You are on page 1of 15

Module 6: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ

I. Bảng cán cân thanh toán (BOP – Balance of Payment)


Khái niệm: Phản ánh giao dịch trong nước với nước ngoài trong 1 năm, được ghi dưới dạng tài khoản.
BOP = CA + KA
 CA: Cán cân tài khoản vãng lai (Current Account)
 KA: Cán cân tài khoản vốn

Những giao dịch thanh toán của Việt Nam cho người nước ngoài => Ghi vào Tài sản Nợ
Những giao dịch thanh toán của người nước ngoài cho Việt Nam => Ghi vào Tài sản Có
 Tổng cán cân thanh toán luôn = 0

1. Tài khoản vãng lai


Khái niệm: Ghi chép các giao dịch về hàng hóa dịch vụ giữa người Việt Nam với người nước ngoài.
 Giao dịch hàng hóa: Xuất nhập khẩu
 Dịch vụ: Vận tải, du lịch…
 Thu nhập: Thu nhập người lao động (Tiền lương); Thu nhập đầu tư (Thu nhập đầu tư trực tiếp, Thu
nhập đầu tư chứng khoán)
 Các chuyển giao vãng lai: Viện trợ không hoàn lại, Nhận viện trợ, quà tặng

2. Tài khoản vốn


Khái niệm: Ghi chép các giao dịch về tài sản (gồm bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu…) giữa người Việt
Nam và người nước ngoài
Căn cứ vào hình thức đầu tư, cán cân vốn bao gồm:
- Đầu tư trực tiếp (FDI)
- Đầu tư gián tiếp: Bao gồm các khoản đầu tư như mua trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, đầu tư mua
cổ phiếu nhưng chưa đạt tới mức độ để kiểm soát công ty nước ngoài, các khoản vốn ngắn hạn như tín
dụng thương mại, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín dụng ngân hàng
ngắn hạn, mua bán ngoại tệ...

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


II. Thị trường trao đổi VND & USD, cách xác định Tỷ giá hối đoái
Ký hiệu: E là số đồng VND đổi một đồng USD ( 1 USD ăn được bao nhiêu đồng VND).
E được gọi là tỷ giá hối đoái
E = PVND/USD
Chú ý: Thế nào là tăng giá và giảm giá?
Ví dụ: E tăng  PVND/USD  1 đồng USD đổi được nhiều VND hơn => USD tăng giá, VND giảm giá (mất
giá)
1. Cầu USD:
Khái niệm:
 Khối lượng ngoại tệ sẵn sàng và có khả năng được mua trên thị trường ngoại hối
 Với mỗi mức tỷ giá nhất định.
Bắt nguồn từ các khoản mục trong Tài khoản Nợ (Tài khoản - )  Dòng vốn chảy ra ngoài quốc gia

Nguồn hình thành Cầu USD:


 Nhập khẩu (IM)
 Đi du lịch nước ngoài, du học, chữa bệnh tại nước ngoài… (nôm na là Cần USD để mua hàng hóa
quốc tế)

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


 Dự trữ ngoại tệ của dân cư và Nhà nước
=> Cần chuyển đổi nội tệ sang ngoại tệ => Mua USD (Cầu USD)

Yếu tố tác động đến sự Di chuyển & Dịch chuyển đường Cầu USD:
 Yếu tố nội sinh: E gây sự Di chuyển
 Yếu tố ngoại sinh: Nhập khẩu, Dự trữ ngoại tệ.. Đó là các nhân tố gây ra dịch chuyển Cầu USD

2. Cung USD:
Khái niệm: Khối lượng ngoại tệ được cung ứng trên thị trường ngoại hối ở mỗi mức tỷ giá nhất định.
Bắt nguồn từ các khoản mục trong Tài khoản Có (Tài khoản + )  Dòng vốn chảy vào trong nước (Tăng
ngoại hối)

Nguồn hình thành Cung USD:


 Xuất khẩu
 Người nước ngoài đầu tư vào Chứng khoán của Việt Nam
 Nhận viện trợ quốc tế
 Kiều hối
=> Thu về USD => Cần chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ => Bán USD (Cung USD)

Yếu tố tác động đến sự Di chuyển & Dịch chuyển đường Cung USD:
 Yếu tố nội sinh: E gây sự Di chuyển
 Yếu tố ngoại sinh: Xuất khẩu, Kiều hối.. Đó là các nhân tố gây ra dịch chuyển Cung USD

3. Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


(1) Sự thay đổi trong Cán cân thương mại (NX = EX – IM)
Cán cân Thương mại được cải thiện do Xuất khẩu tăng => Cung USD tăng => E giảm

(2) Chênh lệch lãi suất trong nước với lãi suất thế giới
Ví dụ 1: Lãi suất trong nước cao hơn so với Lãi suất thế giới => Dòng vốn đổ vào trong nước tăng =>
Cung USD tăng => E giảm

Ví dụ 2: Lãi suất trong nước thấp hơn Lãi suất thế giới => Dòng vốn chạy ra khỏi đất nước => Cung USD
giảm => E tăng

(3) Chênh lệch giá cả trong nước với giá thế giới
Khi giá hàng hóa trong nước cao hơn giá hàng hóa thế giới  Hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ hơn so
với hàng hóa thế giới =>
 Tăng nhập khẩu => Cầu USD tăng =>
 Giảm xuất khẩu => Cung USD giảm =>
 E tăng

3. Mô hình Cung Cầu USD


Sơ đồ tương đồng với đường AD – AS hàng hóa, giữa 2 yếu tố là E (tức là giá) & Qusd (Lượng USD)

Tại TTCB: Eo = (S) x (D)


Xác định được TGHĐ cân bằng (Eo) và Lượng USD được trao đổi thực tế (Qo) trên thị trường)

III. Các loại Tỷ giá hối đoái

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


1. Tỷ giá hối đoái cố định: Chính phủ sẽ quy định tỷ giá trên thị trường và luôn sử dụng các biện pháp
can thiệp để cố định tỷ giá ở mức mong muốn
2. Tỷ giá hối đoái Thả nổi: Cung & Cầu USD tự điều tiết nhau, khó kiểm soát
3. Tỷ giá hối đoái Thả nổi có điều tiết: Cung & Cầu USD tự điều tiết nhau, có sự kiểm soát của
NHTW (biên độ dao động)

IV. Tác động của Tỷ giá hối đoái đến nền Kinh tế
Ví dụ: E tăng (1 USD ăn được nhiều VND hơn  VND mất giá), gây ra 2 hiệu ứng:

Hiệu ứng 1: E tăng => VND giảm giá => Giá hàng hóa Việt Nam trở nên rẻ tương đối =>
 Kích thích Xuất khẩu (EX tăng) =>
 Giảm Nhập khẩu (IM giảm) =>
 AD tăng (1)

Hiệu ứng 2: E tăng => Giá NVL nhập khẩu tăng (Mất nhiều VND để nhập khẩu so với trước) => CPSX
tăng => AS giảm (2)

Kết hợp (1) và (2) ta có


 P tăng => Lạm phát tăng

KẾT LUẬN: Tỷ giá hối đoái cũng là một công cụ để Kiểm soát Lạm phát (trong trường hợp E giảm)

LÝ THUYẾT CƠ BẢN
Xét thị trường trao đổi VND/USD, hãy giải thích tác động của các sự kiện dưới đây đến Tỷ giá hối đoái.
a. Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được người Việt nam hưởng ứng
b. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Kinh tế toàn cầu, khách du lịch nước ngoài đến Việt nam ít
hơn
c. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn đáng kể ở Mỹ
d. Nhập khẩu ở Việt Nam tăng mạnh
e. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi TTCK Việt Nam

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


f. Lãi suất tiền gửi USD giảm mạnh, trong khi lãi suất tiền gửi VND không đổi
g. NHTW bán 100 triệu USD
h. Người Việt Nam tin rằng giá USD sẽ tăng mạnh trong thời gian tới

Giải thích:
a. Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được người Việt nam hưởng ứng
Người Việt Nam hưởng ứng => Sính nội hơn => IM giảm => Cầu USD giảm => Đường D dịch chuyển
sang trái
(Sơ đồ)
Do -> D1 =>
 E giảm
 Q USD giảm
Ta có
b. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Kinh tế toàn cầu, khách du lịch nước ngoài đến Việt
nam ít hơn
Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam ít hơn => mang USD theo ít hơn, Cung USD giảm => Đường S
dịch chuyển sang trái =>
 E tăng
 Q USD giảm
c. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn đáng kể ở Mỹ
Lạm phát Việt Nam cao => Giá hàng hóa Việt Nam cao hơn giá cả hàng hóa ở Mỹ =>
 Nhập khẩu tăng => Cầu USD tăng =>
 Xuất khẩu giảm => Cung USD giảm =>
=> E tăng
d. Nhập khẩu ở Việt Nam tăng mạnh
IM tăng => Cầu USD tăng => Đường cầu USD dịch chuyển sang phải
e. Các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi TTCK Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam => Cung USD giảm
f. Lãi suất tiền gửi USD giảm mạnh, trong khi lãi suất tiền gửi VND không đổi

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


Lãi suất tiền gửi USD giảm mạnh, trong khi lãi suất tiền gửi VND không đổi => Người dân bán USD, mua
VND để gửi tiền => Cầu USD giảm
g. NHTW bán 100 triệu USD
NHTW bán 100 triệu USD => Cầu USD giảm
h. Người Việt Nam tin rằng giá USD sẽ tăng mạnh trong thời gian tới
Cầu USD tăng

TỔNG HỢP KHÁI NIỆM


a. Gắn mỗi khái niệm xếp theo thứ tự chữ cái vào mỗi câu tương ứng xếp theo thứ tự chữ số:
b. Giá trao đổi giữa 2 đồng tiền quốc gia
c. Việc ghi chép dòng luân chuyển quốc tế về hàng hóa và dịch vụ và các khoản thu nhập ròng khác từ
nước ngoài
d. Một hệ thống tỷ giá hối đoái dựa vào thị trường
e. Việc ghi chép một cách có hệ thống những giao dịch giữa dân cư của một nước với phần còn lại của
thế giới
f. Lượng ngoại tệ do NHTW của một nước nắm giữ
g. Việc ghi chép những giao dịch quốc tế về tài sản vốn
h. Hệ thống tỷ giá do NHTW kiểm soát
i. Hệ thống trong đó tỷ giá được thả nổi nhưng NHTW có thể can thiệp trong ngắn hạn
j. Tương quan giá cả hàng hóa giữa các quốc gia khi quy về cùng một đồng tiền
1. Cán cân thanh toán quốc tế 6. Tỷ giá hối đoái cố định
2. Tỷ giá 7. Dự trữ ngoại tệ
3. Tài khoản vốn 8. Tỷ giá thả nổi có quản lý
4. Tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn 9. Tài khoản vãng lai
5. Tỷ giá thực

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Giải đáp:

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


1 2 3 4 5 6 7 8 9
d a f c i g e h b

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Thị trường mà ở đó đồng tiền của quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền quốc gia khác:
A. Thị trường hàng hóa
B. Thị trương tiền tệ
C. Thị trường các yếu tố sản xuất
D. Thị trường ngoại hối
2. Nền Kinh tế có tương tác với thế giới bên ngoài được gọi là:
A. Nền Kinh tế có thương mại cân bằng
B. Nền Kinh tế xuất khẩu
C. Nền Kinh tế nhập khẩu
D. Nền Kinh tế đóng
E. Nền Kinh tế mở
3. Thị trường mà ở đó đồng tiền của quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền quốc gia khác:
E. Thị trường hàng hóa
F. Thị trương tiền tệ
G. Thị trường các yếu tố sản xuất
H. Thị trường ngoại hối
4. Lượng nhập khẩu của một quốc gia phụ thuộc vào:
A. Thu nhập quốc gia đó
B. Thu nhập của nước ngoài
C. Xu hướng nhập khẩu cận biên
D. Tất cả các câu trên
E. Câu a và c
5. Yếu tố nào sau đây sẽ làm tăng cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam?
A. Giá cả hàng hóa và dịch vụ của thế giới giảm
B. GDP thực tế của Việt Nam tăng
C. Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


D. GDP thực tế của thế giới giảm
6. Tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ ảnh hưởng đến:
A. Cán cân thương mại
B. Cán cân thanh toán
C. Sản lượng quốc gia
D. Cả 3 đều đúng
7. Cung ngoại tệ Việt Nam xuất phát từ:
A. Xuất khẩu từ Việt Nam và tiền mua tài sản nước ngoài của các công dân Việt Nam
B. Xuất khẩu từ Việt Nam và các công dân nước ngoài mua tài sản của Việt Nam
C. Nhập khẩu vào Việt Nam và mua tài sản nước ngoài của các công dân Việt Nam
D. Nhập khẩu vào Việt Nam và các công dân nước ngoài mua tài sản của Việt Nam
8. Các nhà kinh tế thường giả thiết rằng xuất khẩu ròng với tư cách là một thành tố trong tổng
cầu về hàng Việt nam:
A. Tăng khi thu nhập của Việt Nam tăng
B. Giảm khi thu nhập ở nước ngoài tăng
C. Giảm khi thu nhập của Việt Nam tăng
D. Không bị ảnh hưởng bởi thu nhập của Việt Nam
GT: Thu nhập của Việt Nam tăng  Giá cả hàng hóa Việt Nam cao tương đối so với Giá hang hóa quốc tế
=> Tăng nhập khẩu, Giảm Xuất khẩu => NX giảm
9. Hoạt động nào sau đây sẽ làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam:
A. Nhật mua gạo của Việt Nam
B. Nhật mua bột mì của Úc
C. Nhật mua trái phiếu của Chính phủ Việt Nam
D. Việt Nam mua xe Toyota của Nhật
E. Việt Nam bán than cho Nhật bản

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


10. Trong điều kiện vốn tự do luân chuyển, cán cân thanh toán của một nước chịu ảnh hưởng bởi:
A. Sự thay đổi thu nhập trong nước và nước ngoài
B. Sự thay đổi tỷ giá hối đoái thực tế
C. Sự thay đổi lãi suất tương đối giữa trong nước và quốc tế
D. Tất cả các câu trên
E. Cả a và b
11. Trường hợp nào sau đây là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam?
A. Công ty CP Phú Gia xây dựng một nhà hàng ở Sydney (Úc)
B. Hãng phim Việt Nam bán bản quyền bộ phim “Về nhà đi con” cho một hãng chiếu phim của Pháp
C. Công ty ô tô Thaco mua cổ phần của hãng xe BMW
D. Công ty xe đạp Xuân Hòa mua thép của Nhật
12. Trong điều kiện giá cả hàng hóa ở các nước không đổi, khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ có tác
dụng:
A. Khuyến khích xuất khẩu
B. Khuyến khích nhập khẩu
C. Khuyến khích gia tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu
D. Tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu
13. Giả sử cán cân vãng lai của một quốc gia bị thâm hụt 300 triệu USD, trong khi cán cân tài
khoản vốn có thặng dư 700 triệu USD thì cán cân thanh toán của nước đó:
A. Có thặng dư 400 triệu USD
B. Có thặng dự 700 triệu USD

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


C. Bị thâm hụt 300 triệu USD
D. Bị thâm hụt 400 triệu USD
E. Bị thâm hụt 700 triệu USD
14. Những khoản tiền mà Việt kiều gửi về cho người thân của họ tại Việt Nam sẽ làm:
A. Tăng thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam
B. Giảm thâm hụt tài khoản vãng lai của Việt Nam
C. Tăng thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam
D. Giảm thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam
E. Không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai hay tài khoán vốn của Việt Nam
GT:
Kiều hối ghi nhận vào Tài khoản có trên Tài khoản vãng lai => Giảm thâm hụt
15. Cán cân thương mại là:
A. Giá trị tuyệt đối của cán cân thanh toán
B. Chênh lệch giữa Tài khoản vãng lai và Tài khoản vốn
C. Chênh lệch giữa Tổng thương mại trong nước và Tổng thương mại với nước ngoài
D. Chênh lệch giữa Kim ngạch Xuất khẩu và Kim ngạch Nhập khẩu
E. Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào và luồng vốn chảy ra
16. Cán cân tài khoản vốn đo lường:
A. Giá trị ròng giữa cán cân thanh toán
B. Chênh lệch giữa luồng vốn chảy vào và luồng vốn chảy ra
C. Chênh lệch giữa giá trị thương mại trong nước và thương mại với nước ngoài
D. Chênh lệch giữa Kim ngạch Xuất khẩu và Kim ngạch Nhập khẩu
E. Sự thay đổi dự trữ ngoại tệ của NHTW
17. Tỷ giá hối đoái (danh nghĩa) là tỷ lệ:
A. Trao đổi hàng hóa giữa 2 nước
B. Trao đổi giữa tiền của nước này với hàng hóa của một nước khác
C. Trao đổi giữa tiền của 2 quốc gia
D. Trao đổi giữa tiền của 1 quốc gia với USD
18. Nếu trên thị trường ngoại hối giá 1 USD tăng từ 23600 lên 23700 thì:
A. Đồng VND đã giảm giả
B. Đồng VND đã lên giá

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


C. Đồng VND có thể lên hoặc giảm giá. Điều này phụ thuộc vào sự thay đổi của giá tương đối giữa
hàng Việt Nam và hàng Mỹ
D. Không phải các đáp án trên
19. Những cá nhân hay DN nào sau đây vui khi đồng VND giảm giá trên thị trường ngoại hối?
A. Khách du lịch Việt Nam đến Châu Âu
B. Một công ty Việt Nam nhập khẩu Vodka từ Nga
C. Một công ty Pháp xuất khẩu rượu sang Việt Nam
D. Một công ty Đức nhập khẩu cá basa của Việt Nam
E. Một công ty Mỹ xuất khẩu máy tính sang Việt Nam
20. Nếu USD rẻ hơn ở Hà Nội so với TPHCM thì các nhà đầu tư sẽ có xu hướng:
A. Mua USD ở Hà Nội và bán ở TPHCM
B. Bán USD ở Hà Nội và mua ở TPHCM
C. Bán USD ở cả Hà Nội và TPHCM
D. Mua USD ở cả Hà Nội và TPHCM
E. Mua USD ở Hà Nội và cho vay ở TPHCM
21. Giả sử 15.000 VND đổi được 1 USD. Nếu một chiếc ô tô bán với giá 22.000 USD thì giá của nó
tính theo VND sẽ là:
A. 150 triệu
B. 22 triệu
C. 300 triệu
D. 330 triệu
E. 360 triệu
22. Đồng nội tệ giảm giá thực tế hàm ý:
A. Hàng ngoại trở nên rẻ một cách tương đối so với hàng nội
B. Khả năng cạnh tranh của hàng nội giảm
C. Giá hàng ngoại tính bằng nội tệ tăng một cách tương đối so với giá hàng sản xuất trong nước
D. Một ngoại tệ đổi được nhiều đơn vị nội tệ hơn
23. Thị trường mà ở đó đồng tiền của nước này được trao đổi với đồng tiền của các nước khác
được gọi là:
A. Thị trường tiền tệ
B. Thị trường vốn

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


C. Thị trường tài sản
D. Thị trường ngoại hối
E. Thị trường TMQT
24. Trên thị trường trao đổi giữa VND và USD, nếu giá của USD càng thấp thì:
A. Lượng cung USD càng cao
B. Lượng cầu USD càng cao
C. Lượng cung USD càng thấp
D. Cả b và c
GT: Giá USD càng thấp  E giảm
E là yếu tố nội sinh gây ra sự di chuyển đường Cung và Cầu USD
25. Điều nào dưới đây sẽ làm dịch chuyển đường cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối sang
phải?
A. Cầu về hàng hóa nước ngoài của dân cư trong nước tăng lên
B. Cầu về hàng hóa trong nước của người nước ngoài giảm
C. Các nhà đầu cơ dự đoán đồng nội tệ sẽ tăng giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong thời gian tới
D. Chính phủ có thâm hụt ngân sách
E. Chính phủ có thặng dư ngân sách
GT:
Cầu về hàng hóa nước ngoài của dân cư trong nước tăng lên => Nhập khẩu (IM) tăng => Cầu USD tăng
Cầu về hàng hóa trong nước của người nước ngoài giảm => Xuất khẩu (EX) tăng => Cung USD tăng
Các nhà đầu cơ dự đoán đồng nội tệ sẽ tăng giá mạnh trên thị trường ngoại hối trong thời gian tới => VND
có giá hơn so với USD => E giảm => Chỉ tác động đến sự di chuyển.
26. Giả sử trong tiến trình hội nhập, XK của Việt Nam tăng nhiều hơn NK của Việt Nam, thì trên
thị trường ngoại hối, chúng ta có thể dự đoán rằng:
A. Đường cung ngoại tệ dịch phải
B. Đường cầu ngoại tệ dịch phải
C. Cả đường cung và đường cầu ngoại tệ đều dịch phải, làm đồng ngoại tệ lên giá
D. Cả đường cung và đường cầu ngoại tệ đều dịch phải, làm đồng ngoại tệ giảm giá
E. Cả đường cung và đường cầu ngoại tệ đều dịch phải, nhưng tỷ giá hối đoái không đổi
GT: Trong quá trình hội nhập, EX & IM đều tăng, với điều kiện EX tăng nhiều hơn
Ta có EX tăng => Cung USD tăng => Đường cung dịch phải

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


IM tăng => Cầu USD tăng => Đường cầu dịch phải
Do EX tăng nhiều => Đường S dịch nhiều hơn => E giảm
EVND/USD giảm  Đồng nội tệ tăng giá, đồng ngoại tệ giảm giá
27. Với các yếu tố khác không đổi, giả sử các bạn hàng thương mại của Việt Nam đang tăng
trưởng nhanh thì điều nào sau đây có thể xảy ra?
A. Xuất khẩu của Việt Nam giảm
B. Xuất khẩu Việt Nam tăng làm đồng nội tệ có xu hướng giảm giá trên thị trường ngoại hối
C. Xuất khẩu của Việt Nam tăng làm đồng nội tệ có xu hướng lên giá trên thị trường ngoại hối
D. Nhập khẩu của Việt Nam giảm
E. Nhập khẩu của Việt Nam tăng
GT:
Bạn hàng thương mại tăng trưởng nhanh => Xuất khẩu tăng => Cung USD tăng => Đường Cung USD dịch
chuyển sang phải => E giảm
EVND/USD giảm  Đồng nội tệ tăng giá, đồng ngoại tệ giảm giá
28. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ:
A. Trao đổi hàng hóa giữa hai nước
B. Trao đổi tiền giữa hai nước
C. Trao đổi giữa tiền của nước này với hàng hóa của nước khác
D. Không câu nào đúng
29. Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định là hệ thống trong đó:
A. NHTW các nước phải thường xuyên can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ tỷ giá hối đoái
danh nghĩa cố định.
B. Tiền của quốc gia đó phải có khả năng chuyển đổi với vàng tại một mức giá cố định
C. Cán cân thanh toán của quốc gia đó luôn cân bằng
D. Tỷ giá hối đoái thực tế luôn cố định
30. Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi là hệ thống trong đó:
A. Các nhà kinh doanh chỉ quan tâm đến giá hàng hóa mà không cần quan tâm đến cung và cầu tiền tệ
B. Các chính phủ xác định giá trị đồng tiền của nước mình theo đồng tiền của nước khác, sau đó họ sẽ
duy trì mức tỷ giá đã xác định
C. Tỷ giá hối đoái được xác định theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối chứ không phải do
NHTW quy định

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung


D. Tỷ giá sẽ luôn biến động tương ứng với sự thay đổi lạm phát tương đối giữa các nước
31. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là chế độ trong đó NHTW:
A. Cho phép các hãng kinh doanh được hưởng các mức tỷ giá khác nhau nhằm khuyến khích xuất
khẩu và hạn chế nhập khẩu
B. Đôi khi can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất lợi của Tỷ giá hối đoái
C. Không cho phép các NH tư nhân được xác định tỷ giá mà can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại
hối
D. Cố định tỷ giá ở mức đã được công bố trước
32. Trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định, nếu cung về ngoại tệ trên thị trường ngoại hối tăng lên
thì NHTW phải:
A. Thay đổi mức giá trong nước
B. Mua ngoại tệ
C. Đề nghị IMF giúp đỡ
D. Để thị trường tự điều chỉnh đến điểm cân bằng mới

Tài liệu luyện thi Big4 Kiến thức chung

You might also like