You are on page 1of 30

NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH

NGUYÊN LÝ TÀI CHÍNH: NỘI DUNG

TỔNG QUAN Tài chính công

Tài chính doanh Tài chính quốc


nghiệp tế

Tài chính bảo


hiểm
CHƯƠNG 4: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TCQT

2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ


1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TCQT
- TCQT đề cập đến các mối quan hệ về tiền tệ và kinh tế vĩ mô
(Kinh tế học tiền tệ quốc tế) giữa các nước.
- Nội dung của TCQT giới thiệu về tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại
hối, cán cân thanh toán quốc tế, điều hành chính sách tiền tệ - tài
khóa trong nền kinh tế mở, hệ thống tiền tệ quốc tế, các vấn đề của
hệ thống tiền tệ trong thời gian gần đây và giới thiệu về định chế tài
chính quốc tế.
- Trong phạm vi môn học này, chương TCQT sẽ tập trung vào việc
giới thiệu các nội dung về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán
quốc tế.
2. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Khái niệm
2.1

Phương pháp yết giá


2.2

Một số thuật ngữ khác


2.3
2.1. Khái niệm
• Đứng từ góc độ học thuật thì:
Tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa tiền tệ của nước này với nước
khác.
• Đứng từ góc độ thị trường thì:
Giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng một số đơn vị
tiền tệ của nước kia
Ví dụ: USD/VND = 23.500
Lưu ý: Hiện nay, trên thị trường ngoại hối (Forex), ngoài tỷ giá song
phương (VD: USD/VND) còn có tỷ giá đa phương (Trade-weighted
index TWI). Đối với tỷ giá đa phương TWI sinh viên về tự đọc thêm.
2.2. Phương pháp yết giá
Đồng tiền yết giá (Commodity currency)
+ Biểu hiện giá của mình qua đơn vị tiền tệ khác
+ Có số đơn vị cố định = 1
Đồng tiền định giá (term/base currency)
+ Phản ánh giá của đơn vị tiền tệ khác
+ Có số đơn vị thay đổi
Ví dụ: USD/VND: 24.000 à USD là đồng tiền yết giá
VND là đồng tiền định giá
2.2. Phương pháp yết giá

Yết giá trực tiếp Yết giá gián tiếp

Đồng tiền yết giá là ngoại tệ còn Đồng tiền yết giá là nội tệ còn đồng
đồng tiền định giá là nội tệ tiền định giá là ngoại tệ
àKhi đó giá của 1 đơn vị ngoại tệ àKhi đó muốn biết giá của ngoại
sẽ xác định được ngay tệ, phải lấy nghịch đảo của tỷ giá
niêm yết
Ơ VN: Ở UK:
32.000 VND/GBP 1.5643 USD/GBP
Câu hỏi

- Sự biến động của tỷ giá (tăng/giảm) tác động thế nào đến hoạt
động xuất khẩu và nhập khẩu?
2.3. Một số thuật ngữ khác
Tỷ giá mua, tỷ giá bán
- Tỷ giá mua: Bid rate, dealer yết giá
để mua ngoại tệ hay là tỷ giá mà tại đó
ngân hàng đồng ý mua vào ngoại tệ.
- Tỷ giá bán: Ask rate, dealer yết giá
để bán ngoại tệ hay là tỷ giá mà tại đó
ngân hàng đồng ý bán ra ngoại tệ.
2.3. Một số thuật ngữ khác

Tỷ giá mua, tỷ giá bán


- Ngân hàng yết giá (Quoting bank) là ngân hàng thực hiện niêm yết giá
- Ngân hàng hỏi giá (Asking Bank) là ngân hàng liên hệ với ngân hàng
niêm yết giá để hỏi đổi
2.3. Một số thuật ngữ khác

- Chênh lệch tỷ giá mua – bán (Bid-Ask spread): lợi nhuận trước
thuế của ngân hàng:
+ Bid-Ask spread = Ask – Bid
- Midpoint price=(ask + bid)/2
- Spread (%) = (ask – bid)/bid
2.3. Một số thuật ngữ khác

Tỷ giá chéo (cross-rate) :


- Là tỷ giá giữa hai đồng tiền được ác định dựa trên mối liên hệ của
chúng với một đồng tiền thứ ba.
- Tại sao phải tính tỷ giá chéo?
Tại các ngân hàng hoặc trên thị trường ngoại hối không phải tất cả các
ngoại tệ đều được yết giá
2.3. Một số thuật ngữ khác

Tỷ giá chéo (cross-rate) :


- Ví dụ: Tỷ giá mua: 1 USD= 0,8 GBP và 1 GBP= 9,5678 HKD. Vậy tỷ
giá mua USD/HKD là bao nhiêu?
2.3. Một số thuật ngữ khác
Mất giá và lên giá
Đồng tiền mất giá (depreciation of currency X/exchange rate
depreciation): Đồng tiền X giảm về mặt giá trị (fall in value) so với đồng
tiền khác, hay cần 1 số lượng tiền lớn X để mua 1 đơn vị ngoại tệ.
à Tỷ giá tăng lên nếu áp dụng yết giá trực tiếp và tỷ giá giảm xuống nếu
áp dụng yết giá gián tiếp.
Đồng tiền lên giá (appreciation of currency X/exchange rate
appreciation): đồng tiền X tăng về mặt giá trị (rise in value) so với đồng
tiền khác, hay cần 1 số lượng tiền X ít hơn để mua 1 đơn vị ngoại tệ
à Tức là tỷ giá giảm xuống nếu áp dụng yết giá trực tiếp và tỷ giá tăng
lên nếu áp dụng yết giá gián tiếp.
2.3. Một số thuật ngữ khác
Nâng giá và phá giá
- Phá giá (devaluation): đề cập đến sự thay đổi (realignment) trong chế độ tỷ giá cố
định bằng cách làm đồng tiền giảm giá trị.
- Nâng giá (Revaluation): đề cập đến sự thay đổi trong chế độ tỷ giá cố định bằng
cách làm đồng tiền tăng giá trị.
2.3. Một số thuật ngữ khác
Định giá cao /thấp giá trị
- Một đồng tiền bị định giá cao giá trị (overvalued) khi giá trị đồng tiền đó trên thị
trường cao hơn giá trị dự kiến trong lý thuyết hoặc thông qua các mô hình tính toán
kinh tế.
- Một đồng tiền bị định giá thấp giá trị (undervalued) khi giá trị đồng tiền đó trên thị
trường thấp hơn giá trị theo cách tính dựa trên lý thuyết hoặc qua các mô hình tính
toán kinh tế.
2.3. Một số thuật ngữ khác
Tỷ giá giao ngay và kỳ hạn
- Tỷ giá giao ngay (Spot rate): Tỷ giá áp dụng cho việc giao nhận ngoại tệ tại thời
điểm hiện tại (T+2)
- Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): Tỷ giá áp dụng cho việc giao nhận ngoại tệ tại thời
điểm trong tương lai (T+x+2)
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Cán cân thanh toán quốc tế (BOP-Balance of payment) là một báo cáo
thống kê có hệ thống những giao dịch kinh tế quốc tế của một nền kinh tế
với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định.
Giao dịch quốc tế: Giao dịch giữa người cư trú và người phi cư trú
Ví dụ: xuất – nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, đầu tư qua biên giới
Lưu ý: Cán cân thanh toán quốc tế ghi lại các dòng lưu chuyển không
phải khối lượng tích lũy
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Người cư trú:
• Người cư trú được quy định tùy theo từng nước nhưng thông thường là những
người có thời gian cư trú hơn 12 tháng, có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư
trú.
• Các tổ chức quốc tế, các đại sứ quan và căn cứ quân sự, lưu học sinh và
khách du lịch đều là người không cư trú với nước đến.
• Các công ty đa quốc gia sẽ là người cư trú đồng thời tại nhiều quốc gia.
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Ý nghĩa của việc nghiên cứu CCTTQT:
- CCTTQT cung cấp thông tin về cung và cầu nội tệ/ngoại tệ.
- Tình trạng của CCTTQT có thể đưa ra những tín hiệu nhất định về quốc giá
đó thành một đối tác kinh doanh tiềm năng hay không?
- Có thể dùng CCTTQT để đánh giá khả năng cạnh tranh của một quốc gia.
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Kếu cấu của CCTTQT
1. Hạng mục thường xuyên/Tài khoản vãng lai (CA)
a) Cán cân thương mại (TB)
b) Cán cân dịch vụ (SE)
c) Cán cân thu nhập (IC)
d) Cán cân chuyển giao một chiều (cho, biếu, tặng)(Tr)
2. Hạng mục vốn (KA)
a) Cán cân vốn ngắn hạn (KS)
b) Cán cân vốn dài hạn (KL)
c) Chuyển giao vốn một chiều (KTr)
3. Sai sót thống kê (OM)
4. Cán cân bù đắp chính thức (OFB)
Cán cân tổng thành: OB=CA+KA+OM và OB=-OFB
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Tài khoản vãng lai (Curent Account): gồm
a. Cán cân thương mại (Trade balance)
XK hàng hóa
NK hàng hóa
b. Cán cân dịch vụ (Service Balance)
XK dịch vụ
NK dịch vụ
c. Yếu tố thu nhập (Factor Income)
Thu nhập trả cho người lao động
Thu nhập từ vốn đầu tư: lợi tức, cổ tức, trái tức…
d. Chuyển giao một chiều (Unilateral Transfer)
Chuyển tiền của tư nhân
Chuyển tiền của Chính phủ
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Tài khoản vốn (Capital Account): gồm
a)Cán cân vốn dài hạn
i)Đầu tư trực tiếp: thường trên 30% vốn góp
ii)Đầu từ gián tiếp: trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu
nhưng chưa kiểm soát được công ty nước ngoài
iii)Tín dụng dài hạn thuộc khu vực nhà nước (ODA) và thương mại thuộc
khu vực tư nhân
b)Cán cân vốn ngắn hạn
i)Tín dụng thương mại ngắn hạn
ii)Mua bán các giấy tờ có giá
iii)Kinh doanh ngoại hối
c)Chuyển giao vốn một chiều
i)Các khoản viện trợ không hoàn lại với mục đích đầu tư, xóa nợ
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Dự trữ chính thức:
- Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia (dR).
- Tín dụng với IMF và các NHTW khác (Loan)
- Các nguồn tài trợ khác
Sai số và bỏ sót:
- Trong quá trình thu thập dữ liệu sẽ dẫn tới có sai số
- Tài khoản này là để đảm bảo cán cân cân bằng à không thể đo lường mà
chỉ xác định bằng cách tính phần còn lại
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Thế nào là mất cân bằng cán cân thanh toán quốc tế?
(+) à Thặng dư (Surplus)
(-) à Thâm hụt (Deficit)
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Chế độ tỷ giá và các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế
Dưới chế độ tỷ giá cố định, NHTW sẽ can thiệp vào thị trường để đảm bảo tỷ giá
không thay đổi
(+) à thặng dư cung về đồng ngoại tệ à NHTW sẽ giảm cung ngoại tệ ra bằng
cách mua vào dự trữ ngoại hối à OFB < 0 (Thay đổi dự trữ ngoại hối mang dấu âm
có nghĩa là dự trữ ngoại hối tăng)
(-) à thặng dư cầu đồng ngoại tệ à NHTW tăng cung ngoại tệ bằng cách giảm
(bán ra) dự trữ ngoại hối hoặc vay dự trữ của các nước khác hoặc vay quỹ tiền tệ
quốc tế để trả nợ à OFB > 0 (Thay đổi dự trữ ngoại hối mang dấu dương có nghĩa
là dự trữ ngoại hối giảm)
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Chế độ tỷ giá và các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế
Dưới chế độ tỷ giá thả nổi, thị trường sẽ tự điều chỉnh
(+) à thặng dư cung về đồng ngoại tệ à nội tệ lên giá à CA giảm à Hết thặng
dư, CC cân bằng trở lại
(-) à thặng dự cầu đồng ngoại tệ à nội tệ xuống giá à CA tăng è Hết thâm hụt,
CC quay trở lại cân bằng
àTrong chế độ này, dự trữ ngoại hối không dùng để tác động vào tỷ giá.
3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
Chế độ tỷ giá và các thành phần trong cán cân thanh toán quốc tế
Dưới chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, NHTW có can thiệp nhưng không can thiệp
trực tiếp vào thị trường như trong chế độ tỷ giá cố định mà can thiệp gián tiếp thông
qua lãi suất để tác động vào KA
(+) à thặng dư cung về đồng ngoại tệ à NHTW sẽ giảm lãi suất ngắn hạn à KA
giảm
(-) à thặng dư cầu đồng ngoại tệ à NHTW sẽ tăng lãi suất ngắn hạn à KA tăng
KẾT THÚC CHƯƠNG 4

You might also like