You are on page 1of 15

1

MODULE 2: MÔ HÌNH TỔNG CUNG & TỔNG CẦU


Xét trong Thị trường hàng hóa

I. TỔNG CẦU (AD - Aggregate Demand)


Khái niệm:
 Giá trị hàng hóa dịch vụ tạo ra trênh lãnh thổ 1 quốc gia
 (Các tác nhân trong nền kinh tế) sẵn sàng và có khả năng mua
 (Trên nền tảng) mức thu nhập và biến kinh tế đã cho
Khái niệm: Tổng cầu (AD) trong nền Kinh tế mở gồm có 4 thành phần, Tác nhân Kinh tế chính là:
C, I, G, NX
AD = C + I + G + NX (chính là GDP)
(Sơ đồ):
Mối quan hệ giữa P & Y, trong đó Y có thể là:
 Thu nhập của nền Kinh tế
 (Hoặc) Sản lượng nền Kinh tế

1. Các nhân tố ảnh hưởng tới Tổng cầu


AD = f (P | C,I,G,X)
Yếu tố nội sinh: Mức giá chung (giả định các yếu tố khác không đổi)
 Khi P tăng => AD giảm
 Khi P giảm => AD tăng
Yếu tố ngoại sinh:
 Thu nhập (Y)
 Chi tiêu Chính phủ (G): Có 3 mục sử dụng chi tiêu CP (Hành chính sự nghiệp – Tiền lương
cho CBNV nhà nước; An ninh quốc phòng; Công trình đầu tư xây dựng)
 Thuế (T)
 Tiền lương (w)
 Cán cân thương mại (NX): NX = EX – IM

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


2

 Đầu tư tư nhân (I)


 Mức tiêu dùng (C)
2. Đường Tổng cầu
Không phân biệt đường Tổng cầu Ngắn hạn và Dài hạn, chỉ áp dụng chung 1 đường
Di chuyển (được gây ra bởi yếu tố nội sinh): Khi P thay đổi, các yếu tố khác không đổi (Sự di
chuyển của các điểm và tập hợp điểm trên đường AD)
Dịch chuyển:
 Nhóm đồng biến: Khi các yếu tố đó tăng thì AD tăng và ngược lại
C,I,G,NX tăng => AD tăng => Đường AD dịch chuyển sang phải
 Nhóm nghịch biến: Khi T tăng => AD giảm => Đường AD dịch chuyển sang trái

II. TỔNG CUNG (AS – Aggregate Supply)


1. Khái niệm:
 Giá trị hàng hóa dịch vụ tạo ra trên lãnh thổ 1 quốc gia
 (do các DN) sẵn sàng và có khả năng cung ứng
 (trên điều kiện) mức giá và điều kiện cho trước

Các nguồn lực ảnh hưởng đến AS:


 K (Tư bản): nhà xưởng, máy móc thiết bị
 L (Lao động)
 H (Vốn nhân lực)
 N (Tài nguyên)
 A (Công nghệ)

CHÚ Ý 1:
Hàm sản xuất tổng thể:
a) Sản xuất trong Ngắn hạn
Hàm sản xuất: Q = f (K, L)
b) Hàm sản xuất Tổng thể
Hàm sản xuất: Y = A * F(K,L,H,N)

Trong đó:
 K: Vốn tư bản (Nhà xưởng, Máy móc, Thiết bị)

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


3

 L (Labour): Lao động


 H: Vốn nhân lực (Liên quan đến Chất lượng lao động) như: Trình độ, Kỹ năng
 N (Natural): Tài nguyên thiên nhiên (Khoáng sản…)
 A: Tiến bộ công nghệ (Là tham số Quan trọng nhất, Quyết định tất cả Yếu tố trên)

Nguyên tắc: Bản chất của Tăng trưởng Kinh tế là Đầu tư mới
K+ (Tư bản vốn tăng) do là đầu tư mới (I tăng) => K tăng => Tăng trưởng Kinh tế

CHÚ Ý 2:
Khi nền Kinh tế sử dụng hết tất cả các Nguồn lực ở trên => Tạo ra mức Sản lượng tiềm năng (Yp)
Sản lượng tiềm năng (Toàn dụng nhân công): (Yp – Potential Output)
Khái niệm: Là sản lượng mà nền kinh tế đạt được, tương ứng với đồng thời 2 điều kiện:
 Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
 Tỷ lệ lạm phát vừa phải

2. Đường AS
a) Đường ASLR (Đường Tổng cung trong Dài hạn)
Đặc điểm:
 Là đường thẳng đứng tại Yp
Nguyên nhân thẳng đứng:
 Trong dài hạn, AS hoàn toàn không co giãn theo giá (Giá thay đổi, AS không đổi), không phụ
thuộc vào P.
 AS chỉ bị ảnh hưởng bởi Vốn, công nghệ & Tài nguyên thiên nhiên

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


4

p
A p
S A

Sản lượng tiềm


S

Sản lượng tiềm


Mức giá

Mức giá

năng
năng

Sản lượng thực tế Q Sản lượng thực tế Q

Hình 1.3: Đường tổng cung dài hạn và đường tổng cung ngắn hạn
b) Đường ASSR (Đường Tổng cung trong Ngắn hạn – Short Run) – thường được ký hiệu là
AS => Tức trong lý thuyết sử dụng chủ yếu là AS tức ASLR
Đặc điểm:
 Là đường dốc lên, tuy nhiên tương đối thoải ở mức sản lượng thấp (Y < Yp) và trở nên rất
dốc ở mức Y > Yp
Nguyên nhân:
 Y < Yp: Nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được khai thác => Tăng sản lượng là dễ dàng
=> Đường AS thoải
 Y > Yp: Nền kinh tế đã vắt kiệt nguồn lực hiện có => Tăng sản lượng khó khăn => Đường AS
dốc

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


5

Phân tích:
 Nền kinh tế rơi vào suy thoái (tại Y1)
 Nền kinh tế cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng (Yp)
 Nền kinh tế đang tăng trưởng quá nóng (Y2 > Yp)

Từ B => A: P tăng ít, Y tăng mạnh => Trong bối cảnh này đánh giá Tốt
Từ A => C: P tăng mạnh, Y có tăng nhưng tăng ít => Trong bối cảnh này đánh giá không tốt

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới Tổng cung ngắn hạn


AS = f ( P | CPSX)
Yếu tố nội sinh: Mức giá chung (giả định các yếu tố khác không đổi)
 Khi P tăng => AS tăng
 Khi P giảm => AS giảm
Yếu tố ngoại sinh: Chi phí sản xuất (bao gồm: Tiền lương; Giá trị NVL đầu vào; Khấu hao MMTB)
 Khi Chi phí SX tăng => AS giảm
 Khi Chi phí SX giảm => AS tăng
Di chuyển (được gây ra bởi yếu tố nội sinh): P thay đổi, CPSX không đổi (Sự di chuyển của các
điểm và tập hợp điểm trên đường AS)
Dịch chuyển (được gây ra bởi yếu tố ngọai sinh):: P không đổi, CPSX thay đổi
CPSX tăng => Y giảm (Sản lượng) => Đường AS dịch trái
CPSX giảm => Y tăng => Đường AS dịch phải

III. Cân bằng AD & AS


Trạng thái cân bằng tại A = AD x AS

IV. Tác động của AD & AS đến nền kinh tế

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


6

Xét AD:
TH1: Nếu C,I,G,NX tăng (hoặc T giảm) => AD tăng => Đường AD dịch chuyển sang phải =>
 P tăng (lạm phát tăng) => Wr giảm = Wn/P
 Y tăng => Tăng trưởng Kinh tế => Việc làm mới tăng => Thất nghiệp U giảm

TH2: Nếu C,I,G,NX giảm (hoặc T tăng) => AD giảm => Đường AD dịch chuyển sang trái =>
 P giảm (lạm phát giảm) => Wr tăng = Wn/P
 Y giảm => Suy thoái Kinh tế => Việc làm mới giảm => Thất nghiệp U tăng

Xét AS:
TH1: Nếu CPSX giảm => AS tăng => Đường AS dịch chuyển sang phải =>
 P giảm (lạm phát giảm) => Wr tăng = Wn/P
 Y tăng => Tăng trưởng Kinh tế => Việc làm mới tăng => Thất nghiệp U giảm
 Cú shock cung có lợi

TH2: Nếu CPSX tăng => AS giảm => Đường AS dịch chuyển sang trái =>
 P tăng (lạm phát tăng) => Wr giảm = Wn/P
 Y giảm => Suy thoái Kinh tế => Việc làm mới giảm => Thất nghiệp U tăng
 Cú shock cung bất lợi

LÝ THUYẾT TỔNG QUÁT:


Xét nền kinh tế có tiền lương cứng nhắc trong ngắn hạn. Bằng đồ thị AD-AS hãy giải thích điều gì
xảy ra với: P, Thất nghiệp, Wr trong ngắn hạn, khi:
a. Các HGĐ rất lạc quan về triển vọng việc làm trong tương lai
b. Các DN rất bi quan về triển vọng mở rộng thị trường trong tương lai
c. Các nước NK chủ lực hàng Việt Nam lâm vào suy thoái
d. Giá xăng dầu tăng mạnh trên thị trường Thế giới
e. Giá NVL mà Việt Nam nhập khẩu giảm mạnh trên thị trường Thế giới
f. Chính phủ đánh thuế vào hàng tiêu dùng nhập khẩu
g. Chính phủ tăng thuế đánh vào NVL mà Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài
h. Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất cho các DN vay vốn lưu động
i. Chính phủ miễn thuế 5 năm cho các Dự án đầu tư thực hiện trong năm nay
j. Chính phủ giảm thuế TNCN

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


7

Giải đáp:
Giải định tiền lương cứng nhắc trong ngắn hạn:
 Khi NLĐ đàm phán lương với chủ DN => Hàng tháng NLĐ nhận tiền lương cố định => Đó là
tiền lương cố định, tiền lương cứng nhắc.
 Wn = const

a. Các HGĐ rất lạc quan về triển vọng việc làm trong tương lai
Lạc quan => C tăng => AD tăng => Đường AD dịch phải
Khi ADo -> AD1 =>
 P tăng/ => Wr giảm xuống (Do Wr = Wn/P, Wn = const) (Nền kinh tế đối mặt với
lạm phát tăng)
 Y tăng/ (Tức là Tăng trưởng Kinh tế) => Việc làm tăng => Thất nghiệp giảm (Nền kinh tế đối
mặt với Tăng trưởng)
CHÚ Ý: Đây là chuỗi cần học

b. Các DN rất bi quan về triển vọng mở rộng thị trường trong tương lai
Bi quan => I giảm => AD giảm => Đường AD dịch trái
Khi ADo -> AD1 =>
 P giảm/ => Wr tăng (Do Wr = Wn/P, Wn = const) (Nền kinh tế đối mặt với lạm phát
giảm)

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


8

 Y giảm/ (Tức là Suy thoái Kinh tế) => Việc làm giảm => Thất nghiệp tăng (Nền kinh tế đối
mặt với Suy thoái)

c. Các nước NK chủ lực hàng Việt Nam lâm vào suy thoái
Nước nhập khẩu suy thoái => Xuất khẩu EX giảm => NX giảm => AD giảm => Đường AD dịch trái

d. Giá xăng dầu tăng mạnh trên thị trường Thế giới
Giá dầu tăng => CPSX tăng => AS giảm => Đường AS dịch trái
Khi ADo -> AD1 =>
 P tăng/ => Wr giảm (Do Wr = Wn/P, Wn = const) (Nền kinh tế đối mặt với lạm phát
tăng)
 Y giảm/ (Tức là Suy thoái Kinh tế) => Việc làm giảm => Thất nghiệp tăng (Nền kinh
tế đối mặt với Suy thoái)

ĐÂY CHÍNH LÀ: Cú sốc cung bất lợi (khi đường AS dịch trái)
Khái niệm Cú sốc:
 Là các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển AS - AD
Phân loại:
 Cú sốc cầu (Được cái này, Mất cái kia)
 Cú sốc cung có lợi
 Cú sốc cung bất lợi

e. Giá NVL mà Việt Nam nhập khẩu giảm mạnh trên thị trường Thế giới
P NVL giảm => CPSX giảm => AS tăng => Đường AS dịch phải (Cú sốc cung có lợi)

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


9

Khi ADo -> AD1 =>


 P giảm/ => Wr tăng (Do Wr = Wn/P, Wn = const) (Nền kinh tế đối mặt với
lạm phát giảm)
 Y tăng/ (Tức là Tăng trưởng Kinh tế) => Việc làm tăng => Thất nghiệp giảm (Nền kinh
tế đối mặt với Tăng trưởng)

f. Chính phủ đánh thuế vào hàng tiêu dùng nhập khẩu
Người tiêu dùng có 2 loại tiêu dùng: Tiêu dùng trong nước & Tiêu dùng nước ngoài
Tăng thuế hàng tiêu dùng NK => Tăng tiêu dùng trong nước (do hàng nước ngoài tăng)
C = Cd + Cf (Cd: Tiêu dùng trong nước; Cf: Tiêu dùng nước ngoài, Tuy nhiên C được chi phối chủ
yếu bởi Cd)

Như vậy, Chính phủ tăng thuế vào hàng tiêu dùng nhập khẩu => Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong
nước tăng => C tăng => AD tăng => Đường AD dịch phải

CHÚ Ý: Có thể phân tích Giá hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng => IM giảm => NX tăng => AD tăng
=> Đường AD dịch phải

g. Chính phủ tăng thuế đánh vào NVL mà Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài
Tăng thuế đánh vào NVL nhập khẩu => P NVL tăng => CPSX tăng => AS giảm => Đường AS dịch
trái

h. Chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất cho các DN vay vốn lưu động
Hỗ trợ lãi suất => CPSX giảm => AS tăng => Đường AS dịch phải

i. Chính phủ miễn thuế 5 năm cho các Dự án đầu tư thực hiện trong năm nay
Miễn thuế => Lợi nhuận tăng => I tăng => AD tăng => Đường AD dịch phải
j. Chính phủ giảm thuế TNCN
Giảm thuế TNCN (T giảm) => Yd tăng (do Yd = Y – T), Tăng thu nhập => C tăng => AD tăng =>
Đường AD dịch phải

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


10

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


LÝ THUYẾT TỔNG CUNG – TỔNG CẦU
1. Biến nào sau đây có thể thay đổi mà không gây ra sự dịch chuyển của đường Tổng cầu:
A. Lãi suất
B. Mức giá
C. Thuế suất
D. Kỳ vọng về lạm phát
E. Cung tiền
2. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến Tổng cung ngắn hạn
A. Chi tiêu của Hộ gia đình
B. Thuế giá trị gia tăng
C. Chi tiêu chính phủ
D. Chi phí Nguyên liệu đầu vào
Giải thích:
A,B,C thuộc về Tổng cầu AD
3. Trong mô hình AD – AS, sự dịch chuyển đường AD sang trái có thể được giải thích bởi:
A. Tăng lương
B. Giảm mức giá
C. Tăng chi tiêu chính phủ
D. Sự bi quan của giới đầu tư
4. Trong mô hình AD – AS, sự dịch chuyển đường AD sang trái có thể làm cho:
A. Sản lượng tăng và tiền lương thực tế giảm
B. Cả sản lượng và tiền lương thực tế tăng
C. Cả sản lượng và tiền lương thực tế giảm
D. Sản lượng giảm và tiền lương thực tế tăng
5. Trạng thái lạm phát đi kèm với suy thoái sẽ xuất hiệ nếu:
A. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
B. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
C. Tổng cầu giảm trong khi vị trí của đường Tổng cung không đổi
D. Tổng cầu tăng trong khi vị trí của đường Tổng cung không đổi
6. Giả sử khối lượng tư bản trong nền kinh tế giảm, khi đó đường AS ngắn hạn:
A. Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang trái
B. Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang phải

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


11

C. Không thay đổi vị trí, nhưng đường AS dài hạn dịch chuyển sang phải
D. Dịch chuyển sang trái, nhưng đường AS dài hạn không thay đổi vị trí
7. Tiến bộ công nghệ sẽ làm dịch chuyển:
A. Cả đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cầu sang phải
B. Cả đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cung dài hạn sang trái
C. Đường tổng cung ngắn hạn sang phải, nhưng đường tổng cung dài hạn không thay đổi vị trí
D. Cả hai đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải
8. Các nhà hoạch định chính sách được gọi là đã “thích nghi” với một cú sốc cung bất lợi
nếu họ:
A. Đáp lại cú sốc cung bất lợi bằng việc làm tăng tổng cầu và đẩy mức giá tăng cao hơn nưa
B. Đáp lại cú sốc cung bất lợi bằng việc làm giảm tổng cầu và do đó góp phần bình ổn mức giá
C. Đáp lại cú sốc cung bất lợi bằng việc làm giảm tổng cung ngắn hạn
D. Không phản ứng trước cú sốc cung bất lợi và để nền kinh tế tự điều chỉnh
9. Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng
cầu AD dịch sang phải khi:
a. Nhập khẩu và xuất khẩu tăng
b. Chính phủ tăng chi tiêu cho quốc phòng
c. Chính phủ cắt giảm các khoản trợ cấp và giảm thuế
d. Các lựa chọn đều đúng
GT:
B: CP tăng chi tiêu cho Quốc phòng => G tăng => AD tăng
C. CP giảm thuế (T giảm) => Yd tăng => C tăng => AD tăng.
Tuy nhiên các khoản Trợ cấp thuộc Chi chuyển nhượng, không tính vào G => Không liên quan => C
không đúng
A. EX tăng, IM tăng => NX chưa rõ biến động => A không đúng
10. Trong mô hình AD – AS, đường Tổng cầu dịch chuyển là do:
A. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
B. Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi
C. Cán cân thương mại thay đổi
D. Các câu trên đều sai
Giải thích:
A sai do P gây nên sự di chuyển
B sai do ảnh hưởng đến AS, thay vì AD

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


12

C đúng do NX là yếu tố ngoại sinh gây nên sự dịch chuyển đường AD


11. Đường tổng cung trong dài hạn là một đường thẳng đứng, do đó trong dài hạn:
A. Sản lượng và giá cả được quyết định bởi Tổng cầu
B. Sản lượng được quyết định bởi Tổng cung, còn giá cả được quyết định bởi cả Tổng cung &
Tổng cầu
C. Sản lượng và giá cả chỉ phụ thuộc vào Tổng cung
D. Sản lượng quyết định bởi Tổng cầu, còn giá cả được quyết định bởi Tổng cung

12. Trên đồ thị, trục hoành ghi sản lượng quốc gia, trục tung ghi mức giá chung, đường tổng
cung AS dịch chuyển khi:
a. Mức giá chung thay đổi
b. Chính phủ thay đổi các khoản chi ngân sách
c. Thu nhập quốc gia không đổi
d. Công nghệ sản xuất có những thay đổi đáng kể
GT:
A. P là yếu tố nội sinh, ảnh hưởng đến sự di chuyển, không phải dịch chuyển => A sai
B. Thay đổi chi tiêu G => Không ảnh hưởng đến AS => B sai
C. Thu nhập quốc gia Y => Không ảnh hưởng đến AS => C sai
D. Công nghệ sản xuất có thay đổi đáng kể => Tác động đến CPSX => Ảnh hưởng đến dịch chuyển
AS
13. Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu:
a. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


13

b. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái


c. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
d. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
Có 2 cách giải thích:
C1: Hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng => Người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên tiêu dùng các sản phẩm
nội địa => C tăng => AD tăng => Đường AD dịch phải.
C2: Tăng thuế vào Hàng nhập khẩu => IM giảm => NX tăng => AD tăng => Đường AD dịch phải
14. Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không làm
dịch chuyển đường tổng cung dài hạn:
a. Sự thay đổi khối lượng tư bản
b. Sự thay đổi công nghệ
c. Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa (Wn)
d. Sự thay đổi cung về lao động
e. Không có sự kiện nào thỏa mãn câu hỏi trên
Trả lời:
Tư bản, nhân công, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên là những nhân tố làm ảnh hưởng tổng cung
trong dài hạn.
Tiền lương thay đổi => CPSX thay đổi => Tác động đến Tổng cung ngắn hạn
15. Trong mô hình AD-AS, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố nào:
a. Tổng chi tiêu dự kiến và GDP thực tế
b. Thu nhập thực tế và GDP thực tế
c. Tổng lượng cầu hàng hóa - dịch vụ và mức giá chung
d. GDP danh nghĩa và mức giá chung
GT: Trong mô hình AD-AS, đường tổng cầu phản ánh mối quan hệ giữa sản lượng (Y) và mức giá
chung (P)
16. Trong mô hình AS-AD, sự dịch chuyển sang trái của đường AD có thể là do nguyên
nhân nào:
a. Giảm thuế
b. Tăng niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vào triển vọng phát triển của nền kinh
tế trong tương lai
c. Giảm chi tiêu chính phủ
d. Tăng cung tiền danh nghĩa

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


14

GT:
A. Giảm Thuế (T giảm) => Yd tăng => C tăng => AD tăng => Đường AD dịch phải
B. Niềm tin người tiêu dùng tăng => C tăng => AD tăng
Niềm tin DN tăng => I tăng => AD tăng
C. Giảm chi tiêu Chính phủ (G giảm) => AD giảm => Đường AD dịch trái
D. Không liên quan
17. Khi chính phủ Việt Nam giảm thuế đánh vào các đầu vào nhập khẩu, nhận định nào là
đúng:
a. Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải
b. Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái
c. Đường tổng cung dịch chuyển sang phải
d. Đường tổng cung dịch chuyển sang trái
Giảm Thuế đánh vào các đầu vào nhập khẩu => CPSX giảm => AS tăng => Tổng cung dịch phải
18. Trong mô hình AS-AD, sự dịch chuyển sang phải của đường AD có thể là do lý do nào:
a. Giảm chi tiêu chính phủ
b. Giảm niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp vào triển vọng phát triển của nền
kinh tế trong tương lai
c. Giảm cung tiền danh nghĩa
d. Giảm thuế hoặc tăng chi tiêu của Chính phủ
GT:
A. Giảm G => AD giảm => Đường AD dịch trái
B. Giảm niềm tin người tiêu dùng => C giảm => AD giảm
Giảm niềm tin DN => I giảm => AD giảm
C. Không liên quan
D. Giảm thuế (T giảm) => Yd tăng => C tăng => AD tăng => Đường AD dịch phải
Tăng G => AD tăng
19. Sự thay đổi sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào:
A. Các nguồn lực của nền kinh tế
B. Trình độ kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai
Giải thích: Cần sản xuất ra sản phẩm thì cần có nguồn lực kinh tế, đó là các yếu tố đầu vào như
Nguồn vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ.

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


15

Khi các yếu tố đầu vào được sử dụng hết, linh hoạt => Đạt sản lượng tiềm năng mới
20. Trong mô hình AD – AS, sự dịch chuyển sang phải của đường AD là do:
A. Xuất khẩu giảm
B. Cung tiền giảm
C. Chi tiêu chính phủ giảm
D. Không có đáp án đúng
21. Trong mô hình AD – AS, sự dịch chuyển sang phải của đường AD có thể bị gây ra bởi:
A. Chính phủ tăng thuế
B. Chính phủ tăng chi tiêu
C. Các DN bi quan vào triển vọng kinh tế trong tương lai
D. A và B đều sai
22. Trong mô hình AD – AS, sự dịch chuyển sang trái của đường AD có thể gây ra bởi:
A. Mức giá chung của nền kinh tế tăng
B. Chính phủ quyết định giảm thuế Thu hập
C. Chính phủ quyết định thực hiện chính sách “Thắt lưng buộc bụng” để đối phó với tình trạng
nợ công đang gia tăng
D. Tăng niềm tin của người tiêu dùng và của các DN vào sự phục hồi của nền kinh tế
23. Đường tổng cung (AS) dịch chuyển do:
A. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
B. Chính phủ tăng hay giảm các khoản đầu tư của chính phủ
C. Năng lực sản xuất của quốc gia như vốn tài nguyên,lao động, kỹ thuật thay đổi về số lượng
D. Thu nhập quốc gia thay đổi
24. Đường tổng cầu (AD) dịch chuyển là do:
A. Các nhân tố tác động đến C,I,G,X,M thay đổi
B. Năng lực sản xuất của quốc gia thay đổi
C. Mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi
D. Các câu trên đều sai
25. Chi phí sản xuất tăng có thể dẫn đến:
A. AD tăng và đường AD dịch chuyển sang phải
B. AS giảm và đường AS dịch chuyển sang trái
C. Giá giảm và có sự di chuyển dọc xuống dưới trên đường AD & AS
D. Không có đáp án đúng

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung

You might also like