100% = 4.6%
• Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
L/POP x 100% = (151.4/228.8) x 100% = 66.2%
CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

• Đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư


 Nền kinh tế đóng:
GDP = C + I + G
 GDP = C + I + G + T – T
 (GDP – T – C) + (T – G) = I
 Sp + Sg =I
 Sn =I
Trong nền kinh tế đóng tiết kiệm luôn bằng đầu tư
CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

• Đồng nhất thức giữa tiết kiệm và đầu tư


 Nền kinh tế mở:
GDP = C + I + G + NX
 GDP = C + I + G + T - T + NX
 (GDP - C - T) + (T - G) - I = NX
 Sn - I = NX
Trong nền kinh tế mở chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư bằng xuất khẩu ròng.
CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

• Mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế


 Nền kinh tế mở:
GDP = C + I + G + NX
 (GDP - C - T) - I + (T - G) = NX
 (Sp - I) + (T - G) = NX
Nếu tiết kiệm khu vực tư nhân bằng đầu tư (I = Sp), khi đó:
 Thặng dư ngân sách sẽ kéo theo thặng dư cán cân thương mại (thặng dư kép)
 Thâm hụt ngân sách sẽ kéo theo thâm hụt cán cân thương mại (thâm hụt kép).
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ - GLOSSARY

 Tổng cầu (Aggregate Demand):


 Tổng cung (Aggregate Supply):
 Tăng trưởng kinh tế (Economic Growth):
 Lạm phát (Inflation):
 Thất nghiệp (Unemployment):
 Chu kỳ kinh tế (Economic Cycle):
 Tổng sản phẩm quốc nội
 Tổng sản phẩm quốc dân
 Chỉ số điều chỉnh GDP
 Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Tóm lược chương

Các nội dung đã đề cập:


1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của Kinh tế vĩ mô; Mục tiêu và công cụ
của Kinh tế vĩ mô
2. Sơ đồ hệ thống kinh tế vĩ mô; Mô hình AD-AS: xác định giá cả và sản lượng cân
bằng của thị trường hàng hóa, dịch vụ
3. Phân tích biến động của sản lượng, giá cả
4. Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
5. Các chỉ tiêu đo lường sản lượng và giá cả của nền kinh tế.

You might also like