You are on page 1of 60

CHƯƠNG II

HỐI ĐOÁI
NỘI DUNG CHƯƠNG II

01 02 03 04

TỈ GIÁ THỊ CÁC


RỦI RO NGHIỆP VỤ
HỐI TRƯỜNG TỈ GIÁ
ĐOÁI NGOẠI HỐI ĐOÁI
HỐI QUỐC TẾ
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
KHÁI NIỆM
Hối đoái (exchange): Là sự chuyển đổi từ một đồng tiền
này sang đồng tiền khác.
Ví dụ: chuyển đổi từ đồng Việt Nam (VND) sang đô la
Mỹ (USD) hay từ Euro (EUR) sang Yên Nhật (JPY)…
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
KHÁI NIỆM
Tỉ giá hối đoái (foreign exchange rate): Là sự so sánh mối tương
quan giá trị giữa hai đồng tiền với nhau.// Là giá cả của một đơn
vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước
khác.
Ví dụ: Ngày XX/YY/ZZZZ tại Ngân hàng VCB ta có thông tin:
1 đô la Mỹ (USD) = 22,360.00 Việt Nam đồng (VND). Điều này
nghĩa là tỉ giá giữa USD và VND (viết là USD/VND) là
22,360.00 hay cần 22,360.00 VND để mua 1 USD.
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ YẾT GIÁ (QUOTATION)
+ Nguyên tắc yết giá:

1 đồng tiền yết giá = X đồng tiền định giá

Ví dụ: 1USD = 1.7870 SGD, có nghĩa là 1 USD có giá trị là


1.7870 SGD, hoặc 1.7870 SGD có thể đổi được 1 USD. Khi công
bố giá (currency quotation) trên thị trường, tỷ giá được viết hoặc
mô tả ngắn gọn như sau: USD/SGD = 1.7870.
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
PHƯƠNG PHÁP BIỂU THỊ YẾT GIÁ (QUOTATION)
+ Phương pháp yết giá
 Yết giá trực tiếp: 1 ngoại tệ = X nội tệ
Phương pháp yết giá trực tiếp này được áp dụng ở các quốc gia như:
Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam…
 Yết giá gián tiếp: 1 nội tệ = Y ngoại tệ
Phương pháp yết giá gián tiếp này được áp dụng ở một số nước như: Anh,
Úc, EMS (khối liên minh tiền tệ Châu Âu), Mỹ, Newzealand…
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI QUỐC TẾ
+ Kí hiệu tiền tệ:
Ký hiệu tiền tệ gồm 3 ký tự (XXX), trong đó:
- Hai ký tự đầu tiên là tên quốc gia
- Ký tự cuối là tên gọi của đồng tiền
Ví dụ: Ký hiệu tiền tệ của Việt Nam (VND), đô la Mỹ
(USD), Đồng Bảng Anh (GBP), Bạt Thái Lan (THB)…
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI QUỐC TẾ:
+ Cách viết tỉ giá:
𝑨 𝑨 𝟏
1A = x B hoặc = 𝒙 hoặc = 𝑩
𝑩 𝑩 𝑨

Ví dụ:
Tỉ giá 1USD = 120 JPY ta cũng có thể viết USD/JPY = 120
hoặc là 120JPY/USD.
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI QUỐC TẾ
+ Ngôn ngữ trong giao dịch hối đoái quốc tế:

BID RATE ASK RATE


(Tỉ giá ngân (Tỉ giá ngân
hàng mua vào) SPREAD ( ASK – BID) hàng bán ra)
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
MỘT SỐ QUY ƯỚC TRONG GIAO DỊCH HỐI ĐOÁI QUỐC TẾ:
 Tỷ giá thường được lấy 4 số lẻ sau dấu phẩy.
Ví dụ:
 EUR/USD = 1,1109
 GBP/USD = 1,4825
 Hai chữ số đầu sau dấu phẩy gọi là “số” (figure), 2 số tiếp theo gọi là “điểm”
(point).
 Khi nói đến tỷ giá thì phải gắn liền với thời gian và không gian cụ thể
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO:
+ Nguyên tắc tính tỉ giá chéo:
Tỉ giá chéo là tỉ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông
qua một đồng tiền thứ 3. Nguyên tắc tính tỉ giá chéo được thiết
lập như sau:

𝐀 𝐀 𝐂
= 𝐱
𝐁 𝐂 𝐁
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO:
+ Vận dụng nguyên tắc tính chéo để tính tỉ giá:
Công ty Big Mouth sẽ nhận được bao nhiêu JPY nếu bán
cho Ngân hàng 100,000 GBP để lấy JPY. Biết tỉ giá được niêm
yết tại ngân hàng như sau:
FX BID ASK
GBP/USD 1.3550 1.3555
USD/JPY 106.00 107.00
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO
Ví dụ: Tỷ giá của NH Ngoại Thương VN ngày 01/07/20XX như sau:
GBP/VND = 34.120 – 34.165
USD/VND = 21.210 – 21.240
Xác định tỷ giá GBP/USD nếu:
a) Một công ty Mỹ xuất khẩu một lô hàng trị giá 100.000 GBP và cần đổi
sang USD. Công ty này sẽ nhận được bao nhiêu USD?
b) Một công ty Anh đang có 10.000 USD và muốn đổi sang GBP. Công ty
này sẽ nhận được bao nhiêu GBP?
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÉO
Ví dụ: Tỷ giá của NH HSBC tại Anh ngày 01/07/20XX như sau:
GBP/AUD = 1,5150 – 1,5187
GBP/ USD = 1,6195 – 1,6210
Xác định tỷ giá AUD/USD, nếu:
a) Một công ty Mỹ muốn đổi 100.000 AUD lấy USD. Công ty này sẽ nhận
được bao nhiêu USD?
b) Một công ty Úc muốn đổi 10.000 USD lấy AUD. Công ty này sẽ nhận
được bao nhiêu AUD?
01. TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA
TỈ GIÁ HỐI ĐOÁI
Mức chênh lệch lạm phát của hai nước.
Mức chênh lệch lãi suất
Cung và cầu ngoại tệ trên thị trường.
Các chính sách và/hoặc sự can thiệp của chính phủ hay của
Ngân hàng Trung ương.
Yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ
TỶ LỆ LẠM PHÁT TƯƠNG ĐỐI
GIỮA CÁC QUỐC GIA

 Khi tỷ lệ lạm phát tương đối ở nước A cao


hơn nước B
Sự dịch chuyển từ tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ,
tài sản của nước A sang hàng hóa, dịch vụ, tài sản
thay thế từ nước B
Nhập khẩu hàng từ nước B tăng, xuất khẩu hàng
sang nước B giảm
Cầu đồng tiền B tăng, cung đồng tiền B giảm
Tỷ giá B/A tăng
 Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát tương đối ở
nước A thấp hơn nước B
Cầu đồng tiền B giảm, cung đồng tiền B tăng
Tỷ giá B/A giảm
LÃI SUẤT TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC
QUỐC GIA

 Khi lãi suất tương đối ở nước A thấp hơn


nước B
Sự dịch chuyển đầu tư từ nước A sang nước
B
Cầu đồng tiền B tăng, cung đồng tiền B giảm
Tỷ giá B/A tăng
 Ngược lại, khi lãi suất tương đối ở nước A
cao hơn nước B
Cầu đồng tiền B giảm, cung đồng tiền B tăng
Tỷ giá B/A giảm
CUNG VÀ CẦU NGOẠI TỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG

 Ngoại tệ là một hàng hóa đặc biệt hàm chứa trong nó giá trị trao đổi và giá trị
sử dụng. Vì là môt loại hàng hóa nên ngoại tệ cũng bị chi phối bởi quy luật
cung cầu trên thị trường.
 Các thành tố cấu thành cung cầu ngoại tệ trên thị trường có thể gồm: Tinh hình
dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế, đặc biệt là cán cân thanh
toán vãng lai của nước đó; thu nhập thực tế (tốc độ tăng GDP); những nhu cầu
về ngoại tệ bất thường tăng lên do thiên tai, hạn hán, mất mùa, bão lụt, khủng
bố, chiến tranh…
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ HAY
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

Chính sách quản lý ngoại hối:


Là những qui định pháp lý, những thể lệ của chính phủ trong vấn đề quản lý
ngoại tệ, cũng như đối với việc sử dụng, trao đổi, mua bán trên thị trường
nội địa và các quan hệ thanh toán quốc tế
Quản lý, kiểm soát các dòng dịch chuyển ngoại hối có liên quan đến quan hệ
thương mại quốc tế cũng như các quan hệ kinh tế quốc tế khác từ nước
ngoài vào quốc gia đó và từ nước đó ra bên ngoai
Chính sách quản lý ngoại hối tác động vào cung, cầu ngoại tệ trên thị trường
từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế cần
thiết
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ HAY
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (TT)

Chính sách hối đoái hay chính sách thị trường mở:
Chính phủ thông qua NHTW trực tiếp mua bán ngoại hối trên thị
trường để tác động vào cung cầu ngoại hối, qua đó điều chỉnh tỷ giá
Khi tỷ giá hối đoái lên cao, NHTW tung ngoại hối ra bán để kéo tỷ giá
xuống
Ngược lại, khi tỷ giá giảm, NHTW sẽ mua ngoại hối từ thị trường
Muốn thực hiện biện pháp này, NHTW phải có dự trữ ngoại hối lớn
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
HAY NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (TT)
Chính sách chiết khấu:
Là chính sách của NHTW bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân
hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường
Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, NHTW sẽ nâng lãi suất
chiết khấu, từ đó làm tăng lãi suất cho vay trên thị trường, kích thích luồng
vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới chạy vào trong nước và làm giảm tỷ
giá hối đoái
Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định đối với tỷ giá hối
đoái vì lãi suất được hình thành từ quan hệ cung cầu về vốn cho vay trong
khi tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng bởi quan hệ cung cầu về ngoại hối
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
HAY NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (TT)

Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ:


Nhà nước tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái thông qua việc phá giá
hoặc nâng giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ là sự thay đổi có chủ đích giá trị của đồng nội tệ so với
đồng ngoại tệ theo hướng giảm mạnh giá trị của đồng nội tệ, từ đó làm
tỷ giá hối đoái tăng
Ngược lại, khi muốn tỷ giá hối đoái giảm, Nhà nước có thể nâng giá trị
đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ
YẾU TỐ TÂM LÝ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU CƠ

Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các
sự kiện kinh tế, chính trị... từ những sự kiện này, người ta dự đoán
chiều hướng phát triển của thị trường và thực hiện những hành động
đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị
trường.
02. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
KHÁI NIỆM
Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các
ngoại tệ và phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ, mà giá
cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở cung cầu…Hoặc nói một
cách khác, thị trường hối đoái là nơi chuyên môn hóa về trao đổi
mua bán ngoại tệ, thông qua sự có cọ xát giữa cung và cầu ngoại
tệ để thỏa mãn nhu cầu của các chủ thể kinh tế, đồng thời xác
định các điều kiện giao dịch tức là giá cả và số lượng ngoại tệ
mua bán.
02. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
ĐẶC ĐIỂM
 Là thị trường mang tính quốc tế.
 Là thị trường hoạt động liên tục, giao dịch diễn ra 24 giờ trong một ngày của
các ngày làm việc trong tuần.
 Chịu sự tác động mạnh mẽ quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường.
 Chỉ giao dịch một số ngoại tệ như: USD, GBP, EUR, JPY, SGD…Trong đó
USD được coi là đồng tiền chuẩn.
 Phương thức giao dịch trên thị trường hối đoái chủ yếu được thực hiện qua
điện thoại, telex, fax, vi tính nối mạng…
 Phương thức thanh toán: các giao dịch hối đoái đều được thực hiện thanh
toán qua hệ thống ngân hàng trên toàn cầu.
02. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

CENTRAL COMMERCIAL
BANK BANK

MULTINATIONAL NON-
CORPORATION FOREX BANKING
INSTITUITIONS

CORPORATE BROKERS
BUSINESS
INDIVIDUALS
02. THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
03. RỦI RO TỈ GIÁ
KHÁI NIỆM
Là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng
đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro tỉ giá có thể
phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của doanh
nghiệp. Nhưng nhìn chung, bất cứ hoạt động nào mà ngân
lưu thu vào (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền
trong khi ngân lưu chi ra (outflows) phát sinh một loại
đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá.
03. RỦI RO TỈ GIÁ
CÁC LOẠI RỦI RO TỈ GIÁ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
+ RỦI RO TỈ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

+ RỦI RO TỈ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU

+ RỦI RO TỈ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG


03. RỦI RO TỈ GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỈ GIÁ
+ Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
RỦI RO TỈ GIÁ
TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỈ GIÁ
+ Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp

 Tác động bất ổn đến hoạt động doanh


nghiệp

 Tác động đến sự tự chủ tài chính của


doanh nghiệp

 Tác động đến giá trị doanh nghiệp


04. CÁC NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI QUỐC TẾ
NGHIỆP VỤ KINH
NGHIỆP VỤ HỐI
A B DOANH CHÊNH LỆCH
ĐOÁI GIAO NGAY
GIÁ

NGHIỆP VỤ HỐI NGHIỆP VỤ HỐI


ĐOÁI KỲ HẠN C D ĐOÁI HOÁN ĐỔI

NGHIỆP VỤ HỐI NGHIỆP VỤ HỐI


ĐOÁI QUYỀN CHỌN E F
ĐOÁI GIAO SAU

BUY SELL
A. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI GIAO NGAY
Giao dịch hối đoái giao ngay là một giao dịch mà trong đó hai bên
trao đổi hai đồng tiền khác nhau theo tỷ giá thỏa thuận vào một thời điểm
cụ thể, việc thanh toán được thực hiện chậm nhất trong vòng 2 ngày làm
việc
Nghiệp vụ giao ngay được sử dụng cho các mục đích sau:
 Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của các đối tượng tham gia trên thị
trường khi cần mua hoặc cần bán ngoại tệ
 Tạo điều kiện cho ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa tỷ
giá bán so với tỷ giá mua và phí, làm cân đối ngoại tệ đảm bảo kiểm soát được
trạng thái ngoại hối theo quy định của Ngân hàng trung ương.
B. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ
Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) là
nghiệp vụ mua bán ngoại tệ đồng thời trên các thị trường hối
đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá để thu lợi nhuận.

Arbitrage được áp dụng dựa vào nguyên tắc là mua


ngoại tệ ở nơi giá thấp và bán ngoại tệ ở nơi giá cao.
B. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ (tt)
Minh họa giao dịch
Tại thời điểm t, có thông tin trên thị trường hối đoái quốc tế như
sau:
NewYork: USD/CAD = 1.1490 – 95
Toronto: USD/CAD = 1.1510 – 14
Với 1 triệu USD, nhà đầu tư nên giao dịch như thế nào trên hai thị
trường để có lợi nhuận?
C. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN
KHÁI NIỆM

Nghiệp vụ hối đoái kì hạn là nghiệp vụ mà trong đó hai bên


mua bán sẽ thỏa thuận về việc chuyển giao một số ngoại tệ
nhất định, sau một thời gian nhất định kể từ ngày kí kết hợp
đồng, theo tỷ giá được xác định vào thời điểm kí kết.
C. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN (tt)
CÔNG THỨC TÍNH TỈ GIÁ KÌ HẠN
F: Tỉ giá kì hạn (Forward rate)
1+𝑛𝑟𝑏
F=Sx( ) (1) S: Tỉ giá giao ngay (Spot rate)
rb: Lãi suất của đồng tiền định giá
1+𝑛𝑟𝑎
(interest rate of terms currency)
ra: Lãi suất của đồng tiền yết giá
(interest rate of base currency)
Hoặc F = S + S x n x (rb – ra) (2) n: Thời hạn của giao dịch kì hạn
(duration), thường tính theo năm
(annual basic)
C. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN (tt)
Ngày 15/08/20XX, Vietcombank niêm yết thông tin về tỉ giá và
lãi suất như sau:
Tỉ giá giao ngay Lãi suất kì hạn 3 tháng Lãi suất kì hạn 3 tháng
USD/VND (VND) (USD)
22,000.00 – 22,500.00 7% - 9% 2.5% - 4.5%
Dựa vào thông tin trên hãy xác định tỉ giá kì hạn 3 tháng của
USD/VND?
C. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN (tt)
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH TỪNG YẾU TỐ THÔNG TIN CÓ TRONG BẢNG.
+ Tỉ giá USD/VND mua vào: 22,000.00
+ Tỉ giá USD/VND bán ra: 22,500.00
+ Lãi suất tiền gửi của đồng VND: 7%/năm
+ Lãi suất cho vay của đồng VND: 9%/năm
+ Lãi suất tiền gửi của đồng USD: 2.5%/năm
+ Lãi suất cho vay của đồng USD: 4.5%/năm
+ VND: đồng tiền định giá
+ USD: đồng tiền yết giá
C. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN (tt)
BƯỚC 2: NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN CÁC THÀNH TỐ ĐỂ TÍNH TỈ GIÁ.
+ Để tính tỉ giá kỳ hạn mua vào thì ta chọn: Tỉ giá giao ngay mua vào, lãi suất
tiền gửi của đồng tiền định giá, lãi suất cho vay của đồng tiền yết giá.
+ Để tính tỉ giá kỳ hạn bán ra thì ta chọn: Tỉ giá giao ngay bán ra, lãi suất cho
vay của đồng tiền định giá, lãi suất tiền gửi của đồng tiền yết giá.
BƯỚC 3: ÁP DỤNG CÔNG THỨC TÍNH ĐỂ CHO RA KẾT QUẢ.
+ Tỉ giá mua kì hạn 3 tháng của USD/VND:
+ Fbid = 22,000.00 + 22,000.00 x 3/12 x (7% - 4.5%) = 22,137.50
+ Tỉ giá bán kì hạn 3 tháng của USD/VND:
+ Fask = 22,500.00 + 22,500.00 x 3/12 x (9% - 2.5%) = 22,865.63
C. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN (tt)
CÁCH NIÊM YẾT TỈ GIÁ KÌ HẠN TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
C. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI KỲ HẠN (tt)
Ví dụ minh họa:
Ngày 1/6/20XX công ty A (Mỹ) ký hợp đồng nhập khẩu với công ty B (Bỉ) trị giá 50
000 EUR, quy định thanh toán vào ngày 1/12/20XX.
Vào ngày 1/6/20XX, tại ngân hàng Bank Of America (New York) nơi công ty A có tài
khoản niêm yết thông tin như sau:
Spot rate (EUR/USD) : 1.1345 – 55 ; annual rate (USD) 3% - 3.5% ; annual rate
(EUR) 2% - 2.5%
A. Xác định tỉ giá kỳ hạn 6 tháng EUR/USD?
B. Công ty A cần có phương án gì để phòng ngừa rủi ro khi tỉ giá biến động?
C. Giả sử vào ngày 1/12/20XX trên thị trường liên ngân hàng công bố S/rate
(EUR/USD): 1.1380 – 1.1445 thì điều gì xảy ra với hoạt động kinh doanh của công
ty A
D. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI HOÁN ĐỔI
KHÁI NIỆM

Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ là nghiệp vụ hối đoái kép, trong đó thực hiện
việc hoán đổi một cặp tiền tệ mà hai bên mua và bán cùng một số lượng
ngoại tệ với hai ngày giá trị khác nhau
D. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI HOÁN ĐỔI (tt)
Minh họa giao dịch
Một công ty X đến ngân hàng A xin vay 150,000 SGD, thời hạn vay 3 tháng, kèm theo phương án xin vay
hiệu quả. Ngân hàng đồng ý cho vay nhưng trong ngân quỹ chỉ có USD. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng, bảo tồn ngân quỹ, ngân hàng A cần thực hiện nghiệp vụ Swap. Cho biết tỉ giá giao ngay
USD/SGD = 1.50; Tỉ giá kì hạn 3 tháng USD/SGD = 1.5009; RUSD : 5.5.%/năm RSGD : 5.75%/năm
Để có 150,000 SGD cho khách hàng vay thì ngân hàng A sẽ phải bán một lượng USD sẵn có trên thị
trường ngoại hối để đổi lấy SGD. Số USD mà khách hàng A phải bán là: 150,000 /1.5 = 100,000 USD
Ngân hàng A cho công ty X vay 150,000 SGD với thời hạn vay 3 tháng, vậy số tiền SGD ngân hàng A
nhận lại được từ công ty X khi đáo hạn là : 150,000 x (1+ 3/12 x 5.75%) = 152,156.25 SGD.
Đồng thời tại thời điểm bán USD để có SGD cho khách hàng vay, Ngân hàng A kí một hợp kì hạn mua
100,000 USD với kỳ hạn 3 tháng. Đến ngày đáo hạn của hợp đồng kỳ hạn, ngân hàng A sẽ dùng số SGD
thu được từ việc khách hàng trả nợ để thanh toán cho việc mua USD. Số tiền ngân hàng A phải chi ra:
100,000 x 1.5009 = 150,090 SGD
Lợi nhuận của ngân hàng A sau 3 tháng khi tham gia vào nghiệp vụ swap: 152,156.25 – 150,090 =
2,006.25 SGD
E. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI QUYỀN CHỌN
KHÁI NIỆM
Khi mua quyền chọn, người mua quyền phải trả một
khoản phí (premium) cho nên có quyền nhưng không bắt
buộc phải mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ với một giá
xác định vào một ngày cụ thể trong tương lai hoặc trước
đó. Ngược lại, để được quyền hưởng một khoản phí,
người bán quyền phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng
nếu người mua yêu cầu.
TRẠNG THÁI CỦA QUYỀN CHỌN

Gain Buying a call option


- Limited Losses
Strike
Exchange - Unlimited Gains
Price
Premium
rate - Breakeven point =
Break even point
Strike price + Premium
Loss
TRẠNG THÁI CỦA QUYỀN CHỌN

Selling a call option


Gain - Unlimited Losses
Strike
Price - Limited Gains
Premium Exchange - Breakeven point =
rate
Break even point Strike price + Premium
Loss
TRẠNG THÁI CỦA QUYỀN CHỌN

Buying a put option


- Limited Losses
Gain
- Unlimited Gains
Strike - Breakeven point =
Exchange
Price rate Strike price - Premium
Premium Breakeven
point
Loss
TRẠNG THÁI CỦA QUYỀN CHỌN

Selling a put option


Gain
- Unlimited Losses
Strike
Price - Limited Gains
Exchange - Breakeven point =
rate
Premium
Strike price - Premium
Break-even
point
Loss
E. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI QUYỀN CHỌN (tt)
MINH HỌA GIAO DỊCH
Công ty A cần 1 triệu USD để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu
đến hạn vào ngày 01/09/2016. Do lo sợ tỉ giá biến động theo
chiều hướng bất lợi nên vào ngày 01/06/2016, Công ty A quyết
định đến Ngân hàng Bank of Tokyo mua một hợp đồng quyền
chọn mua USD. Tại thời điểm giao dịch, thông tin về hơp đồng
quyền chọn mà Bank of Tokyo công bố như sau:
E. NGHIỆP VỤ HỐI ĐOÁI QUYỀN CHỌN (tt)
MINH HỌA GIAO DỊCH

- Nếu spot rate: USD/JPY =


Công ty A trả phí quyền
117: Công ty A yêu cầu ngân
chọn 5.0 JPY/USD cho

Ngày 01/09/X
hàng thực hiện quyền chọn
Ngày 01/06/X

ngân hàng. Tổng số phí và mua USD với tỉ giá


phải trả là 5,000,000 JPY 110JPY/USD
- Nếu spot rate: USD/JPY =
109: Công ty A không thực
hiện quyền chọn mua và chỉ
mất phí quyền chọn

3 tháng sau
F. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TIỀN TỆ
KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ GIAO SAU
Thị trường ngoại tệ giao sau (currency futures market) là thị
trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ giao sau,
gọi tắt là hợp đồng giao sau.
Hợp đồng giao sau là một sự thỏa thuận mua bán một số
lượng ngoại tệ đã biết theo tỉ giá cố định tại thời điểm hợp
đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực
hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi Sở
giao dịch.
F. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TIỀN TỆ (tt)
THÀNH PHẦN THAM GIA GIAO DỊCH
Nhà kinh doanh ở sàn giao dịch (floor traders): thường
là các nhà đầu cơ (speculators) hoặc đại diện các ngân
hàng, công ty sử dụng thị trường giao sau để bổ sung cho
các giao dịch kì hạn.
Nhà môi giới ở sàn giao dịch (floor brokers): nói chung
là đại diện của các công ty đầu tư, những công ty chuyên
môi giới đầu tư hưởng hoa hồng
F. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TIỀN TỆ (tt)
CƠ CHẾ GIAO DỊCH
Payment

CLEARING HOUSE

Payment
F. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TIỀN TỆ (tt)
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG GIAO SAU
Thị trường giao sau thực chất là thị trường kì hạn được tiêu
chuẩn hóa về các loại ngoại tệ, số lượng ngoại tệ qui định cho
mỗi lần giao dịch và ngày chuyển giao ngoại tệ
Để đảm bảo sự vận hành ổn định của thị trường giao sau, phòng
thanh toán bù trừ (clearing house) được lập ra và hoạt động như
người bán của tất cả người mua và như người mua của tất cả
người bán. Người mua và người bán đều có tài khoản riêng để
tiến hành thanh toán hằng ngày.
F. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TIỀN TỆ (tt)
ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG GIAO SAU
Khi muốn giao dịch mua bán ngoại tệ giao sau thì người mua và
người bán đều phải thực hiện kí quĩ ban đầu (initial margin). Nếu số
tiền kí quĩ thấp hơn mức kí quĩ duy trì (maintainable margin) thì
người mua hoăc người bán phải kí quĩ bổ sung (variation margin).
Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản cao
Hầu hết các hợp đồng giao sau yết giá theo kiểu Mỹ (yết giá trực
tiếp)
Hợp đồng giao sau cung cấp những hợp đồng có giá trị nhỏ dễ dàng
và thuận lợi trong giao dịch.
F. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TIỀN TỆ (tt)
MINH HỌA GIAO DỊCH
Công ty ABC có một hợp đồng nhập khẩu trị giá 125,000 GBP đến hạn
thanh toán vào ngày 1/9/20XX. Vào ngày 31/05/20XX, tỉ giá giao ngay trên thị
trường là : 1.55USD/GBP. Đến ngày 01/6/20XX, tỉ giá giao ngay là:
1.57USD/GBP. Vì lo sợ tỉ giá có thể biến động tăng dần trong 3 tháng tới nên
công ty ABC quyết định mua hợp đồng futures cho GBP ngay trong ngày
1/6/20XX. Lúc này trên thị trường ngoại tệ giao sau qui định như sau:
Contract size: 62,500GBP/1contract
Initial margin: 5%/1 contract
Maintainable margin: 1,500.00USD/1 contract
Strike price: 1.6USD/GBP.
F. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TIỀN TỆ (tt)
Giá trị hợp Lãi (- Kí quĩ
Tỉ giá Số tiền kí
đồng giao Lỗ) Lãi (lỗ) lũy kế bổ sung
Ngày GBP/USD quĩ
sau USD Gain (Accumulated (Margin
(Date) (FX – (Deposit)
(Contract (-Loss) result) USD calls)
GBP/USD) USD
value) USD USD USD
1/6 1.6 200,000 10,000
2/6 1.598 199,750 -250 -250 9,750
3/6 1.598 199,750 0 -250 9,750
4/6 1.5982 199,775 +25 -225 9,775
5/6 1.5960 199,500 -275 -500 9,500
……
3/7 1.4 175,000 -200 -25,000 2,500 500
….
F. THỊ TRƯỜNG GIAO SAU TIỀN TỆ (tt)
Bài tập: Ngày 12/10/XX, một khách hàng ký 3 hợp đồng giao sau bán AUD lấy
USD với Sở giao dịch với giá thỏa thuận AUD/USD: 0.9720. Biết rằng:
•Số tiền ký quỹ ban đầu 5% giá trị hợp đồng
•Số tiền ký quỹ duy trì là 50% ký quỹ ban đầu.
Yêu cầu: Hãy xác định các khoản lãi lỗ từng ngày? Khách hàng có phải ký quỹ
bổ sung hay không? Biết rằng, tình hình biến động tỉ giá như sau:

Ngày AUD/USD
13/10 0.9730
14/10 0.9720
15/10 0.9710
16/10 0.9715
17/10 0.9720
18/10 0.9725
19/10 0.9730

You might also like