You are on page 1of 57

TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ Học, học nữa học mãi

OTHK.VN
Bộ Môn : Kinh Tế Vĩ Mô Bài học số 1

Website : http://othk.vn MÔ HÌNH AD – AS


Ths. Nguyễn Ngọc Huy – 0931.731.806

1. Tổng cầu (AD – Aggregate Demand)


a. Khái niệm: Tổng cầu chỉ tổng lượng tất cả các hàng hoá và dịch vụ mà các tác
nhân trong nền kinh tế có nhu cầu tiêu dùng tương ứng với mỗi mức giá cả và thu
nhập nhất định.
b. Các nhân tố tác động đến tổng cầu
- Yếu tố nội sinh: Mức giá chung (P): Tỷ lệ nghịch với lượng tổng cầu
- Các yếu tố ngoại sinh thể hiện qua công thức: AD = C + I + G + EX - IM
• Chi tiêu Chính Phủ (G): Tỷ lệ thuận
• Đầu tư tư nhân (I): Tỷ lệ thuận
• Xuất khẩu (EX): Tỷ lệ thuận
• Nhập khẩu (IM): Tỷ lệ nghịch
Chú ý: NX = (EX – IM) được gọi là xuất khẩu ròng hay cán cân thương mại tỷ lệ
thuận với tổng cầu.
Ngoài ra Thuế đánh vào hàng hóa trong nước tỷ lệ nghịch với tổng cầu và Thuế
đánh vào hàng hóa nhập khẩu tỷ lệ thuận với tổng cầu.
c. Đường AD : Là đường dốc xuống dưới, về phía phải, có độ dốc âm.
P

𝑃0

AD

𝑌𝐷0 Y = GDP thực


Page 1 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
d. Sự di chuyển và dịch chuyển đường AD
* Sự di chuyển dọc theo đường AD
- Khi P thay đổi (yếu tố nội sinh)
P

𝑃0 A

𝑃1 B

AD

0 𝑌𝐷0 𝑌𝐷1 Y = GDP thực


* Sự dịch chuyển đường AD
Khi các yếu tố ngoài giá thay đổi hay là các yếu tố ngoại sinh:

𝑇ă𝑛𝑔 Dịch phải nếu AD↑


Dịch trái nếu AD↓

𝐺𝑖ả𝑚
AD

Y = GDP thực

Page 2 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
2. Tổng cung: (AS – Aggregate Supply)
- Tổng cung của một nền kinh tế là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ mà các doanh
nghiệp sẵn sàng và có khả năng sản xuất trong nước tại mỗi mức giá.
- Tổng cung dài hạn (Long run Aggregate Supply − 𝐴𝑆𝐿𝑅 ) là đường thẳng đứng
tại mức sản lượng tiềm năng (Potential output – Y*)
- Tổng cung ngắn hạn (Short run aggregate supply - AS hoặc 𝐴𝑆𝑆𝑅 ) là đường
dốc lên.
𝐴𝑆𝐿𝑅
P P

AS

Y= GDP thực Y* Y= GDP thực


Ngắn hạn Dài hạn

a. Tổng cung dài hạn (𝑨𝑺𝑳𝑹 )


- Dài hạn trong vĩ mô được hiểu là khoảng thời gian đủ dài để giá cả trên các thị
trường là hoàn hảo để khôi phục lại sự cân bằng mong muốn của thị trường.
- Trong dài hạn, sản lượng luôn bằng với mức sản lượng tiềm năng bất kỳ mức
giá chung là bao nhiêu chăng nữa. (không phụ thuộc vào giá cả chung)
- Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng (Potential
Output – Y*).
Y* = A.F(K,L,H,N)
- Tổng cung dài hạn dịch chuyển khi các nhân tố sau thay đổi:
+ Biến số phản ánh trình độ công nghệ sản xuất sẵn có (A), trong đó bao gồm
tri thức công nghệ (Technological - T) và khả năng kết hợp các nhân tố sản xuất
để phù hợp với tri thức công nghệ đó.
+ Vốn tư bản (Physical capital - K). (Tỷ lệ thuận)
+ Nguồn lao động (Labor Resources - L) ở trạng thái toàn dụng. (Tỷ lệ thuận)
+ Vốn nhân lực (Human Capital - H). (Tỷ lệ thuận)
+ Nguồn tài nguyên (Natural Resources - N ). (Tỷ lệ thuận)

Page 3 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
b. Tổng cung trong ngắn hạn (𝑨𝑺𝑺𝑹 hay viết gọn thành AS):
Y = Y* + 𝜶(𝑷 − 𝑷𝒆 )

Đồ thị của đường tổng cung ngắn hạn có xu hướng dốc lên từ trái sang phải thể
hiện mối quan hệ thuận chiều giữa giá bán và lượng tổng cung.

Do đó giá cả chung đóng vai trò là yếu tố nội sinh, khi giá cả chung thay đổi
dẫn tới đường tổng cung di chuyển dọc.

P
AS
B
𝑃1

𝑃0 A

0 𝑌𝑆0 𝑌𝑆1 Y=GDP thực


Tổng cung trong ngắn hạn dịch chuyển khi:
+ Thay đổi tư bản (K). (Tỷ lệ thuận)
+ Thay đổi lượng lao động ở trạng thái toàn dụng (L). (Tỷ lệ thuận)
+ Thay đổi vốn nhân lực (H). (Tỷ lệ thuận)
+ Tiến bộ công nghệ (T). (Tỷ lệ thuận)
+ Thay đổi trong nguồn tài nguyên (N ). (Tỷ lệ thuận)
+ Thay đổi giá nguyên liệu đầu vào (Chi phí sản xuất).(Tỷ lệ nghịch)
*(Giá nguyên liệu đầu vào bao gồm: Giá nguyên, nhiên, vật liệu như xăng, dầu,
điện, nước sản xuất, linh kiện, phụ kiện đầu vào sản xuất và các yếu tố đầu vào
khác)
+, Mức giá dự kiến Pe (tỷ lệ nghịch)
+, Các cú sốc bất lợi => AS giảm; Cú sốc có lợi => AS tăng.

P
AS

- Dịch phải: AS tăng do chi phí sản xuất giảm


𝑇ă𝑛𝑔 - Dịch trái: AS giảm do chi phí sản xuất tăng
𝐺𝑖ả𝑚

Y = GDP thực

Page 4 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
3. Xác định trạng thái cân bằng (Mô hình AD-AS):
c. Trạng thái cân bằng vĩ mô ngắn hạn:
+ Đó là khi lượng tổng cầu bằng với lượng tổng cung Y0
+ Mức giá chung cân bằng P0
P
AS

𝐸0
𝑃0

AD

0 𝑌0 Y = GDP thực

d. Trạng thái cân bằng vĩ mô dài hạn:


+ Đó là khi GDP thực tế bằng GDP tiềm năng và bằng tồng lượng cầu hàng hóa
dịch vụ.
+ Sản lượng thực tế cân bằng là Y* bằng với sản lượng tiềm năng
+ Mức giá cân bằng thực tế bằng giá dự kiến Pe
𝐴𝑆𝐿𝑅
P AS

𝑃𝑒 𝐸0

AD

0 Y∗ Y = GDP thực

Kết luận:

- Trong ngắn hạn, sự thay đổi của giá và sản lượng chịu sự tác động của tổng
cầu và tổng cung.
- Trong dài hạn, sản lượng được quyết định bởi tổng cung (𝐴𝑆𝐿𝑅 ) , còn giá cả
được quyết định bởi cả tổng cung và tổng cầu.

Page 5 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
1, Trường hợp giá cao hơn giá cân bằng:
𝑃𝑡𝑡 cắt AD tại A và AS tại B
P
𝐴𝐷0 𝐴𝑆0 Khi đó:
Lượng tổng cầu: 𝑌𝐷𝑡𝑡 < Lượng tổng cung: 𝑌𝑆𝑡𝑡
A  Thị trường rơi vào trạng thái dư cung hàng hóa hay
B
𝑃𝑡𝑡 đang dư thừa hàng hóa.

Vì hàng hóa luôn có điểm yếu là “tuổi thọ” và “mới


𝑃0 𝐸0 thay thế cũ” đồng thời nhà sản xuất luôn gặp áp lực bán
để thu hồi vốn tránh phát sinh chi phí ngoài dự kiến
như lãi suất các khoản vay, lưu trữ và bảo quản …
=> Trạng thái dư cung sẽ bị phá vỡ bằng hiệu ứng
“thanh lý” hoặc “sale up to…” cho đến khi đạt trạng
thái cân bằng 𝑃0
0 𝑌𝐷𝑡𝑡 𝑌0 𝑌𝑆𝑡𝑡 Y=GDPr
- Hiện tượng di chuyển (vận động dọc) sẽ xuất hiện
trên đường AD (từ A đến 𝐸0 ) và đường AS (từ B đến
𝐸0 )
- Lượng tổng cầu tăng; Lượng tổng cung giảm cho
đến khi đạt mức sản lượng cân bằng ban đầu 𝑌0

2, Trường hợp giá thấp hơn giá cân bằng:

𝑃𝑡𝑡 cắt AS tại C và AD tại D


khi đó:
P
Lượng tổng cung: 𝑌𝑆𝑡𝑡 < Lượng tổng cầu: 𝑌𝐷𝑡𝑡
𝐴𝐷0 𝐴𝑆0  Thị trường rơi vào trạng thái dư cầu hàng hóa hay
đang thiếu hụt hàng hóa.

Vì công chúng luôn có áp lực phải thỏa mãn nhu


𝐸0 cầu và sẵn sàng trả mức giá cao hơn miễn là thu nhập
𝑃0 của họ cho phép, còn người sản xuất (cung ứng) thì
lại rất sẵn sàng tăng giá bán khi tín hiệu khan hiếm
C xuất hiện
𝑃𝑡𝑡 D
Như vậy cả người tiêu dùng và người sản xuất đều
tạo áp lực khiến cho giá thị trường tăng cho đến khi
đạt trạng thái cân bằng 𝑃0

0 𝑌𝑆𝑡𝑡 𝑌0 𝑌𝐷𝑡𝑡 Y=GDPr - Hiện tượng di chuyển (vận động dọc) sẽ xuất hiện
trên đường AS (từ C đến 𝐸0 ) và đường AD (từ D đến
𝐸0 )
- Lượng tổng cầu giảm; Lượng tổng cung tăng cho
đến khi đạt mức sản lượng cân bằng ban đầu 𝑌0

Page 6 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
3, Trường hợp AD thay đổi do tác động của các yếu tố ngoại sinh
a. AD tăng
Nguyên nhân: C tăng; I tăng; G tăng; EX tăng ; IM giảm; T giảm hoặc do chính sách tài
khóa mở rộng (nới lỏng), hoặc do cú sốc có lợi, hoặc do chính sách tiền tệ mở rộng (nới
lỏng) khiến cung tiền tăng dẫn đến lãi suất giảm và đầu tư tăng.
Trong ngắn hạn:
- AD dịch chuyển sang phải.
P 𝐴𝐷1 - AS không đổi.
𝐴𝑆0
Khi giá còn chưa kịp thay đổi 𝑃0 thì lượng
𝐴𝐷0 tổng cung vẫn là 𝑌0 còn lượng tổng cầu là
𝐸1 𝑌𝐷 => Thị trường rơi vào trạng thái dư cầu
𝑃1 hàng hóa
=> Gây áp lực tăng giá từ 𝑃0 đến 𝑃1 khi đó
A
𝑃0 𝐸0 lượng tổng cầu giảm từ 𝑌𝐷 về 𝑌1 đồng thời
lượng tổng cung tăng từ 𝑌0 lên 𝑌1

Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn tại 𝐸1


Kết luận:Trong ngắn hạn:
- Giá cả tăng: (Lạm phát)
0 𝑌0 𝑌1 𝑌𝐷 Y=GDPr - Sản lượng tăng. (KT tăng
trưởng, việc làm tăng, thất
nghiệp giảm)
b. AD giảm.
Nguyên nhân: C giảm; I giảm; G giảm; EX giảm; IM tăng; T tăng hoặc do chính sách
tài khóa thắt chặt (thu hẹp), hoặc do cú sốc cầu bất lợi, hoặc do chính sách tiền tệ thắt
chặt (thu hẹp) khiến cung tiền giảm dẫn đến lãi suất tăng và đầu tư giảm

Trong ngắn hạn:


P
- AD dịch chuyển sang trái
𝐴𝐷0
𝐴𝑆0 - AS không đổi.
Khi giá còn chưa kịp thay đổi 𝑃0 thì lượng tổng
𝐴𝐷1 cung vẫn là 𝑌0 còn lượng tổng cầu là 𝑌𝐷 => Thị
trường rơi vào trạng thái dư cung hàng hóa
A
𝐸0
=> Gây áp lực tăng giảm từ 𝑃0 xuống 𝑃1 khi đó
𝑃0
lượng tổng cầu tăng từ 𝑌𝐷 lên 𝑌1 đồng thời
lượng tổng cung giảm từ 𝑌0 xuống 𝑌1
𝑃1 𝐸1
Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn tại 𝐸1
Kết luận:Trong ngắn hạn:
- Giá cả giảm: (LP giảm)
- Sản lượng giảm: (KT suy thoái, thất
0 𝑌𝐷 𝑌1 𝑌0 Y=GDPr
nghiệp tăng, việc làm giảm)
Page 7 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
3, Trường hợp AS thay đổi do tác động của các yếu tố ngoại sinh
a. AS tăng
Nguyên nhân: Nguồn lực sản xuất tăng, Chi phí sản xuất giảm, các doanh nghiệp giảm
mức giá dự kiến, cú sốc cung có lợi
Trong ngắn hạn:
- AS dịch chuyển sang phải.
P
- AD không đổi.
Khi giá còn chưa kịp thay đổi 𝑃0 thì lượng
𝐴𝐷0 𝐴𝑆0 tổng cầu vẫn là 𝑌0 còn lượng tổng cung là
𝑌𝑆 => Thị trường rơi vào trạng thái dư cung
𝐴𝑆1 hàng hóa
=> Gây áp lực giảm giá từ 𝑃0 xuống 𝑃1 khi
𝐸0 B
đó lượng tổng cung giảm từ 𝑌𝑆 về 𝑌1 đồng
𝑃0 thời lượng tổng cầu tăng từ 𝑌0 lên 𝑌1
𝐸1
𝑃1 Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn tại 𝐸1
Kết luận:Trong ngắn hạn:
- Giá cả giảm: (Giảm lạm phát)
- Sản lượng tăng (KT tăng trưởng,
0 𝑌0 𝑌1 𝑌𝑆 Y=GDPr thất nghiệp giảm, việc làm tăng)

b. AS giảm.
Nguyên nhân: Nguồn lực suy giảm, Chi phí sản xuất tăng, các doanh nghiệp tăng mức
giá dự kiến hoặc do cú sốc cung bất lợi

P Trong ngắn hạn:


𝐴𝑆1 - AS dịch chuyển sang trái.
𝐴𝑆0 - AD không đổi.
𝐴𝐷0
Khi giá còn chưa kịp thay đổi 𝑃0 thì lượng
tổng cầu vẫn là 𝑌0 còn lượng tổng cung là 𝑌𝑆
𝐸1 => Thị trường rơi vào trạng thái dư cầu hàng
𝑃1
hóa
𝑃0 B => Gây áp lực tăng giá từ 𝑃0 lên 𝑃1 khi đó
𝐸0
lượng tổng cung tăng từ 𝑌𝑆 lên 𝑌1 đồng thời
lượng tổng cầu giảm từ 𝑌0 về 𝑌1 .

Điểm cân bằng mới trong ngắn hạn tại 𝐸1


Kết luận:Trong ngắn hạn:
- Giá cả tăng: (Lạm phát)
0 𝑌𝑆 𝑌1 𝑌0 Y=GDPr - Sản lượng giảm: (KT suy thoái, thất
nghiệp tăng, việc làm giảm)

Page 8 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
III. Mục tiêu và các công cụ kinh tế vĩ mô
1. Các mục tiêu kinh tế vĩ mô
- Mục tiêu tăng trưởng: Tăng Y
- Mục tiêu kiềm chế lạm phát: Giảm P
- Mục tiêu thất nghiệp: công ăn việc làm ( Tăng trưởng  giảm thất nghiệp)
- Mục tiêu công bằng xã hội: tác động đến thu nhập
- Mục tiêu kinh tế đối ngoại: Sử dụng các chính sách bảo hộ mậu dịch nhằm tác
động xuất khẩu, nhập khẩu,...
Những mục tiêu cấp bách về tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát là những
mục tiêu ngắn hạn, những mục tiêu nhằm phát triển kinh tế bền vững là những
mục tiêu dài hạn như mục tiêu ổn định thu nhập, ổn định lạm phát, thất nghiệp..
2. Các công cụ kinh tế vĩ mô
- CS tài khóa: điều chỉnh, chi tiêu CP (G) và thuế (T).
- CS tiền tệ: Điều chính mức cung tiền (MS) qua đó điều chỉnh lãi suất và đầu tư.
a. CS tài khóa
- Là chính sách của chính phủ để điều tiết kinh tế vĩ mô.
- Nhằm thay đổi chi tiêu chính phủ (G) và thuế (T)
- Được thực hiện theo 2 hướng:
+, CSTK lỏng ( mở rộng): Tăng G hoặc giảm T hoặc áp dụng đồng thời cả 2 =>
AD tăng => AD dịch phải
+, CSTK thắt chặt: giảm G hoặc tăng T hoặc áp dụng đồng thời cả 2 => AD giảm
=> AD dịch trái.
b. CS tiền tệ
- Nhằm thay đổi mức cung tiền (MS) và lãi suất (i)
- CSTT thực hiện theo 2 hướng:
+, CSTT lỏng ( mở rộng): Tăng MS => lãi suất giảm => Đầu tư tăng => AD tăng
=> AD dịch phải
+, CSTK thắt chặt: Giảm MS => Lãi suất tăng => Đầu tư giảm => AD giảm =>
AD dịch trái.
Page 9 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
c. CS thu nhập
- Nhằm mục tiêu: Công bằng xã hội
- Công cụ của CSTN là giá cả và tiền lương với biện pháp là áp dụng chính sách
thuế với những người có tiền lương cao
d. CS kinh tế đối ngoại
- Mục tiêu nhằm ổn định tỷ giá đối ngoại, cân bằng cán cân thanh tóa, tác động
đến xuất khẩu và nhập khẩu
- Công cụ của CSKTĐN là các biện pháp bảo hộ mậu dịch như thuế quan, hạn
ngạch, trợ cấp xuất khẩu...

Page 10 of 10
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ Học, học nữa học mãi
OTHK.VN
Bộ Môn : Kinh tế vĩ mô
Bài học số 2
Website : http://othk.vn GDP, GNP và các biến số
Ths. Nguyễn Ngọc Huy - 0931.731.806 đo lường thu nhập

I. TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (Gross Domestic Product - GDP):


1. Khái niệm: Tổng sản phẩm trong nước là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa
và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong 1
thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)
Diễn giải ý nghĩa:

“Giá trị thị trường”


Có nghĩa là GDP được quy về giá trị tính bằng tiền hay tính theo mức giá
được giao dịch trên thị trường.
“Của tất cả…”
Có nghĩa là GDP tìm cách tính toán thể các hàng hóa và dịch vụ được sản
xuất và bán hợp pháp trên thị trường. GDP không tính tới các giá trị giao dịch
ngầm hoặc bất hợp pháp như ma túy, buôn lậu hoặc tự cung tự cấp (self-
sufficient) (các hoạt động tự sản xuất và tiêu dùng tại gia đình).
“tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng”
Là những sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất và chúng được người
mua sử dụng dưới dạng sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là những hàng hóa bán cho
những người sử dụng cuối cùng. Phân biệt hàng hóa cuối cùng là để khắc phục
hiện tượng tính trùng trong đo lường GDP. Ví dụ, tính GDP trong ngành sản xuất
xe máy, sẽ là vô nghĩa nếu như cộng tất cả giá trị của sản lượng cao su, lốp xe
máy, và xe máy được tạo ra trong một nền kinh tế lại với nhau bởi vì giá trị của
lốp xe đã tính đến giá trị của cao su dùng sản xuất ra lốp xe đưa vào xe máy. Ở
đây, cao su và lốp xe là những hàng hóa trung gian.

Page 1 of 7
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
“Hàng hóa trung gian”
Là những hàng hóa như vật liệu và các bộ phận được dùng trong quá trình
sản xuất ra những hàng hóa khác. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ hàng hóa trung
gian không được sử dụng vào việc sản xuất ra những hàng hóa khác mà được đưa
vào hàng tồn kho của doanh nghiệp để bán ra hoặc đưa vào sản xuất trong tương
lai. Lúc đó hàng hóa trung gian được coi là hàng hóa cuối cùng và giá trị của
nó ở dạng đầu tư tồn kho được tính vào GDP. Sau khi đầu tư tồn kho này được
bán ra hoặc sử dụng ở thời kỳ tiếp theo thì đầu tư tồn kho của doanh nghiệp được
ghi là một số âm. Tức là đã được tính vào GDP ở thời điểm sản xuất và phải tính
giảm đi một lượng tương ứng ở kỳ tiếp theo.
“Hàng hóa và dịch vụ”
Có nghĩa là GDP bao gồm cả những hàng hóa hữu hình như lương thực, thực
phẩm, quần áo, xe máy tủ lạnh và những dịch vụ vô hình như dịch vụ cắt tóc,
khám bệnh, bào chữa của luật sư, văn hóa nghệ thuật..v.v.
“Được sản xuất trong phạm vi một nước”
Tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh
tế của quốc gia đều được tính vào GDP. Bất kể nó được tạo ra bởi công dân nước
nào và doanh nghiệp được sở hữu bởi trong nước hay nước ngoài.
“Trong một thời kỳ nhất đinh”
Có nghĩa là GDP phản ánh giá trị sản lượng được tạo ra trong một khoảng
thời gian cụ thể. Thông thường GDP được tính cho thời kỳ một năm hoặc theo các
quý trong năm.
2. Phương pháp xác định GDP:
- Phương pháp chi tiêu
- Phương pháp thu nhập
- Phương pháp giá trị gia tăng
a. Phương pháp chi tiêu: là toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia
đình, các hãng kinh doanh và Chính phủ mua và các khoản xuất khẩu ròng được
thực hiện trong 1 khoảng thời gian (thường là 1 năm).
GDP = C+ I + G + NX
Page 2 of 7
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
Trong đó:
- C - (Private Consumption): tiêu dùng của hộ gia đình (HGĐ) gồm hàng
trong nước và nhập khẩu .
- I - (Investment): chi tiêu đầu tư của khu vực tư nhân.
- G - (Government Spending): chi tiêu mua hàng của chính phủ.
- NX – (Net eXports): Xuất khẩu ròng là phần chênh lệch giữa hàng hóa
dịch vụ mà người nước ngoài mua và giá trị hàng hóa dịch vụ mua của
nước ngoài.
𝑁𝑋 = 𝑋 − 𝐼𝑀
Trong đó: EX –(Exports): giá trị xuất khẩu
IM – (IMports): giá trị nhập khẩu
LƯU Ý: các khoản chi tiêu không thuộc GDP
+ Hàng hóa dịch vụ trung gian
+ Hàng hóa đã qua sử dụng
+ Tài sản tài chính
+ Trợ cấp, viện trợ
b. Phương pháp thu nhập hay chi phí: là phương pháp xác định tổng chi phí
hãng kinh doanh phải thanh toán trong quá trình sản xuất để trở thành thu nhập
của các HGĐ (cộng với 2 sự điều chỉnh)
𝑮𝑫𝑷 = 𝒘 + 𝒓 + 𝒊 + 𝑷𝒓 + 𝑻𝒆 + 𝑫𝒆
Trong đó:
- w - (Compensation of employees): thu nhập từ tiền lương
- r - (rental income ): thu nhập từ cho thuê đất đai và đầu vào khác
- i - (Net interest): thu nhập từ vốn
- Pr - (Profit): thu nhập từ lợi nhuận
- Te - (Net expenditure Tax): thuế gián thu ròng bằng thuế gián thu
(Indirect tax) trừ đi trợ cấp (Subsidy) cho người sản xuất.
- De - (Deprecaition): khấu hao

Page 3 of 7
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
II. Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác:
1. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross National Product): là giá trị thị trường
của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sử dụng ra trong 1 thời kì nhất định
(thường là 1 năm) của các cư dân 1 quốc gia bằng các yếu tố do họ sở hữu.
Trong đó:
𝐺𝑁𝑃 = 𝐺𝐷𝑃 + 𝑁𝐹𝐴
Với : NFA - (Net Factor income from Abroad): thu nhập nhân tố ròng từ nước
ngoài.
NFA = (Thu nhập của người dân tạo ra ở nước ngoài) – (Thu nhập của người
nước ngoài tạo ra ở trong nước)

2. Sản phẩm quốc dân ròng (NNP - Net National Product): là phần còn lại của
tổng sản phẩm quốc dân (GNP) sau khi đã trừ khấu hao.
𝑁𝑁𝑃 = 𝐺𝑁𝑃 − 𝐷𝑒
3. Thu nhập quốc dân (NI - National Income): là toàn bộ thu nhập từ quá trình
sản xuất.
𝑁𝐼 = 𝑁𝑁𝑃 − 𝑇𝑒 = 𝑌
4. Thu nhập khả dụng (Yd - Disposable Income): là phần còn lại của tổng thu
nhập quốc dân(Y) sau khi trừ đi thuế trực thu (Td) và nhận khoản trợ cấp của
chính phủ hoặc doanh nghiệp (TR).
𝑇 = 𝑇𝑑 + 𝑇𝑅
𝑌𝑑 = (𝑌 − 𝑇) = 𝑌 − 𝑇𝑑 + 𝑇𝑅
5. 𝑮𝑫𝑷𝒏 , 𝑮𝑫𝑷𝒓 và chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP)
a. GDP danh nghĩa (𝑮𝑫𝑷𝒏 − 𝑁𝑜𝑚𝑖𝑛𝑎𝑙 𝐺𝐷𝑃) là GDP tính theo giá hiện hành:
GDP𝑛𝑡 = ∑𝑝𝑖𝑡 q𝑡𝑖
Trong đó:
̅̅̅̅̅
- i: biểu thị mặt hàng cuối cùng thứ i; i = 1; 𝑛
- t: biểu thị cho thời kỳ tính toán
- q: biểu thị lượng từng mặt hàng, qi là lượng mặt hàng i
- p: biểu thị giá từng mặt hàng, pi là giá mặt hàng i

Page 4 of 7
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
b. GDP thực: (𝑮𝑫𝑷𝒓 − 𝑅𝑒𝑎𝑙 𝐺𝐷𝑃): là GDP được tính theo mức giá cố định của
năm cơ sở
GDP𝑟𝑡 = ∑𝑝𝑖0 q𝑡𝑖
Trong đó: 𝑝𝑖0 : giá mặt hàng thứ i tại năm cơ sở
c. Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP - GDP Deflator)
GDP danh nghĩa năm t
𝐶ℎỉ 𝑠ố đ𝑖ề𝑢 𝑐ℎỉ𝑛ℎ 𝐺𝐷𝑃 𝑛ă𝑚 𝑡 = × 100%
GDP thực tếnăm t

𝑡
GDP𝑛𝑡 ∑𝑝𝑖𝑡 q𝑡𝑖
𝐷𝐺𝐷𝑃 = × 100% = × 100
GDP𝑟𝑡 ∑𝑝𝑖0 q𝑡𝑖
d. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (g - GDP growth rate): Tốc độ tăng trưởng kinh tế
năm t được tính bằng % thay đổi của GDP thực năm t so với GDP thực năm trước
đó là (t-1)
𝐺𝐷𝑃𝑟𝑡 − 𝐺𝐷𝑃𝑟𝑡−1
𝑔𝑡 = × 100%
𝐺𝐷𝑃𝑟𝑡−1
e. Tốc độ tăng giá (tỷ lệ lạm phát - Inflation rate): là % thay đổi chỉ số điều chỉnh
GDP năm t so với chỉ số điều chỉnh GDP năm trước là (t-1)
𝑡 𝑡−1
𝑡
𝐷𝐺𝐷𝑃 − 𝐷𝐺𝐷𝑃
𝜋 = 𝑡−1 × 100%
𝐷𝐺𝐷𝑃

Ví dụ 1. Dưới đây là thông tin về một nền kinh tế với giả thiết ban đầu sản xuất
ba sản phẩm: A, B và C. Năm 2019 là năm cơ sở.
Năm A B C
Giá Lượng Giá Lượng Giá Lượng
2018 6 95 4 60 25 25
2019 7 100 5 63 26 27
2020 8 105 6 65 27 28
a. Hãy tính GDP danh nghĩa, GDP thực tế, chỉ số điều chỉnh GDP các năm.
b. Tính tốc độ phát triển năm 2019 và 2020

Page 5 of 7
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
Ví dụ 3. Giả sử một nền kinh tế chỉ sản xuất 02 loại hàng hóa là bút và sách.
Chọn năm 2018 là năm gốc. Số liệu được cho trong bảng dưới đây:
Bút Sách
Năm Giá bán Sản lượng Giá bán Sản lượng
(nghìn đồng) (cái) (nghìn đồng) (quyển)
2018 51 50 30 20
2019 52 55 35 25
2020 53 60 40 30
a. Xác định chỉ số điều chỉnh GDP của các năm.
b. Tính tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và của năm 2020?
c. Tính tỷ lệ lạm phát năm 2019 và 2020?
III. Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI).
1. Định nghĩa: Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng
hóa và dịch vụ mà hộ gia đình hay một người tiêu dùng điển hình mua.
- CPI là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ
gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh
hoạt theo thời gian.
- CPI sử dụng 1 giỏ hàng hóa cố định của đơn vị thống kê (Quyền số là sản
lượng tiêu dùng cố định ở năm cơ sở).
- Khi CPI tăng, nghĩa là mức giá trung bình tăng và ngược lại.
- Ở Việt Nam, hàng tháng tổng cục thống kê tính toán và công bố những số
liệu mới nhất về CPI.
- Ở Việt Nam, hàng tháng Tổng cục thống kê tính toán và công bố những số
liệu mới về CPI trên trang https://www.gso.gov.vn/ hoặc các các niên giám
thống kê do Tổng cục Thống kê phát hành hàng năm.
2. Công thức tính CPI của năm t.
t ∑ q0i pti
CPI = ∑ x 100%
q0i p0i

Page 6 of 7
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
3. Công thức tính tốc độ tăng giá hay tỷ lệ lạm phát (Inflation rate) năm t.
CPIt −CPIt−1
𝜋𝑡= x 100%
CPIt−1
IV. Phúc lợi kinh tế

Phúc lợi kinh tế (Economic Welfare) là một tiêu thức toàn diện về trạng thái
phúc lợi nói chung. Cả thiện phúc lợi kinh tế phụ thuộc vào sự tăng trưởng của
GDP thực song điều này cũng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác không được
tính hết vào GDP. Có thể kể tới một vài yếu tố sau:
- Sự cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ
- Kinh tế phụ gia đình
- Kinh tế ngầm
- Sức khỏe và tuổi thọ
- Thời gian nhàn rỗi
- Chất lượng môi trường
- Công bằng xã hội
Vì vậy, có thể nói rằng GDP là một tiêu thức tốt, song không hoàn hảo phản
ánh phúc lợi kinh tế của một quốc gia. Chỉ tiêu hoàn hảo hơn phải kể đến là chỉ
số phát triển con người (Human Development Index – HDI) đây là chỉ số so sánh,
định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của
các quốc gia trên thế giới. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng quát về sự phát triển
của một quốc gia. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác phản ánh

Page 7 of 7
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ Học, học nữa học mãi
OTHK.VN
Bộ Môn : Kinh tế Vĩ mô Bài học số 3

Website : http://othk.vn TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA


Ths. Nguyễn Ngọc Huy – 0931.731.806
I. CÁC NHÂN TỐ THUỘC TỔNG CẦU
1. Thu nhập khả dụng: 𝐘𝐝 = 𝐘 − 𝐓
Trong đó: Y là thu nhập hay sản lượng của nền kinh tế
T là thuế đánh vào hàng hóa và dịch vụ của chính phủ.
Hàm thuế dạng tổng quát: 𝐓 = 𝐓 ̅ + 𝐭. 𝐘
̅ là thuế tự định và t là thuế suất.
Trong đó: T
Chú ý!
Thu nhập khả dụng chính là toàn bộ số tiền mà hộ gia đình nhận về sau
khi trừ đi thuế và nhận các khoản trợ cấp của chính phủ, do đó khoản thu nhập
này ta cũng có thể chia làm 2 phần: Một phần là dành để tiêu dùng và một phần
là tiết kiệm
𝐘𝐝 = 𝐂 + 𝐒
Với 𝑌𝑑 = 𝐶 + 𝑆 ta biến đổi tương đương ∆𝑌𝑑 = ∆𝐶 + ∆𝑆
∆𝑌𝑑 ∆𝐶 ∆𝑆
↔ = +
∆𝑌𝑑 ∆𝑌𝑑 ∆𝑌𝑑
↔ 1 = 𝑀𝑃𝐶 + 𝑀𝑃𝑆
∆𝐶
Trong đó: 0 < 𝑀𝑃𝐶 = < 1 :là xu hướng tiêu dùng cận biên phản ánh mức độ
∆𝑌𝑑
nhạy cảm của tiêu dùng theo thu nhập khả dụng.
∆𝑆
0 < 𝑀𝑃𝑆 = < 1 :là xu hướng tiết kiệm cận biên phản ánh mức độ
∆𝑌𝑑
nhạy cảm của tiết kiệm theo thu nhập khả dụng.
2. Hàm số tiêu dùng (C): 𝐂 = 𝐂̅ + 𝐌𝐏𝐂. 𝐘𝐝
- Tiêu dùng phụ thuộc bởi:
+, Thu nhập
+, Tài sản, của cải thuộc quyền sở hữu
+, Sở thích, nhu cầu, tâm lí
+, C : Tiêu dùng tự định không phụ thuộc vào thu nhập
+ MPC: xu hướng tiêu dùng cận biên :
3. Hàm tiết kiệm (S): 𝐒 = −𝐂̅ + 𝐌𝐏𝐒. 𝐘𝐝
Để suy ra hàm tiết kiệm ta sử dụng công thức: 𝒀𝒅 = 𝑪 + 𝑺
→ 𝑆 = 𝑌𝑑 − 𝐶 = 𝑌𝑑 − (𝐶̅ + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌𝑑 ) = −𝐶̅ + 𝑌𝑑 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑌𝑑
= −𝐶̅ + (1 − 𝑀𝑃𝐶). 𝒀𝒅 = −𝐶̅ + 𝑀𝑃𝑆. 𝒀𝒅
Chú ý! MPS = 1- MPC

Page 1 of 8
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
Ta có thể biểu diễn đồng thời tiết kiệm và tiêu dùng trên đồ thị đường 450

- Đường 450 là tập hợp điểm


C mà ở đó C = 𝑌𝑑
- Đường tiêu dùng của hộ gia
Eo đình ( C ) cắt đường 450 tại
𝐶̅
S điểm vừa đủ 𝐸0 tức là tại đó
thì S = 0 nên Yd = C
450
0 𝑌𝑑 = 𝐶 Yd

−𝐶̅

4. Hàm đầu tư (I): 𝐈 = 𝐈̅ − 𝐝. 𝒊


Trong đó: I̅ là đầu tư tự định
i là lãi suất
d là mức độ nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất.
Tuy nhiên: Ở chương này giả định đầu tư là một giá trị tự định: 𝐈 = 𝐈̅
5. Chi tiêu chính phủ (G): 𝐆 = 𝐆 ̅
Là các khoản chi tiêu của chính phủ dành để:
- Trả lương cho toàn bộ lao động trong khu vực công bao gồm khu vực hành
chính sự nghiệp và các doanh nghiệp thuộc nhà nước.
- Chi tiêu cho quốc phòng
- Chi tiêu xây dựng các công trình công cộng và phúc lợi xã hội
- Chi tiêu để trả tiền lãi vay

Tuy nhiên chi tiêu của chính phủ không bao gồm các khoản chi chuyển giao
chuyển nhượng như trợ cấp và đầu tư vào các tài sản tài chính.
Chú ý: Cán cân ngân sách của chính phủ chính là chênh lệch giữa thu thuế
và chi tiêu: B = T – G
- Nếu B > 0 thì cán cân ngân sách là thặng dư
- Nếu B < 0 thì cán cân ngân sách là thâm hụt
- Nếu B = 0 thì cán cân ngân sách là cân bằng
6. Xuất khẩu ròng (NX): XN = 𝐄𝐗 − 𝐈𝐌 = ̅̅̅̅ 𝐄𝐗 − 𝐌𝐏𝐌. 𝐘
Trong đó: Xuất khẩu là một giá trị tự định: 𝐸𝑋 = ̅̅̅̅
𝐸𝑋
Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập: IM = MPM.Y
MPM là xu hướng nhập khẩu cận biên: (0 < MPM < 1)

Chú ý: Cán cân thương mại là phần chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và giá
trị nhập khẩu có thể ký hiệu là (BT) hoặc NX:

Page 2 of 8
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
- Nếu NX > 0 thì cán cân thương mại là thặng dư
- Nếu NX < 0 thì cán cân thương mại là thâm hụt
- Nếu NX = 0 thì cán cân thương mại là cân bằng
7. Hàm số tổng cầu:
̅̅̅̅ + 𝜶.Y
Dạng tổng quát: AD = 𝑨𝑫
Trong đó ̅̅̅̅
𝐴𝐷 là tổng chi tiêu tự định của cả nền kinh tế
𝛼 là hệ số góc của hàm tổng cầu
𝑌 = 𝐴𝐷
AD

AD = + 𝛼.Y

450
0 𝑌𝑐𝑏 Y

𝐴𝐷 ̅̅̅̅
Sản lượng cân bằng: Y = AD ↔ 𝑌𝑐𝑏 = ̅̅̅̅
= 𝑚. 𝐴𝐷
1−𝛼
Nhận xét:
- Nếu 𝛼 càng lớn thì AD càng trở nên dốc hơn => Sản lượng tăng
- Nếu 𝛼 càng nhỏ thì AD càng trở nên thoải hơn => Sản lượng giảm
- Nếu ̅̅̅̅
𝐴𝐷 càng lớn thì AD dịch chuyển lên trên => Sản lượng tăng
- Nếu ̅̅̅̅
𝐴𝐷 càng nhỏ thì AD dịch chuyển xuống => Sản lượng giảm

a. Trong kinh tế giản đơn (kinh tế đóng không có chính phủ):


Mô hình tổng cầu: AD = C + I
Vì không có sự tham gia của chính phủ nên Y = Yd – T = Y
+ Hàm tổng cầu: AD = C + I = C + MPC.Y + I = ( C + I ) + MPC. Y
- Đường AD cắt 450 tại mức sản lượng Y0
𝑌 = 𝐴𝐷
AD

AD = ( ) + MPC. Y

( )

450
0 𝑌0 Y

Y0: Sản lượng cân bằng

Page 3 of 8
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
Để tính mức sản lượng cân bằng ta cho AD = Y, thay vào hàm AD ta có:
Y = AD = ( C + I ) + MPC.Y
↔Y - MPC.Y = ( C + I )
↔Y(1-MPC) = ( C + I )
1
=> Y0 = (C + I) = m.(C + I)
1 − MPC
1
Đặt m = là số nhân chi tiêu, phản ánh sự khuyếch đại sản lượng.
1 − MPC
0 < MPC < 1 => m > 1
Ý nghĩa:
- Trong điều kiện đầu tư không đổi nếu tiêu dùng tự định tăng 1 đơn vị thì
sản lượng cân bằng sẽ tăng m đơn vị.
- Trong điều kiện tiêu dùng không đổi, nếu đầu tư tăng 1 đơn vị thì sản lượng
cân bằng cũng tăng m đơn vị.
b. Trong kinh tế đóng có sự tham gia của chính phủ
Mô hình tổng cầu: AD = C + I + G
Trường hợp 1: Khi nền kinh tế chưa có thuế: T = 0 => 𝑌𝑑 = 𝑌 − 𝑇 = 𝑌
- Hàm tổng cầu có dạng: 𝐴𝐷 = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌
- Sản lượng cân bằng đạt được khi AD = Y thay vào hàm AD ta có:
1
Ycb = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ ) = 𝑚. (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ )
1 − MPC
1
Với: m = là số nhân chi tiêu
1 − MPC
̅
Trường hợp 2: Khi nền kinh tế có áp dụng thuế cố định: T = T
𝑌𝑑 = 𝑌 − 𝑇 = 𝑌 − 𝑇̅

- Hàm tổng cầu có dạng: AD = (C + I + G − MPC.T) + MPC.Y


- Sản lượng cân bằng khi AD =Y thay Y vào AD ta có:
1 MPC
Ycb = (C + I + G) − .T = m.(C + I + G) + mt .(T)
(1 − MPC) (1 − MPC)
1
Với: m = là số nhân chi tiêu
1 − MPC
−MPC
mt = là số nhân thuế
(1 − MPC)
Dễ thấy nếu tăng chi tiêu và tăng thuế cùng một lượng như nhau thì sản lượng
cũng tăng một lượng tương tự.

Page 4 of 8
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
Trường hợp 3: Chính phủ áp dụng thuế thu nhập: T = 𝑡. 𝑌
𝑌𝑑 = 𝑌 − 𝑇 = 𝑌 − 𝑡. 𝑌 = (1 − 𝑡)𝑌
- Hàm tổng cầu: AD = (C + I + G) + (1 − t).MPC.Y

- Sản lượng cân bằng khi AD =Y thay Y vào AD ta có:


1
Ycb = .(C + I + G) = m' .(C + I + G)
1 − (1 − t)MPC
1
Đặt m’ = là số nhân chi tiêu
1 − (1 − t).MPC
̅ + 𝑡. 𝑌
Trường hợp 4: Chính phủ áp dụng hỗn hợp thuế: T = T
𝑌𝑑 = 𝑌 − 𝑇 = 𝑌 − 𝑇̅ − 𝑡. 𝑌 = (1 − 𝑡)𝑌 − 𝑇̅
- Hàm tổng cầu: AD = (C + I + G − MPC.T) + (1 − t).MPC.Y

- Sản lượng cân bằng khi AD =Y thay Y vào AD ta có:


1 MPC
Ycb = .(C + I + G) − T = m' .(C + I + G) + m't T
1 − (1 − t)MPC 1 − (1 − t).MPC
1
Đặt m’ = là số nhân chi tiêu
1 − (1 − t).MPC
−MPC
Đặt 𝑚𝑡′ = là số nhân thuế
1 − (1 − t).MPC

c. Trong kinh tế mở:


Mô hình tổng cầu: AD = C + I + G + NX
̅ + 𝑡. 𝑌
Xét trường hợp hỗn hợp thuế: T = T
𝑌𝑑 = 𝑌 − 𝑇 = 𝑌 − 𝑇̅ − 𝑡. 𝑌 = (1 − 𝑡)𝑌 − 𝑇̅
- Hàm tổng cầu: AD = (C + I + G + EX − MPC.T) + (1 − t).MPC − MPM.Y
- Sản lượng cân bằng khi AD =Y thay Y vào AD ta có:
1
Ycb = .(C + I + G + EX − MPC.T) = m''.(C + I + G + EX − MPC.T)
1 − (1 − t).MPC+ MPM
1
Đặt m’’ = là số nhân chi tiêu
1 − (1 − t).MPC + MPM

Page 5 of 8
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
̅̅̅̅ + 𝛼.Y và dạng phương
Nhận xét: Dựa vào phương trình đường tổng cầu: AD = 𝐴𝐷
trình cụ thể trong các nền kinh tế ta nhận thấy:
- Hệ số góc của tổng cầu tồn tại ở các dạng:
𝛼 = MPC
𝛼 = MPC.(1-t)
𝛼 = 𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) − 𝑀𝑃𝑀
Như vậy: Các giá trị MPC; t; MPM sẽ quyết định độ dốc của đường AD
- Chi tiêu tự định của nền kinh tế tồn tại ở các dạng:
̅̅̅̅
𝐴𝐷 = 𝐶̅ + 𝐼 ̅
̅̅̅̅ = 𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅
𝐴𝐷
̅̅̅̅
𝐴𝐷 = 𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅
̅̅̅̅
𝐴𝐷 = 𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + ̅̅̅̅
𝐸𝑋
̅̅̅̅
𝐴𝐷 = 𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + ̅̅̅̅
𝐸𝑋 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅
Như vậy: 𝐶̅ ; 𝐼 ;̅ 𝐺̅ ; 𝐸𝑋
̅̅̅̅; 𝑇̅ sẽ quyết định sự dịch chuyển lên trên hoặc xuống dưới
của đường AD.

Page 6 of 8
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
IV. Chính sách tài khóa:
- Chính sách tài khóa là chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, sử dụng để
điều tiết nền kinh tế thông qua thuế (T) và chi tiêu chính phủ (G)
1. Chính sách tài khóa mở rộng:
- Nền kinh tế trong trạng thái suy thoái với thất nghiệp ở mức cao thì lựa
chọn chiến lược phục hồi kinh tế là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ.
- Khi đó chính phủ cần can thiệp vào nền kinh tế bằng việc tăng G; giảm T
dẫn đến tổng cầu AD tăng:
Minh họa trên mô hình 45 độ.
- Nếu tăng G và giảm thuế tự định (𝑇̅) thì đường AD dịch chuyển lên phía
trên khi đó sản lượng tăng.
- Nếu giảm thuế thu nhập (t) thì đường AD trở nên dốc hơn, khi đó sản
lượng cũng tăng lên.
Minh họa trên mô hình AD – AS
- Nếu tăng G; giảm T => AD tăng => Đường AD dịch chuyển sang phải.
Trong ngắn hạn khi AS không đổi thì điểm cân bằng thay đổi đến vị trí
mới cho kết quả: P tăng và Y tăng

AD

AD’’
AD’

AD

450
0 Y

𝑃1 𝐸1

𝑃0 𝐸0
AD’

AD

0 𝑌 𝑌
Tích cực: 0 1 Y
- Sản lượng tăng => Nền kinh tế tăng trưởng, việc làm tăng và thất nghiệp
giảm
Hậu quả:
- Mức giá tăng dẫn đến tăng nguy cơ lạm phát đồng thời tăng G, giảm T
dẫn đến có nguy cơ thâm hụt ngân sách càng lớn.

Page 7 of 8
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
2. Chính sách tài khóa thắt chặt:
- Nền kinh tế trong trạng thái tăng trưởng nóng với tỷ lệ lạm phát ở mức cao, lúc
này chính phủ sẽ lựa chọn chính sách “thắt lưng, buộc bụng” nhằm kiềm chế lạm
phát.
- Khi đó chính phủ cần can thiệp vào nền kinh tế bằng việc giảm G; tăng T dẫn
đến tổng cầu AD giảm.
Minh họa trên mô hình 45 độ.
- Nếu giảm G và tăng thuế tự định (𝑇̅) thì đường AD dịch chuyển xuống
phía dưới khi đó sản lượng giảm.
- Nếu tăng thuế thu nhập (t) thì đường AD trở nên thoải hơn, khi đó sản
lượng cũng giảm xuống.
Minh họa trên mô hình AD – AS
- Nếu giảm G; tăng T => AD giảm => Đường AD dịch chuyển sang trái.
Trong ngắn hạn khi AS không đổi thì điểm cân bằng thay đổi đến vị trí
mới cho kết quả: P giảm và Y giảm

AD

AD
AD’
AD’’

450
0 Y

𝑃0 𝐸0

𝑃1 𝐸1 AD

AD’

0 𝑌1 𝑌0 Y

Tích cực:
- Giá cả giảm, lạm phát được kiềm chế.
- Tăng G, giảm T dẫn đến cán cân ngân sách được cải thiện.
Hậu quả:
- Sản lượng giảm dẫn đến nền kinh tế có nguy cơ suy thoái, việc làm giảm
và gia tăng thất nghiệp.

Page 8 of 8
“Thà để giọt mồ hôi rơi trên trang sách còn hơn để giọt nước mắt rơi trên đề thi”
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ Học, học nữa học mãi
OTHK.VN
Bộ Môn : Kinh tế vĩ mô
Bài học số 4
Website : http://othk.vn TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Ths. Nguyễn Ngọc Huy - 0931.731.806
I. Khái niệm và đo lường tiền:
1. Tiền (Money):
Tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng
hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.
Tiền là 1 thứ hàng hóa đặc biệt, dùng làm vật ngang giá chung, đại diện cho 1
loại hàng hóa và dịch vụ được trao đổi trên thị trường.
2. Phân loại tiền:
Tiền mặt (𝑀0 ): tiền mặt (tiền pháp quy) lưu hành trong dân chúng.
Tiền giao dịch (𝑀1 ) bao gồm;
+ 𝑀0
+ Séc/ tiền gửi không kỳ hạn; 𝑀0
Tiền rộng (𝑀2 ) bao gồm: 𝑀2
+ 𝑀1 𝑀1
+ Tiền gửi có kỳ hạn;
3. Chức năng của tiền:
Phương tiện trao đổi: Tiền làm trung gian để thực hiện các giao dịch hàng
hóa, dịch vụ;
Phương tiện cất trữ giá trị: Tiền giúp việc chuyển sức mua từ hiện tại đến
tương lai;
Phương tiện hạch toán đo lường: đo giá trị của các hoạt động kinh tế, các
hàng hóa, dịch vụ, các khoản nợ.
II. CUNG TIỀN (MS - Money Supply):
1. Cung tiền danh nghĩa:

*Lượng tiền cơ sở: (MB - Monetary Base) là lượng tiền mặt do ngân hàng TW phát
hành:

MB = U + Ra
- U (Currency outside banks): tiền mặt lưu hành
- Ra (Reserve banks): tiền nằm trong dự trữ của NHTM
*Mức cung tiền MS là tổng số tiền có khả năng thanh toán: bao gồm tiền mặt đang
lưu hành và các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại NHTM.

MS = U + D
Hoặc MS = mm.MB
Page | 1
- U (Currency outside banks): tiền mặt lưu hành
- D (Deposits): lượng tiền gửi không kỳ hạn
- mm (Money multiplier): số nhân tiền tệ
- MB (Monetary Base): lượng tiền cơ sở
2. Cơ chế tạo tiền của hệ thống NHTM:
- Thứ nhất: NHTM có chức năng trung gian tài chính và kinh doanh tiền.
+ Nhận tiền gửi và cho vay:
+ Cung ứng dịch vụ:
- Thứ hai: Giúp quá trình lưu thông tiền tệ một cách nhanh chóng thông qua hệ
thống thanh toán bằng chuyển khoản, chuyển séc,…
- Thứ ba: Tạo ra phương tiện thanh toán mới từ tiền cơ sở mà NHTW phát hành
+ Tiền séc
+ Tiền gửi không kỳ hạn
- Thứ tư: Ngân hàng thương mại bắt buộc phải dự trữ một lượng tiền gửi nhất
định để đảm bảo khả năng thanh khoản do ngân hàng trung ương quy định và
quản lý.
+ 𝑅𝑎 : số tiền dự trữ thực tế
+ 𝑅𝑏 : số tiền dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định
+ 𝑅𝑒𝑥 = 𝑅𝑎 − 𝑅𝑏 : số tiền dự trữ dôi ra so với lượng dự trữ bắt buộc.
+ 𝐷: tiền gửi không kỳ hạn
𝑅
+ Tỷ lệ dự trữ thực tế (reserve ratio): 𝑟𝑎 = 𝑎
𝐷
𝑅𝑏
+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (𝑟𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒 𝑟𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡𝑠 𝑟𝑎𝑡𝑖𝑜): 𝑟𝑏 =
𝐷
𝑅𝑒𝑥
+ Tỷ lệ dự trữ dôi ra (excess Reserves ratio): 𝑟𝑒𝑥 =
𝐷

𝒓𝒂 = 𝒓𝒃 + 𝒓𝒆𝒙
3. Số nhân tiền:
+ Số nhân tiền phản ánh khả năng tạo tiền của các NHTM
𝑀𝑆 𝑈+𝐷
𝑚𝑚 = =
𝑀𝐵 𝑈 + 𝑅𝑎
𝑈
+1
𝑚𝑚 = 𝐷
𝑈 𝑅𝑎
+
𝐷 𝐷
𝑈
𝓈 = : tỉ lệ tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH so với tiền gửi :
𝐷
𝑅𝑎
𝑟𝑎 = là tỷ lệ dự trữ thực tế
𝐷
𝓈 +𝟏
→ 𝒎𝒎 =
𝓈 + 𝒓𝒂

Page | 2
Ví dụ 1: Giả sử tổng dự trữ của các ngân hàng thương mại bằng 200 tỉ đồng, tỉ lệ dự
trữ bắt buộc là 5%, tỉ lệ dự trữ dôi ra là 5% và tỉ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng là 20%.
a. Tính số nhân tiền và cung ứng tiền tệ.
b. Nếu các ngân hàng không dự trữ dôi ra thì dự trữ và cung ứng tiền tệ sẽ thay đổi
như thế nào?
Ví dụ 2: Số liệu giả định của hệ thống ngân hàng thương mại : (đvt :tỷ VNĐ)

Dự trữ: 5 000 Tiền gửi: 25 000


Trái phiếu: 20 000
Tổng: 25 000

Giả sử tỉ lệ tiền mặt so với tiền gửi công chúng là 20%.


1. Tính cơ sở tiền tệ và cung tiền
Giả sử NHTW mua trái phiếu của ngân hàng thương mại trị giá 4000 tỷ đồng và tỉ lệ
dự trữ thực tế giảm xuống 10%. Hãy tính:
2. Cơ sở tiền tệ
3. Cung tiền của nền kinh tế.

Page | 3
4. Công cụ kiểm soát cung tiền của NHTW:

NHTW là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ trong nền kinh tế.

Các chức năng của NHTW

+ Là ngân hàng của nhà nước


+ Là ngân hàng của các NHTM (NHTW là người cho vay cuối cùng)
+ Kiểm soát, điều tiết lĩnh vực tiền tệ - tín dụng
+ Kiểm soát cung tiền MS thông qua MB, rb, lãi suất tái chiết khấu.
Các công cụ của ngân hàng trung ương nhằm kiểm soát cung tiền
1, Nghiệp vụ thị trường mở:
2, Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
3, Thay đổi lãi suất chiết khấu (iCK):
Nghiệp vụ thị trường mở: OMO (Open Market Operations) : Là hoạt động mua
hoặc bán trái phiếu chính phủ của NHTW trên thị trường mở:

+ NHTW mua trái phiếu => NHTW bơm tiền ra => MB tăng => MS tăng
+ NHTW bán trái phiếu => NHTW hút tiền mặt về => MB giảm => MS giảm
Ưu điểm: NHTW chủ động, không gây xáo trộn hoạt động NHTM, tác dụng mạnh
nhất và hiệu quả nhất.

Nhược điểm: Không phát huy tác dụng nền kinh tế thị trường.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (𝑟𝑒𝑠𝑒𝑟𝑣𝑒 𝑟𝑒𝑞𝑢𝑖𝑟𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡𝑠 𝑟𝑎𝑡𝑖𝑜): Là tỷ lệ dự trữ tối thiểu do


NHTW quy định cho hệ thống NHTM

+ rb tăng -> ra tăng -> mm giảm -> MS giảm


+ rb giảm -> ra giảm -> mm tăng -> MS tăng
Ưu điểm: Mang tính pháp lý nên có hiệu lực cao.

Nhược điểm: Gây xáo trộn hoạt động của NHTM, có độ trễ lớn.

Lãi suất tái chiết khấu (Discount rate): Là lãi suất mà NHTW áp dụng khoản vay
mà các NHTM vay của NHTW.Các NHTM khi cạn kiệt dự trữ sẽ vay NHTW để bổ
sung dự trữ, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

+ NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu -> mm tăng và MB tăng -> MS tăng
lại.
+ NHTW tăng lãi suất tái chiết khẩu => mm giảm và MB giảm => MS giảm

Page | 4
5. Đường cung tiền:
* Mức cung tiền thực tế (MSr)
MSdn
MSr =
P
MSr là 1 hàm số không phụ thuộc vào lãi suất; do đó đường cung tiền là 1 đường
thẳng đứng song song với cung tiền lãi suất
𝑀𝑆
i
𝑃

𝑇ă𝑛𝑔

𝑔𝑖ả𝑚

0 𝑀0 M

Như vậy có 3 nhân tố tác động đến cung tiền:


1. Người dân và doanh nghiệp: Tác động vào tỷ lệ tiền mặt (𝓼) (-)
2. Ngân hàng thương mại: Tác động vào tỷ lệ dự trữ dôi ra (𝑟𝑒𝑥 ) (-)
3. Ngân hàng trung ương: - Mua (+); bán (-) trái phiếu chính phủ (OMO)
- Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc (𝑟𝑏 ) (-)
- Thay đổi lãi suất tái chiết khấu (𝑖𝑡𝑐𝑘 ) (-)
Chú ý:
- Tỷ lệ dự trữ (bắt buộc; dôi ra; thực tế) đồng thời tỷ lệ nghịch với số nhân
tiền:
+ Nếu 𝑟𝑎 tăng => 𝑚𝑚 giảm, và ngược lại
+ Nếu 𝑟𝑏 tăng => 𝑚𝑚 giảm, và ngược lại
+ Nếu 𝑟𝑒𝑥 tăng => 𝑚𝑚 giảm, và ngược lại
- Tỷ lệ tiền mặt (𝓈) tỷ lệ nghịch với số nhân tiền 𝒎𝒎
+ Dân chúng thích giữ tiền mặt tức 𝓼 lớn thì số nhân tiền (𝑚𝑚) nhỏ và ngược
lại.
+ Chứng minh:

𝓼 +𝟏 𝓼 + 𝒓𝒂 + 𝟏 − 𝒓𝒂 𝓼 + 𝒓𝒂 𝟏 − 𝒓𝒂 𝟏 − 𝒓𝒂
𝒎𝒎 = = = + =𝟏+
𝓼 + 𝒓𝒂 𝓼 + 𝒓𝒂 𝓼 + 𝒓𝒂 𝓼 + 𝒓𝒂 𝓼 + 𝒓𝒂
Vì 0 < 𝑟𝑎 < 1=> 1- 𝑟𝑎 > 0
Do đó: 𝓼 tăng => 𝑚𝑚 giảm và ngược lại:

Page | 5
- Lãi suất tái chiết khấu đồng thời tỷ lệ nghịch với cả số nhân tiền và
lượng tiền cơ sở:
+ Nếu NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu => Cả số nhân tiền và lượng tiền cơ
sở đều giảm.
+ Nếu NHTW giảm lãi suất tái chiết khấu => Cả số nhân tiền và lượng tiền
cơ sở đều tăng.

Page | 6
III. Mức cầu tiền (MD - Money Demand)
- Tác nhân trong nền kinh tế phân 2 nhóm:
+ Ngoài bank: Chính Phủ, đơn vị sản xuất kinh doanh, công chúng.
+ Trong bank: Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại.
1. Khái niệm:
- Mức cầu về tiền là khối lượng tiền mặt cần thiết để chi tiêu thường xuyên, đều đặn
cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân và kinh doanh sản xuất.
Hay nói cách khác cầu tiền là tổng số tiền mà các tác nhân ngoài bank muốn nắm
giữ tương ứng với mỗi mức lãi suất và thu nhập
Mọi tài sản tài chính được phân 2 loại:
+ Tài sản giao dịch: có thể trực tiếp mua bán hàng hóa
( không có khả năng sinh lời, không tạo thu nhập,...) => hđ trên thị trường tiền tệ
+ Tài sản tài chính khác: không trực tiếp mua bán hàng hóa (tạo ra thu nhập, sinh
lời) => Hoạt động trên thị trường trái phiếu

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến MD


Hàm MD: MD = k.Y - h.i
+ k : độ nhạy cảm của cầu tiền MD đối với thu nhập ( khi Y tăng 1 đơn vị thì MD
tăng bấy nhiêu đơn vị k)
+ h: độ nhạy cảm của cầu tiền MD đối với lãi suất (Khi i tăng 1 đơn vị thì MD
giảm bấy nhiêu đơn vị h)

Page | 7
3. Sự di chuyển và dịch chuyển theo đường MD
* Sự di chuyển dọc theo đường MD:
- Xảy ra khi lãi suất (i) thay đổi, Y không đổi

* Sự dịch chuyển đường MD.


Xảy ra khi lãi suất (i) không đổi, Y thay đổi

* Độ dốc đường MD: phụ thuộc h ( độ nhạy cảm MD đối với i)


- h tăng: MD trở nên nhạy cảm hơn với i
Khi h tăng => thoải hơn

Page | 8
Khi h giảm => cầu tiền ít nhạy cảm hơn => dốc hơn

Khi h = 0=> đường MD thẳng đứng

Khi h →  => Đường MD nằm ngang

Page | 9
III. Thị trường tiền tệ
𝐌𝐒
1. Trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ: 𝐌𝐃 =
𝐏
Cung tiền danh nghĩa MS hoàn toàn do NHTW quy định và bằng MS0
Mức giá chung của nền kinh tế là P
𝑀𝑆0
Cung tiền thực tế là
𝑃
i 𝑀𝑆0
𝑃

𝑖0 𝐸0

𝑀𝐷0

0 𝑀0 M

2. Mỗi quan hệ giữa thị trường tiền tệ và các thị trường tài chính khác
(cụ thể ta xét riêng về thị trường trái phiếu)
MD – MS = BS - BD
Trong đó: - MD là cầu tiền
- MS là cung tiền
- BD là cầu trái phiếu
- BS là cung trái phiếu
Từ mối quan hệ này ta sẽ giải thích quá trình tự điều chỉnh của thị trường tiền tệ:
Trường hợp 1: Nếu lãi suất thị trường lớn hơn lãi suất cân bằng => thị trường
tiền tệ rơi vào trạng thái dư cung tiền.
Vì MD – MS = BS - BD
Do đó nếu MD < MS thì BS < BD
Tức là thị trường tiền tệ dư cung tiền dẫn đến
việc dân chúng sẽ giảm bớt lượng tiền mặt
nắm giữ và chuyển sang mua trái phiếu hoặc
gửi tiền tiết kiệm => Thị trường trái phiếu dư
cầu trái phiếu.
 Giá trái phiếu (𝑃𝑏 ) tăng đồng thời lãi
suất (i) giảm.
Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi lãi suất
đạt lãi suất cân bằng.

Page | 10
Trường hợp 2: Nếu lãi suất thị trường nhỏ hơn lãi suất cân bằng => Thị trường
tiền tệ rơi vào trạng thái dư cầu tiền.

𝑖 𝑀𝑆 Vì MD – MS = BS - BD
𝑃 Do đó nếu MD > MS thì BS > BD
Tức là khi thị trường tiền tệ dư cầu tiền
dẫn đến việc dân chúng sẽ bán bớt các
𝑖0
B tài sản tài chính đang nắm giữ để
chuyển sang thị trường tiền tệ => Thị
𝑖𝑡𝑡 A
trường trái phiếu dư cung trái phiếu.
 Giá trái phiếu (𝑃𝑏 ) giảm đồng
𝑀𝐷 thời lãi suất (i) tăng
Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi
lãi suất đạt lãi suất cân bằng.
0 𝑀0 𝑀𝐷1 𝑀

3. Sự thay đổi của lãi suất cân bằng:


Lãi suất cân bằng thay đổi là do sự thay đổi của cung tiền và sự thay đổi của cầu
tiền, ở đây ta chỉ xét sự thay đổi của cung tiền hoặc cầu tiền, yếu tố còn lại không
đổi.
𝑀𝑆
a. Cung tiền tăng → dịch phải → lãi suất giảm
𝑃

𝑖 𝑀𝑆 𝑀𝑆′
𝑃 𝑃

𝑖0 𝐸0
𝑖1 𝐸1

𝑀𝐷

0 𝑀0 𝑀1 𝑀

𝑀𝑆
b. Cung tiền giảm → dịch trái → lãi suất tăng
𝑃

𝑖 𝑀𝑆′ 𝑀𝑆
𝑃 𝑃

𝑖1 𝐸1

𝑖0 𝐸0

𝑀𝐷
Page | 11

0 𝑀1 𝑀0 𝑀
c. Cầu tiền tăng → MD dịch phải→ lãi suất tăng

𝑖 𝑀𝑆
𝑃

𝑖1 𝐸1

𝑖0 𝐸0

𝑀𝐷′
𝑀𝐷

0 𝑀0 𝑀

d. Cầu tiền giảm→ MD dịch trái → lãi suất giảm

𝑖 𝑀𝑆
𝑃

𝑖0 𝐸0

𝑖1 𝐸1
𝑀𝐷

𝑀𝐷′
0 𝑀0 𝑀

Page | 12
IV. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Là chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ nhằm kiểm soát cung tiền thông qua
hoạt động của ngân hàng trung ương.
1. Chính sách tiền tệ mở rộng (nới lỏng): Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
NHTW tăng cung tiền (MS) thông qua:
- Mua trái phiếu chính phủ trên thị trường mở (OMO)
- Giảm lãi suất chiết khấu (Discount rate)
- Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rrr)
Xét trên mô hình MD-MS
𝑀𝑆
Khi NHTW tăng cung tiền (MS) => Đường dịch chuyển sang phải => Lãi suất
𝑃
cân bằng giảm => Đầu tư tăng
Xét trên mô hình AD – AS
Khi đầu tư tăng => AD tăng => Đường AD dịch chuyển sang phải => P tăng và Y
tăng => Lạm phát tăng và thất nghiệp giảm

Page | 13
2. Chính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp): Mục tiêu kiềm chế lạm phát
NHTW giảm cung tiền (MS) thông qua:
- Bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở
- Tăng lãi suất chiết khấu
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Xét trên mô hình MD - MS
𝑀𝑆
Cung tiền (MS) giảm => Đường dịch chuyển sang trái => Lãi suất cân bằng tăng
𝑃
=> Đầu tư giảm
Xét trên mô hình AD – AS
Khi đầu tư giảm => AD giảm => Đường AD dịch chuyển sang trái => P giảm và Y
giảm => Lạm phát giảm và thất nghiệp tăng.

Page | 14
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ Học, học nữa học mãi
OTHK.VN
Bài học số 5
Bộ Môn : Kinh tế vĩ mô
Website : http://othk.vn MÔ HÌNH IS - LM
Ths. Nguyễn Ngọc Huy - 0931.731.806
I. Xây dựng IS và LM
1. Đường IS
a. Khái niệm: Đường IS là tổ hợp các mức lãi suất và thu nhập mà tại đó tiền tệ
hàng hóa đạt trạng thái cân bằng.
b. Xây dựng phương trình đường IS
Dựa trên mô hình tổng cầu trong kinh tế mở: AD = C + I + G + NX
Trong đó:
- 𝐶 = 𝐶̅ + 𝑀𝑃𝐶. 𝑌𝑑 = 𝐶̅ + 𝑀𝑃𝐶. (𝑌 − 𝑇) = 𝐶̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅ + 𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡). 𝑌
- 𝐼 = 𝐼 ̅ − 𝑑. 𝑖
- 𝐺 = 𝐺̅
- 𝑁𝑋 = 𝐸𝑋 − 𝐼𝑀 − 𝑛. 𝑖 = ̅̅̅̅
𝐸𝑋 − 𝑀𝑃𝑀. 𝑌 − 𝑛. 𝑖
Với: d là mức độ nhạy cảm của đầu tư theo lãi suất.
n là mức độ nhạy cảm của xuất khẩu ròng theo lãi suất.
Từ đây ta có hàm tổng cầu có dạng:
𝐴𝐷 = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝐸𝑋
̅̅̅̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) + (𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) − 𝑀𝑃𝑀). 𝑌 − (𝑑 + 𝑛). 𝑖
Từ phương trình sản lượng cân bằng: Y = AD
↔ 𝑌 = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝐸𝑋
̅̅̅̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) + (𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) − 𝑀𝑃𝑀). 𝑌 − (𝑑 + 𝑛). 𝑖
↔ (1 − 𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) + 𝑀𝑃𝑀). 𝑌 = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + ̅̅̅̅
𝐸𝑋 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) − (𝑑 + 𝑛). 𝑖
Ta có phương trình đường IS là:
(𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + ̅̅̅̅
𝐸𝑋 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅ ) (𝑑 + 𝑛)
(𝐼𝑆): 𝑌 = − .𝑖
(1 − 𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) + 𝑀𝑃𝑀) (1 − 𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) + 𝑀𝑃𝑀)
(𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + ̅̅̅̅
𝐸𝑋 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅ ) (1 − 𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) + 𝑀𝑃𝑀)
(𝐼𝑆): 𝑖 = − .𝑌
[ (𝑑 + 𝑛) (𝑑 + 𝑛)

Page | 1
c. Xây dựng đồ thị đường IS
Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi:
- Tại mức lãi suất 𝑖0 ta có tổng cầu:
𝐴𝐷0 = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + ̅̅̅̅
𝐸𝑋 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) + (𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) − 𝑀𝑃𝑀). 𝑌 − (𝑑 + 𝑛). 𝑖0
- Tại mức lãi suất 𝑖1 > 𝑖0 ta có tổng cầu:
𝐴𝐷1 = (𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + ̅̅̅̅
𝐸𝑋 − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅) + (𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) − 𝑀𝑃𝑀). 𝑌 − (𝑑 + 𝑛). 𝑖1

Dễ thấy khi lãi suất tăng từ 𝑖0 lên 𝑖1 thì tổng cầu giảm từ 𝐴𝐷0 xuống 𝐴𝐷1
Xét trên đồ thị 450 , đường AD dịch chuyển xuống dưới dẫn đến sản lượng cân bằng
giảm từ 𝑌0 xuống 𝑌1

Biểu diễn tương ứng trên đồ thị với trục tung là lãi suất (i) và trục hoành là sản
lượng (Y) ta dễ dàng xây dựng được đồ thị đường (IS) có xu hướng dốc xuống từ
trái sang phải.
- Điểm A tương ứng là điểm cân bằng 𝐸0 trên thị trường hàng hóa Y = 𝐴𝐷0
- Điểm B tương ứng là điểm cân bằng 𝐸1 trên thị trường hàng hóa Y = 𝐴𝐷1
Hay nói cách khác, tất cả các điểm nằm trên đường IS là các điểm mà thị trường
hàng hóa cân bằng: Tổng cung = Tổng cầu
Ta cũng có:
- Những điểm nằm bên trên đường IS là những điểm mà thị trường hàng hóa
dư cung.
- Những điểm nằm bên dưới đường IS là những điểm mà thị trường hàng hóa
dư cầu.

Page | 2
Đường IS được biểu diễn trên trục tọa độ với trục tung là lãi suất và trục hoành là
sản lượng, do đó ta xét dạng phương trình IS:
(𝐶̅ + 𝐼 ̅ + 𝐺̅ + 𝐸𝑋
̅̅̅̅ − 𝑀𝑃𝐶. 𝑇̅ ) (1 − 𝑀𝑃𝐶. (1 − 𝑡) + 𝑀𝑃𝑀)
(𝐼𝑆): 𝑖 = − .𝑌
(𝑑 + 𝑛) (𝑑 + 𝑛)
Dễ thấy:
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)+𝑀𝑃𝑀
- Hệ số góc của đường (IS) là - ≤ 0, điều này hoàn toàn khẳng
𝑑+𝑛
định đường IS có xu hướng dốc xuống từ trái sang phải.
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)+𝑀𝑃𝑀
+ IS nằm thẳng đứng nếu →∞
𝑑+𝑛
1−𝑀𝑃𝐶(1−𝑡)+𝑀𝑃𝑀
+ IS nằm ngang nếu →0
𝑑+𝑛
+ IS trở nên dốc hơn nếu t, MPM tăng; (MPC,d,n) giảm
+ IS trở nên thoải hơn nếu t, MPM giảm; (MPC ,d,n) tăng
- Đường IS sẽ dịch chuyển nếu một trong các yếu tố (C,I,G,EX ,T) thay đổi.
+ IS dịch phải nếu T giảm, (C,I,G,EX ) tăng.
+ IS dịch trái nếu T tăng, (C,I,G,EX ) giảm.

2. Đường LM
a. Khái niệm : Đường LM là tập hợp các điểm luôn thỏa mãn cân bằng trên thị
trường tiền tệ (TTTT) tương ứng với mức lãi suất (i) và thu nhập (Y)

b. Xây dựng phương trình đường LM(dựa trên trạng thái cân bằng trên thị trường
tiền tệ)
- Hàm MD: MD = k.Y - h.i
MS
- Mức cung tiền thực tế =
P
MS MS
Thị trường tiền tệ cân bằng: MD =  k.Y− h.i =
P P
𝑀𝑆 ℎ
(𝐿𝑀): 𝑌 = + .𝑖
𝑘.𝑃 𝑘
Phương trình đường LM: { 𝑀𝑆 𝑘
(𝐿𝑀): 𝑖 = − + . 𝑌 (∗)
ℎ.𝑃 ℎ

c. Xây dựng đồ thị của đường LM:


Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, xét trên thị trường tiền tệ:
Tại mức sản lượng 𝑌0 ta có mức cung tiền 𝑀𝐷0 = 𝑘. 𝑌0 − ℎ. 𝑖, đồng thời điểm cân
𝑀𝑆
bằng trên thị trường tiền tệ 𝑀𝐷0 = , cân bằng tại điểm 𝐸0 (𝑖0 , 𝑀0 )
𝑃
Tại mức sản lượng 𝑌1 > 𝑌0 ta có mức cung tiền 𝑀𝐷1 = 𝑘. 𝑌1 − ℎ. 𝑖, đường MD có
xu hướng dịch chuyển sang phải đồng thời cắt đường cung tiền thực tế tại điểm cân
𝑀𝑆
bằng mới thỏa mãn 𝑀𝐷1 = là 𝐸1 (𝑖1 , 𝑀1 )
𝑃
Như vậy, lãi suất trên thị trường tiền tệ có xu hướng tăng lên từ 𝑖0 đến 𝑖1

Page | 3
Biểu diễn tương ứng trên đồ thị với trục tung là lãi suất (i) và trục hoành là sản
lượng (Y) ta dễ dàng xây dựng được đồ thị đường (LM) có xu hướng dốc lên từ trái
sang phải.
𝑀𝑆
- Điểm A tương ứng là điểm cân bằng 𝐸0 trên thị trường tiền tệ 𝑀𝐷0 =
𝑃
𝑀𝑆
- Điểm B tương ứng là điểm cân bằng 𝐸1 trên thị trường tiền tệ 𝑀𝐷1 =
𝑃
Hay nói cách khác, tất cả các điểm nằm trên đường LM là các điểm mà thị trường
tiền tệ cân bằng: Cung tiền thực tế = Cầu tiền thực tế
Ta cũng có:
- Những điểm nằm bên trên đường LM là những điểm mà thị trường tiền tệ dư
cầu tiền.
- Những điểm nằm bên dưới đường LM là những điểm mà thị trường tiền tệ dư
cung tiền.
Đường LM được biểu diễn trên trục tọa độ với trục tung là lãi suất và trục hoành
là sản lượng, do đó ta xét dạng phương trình LM:
𝑀𝑆 𝑘
(𝐿𝑀): 𝑖 = − + .𝑌
ℎ. 𝑃 ℎ
𝑘
- Hệ số góc của đường LM = ≥ 0, nên LM có xu hướng dốc lên từ trái qua

phải.
𝑘
+ LM thẳng đứng nếu → ∞

𝑘
+ LM nằm ngang nếu → 0

+ LM dốc hơn nếu k càng lớn ; h càng nhỏ
+ LM thoải hơn nếu k càng nhỏ; h càng lớn
𝑀𝑆
- Đường LM dịch chuyển khi mà cung tiền thực tế ( ) thay đổi
𝑃
+ LM dịch phải khi mà MS tăng; P giảm
+ LM dịch trái khi mà MS giảm; P tăng

Page | 4
TRUNG TÂM ÔN THI HỌC KỲ Học, học nữa học mãi
OTHK.VN
Bộ Môn : Kinh tế vĩ mô
Bài học số 6
Website : http://othk.vn Phân tích đồ thị IS - LM
Ths. Nguyễn Ngọc Huy - 0931.731.806
I. Sự thay đổi trạng thái cân bằng trên mô hình IS - IM

Như vậy, đường IS và đường LM cắt nhau tại điểm cân bằng 𝐸0 với lãi suất cân bằng
trên thị trường tiền tệ là 𝑖0 và mức sản lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa là 𝑌0 .
Đây là mô hình lãi suất – sản lượng hay còn gọi là mô hình (IS – LM)
- Sự thay đổi của lãi suất cân bằng và sản lượng cân bằng của nền kinh tế là do
sự thay đổi của IS hoặc sự thay đổi của LM hoặc cả 2.
1, Khi LM thay đổi
a. LM dịch phải hoặc trở nên thoải hơn
b. LM dịch trái hoặc trở nên dốc hơn
2, Khi IS thay đổi
a. IS dịch phải hoặc trở nên thoải hơn, lý thuyết về hiện tượng thoái lui đầu tư.
b. IS dịch trái hoặc trở nên dốc hơn

Page | 1
II. IS-LM và sự phối hợp các chính sách.
- IS thường đại diện cho chính sách tài khóa khi chính phủ can thiệp vào nền
kinh tế thông qua chi tiêu chính phủ G và thuế T.
+ CSTK thắt chặt => IS dịch trái hoặc trở nên dốc hơn
+ CSTK mở rộng => IS dịch phải hoặc trở nên thoải hơn.
- LM thường đại diện cho chính sách tiền tệ khi chính phủ thông qua NHTW
can thiệp vào mức cung tiền.
+ CSTT mở rộng => LM dịch phải.
+ CSTT thắt chặt => LM dịch trái.
1, Chính sách tài khóa và hiệu quả.
a. Khi LM là đường thẳng đứng.
b. Khi LM là đường nằm ngang.
2, Chính sách tiền tệ và hiệu quả
a. Khi IS là đường thẳng đứng.
b. Khi IS là đường nằm ngang.
3, Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định lãi suất.
4, Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định sản lượng.

Page | 2

You might also like