You are on page 1of 8

KINH TẾ VĨ MÔ

• MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:


Trang bị cho sinh viên kiến thức cần thiết về
những vấn đề thuộc tổng thể một nền kinh tế
làm cơ sở cho việc nghiên cứu và học tập các
môn học chuyên ngành sau này cũng như trong
công tác thực tế.
KINH TẾ VĨ MÔ

Chương I : Khái quát về kinh tế vĩ mô


Chương II : Đo lường sản lượng quốc gia
Chương III : Lý thuyết xác định sản lượng cân bằng
Chương IV : Chính sách tài khóa
Chương V : Chính sách tiền tệ
Chương VI : Lạm phát và thất nghiệp
Chương VII : Thương mại quốc tế
Chương VIII: Tăng trưởng kinh tế
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ VĨ MÔ
I/CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.Nhu cầu(Needs): ham muốn của con người trong việc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ.
- phát triển không ngừng - thỏa mãn được hay không do thu nhập quyết định → lựa
chọn trong quyết định chi tiêu.
2.Cầu(Demand): lượng hàng hóa dịch vụ người mua muốn mua bằng một lượng tiền
nhất định.
SẢN XUẤT → THU NHẬP → CHI TIÊU → CẦU

3.Lạm phát(Inflation): tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng liên tục trong một
thời gian nhất định.
-Giảm phát(Deflation)
-Mức giá chung(General price level): giá trung bình của nhiều loại hàng hóa dịch vụ
được đo bằng chỉ số giá.
-Chỉ số giá(Price index): chỉ tiêu phản ánh mức giá trung bình ỏ một thời điểm nào đó
bằng bao nhiêu phần trăm so vói thời điểm gốc.VD: chỉ số giá năm 2000: 99,4% so
với năm trước - chỉ số giá năm 2004: 104% so với năm gốc
* CPI(Consumer price index): chỉ số giá tiêu dùng
* PPI(Producer price index): chỉ số giá sản xuất
* GDP deflator: chỉ số giảm phát GDP hay chỉ số giá toàn bộ:
-Tỷ lệ lạm phát(Rate of inflation): tỷ lệ thay đổi của giá cả ở thời điểm này so với thời
điểm trước. VD: tỷ lệ lạm phát năm 2005: 10% - tỷ lệ lạm phát năm 2000: -0.6%
4.Thất nghiệp(Unemployment): những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động đang tìm việc làm nhưng chưa có hoặc đang chờ nhận việc làm.
-Nhân dụng (Employment): hữu nghiệp
-Lực lượng lao động(Labor force): thất nghiệp + hữu nghiệp
-Tỷ lệ thất nghiệp(Unemployment rate) U: tỷ lệ % số người thất nghiệp so với lực
lượng lao động. VD: U = 5%
*Thất nghiệp cơ học(Frictional unemployment): người mới gia nhập hoặc tái nhập
lực lượng lao động, người bỏ việc cũ tìm việc mới, người thất nghiệp do thời vụ.
*Thất nghiệp cơ cấu(Structural unemploment): thất nghiệp do thiếu kỹ năng hoặc
khác biệt về địa điểm cư trú.
*Thất nghiệp chu kỳ(Cyclical unemployment): thất nghiệp do kinh tế suy thoái, sản
lượng giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng.
II/SẢN LƯỢNG TIỀM NĂNG – ĐỊNH LUẬT OKUN
1. Sản lượng tiềm năng(Potential output) Yp: sản lượng đat được khi nền kinh tế tồn
tại mức thất nghiệp tự nhiên.
-Thất nghiệp tự nhiên(Natural unemployment): thất nghiệp cơ học + thất nghiệp cơ
cấu - Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Un
*Yt = Yp : Ut = Un nển kinh tế toàn dụng(full employment) P
*Yt < Yp : Ut > Un nền kinh tế khiếm dụng(less employment)
*Yt > Yp : Ut < Un → nền kinh tế lạm phát tăng tốc
*Yp không phải là mức sản lượng tối đa của nền kinh tế: Yp là
mức sản lượng cao nhất nền kinh tế có thể đạt được trong điều
kiện không có lạm phát tăng tốc.
*Yp phản ánh năng lực sản xuất của quốc gia, phụ thuộc vào
các nguồn lực của nền kinh tế, không phụ thuộc vào mức giá. Yp Y
2.Định luật Okun
- Nếu sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng 2% thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế
cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên 1%
Yt < Yp : 2% ⇒ Ut > Un: 1% Ut = Un + [(Yp – Yt)/ Yp] x 50%
- y: tốc độ tăng sản lượng thực tế năm nay so với năm trước
p: tốc độ tăng sản lượng tiềm năng năm nay so với năm trước
∆U: chênh lệch của tỷ lệ thất nghiệp năm nay so với năm trước
(y – p) = 2,5% ⇒ ∆U = -1% ∆U = -0,4 (y – p)
3.Chu kỳ kinh đoanh(business cycle): hiện tượng sản lượng thực tế dao động lên
xuống theo thời gian xoay quanh sản lượng tiềm năng
Y 1 chu kỳ Đỉnh
Đỉnh
Đình trệ YP
Bùng nổ

Suy thoái kinh tế(recession): thất nghiệp ↗


Phục hồi
Suy thóai Bùng nổ kinh tế(boom): lạm phát tăng tốc
Đáy
Thu hẹp Mở rộng
sản xuất sản xuất năm
III/MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU
1.Tổng cầu(Aggregate demand) AD: toàn bộ giá trị lượng hàng hóa dịch vụ của một
quốc gia mà hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ, nước ngoài muốn mua ở mỗi mức
giá.
- Đo lường mức tổng chi tiêu dành cho hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước.
- Yếu tố tác động: mức giá, thu nhập hộ gia đình, khối lượng tiền cung ứng, tỷ giá
hối đoái, chi tiêu chính phủ, thuế, trợ cấp, dân số, xuất nhập khẩu…
- Quy luật: nghịch biến. Khi mức giá chung tăng thì chi tiêu cho việc mua sắm hàng
hóa dịch vụ giảm và ngược lại. → di chuyển dọc đường tổng cầu AD
- Khi các yếu tố khác với mức giá thay đổi → dịch chuyển đường tổng cầu AD
P P
AD AD’
AD

P2 B P A A’
A
P1

Y Y
Y2 Y1 Y Y’

Di chuyển dọc đường tổng cầu Dịch chuyển đường tổng cầu
2.Tổng cung(Aggregrate supply) AS: giá trị toàn bộ lượng hàng hóa dịch vụ của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế muốn cung ứng tại mỗi mức giá
- Yếu tố tác động: mức giá, năng lực sản xuất của quốc gia, chi phí sản xuất (giá
yếu tố đầu vào, thuế, lãi suất,…)
- Quy luật: đồng biến. Khi mức giá chung tăng lên, lượng hàng hóa dịch vụ các
doanh nghiệp muốn cung ứng tăng lên và ngược lại → di chuyển dọc theo đường
tổng cung
- Khi các yếu tố khác với mức giá thay đổi → dịch chuyển đường tổng cung
Yp Yp‘
P Yp P Yp P
AS P
AS AS’ AS AS’
AS
B
P2 A’
A P’ A A’
P1 A P
P

Y Y1 Y2 Y Y Y Y Y’ Y
P↗ ⇒ Y↗, nhưng P↗ ⇒ Y↗ Chi phí sản xuất ↗: Năng lực sản xuất ↗:
khi vượt quá Yp Di chuyển đường tổng cung đường tổng cung
mức nào đó thì doc theo dịch chuyển lên dịch sang phải
không tăng nữa, đường trên
AS thẳng đứng tổng cung
3. Cân bằng tổng cung – tổng cầu Yp
P P
AD AS AD2
AD0
AD1
Thừa
P1 P2
P E P0
P2 P1
Thiếu

Y Y Y1 Y0 Y2 Y

Xu hướng thay đổi của thị trường


Chính sách can thiệp của chính phủ
4. Mục tiêu ổn định kinh tế ngắn hạn: Y → Yp , AD → AD0
- Chính sách tài khóa: thay đổi thu chi ngân sách của chính phủ
- Chính sách tiền tệ: thay đổi cung tiền
- Chính sách thu nhập: thay đổi tiền lương, thu nhập người lao động
- Chính sách ngoại thương: tác động đến xuất nhập khẩu, ngoại hối
Tăng tổng cầu: mở rộng, nới lỏng Giảm tổng cầu: thắt chặt, thu hẹp
5. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế dài hạn: tác động tăng tổng cung AS và sản lượng
tiềm năng Yp sang phải bằng các chính sách gia tăng năng lực sản xuất của nền
kinh tế

You might also like