You are on page 1of 7

1

CHƯƠNG TRÌNH THI TUYỂN NGÂN HÀNG BIG4 NĂM 2019


BÀI THI TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Môn thi: Nghiệp vụ Tổng hợp
Phần thi: Biện pháp Bảo đảm

Họ và tên: ...........................................................................................................................
Ngày sinh: ...........................................................................................................................
Điện thoại: ..........................................................................................................................
Email: .................................................................................................................................
Ngày thi: .............................................................................................................................

Hướng dẫn:
1. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
2. Mỗi câu chỉ có MỘT đáp án đúng.
3. Trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án Anh/Chị cho là đúng ở Phiếu trả lời trắc nghiệm.

Chú ý: Đề thi được xây dựng & bóc tách từ Đề thi TRỰC TIẾP của BIDV & Vietcombank
năm 2017, 2018 & đợt 1 năm 2019

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


2

BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM


1. Phân loại Tài sản bảo đảm:
 Giấy tờ có giá: STK, HĐTG, Cổ phiếu, Trái phiếu => Cầm cố
 Động sản: MMTB, PTVT => Thế chấp
 Bất động sản: Nhà xưởng, Đất đai => Thế chấp

Đi từ trên xuống, TSBĐ có tính thanh khoản giảm dần.

2. Phân loại phương thức bảo đảm:

Phương thức bảo đảm khoản vay:


 Thế chấp
 Cầm cố
 Tín chấp
 Bảo lãnh
 Ký quỹ

Phân biệt Thế chấp & Cầm cố:


Thế chấp Cầm cố
Quyền sở hữu Có Có
Quyền sử dụng Không Có

Phân loại Thế chấp:


2 tiêu chí:
Phân loại theo đối tượng:
 Thế chấp trực tiếp: Bên bảo đảm & bên được bảo đảm là 1 (Sử dụng TSBĐ chính chủ)

Ví dụ: Phong đi vay BIDV, sử dụng TSBĐ của Phong


 Thế chấp gián tiếp: Bên bảo đảm & bên được bảo đảm khác nhau (Sử dụng TSBĐ của bên
thứ 3)

Ví dụ: Phong đi vay BIDV, sử dụng TSBĐ của bố mẹ Phong

Phân loại theo thứ tự:


 Thế chấp thứ 1:

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


3

 Thế chấp thứ 2:

Cần hiểu: 1 TSBĐ có thể cùng lúc được thế chấp tại nhiều Ngân hàng khác nhau => Cnaw cứ theo
Thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm
Giả sử: Phong => VCB : Là NH đăng ký GDBĐ số 1 -> Thế chấp thứ 1
Cùng TS đó, => BIDV: Thế chấp thứ 2
Cùng TS đó => Vietinbank: Thế chấp thứ 2

3. Khái niệm về Đăng ký biện pháp bảo đảm (giao dịch bảo đảm)
Văn bản Pháp luật điều chỉnh:
1. Luật Dân sự 2015
2. Nghị định 163/2006 về Giao dịch bảo đảm
3. Nghị định 102/2017 về Đăng ký Biện pháp bảo đảm
Biện pháp bảo đảm (hay gọi là Giao dịch bảo đảm): là những biện pháp bảo đảm cho khoản vay
(TSBĐ)
Tư duy:
Phong => VCB => (khai báo) CQQLNN
Việc khai báo với Cơ quan Quản lý Nhà nước về việc Ngân hàng nhận Tài sản của Khách hàng để
đảm bảo cho khoản vay chính là việc Ngân hàng thực hiện thủ tục Đăng ký Biện pháp bảo đảm
3.1. Trường hợp bắt buộc phải Đăg ký Biện pháp bảo đảm
1) Thế chấp Quyền sử dụng đất
2) Thế chấp Tài sản gắn liền với đất
3) Thế chấp, Cầm cố Tàu bay
4) Thế chấp Tàu biển
3.2. Trường hợp đăng ký khi có yêu cầu (không bắt buộc):
 Thế chấp Động sản (MMTB, PTVT)
 Thế chấp TS hình thành trong tương lai (Căn hộ chung cư)
3.3. Vai trò của CQQLNN
 Văn phòng đất đai, Sở TN&MT: Thế chấp QSD Đất & TS gắn liền với đất
 Cục Hàng không: Tàu bay
 Cục Hàng hải: Tàu biển
 Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản (thuộc Bô tư pháp): Động sản & TS hình thành trong
tương lai

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


4

Bổ trợ Kiến thức:


Hợp đồng Tín dụng:
 Lãi suất trong hạn: Thỏa thuận dân sự giữa KH & NH (bao nhiêu thì tùy 2 bên)
 Lãi suất quá hạn: Tối đa 150% lãi suất trọng hạn

Ví dụ: Phong => Vietinbank: 10%/năm (LS trong hạn)


Giả sử Phong quá hạn => Vietinbank chỉ được phép áp dụng LS tối đa là: 15%

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Các trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm gồm :
(I) Thế chấp quyền sử dụng đất
(II) Thế chấp ô tô
(III) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành từ tương lai
(IV) Thế chấp tàu biển
A. (I), (II) đúng
B. (I), (IV) đúng
C. (II) đúng
D. Tất cả đều đúng
2. Tài sản nào không bắt buộc phải đăng ký Giao dịch bảo đảm tại thời điểm đăng ký:
A. Tài sản gắn liền với đất
B. Tàu bay
C. Tàu biển
D. Động sản
3. Trường hợp nào dưới đây phát sinh nghĩa vụ đăng ký biện pháp bảo đảm khi có yêu cầu ?
A. Thế chấp tài sản là động sản
B. Cầm cố tàu bay
C. Thế chấp tài sản gắn liền với đất
D. Thế chấp quyền sử dụng đất
4. Cơ quan thẩm quyền nào xử lý việc đăng ký biện pháp bảo đảm với tài sản là ô tô ?
A. Phòng Cảnh sát giao thông Tỉnh/TP trực thuộc TƯ
B. Trung tâm/Cục Đăng kiểm
C. Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảm đảm, trực thuộc
Bộ tư pháp
D. Tất cả đều sai

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


5

5. Cơ quan thẩm quyền nào xử lý việc đăng ký biện pháp bảo đảm với tài sản là tàu biển ?
A. Hải quan
B. Cảng vụ
C. Cơ quan thuế
D. Cục Hàng hải
6. Hợp đồng bảo đảm bằng quyền sử dụng đất:
a. Bắt buộc công chứng hoặc chứng thực
b. Bắt buộc đăng ký biện pháp bảo đảm
c. Bắt buộc công chứng hoặc chứng thực và đăng ký biện pháp bảo đảm
d. Không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực, đăng ký biện pháp bảo đảm
Trả lời: Theo Nghị định số 102/2017 Điều 4
7. Về đăng ký biện pháp bảo đảm, thời hạn hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với
tất cả tài sản là:
a. Một năm (trừ tài sản là quyền sử dụng đất)
b. Ba năm (trừ tài sản là quyền sử dụng đất)
c. Năm năm (trừ tài sản là quyền sử dụng đất)
d. Không xác định thời hạn đối với tất cả tài sản (chỉ hết hiệu lực khi người yêu cầu đăng ký nộp hồ
sơ xoá đăng ký giao dịch và được cơ quan có thẩm quyền thực hiện xoá đăng ký)
Trả lời: Theo Nghị định 102/2017/NĐ-CP
Điều 6. Thời hạn có hiệu lực của đăng ký giao dịch bảo đảm
8. Thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường Hợp có giao dịch bảo đảm có đăng ký và có giao
dịch bảo đảm không đăng ký là gì?
A. Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm
B. Giao dịch bảo đảm không có đăng ký được ưu tiên thanh toán
C. Giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán
D. Không phải các phương án trên
9. Trường hợp một tài sản được sử dụng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ nợ, khi xử lý tài
sản bảo đảm để thực hiện một nghĩa vụ trả nợ đến hạn thì các nghĩa vụ trả nợ khác được xử lý
thế nào?
A. Được coi là bình thường và không xử lý tài sản bảo đảm
B. Được coi là đến hạn và việc xử lý tài sản bảo đảm phụ thuộc vào đánh giá và quyết định của
từng ngân hàng
C. Được coi là đến hạn và xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


6

D. Không phải cảc phương án trên


10. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm mục đích gì?
A. Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán
B. Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán và để biện pháp bảo đảm có hiệu lực
C. Xác định giá trị pháp lý (đối kháng) với người thứ ba; Xác định thứ tự ưu tiên thanh toán và
là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong một số trường hợp dược pháp luật quy định
D. Xác định giá trị pháp lý với người thứ ba
11. Trường hợp một tài sản đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ tại nhiều Tồ chức tín dụng khác
nhau, thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản này là gì?
A. Nếu tất cả đăng ký giao dịch bảo đảm thi thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản đảm bảo
được xác định theo thứ tự đăng ký
B. Nêu trường hợp có giao dịch bảo đảm đã đăng ký và có giao dịch bảo đảm chưa đăng ký thì
giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán trước
C. Nếu các giao dịch bảo đảm đều chưa đăng ký thi thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định
theo thứ tự thời gian và xác lập giao dịch bảo đảm
D. Tất cả các phương án trên
12.Theo quy định Đăng ký giao dịch bảo đảm, Ngân hàng được phép giữ bản gốc của loại Tài
sản nào ?
A. Ô tô
B. Xe máy
C. Rơ móc
D. Tất cả tài sản trên
Trả lời : Khi thực hiện thế chấp Tài sản, Ngân hàng được phép giữ bản gốc của các Động sản như
Giấy đăng ký xe (Với ô tô, xe máy)/ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu với xe Rơ móc
13. Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản được quyền cấp đăng ký cho Tài sản nào?
A. Quyền sử dụng đất, TS gắn liền với đất
B. Tàu biển
C. Tàu bay
D. Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai
Trả lời : Điều 9, Nghị định 102/2017
14.BĐS là QSD Đất hình thành trong tương lai có thể đăng ký GDBĐ được không ?
A. Có
B. Không

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


7

15.Tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai có được phép thế chấp và đăng ký giao dịch bảo
đảm tại Văn phòng đăng ký đất đai hay không?
A. Không
B. Có
C. Chưa chắc chắn
Trả lời : Tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai phải đăng ký giao dịch bảo đảm
tại Trung tâm Đăng ký giao dịch Tài sản.
16.Theo quy định của pháp luật, nếu các bên không có thỏa thuận trước về phương thức xử lý
thì tài sản bảo đảm là bất động sản được xử lý theo phương thức nào?
a. Bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
b. Bên nhận bảo đảm nhận gán nợ.
c. Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản.
d. Không đáp án nào đúng.
Trả lời: Khoản 1, Điều 68 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
17. Theo quy định của pháp luật thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý trong trường hợp nào sau
đây:
a. Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ.
b. Bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc mất tích.
c. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
d. Phương án A và C là những phương án đúng.
Trả lời: Quy định tại Điều 56 Nghị định 163.
18.Với tư cách là chủ nợ, Ngân hàng có quyền nào dưới đây:
a. Thu giữ tài sản của khách hàng vay để xử lý thu hồi nợ.
b. Thu giữ tài sản của bên bảo đảm để xử lý thu hồi nợ.
c. Thu giữ tài sản bảo đảm của bên bảo đảm để xử lý thu hồi nợ.
d. Cả 03 đáp án A, B, C đều đúng.
Trả lời: Điều 63 Nghị định 163.

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ

You might also like