You are on page 1of 66

BÀI TẬP

Một nhà độc quyền bán gặp đường cầu là P = 11- Q Trong đó: P được tính
bằng $/sản phẩm và Q được tính bằng nghìn sản phẩm. Nhà độc quyền này
có chi phí bình quân không đổi ATC = 7$
1. Hãy xác định phương trình đường doanh thu cận biên và đường chi phí
biên của doanh nghiệp?
2. Xác định giá và sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của doanh nghiệp? Tính
mức lợi nhuận đó và chỉ số Lerner (L) thể hiện mức độ độc quyền của
doanh nghiệp?
3. Mức giá và sản lượng tối ưu đối với xã hội là bao nhiêu? Tính phần mất
(DWL) do hãng độc quyền này gây ra?
BÀI TẬP

BÀI GIẢI

1. MR = 11 – 2Q; MC = 7
2. Tối đa hóa lợi nhuận  Qm = 2, Pm = 9, TPr = 4 ; L = (Pm – MC)/Pm = 2/9
3. Mức giá và sản lượng tối ưu cho xã hội được xác định ở điểm mà tại đó MC gặp D.
Hay 11 – Q = 7 => Q = 4, P = 7
DWL = (9 – 7) (4 – 2)/2 = 2
CHƯƠNG VI
SẢN LƯỢNG QUỐC
GIA
Giảng viên: TS. Hà Thị Thu Huế
Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà
Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội. Tel:
0987261294; Email: huecres@gmail.com

10/ 2021
CÁC NỘI DUNG CHÍNH

1. Mục tiêu và công cụ của kinh tế vĩ mô

2. Sản lượng quốc gia và thu nhập quốc


dân

3. Phương pháp xác định GDP và GNP


GIỚI THIỆU TỔNG CUNG - TỔNG CẦU

TỔNG CUNG- TỔNG CẦU

Tổng cầu Tổng cung


P P
Pa a Pb b
AD AS
Pb b
a
Pa
O Y O
Ya Yb Ya Yb
GIỚI THIỆU TỔNG CUNG - TỔNG CẦU

TỔNG CUNG- TỔNG CẦU

P
AD0
AD1
AS1
AS0
E1
P1
E0
P3 E3
P0

P2
E2

O
Y0 Y2 Y
Y1 Y3
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Các mục tiêu của kinh


tế vĩ mô

Sản lượng và
tăng trưởng Ổn định giá Kinh tế đối Công bằng
Việc làm
kinh tế cả ngoại xã hội
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Mục tiêu sản lượng &


tăng trưởng kinh tế

Đạt sản lượng thực tế Tốc độ tăng trưởng kinh


cao, tương ứng với mức tế cao ổn định và vững
sản lượng tiềm năng chắc
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

MỤC TIÊU VIỆC LÀM

Việc làm tốt, phù hợp với


Tạo ra nhiều việc làm Duy trì ở mức thất xu hướng đào tạo và thị
cho người lao động nghiệp tự nhiên trường có thu nhập cao
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH GIÁ


CẢ

Không để giá cả tăng quá cao Lạm phát ở mức vừa phải thì
hoặc quá thấp giá cả ổn định
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

MỤC TIÊU KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Cân bằng cán cân thanh toán


quốc tế, đặc biệt là cán cân Ổn định tỷ giá hối đoái
thương mại.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

MỤC TIÊU CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Phân phối công bằng đảm bảo Giảm thiểu khoảng cách chênh
hài hòa lợi ích lệch giàu nghèo
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ


KINH TẾ VĨ MÔ

Các chương
Các chính sách trình kế hoạch Hệ thống pháp
kinh tế - xã mang tính định luật
hội hướng
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ CHÍNH:

Chính sách tài khóa (Fiscal Policy)

Chính sách tiền tệ (Monetary policy)

Chính sách thu nhập (Income policy)

Chính sách kinh tế đối ngoại (Foreign Economic


Policy)
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách tài khóa:


 Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử
dụng thuế (T) và chi tiêu công (G) để điều tiết
mức chi tiêu của nền kinh tế.

 Cơ quan thực hiện: Bộ Tài chính, Tổng cục thuế


và hệ thống kho bạc nhà nước.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách tài khóa:

 Công cụ tác động: thuế và chi tiêu của chính phủ (G).
 Thuế (T): nguồn thu ngân sách chủ yếu của chính phủ.
Chính phủ định ra thuế, thuế trực thu (Td) và thuế gián thu
(Ti).
 Thuế làm giảm các khoản thu nhập do đó làm giảm chi
tiêu của xã hội ảnh hưởng đến tổng cầu, sản lượng và đầu tư.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách tài khóa:


 Chi tiêu chính phủ (G) ảnh hưởng đến quy mô chi tiêu chung
do đó ảnh hưởng đến sản lượng cân bằng của nền kinh tế.
 Chi tiêu của chính phủ bao gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho sản xuất,
đời sống, các khoản chi công khác.

B=T-G
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách tài khóa:


Cơ chế tác động:
 Ngắn hạn chống suy thoái: Tăng G,
giảm T  AD tăng, sản lượng tiến
đến tiềm năng (Chính sách tài khóa
mở rộng)
 Ngắn hạn giảm lạm phát: giảm G,
tăng T  AD giảm, lạm phát sẽ
giảm, nhưng sản lượng cũng sẽ giảm
(Chính sách tài khóa thắt chặt)
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách tài khóa:


 Trong ngắn hạn: chống suy thoái, chống lạm phát,
tiến tới cân bằng ngân sách.

 Trong dài hạn: Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm tăng trưởng kinh tế và

phát triển.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ
CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2020
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách tiền tệ (Monetary policy)


 Chính sách tiền tệ là việc chính phủ sử dụng mức cung
tiền (MS) và lãi suất (r) để quản lý và điều tiết nền kinh
tế vĩ mô theo mục tiêu đã định.
 Mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát được lượng
cung ứng tiền trên thị trường.
 Công cụ của chính sách tiền tệ : tỉ lệ dự trữ bắt buộc,
nghiệp vụ thị trường mở, và lãi suất cho vay tái chiết
khấu.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách tiền tệ

 Chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung Ương chỉ đạo


thực hiện
 Chính phủ sử dụng mức cung tiền (MS), lãi suất (r) này
nhằm điều chỉnh lượng tiền cho tiêu dùng (C), đầu tư
(I), chi tiêu của chính phủ (G).
 Đối tượng tác động: Tác động vào tổng cầu (AD)
thông qua tác động đến đầu tư, tiêu dùng của công
chúng.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách tiền tệ

Cơ chế tác động (ngắn hạn):


- Chống suy thoái thì cơ chế tác động là tăng MS làm
giảm r  tăng I, tăng C  AD tăng, sản lượng thực tế
tiến tới sản lượng tiềm năng. (Chính sách tiền tệ mở
rộng)
- Với mục tiêu giảm lạm phát: thì cơ chế tác động là
giảm MS làm tăng r giảm I, giảm C  AD giảm,
sản lượng giảm nhưng lại hạn chế được lạm phát.
(Chính sách tiền tệ thắt chặt)
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách thu nhập:

 Chính sách thu nhập là việc sử dụng tiền lương (w) và mức giá
chung của nền kinh tế để quản lý điều tiết vĩ mô theo mục tiêu đã
định.
 Mục tiêu của chính sách thu nhập là tăng thu nhập cho công chúng
để họ chủ động cuộc sống và điều chỉnh lại thu nhập giữa các thành
viên trong xã hội.
 Công cụ của chính sách thu nhập: Kiểm soát giá–lương, Thoả
thuận giá - lương tự nguyện, Chính sách thu nhập dựa vào thuế
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách thu nhập:


 Cơ quan thực hiện: Bộ LĐ TBXH, Tài chính, Bội Nội vụ cùng phối hợp thực
hiện
 Đối tượng tác động:
• Tác động đến tổng cầu (AD) thông qua tác động vào tiêu dùng
• Tiền lương tác động đến tổng cung ngắn hạn: tiền lương tăng  AS giảm.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách kinh tế đối ngoại

 Chính sách kinh tế đối ngoại là việc chính phủ sử dụng chế độ bảo
hộ mậu dịch, tỷ giá hối đoái và một số công cụ khác nhằm quản lý
điều tiết nền kinh tế vĩ mô theo mục tiêu đã định.
 Mục tiêu là chủ động trong cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là
cán cân thương mại và ổn định tỷ giá hối đoái.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách kinh tế đối ngoại

 Cơ quan thay mặt chính phủ thực hiện: Ngân hàng nhà nước, bộ công
thương và các bộ ngành liên quan cùng phối hợp.
 Công cụ tác động:
(1) Bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào thuế quan và hạn ngạch XNK.
(2) Tỷ giá hối đoái: là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ
của các nước khác.
NỘI DUNG 1. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ CỦA KINH TẾ VĨ MÔ

Chính sách kinh tế đối ngoại

 Đối tượng tác động: tác động đến tổng cầu (AD) thông qua tác động đến xuất khẩu (EX)
và nhập khẩu (IM)
 Cơ chế tác động:
- Chống suy thoái: giảm giá đồng nội tệ, giảm thuế xuất khẩu, tăng hạn ngạch xuất
khẩu làm cho tổng cầu AD tăng, kinh tế thoát khỏi suy thoái.
- Chống lạm phát: tăng giá đồng nội tệ, tăng thuế XNK hàng hóa và dịch vụ. Điều này
làm giảm tổng cầu (AD) nhưng cũng làm giảm mức giá.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP là tổng giá trị của toàn bộ hàng hóa và


dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi
lãnh thổ một quốc gia trong một thời kỳ
(thường là một năm), không phân biệt nguồn
vốn và chủ sở hữu là trong hay ngoài nước.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Hàng hóa và dịch vụ cuối cùng là


Hàng hóa và dịch vụ trung
những HH-DV mà người sử dụng
gian là những HH-DV dùng
cuối cùng mua, bao gồm hàng tiêu
làm đầu vào trong quá trình sản
dùng và dịch vụ mà các hộ gia đình
xuất ra hàng hóa khác và được
mua, hàng xuất khẩu và các tư liệu
sử dụng hết một lần trong quá
máy móc, thiết bị mà các doanh
trình đó.
nghiệp mua về.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)


• GDP danh nghĩa (GDPn) tính theo giá hiện hành
• GDP thực tế (GDPr) tính theo giá cố định (một
năm gốc)
• Nền kinh tế đóng: GDP=C+I+G
• Nền kinh tế mở: GDP=C+I+G+Ex-Im
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Nguồn: Tổng cục thống kê


NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Nguồn: Tổng cục thống kê


NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Những lưu ý khi sử dụng các đại lượng GDP:


-Không xác định chi phí cho tác động tiêu cực tới xã hội và môi trường
của hoạt động kinh tế;
- Không hạch toán được kinh tế ngầm và tự phục vụ.
- Không xác định đầy đủ các phí từ các khoản đầu tư phát triển xã hội.
- Không phản ánh được sự phân phối trong xã hội.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

GNP là tổng giá trị của toàn bộ HH-DV


cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo
ra trong một thời kỳ (thường là một năm),
không phân biệt việc sản xuất được thực
hiện ở trong nước hay ngoài nước.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

GNP danh nghĩa và thực tế:

 Tổng sản phẩm quốc dân danh nghĩa (GNPn):


đo lường tổng sản phẩm quốc dân theo giá hiện
hành (giá cả của cùng thời kỳ đo).

 Tổng sản phẩm quốc dân thực tế (GNPr): đo


lường tổng sản phẩm quốc dân theo giá cả cố
định ở thời kỳ được lấy làm gốc.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Lạm phát và hệ số giảm phát GDP

• Tỉ lệ lạm phát là phần trăm gia tăng mức giá chung.


• Một trong các số đo mức giá là hệ số giảm phát GDP, được định nghĩa là:
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Lạm phát và hệ số giảm phát GDP

• Hãy tính hệ số giảm phát GDP mỗi năm.


• Từ đó hãy tính tỉ lệ lạm phát từ năm
2006 đến 2007, và từ 2007 đến 2008.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Lạm phát và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

• Một số đo mức giá khác là chỉ số giá tiêu dùng (CPI)


• Do Tổng cục thống kê (GSO) cung cấp
• GSO sử dụng phương pháp điều tra người tiêu dùng để xác định thành phần của
một “giỏ” hàng hoá tiêu biểu.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Lạm phát và Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)


NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Hệ số giảm phát GDP & Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

- Hàng hoá doanh nghiệp mua để đầu tư:


• Có trong hệ số giảm phát GDP (nếu được sản xuất trong nước)
• Không có trong CPI
- Hàng tiêu dùng nhập khẩu
• Có trong CPI
• Không có trong hệ số giảm phát GDP
- Giá và loại hàng:
• CPI: Q năm gốc cố định, P từng năm thay đổi
• Hệ số giảm phát GDP: P năm gốc cố định, Q từng năm thay đổi
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Mối quan hệ giữa GNP và GDP

GNP = GDP + thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài (NIA)

Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài = Các khoản thu
nhập mà dân cư trong nước tạo ra ở nước ngoài - các
khoản thu nhập mà người nước ngoài tạo ra ở trong nước
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Phân biệt GDP và GNP


NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Sản phẩm quốc dân ròng


(NNP ):
• NNP là tổng thu nhập của công dân một nước trừ đi phần khấu
hao. NNP = GNP – De
De: Khấu hao (còn có thể gọi là tiêu hao tư bản cố định)
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Tổng thu nhập quốc dân (GNI): là chỉ số


kinh tế xác định tổng thu nhập của một quốc
gia trong một thời gian, thường là một năm.
Đây là chỉ tiêu đo thực lực của quốc gia.

Thu nhập quốc dân được tính bằng cách:


• GNI = GNP – De – Ti (Thuế gián thu: Ti)
• GNI = NNP – Ti
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

• Thu nhập khả dụng (Yd): là thu nhập mà các hộ gia đình và doanh nghiệp
cá thể còn lại sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ.

Yd = PI – (thuế thu nhập + các khoản thanh toán ngoài thuế)

• Các khoản thanh toán ngoài thuế: VD: lệ phí giao thông.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Ý nghĩa của GDP và GNP trong phân tích kinh tế vĩ



1 2 3

Thước đo quan
trọng để so sánh
Tiêu chí để đánh Là nguồn thông
quy mô sản xuất
giá tăng trưởng tin quan trọng cho
của các nước khác
kinh tế, phân tích các chính phủ
nhau trên thế giới
mức sống dân cư xây dựng các kế
được nhiều tổ chức
của mỗi quốc hoạch kinh tế.
như WB, IMF…
gia.
sử dụng.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

GNI hoặc GDP bình quân đầu người

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) hoặc Tổng sản phẩm trong
nước (GDP) bình quân đầu người là tỷ số giữa GNI hoặc GDP
với dân số của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

GNI / Dân số GDP / Dân


số
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN

Để đánh giá mức sống một Để đánh giá năng lực sản xuất
quốc gia, người ta thường sử của một quốc gia, người ta
dụng chỉ tiêu GNP bình quân thường sử dụng chỉ tiêu GDP
đầu người. bình quân đầu người.
NỘI DUNG 2. SẢN LƯỢNG QUỐC GIA VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

Vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô đơn giản


NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

CÁC PP XÁC ĐỊNH


GDP

Theo luồng SP cuối Theo giá trị gia


Theo chi phí và
cùng tăng
thu nhập
(Expenditure (Value
(Income approach)
approach) added
approach)
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

3.1. GDP theo luồng sản phẩm

GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh và chính phủ mua và khoản
xuất khẩu ròng được thực hiện trong một đơn vị thời gian (1 năm).

GDP = C + I + G + NX
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

3.1. GDP theo luồng sản phẩm

 Tiêu dùng (C): bao gồm tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi dùng
cho đời sống hàng ngày.

--> GDP bỏ qua hàng hoá và dịch vụ mà các hộ gia đình tự sản xuất
(không được mua bán trên thị trường).
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

3.1. GDP theo luồng sản phẩm

 Đầu tư (I): Là các khoản chi tiêu mua máy móc, thiết bị tư bản,
nhà xưởng, hàng tồn kho, xây dựng nhà ở mới.
 Tổng đầu tư: giá trị của các tư liệu lao động chưa trừ phần
đã
hao mòn trong quá trình sản xuất.
 Đầu tư ròng: Bằng tổng đầu tư trừ phần khấu hao

I = In + De
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

3.1. GDP theo luồng sản phẩm

 Chi tiêu của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ (G)


 Bao gồm các khoản chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ của các
cấp chính quyền, xây dựng cơ sở hạ tầng…
 Một số khoản chi của CP, chẳng hạn, trợ cấp xã hội cho người
già không được tính vào GDP.
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

3.1. GDP theo luồng sản phẩm

 Xuất khẩu ròng (NX):


NX = EX - IM
Trong đó:
NX – Xuất khẩu ròng
EX – Xuất khẩu
IM – Nhập khẩu
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

3.2. GDP theo luồng chi phí hoặc thu nhập

 Tổng sản phẩm quốc dân cũng có GDP = W + r + i + Pr + A +


nghĩa là tổng số tiền thu nhập về các Ti
• W - Chi phí tiền công, tiền lương
yếu tố sản xuất (lương, lãi tiền cho • r - Chi phí thuê nhà, thuê đất.
vay, tiền thuê nhà và lợi nhuận dùng • i - Chi phí thuê vốn (lãi suất)
• Pr - lợi nhuận
làm chi phí để sản xuất ra những sản • A - Khấu hao
• Ti - Thuế gián thu
phẩm cuối cùng của xã hội ).
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

3.2. GDP theo giá trị gia tăng

 Giá trị gia tăng (VA) của một doanh


nghiệp là số đo phần đóng góp của
doanh nghiệp đó vào tổng sản • Giá trị gia tăng là khoản chênh
lệch giữa các khoản bán ra của
lượng của nền kinh tế. Tổng VA doanh nghiệp với khoản mua
của mọi đơn vị sản xuất và dịch vụ vào về vật liệu và dịch vụ từ các
doanh nghiệp khác.
trong vòng một năm là GDP.
NỘI DUNG 3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP VÀ GNP

3.2. GDP theo giá trị gia tăng


BÀI TẬP

Bài 1. Hãy tính toán GDPn, GDPr qua từng năm


Q táo Q gà P táo P gà GDPn GDPr
(kg) (đ/kg)
(kg) (đ/kg)
Năm 1 5 10 6 8
(Năm gốc)
Năm 2 8 12 10 10
Năm 3 10 20 12 16
BÀI TẬP
Bài 2. Cho biết GNPn của năm 2005 và 2006 của một nước tương ứng là
820.000 tỷ đồng và 940.000 tỷ đồng. Chỉ số lạm phát tính theo GNP của
năm2005 và 2006 là 210% và 225% (tính theo giá năm
1994)
Hãy xác định:

a. GNP thực tế của các năm 2005 và 2006 (tính theo giá năm 1994)
b. Tốc độ tăng trưởng của GNP năm 2006 so với năm 2005
c. Chỉ số lạm phát tính theo GNP năm 2006 so với năm 2005?
BÀI TẬP
Bài 3. Số liệu sau cuả một quốc gia năm 2006. Đơn vị tính: Tỷ
$
• Tổng sản phẩm quốc dân theo giá thị trường : 542.52
• Thuế đánh vào các khoản chi tiêu : 73.03
• Sử dụng vốn (khấu hao) : 56.74
• Thu nhập ròng từ nước ngoài : 5.85
• Các khoản trợ cấp : 5.4

Yêu cầu:
a. Tính tổng sản phẩm quốc nội theo giá thị trường ?
b. Tính tổng sản phẩm quốc dân ròng theo giá thị trường ?
c. Tính tổng sản phẩm quốc dân ròng theo yếu tố chi phí ?
d. Tính tổng sản phẩm quốc nội theo yếu tố chi phí ?
THANK
YOU!

You might also like