You are on page 1of 50

Khoa Tài Chính

Bộ môn Tài Chính Quốc Tế

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ


BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

• Tỷ lệ % thay đổi trong giá trị ngoại tệ:

• % thay đổi trong giá trị ngoại tệ >0 : ngoại tệ tăng giá

• % thay đổi trong giá trị ngoại tệ <0 : ngoại tệ giảm giá

• Ví dụ:

St:USD/VND = 22,000

St+1:USD/VND = 22,500

=> USD (ngoại tệ) tăng giá


XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Các điều kiện cân bằng


Lạm phát tương đối (PPP)
Lãi suất tương đối (IFE)
Tỷ giá kỳ hạn
Ngang giá lãi suất IRP

Tỷ giá
hối đoái
danh nghĩa
Tiếp cận dựa trên định giá tài sản Cán cân thanh toán quốc tế
Lãi suất tương đối Tài khoản vãng lai
Triển vọng tăng trưởng kinh tế FDI
Cung/cầu tài sản FPI
Ổn định chính trị Chính sách tỷ giá hối đoái
Đầu cơ và tính thanh khoản Dự trữ ngoại hối
XÁC ĐỊNH TGHĐ DỰA TRÊN
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ
CP can thiệp (mua/bán ngoại hối)
TGHĐ CỐ ĐỊNH nhằm bảo đảm cán cân thanh
toán cân bằng

Thị trường sẽ tự động


TGHĐ THẢ NỔI điều chỉnh và làm cán
cân thanh toán cân bằng

CP can thiệp khi cần thiết


TGHĐ THẢ NỔI CÓ QUẢN LÝ để điều chỉnh TGHĐ đến
giá trị mong muốn
CHẾ ĐỘ TGHĐ CỐ ĐỊNH

• Trong chế độ TGHĐ cố định, CP phải đảm bảo cho cán cân thanh toán quốc tế
luôn luôn cân bằng.

• Nếu cán cân tổng thể không bằng 0 thì CP sẽ can thiệp trên thị trường ngoại hối
bằng cách mua hoặc bán dự trữ ngoai hối (Bài 1 – Chu chuyển vốn quốc tế)

CÁN CÂN TỔNG THỂ = CA + FA + KA + SAI SỐ


Nếu cán cân thanh toán tổng thể lớn hơn 0, nghĩa là có một sự thặng dư đối với cầu đồng nội tệ trên thị trường
ngoại hối.
Để giữ vững chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ sẽ can thiêp trên thị trường ngoại hối bằng cách bán đồng
nội tệ để mua ngoại tệ.

350 +5284 +(-2198)

Overall balance of
payments

Bán nội tệ, mua ngoại tệ


NGUỒN: THEO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM  tăng dự trữ ngoại hối

https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/ccttqt?_afrLoop=970736195222506#%40%3F_afrLoop%3D970736195222506%26centerWidth%3
D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D9edfdlxg7_9
CHẾ ĐỘ TGHĐ CỐ ĐỊNH

• Nếu cán cân tổng thể lớn hơn 0, nghĩa là có một sự thặng dư đối với cầu đồng
nội tệ trên thị trường ngoại hối.
• Để giữ vững chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ sẽ can thiêp trên thị
trường ngoại hối bằng cách bán đồng nội tệ để mua ngoại tệ.
CHẾ ĐỘ TGHĐ CỐ ĐỊNH

• Nếu cán cân tổng thể nhỏ hơn 0, nghĩa là cung đồng ngoại tệ đã vượt quá
nhu cầu của thị trường.
• Để giữ vững chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính phủ sẽ can thiêp trên thị
trường ngoại hối bằng cách bán dự trữ ngoại hối để mua lại lượng nội tệ vượt
quá.
CHẾ ĐỘ TGHĐ THẢ NỔI HOÀN TOÀN

• Dưới chế độ TGHĐ thả nổi tự do, chính phủ một nước không có trách nhiệm
phải neo giữ tỷ giá của đồng nội tệ. Vì vậy, vấn đề cán cân thanh toán không
cân bằng sẽ tự động gây ra một tác động điều chỉnh (về mặt lý thuyết) lên
TGHĐ theo hướng làm cho BOP trở lại bằng 0.
• Nếu cán cân tổng thể thặng dư, điều này có nghĩa là có một sự thặng dư đối
với cầu đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối để mua hàng hoá và tài sản nội
địa. Theo quy luật cung cầu, đồng nội tệ sẽ bị tăng giá, khiến cho hàng hoá
trong nước trở nên đắt hơn; từ đó làm giảm tình trạng thặng dư cầu đồng
nội tệ.
CHẾ ĐỘ TGHĐ THẢ NỔI HOÀN TOÀN

• Cán cân tổng thể trong nước thặng dư (>0)


 có một sự thặng dư đối với cầu đồng nội tệ
 theo quy luật cung cầu, đồng nội tệ tăng giá.

• Cán cân tổng thể trong nước thâm hụt (<0)


 cung đồng nội tệ đang vượt quá cầu trên thị trường
 theo quy luật cung cầu, đồng nội tệ giảm giá
CHẾ ĐỘ TGHĐ THẢ NỔI CÓ QUẢN LÝ

• Chính phủ các quốc gia vẫn dựa trên các điều kiện thị trường mỗi ngày để
xác định TGHĐ nhưng trong những trường hợp cần thiết vẫn dử dụng
những hành động can thiệp để điều chỉnh mức TGHĐ đến giá trị mong
muốn.

• Tuy nhiên, can thiệp của chính phủ trong các trường hợp này thường dựa
trên các yếu tố thị trường (ví dụ như lãi suất) hơn là can thiệp trực tiếp
trên thị trường ngoại hối.
CAN THIỆP TỶ GIÁ TRỰC TIẾP

• Can thiệp vô hiệu hóa là NHTW thực hiện can thiệp lên tỷ giá hối đoái nhưng
vẫn không làm thay đổi lượng cung tiền trong lưu thông bằng cách sử dụng
cùng một lúc hai nghiệp vụ, một nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối, một nghiệp vụ dùng để bù trừ lại lượng cung cầu tiền bị thay đổi
bởi nghiệp vụ can thiệp tỷ giá (OMO).

• Can thiệp không vô hiệu hóa chỉ đơn thuần là một nghiệp vụ can thiệp tỷ giá
trực tiếp và có làm thay đổi lượng cung tiền trong lưu thông.
CHẾ ĐỘ TGHĐ THẢ NỔI CÓ QUẢN LÝ

Nếu một quốc gia sử dụng chế độ TGHĐ thả nổi có quản lý muốn bảo vệ giá trị
đồng nội tệ có thể thực hiện bằng cách tăng lãi suất đồng nội tệ để thu hút
dòng vốn quốc tế chảy vào.
 tăng cầu đối với đồng nội tệ
 có thể giữ được giá trị của đồng nội tệ
 lúc này, ngân hàng trung ương đã phát đi một tín hiệu cho các chủ thể tham
gia thị trường thấy rằng ưu tiên lựa chọn lúc này là bảo đảm cho giá trị đồng
nội tệ. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho hành động này là sẽ làm tăng chi phí sử
dụng vốn cho các doanh nghiệp.
XÁC ĐỊNH TGHĐ DỰA TRÊN
CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

• Cán cân thanh toán quốc tế được sử dụng để dự báo những thay đổi của tỷ giá
hối đoái.

• Nếu một quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định có thâm hụt cán cân
thanh toán quốc tế lớn đi kèm với một lượng dự trữ ngoại hối yếu kém sẽ rất dễ
bị các nhà đầu cơ tiền tệ tấn công và rơi vào khủng hoảng tiền tệ (currency
crisis).

• Vì vậy mà khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng cán cân thanh toán
quốc tế.
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
(KHỦNG HOẢNG CÁN CÂN
THANH TOÁN QUỐC TẾ)

• Nếu một quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế lớn

 tạo áp lực khiến ngoại tệ tăng giá, nội tệ giảm giá

Trong nỗ lực duy trì chế độ TGHĐ cố định, NHTƯ sẽ dùng dự trữ ngoại hối, bán ra
ngoại tệ & mua vào nội tệ (làm tăng cung ngoại tệ, giảm cung nội tệ) trong nỗ lực
làm giảm gía ngoại tệ để duy trì TGHĐ cố định. Tuy nhiên, NHTU biết rằng không
thể cứ tiếp tục làm điều này mãi vì NHTU chỉ có một lượng ngoại tệ nhất định để
bán ra mà thôi.
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
(KHỦNG HOẢNG CÁN CÂN
THANH TOÁN QUỐC TẾ)

• Số ngoại tệ mà NHTU có để can thiệp ngoại hối ngày càng giảm dần. Các nhà đầu
tư có thể đoán biết điều này và thực hiện tấn công tiền tệ. Họ vay một lượng lớn
nội tệ và tung ra bán nội tệ để tạo áp lực khiến nội tệ giảm giá.

• NHTU dù tiếp tục cố gắng mua vào nội tệ bán ra ngoại tệ trong nỗ lực duy trì
TGHĐ nhưng đến một lúc nào đó thì NHTU không còn đủ ngoại tệ để bán ra nữa.

• Lúc này, NHTU phải buông xuôi và chấp nhận để đồng nội tệ thả nổi hay nói đúng
hơn là rơi tự do

• Lúc này, khi nội tệ giảm giá sâu, các NĐT chỉ cần mua lại nội tệ với giá rất rẻ để
thanh toán khoản vay nội tệ ban đầu và kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ.
CÂU CHUYỆN ĐỒNG BẢNG ANH

• Từ năm 1979, các nước thành viên của EU thiết lập Hệ thống Tiền tệ châu Âu
(EMS) với một cơ chế tỷ giá (gọi là ERM – European Exchange-rate Mechanism)
trong đó xác định khoảng giới hạn mà tỷ giá tiền tệ của các nước thành viên được
phép dao động. Đồng Mark Đức trở thành cơ sở để các đồng tiền khác dựa vào.

• Sau sự kiện thống nhất nước Đức vào năm 1990, thâm hụt ngân sách và lãi suất
thực cũng như lãi suất danh nghĩa ở Đức tăng lên nhanh chóng. Cơ chế tiền tệ lúc
đó là tỷ giá hối đoái chỉ được dao động trong giới hạn ±2,25% xung quanh mức
trung tâm.
CÂU CHUYỆN ĐỒNG BẢNG ANH

• Cơ chế tiền tệ như trên và sự gia tăng lãi suất ở Đức tạo ra khó khăn cho các nước
đối tác. Lãi suất gia tăng ở Đức có nghĩa là đồng mark trở nên hấp dẫn; tiền bắt
đầu chảy vào Đức với số lượng lớn.

• Để hỗ trợ cho đồng tiền của mình, các nước thành viên của EMS khác buộc phải
tăng lãi suất, từ đó tạo ra tác động giảm phát vào đúng thời điểm mà nhiều nước
EMS đang ở trong tình trạng suy thoái kinh tế. Đây chính là lý do căn bản của cuộc
khủng hoảng tiền tệ châu Âu năm 1992-1993.
CÂU CHUYỆN ĐỒNG BẢNG ANH

• Vào đầu năm 1992, đồng bảng Anh trở thành đồng tiền đầu tiên bị tấn công. Theo
ước tính chỉ trong vài ngày Ngân hàng Trung ương Anh quốc đã bán ra dự trữ
ngoại tệ và mua vào 15 tỷ bảng Anh để bảo vệ tỷ giá.

• Nhưng đến ngày 16 tháng 9 năm 1992 thì Anh quyết định đi ra khỏi Hệ thống Tiền
tệ châu Âu và thả nổi đồng bảng.

• Một ngày sau khi Anh ra khỏi EMS, Ý cũng hành động tương tự. Kế đến là Tây Ban
Nha phá giá đồng peseta, Ai Len tăng lãi suất qua đêm và trong một tuần Pháp
cũng sử dụng tới một nửa lượng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá giữa đồng franc
và đồng mark. Đến mùa hè năm 1993, Pháp và các nước còn lại của cơ chế ERM
mở rộng biên độ dao động tỷ giá lên 15%.
XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

• Trong khi lý thuyết ngang giá sức mua giúp chúng ta hiểu các biến động của tỷ giá
hối đoái danh nghĩa trong nhiều thập kỷ, nó không thể giải thích các biến động
hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm (PPP tồn tại trong dài hạn).

• Vậy lý thuyết nào có thể giải thích những thay đổi trong ngắn hạn?

• Những hiện tượng nào chịu trách nhiệm cho sự biến động gần như liên tục của tỷ
giá hối đoái?

• Để giải thích những thay đổi trong ngắn hạn của tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chúng
ta chuyển sang phân tích cung và cầu tiền tệ. Bởi vì, trong thời gian ngắn, giá cả
không thay đổi nhiều, những thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa này thể hiện sự
thay đổi tỷ giá hối đoái thực.
ĐƯỜNG CUNG BẢNG ANH

• Lý do khiến một người Anh đang nắm giữ bảng Anh muốn đổi bảng Anh lấy ngoại
tệ:

(1) Mua hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ở nước ngoài, như một chiếc TV
ở Đức, ăn tối tại Paris, hoặc trả học phí tại một trường đại học ở Mỹ.

(2) Đầu tư vào các tài sản nước ngoài, chẳng hạn như trái phiếu do công ty
truyền thông Đức Deutsche Telekom phát hành, hay cổ phần của Honda - nhà sản
xuất ô tô và xe máy Nhật Bản.
ĐƯỜNG CUNG BẢNG ANH

• Đường cung bảng Anh trên thị trường bảng Anh – đô la. Giống như bất kỳ đường
cung nào, nó dốc lên.

• Giá của một bảng Anh trên thị trường càng cao thì càng có nhiều bảng Anh được
cung cấp.

• Do đồng bảng Anh càng có giá trị, thì hàng hóa sản xuất nước ngoài và tài sản
nước ngoài càng rẻ so với các sản phẩm trong nước ở thị trường Anh.

• Do đó, người Anh sẽ tiêu thụ thêm nhiều hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài (với
điều kiện các yếu tố khác không đổi).
ĐƯỜNG CUNG BẢNG ANH

• Giả sử bạn là người Anh và đang có kế hoạch mua một chiếc xe hơi. Bạn đã thu
hẹp các lựa chọn của mình còn xe hơi của Mỹ và của Anh. Giá cả rất quan trọng
đối với bạn. Bởi vì xe hơi của Mỹ được sản xuất ở nước ngoài nên sự thay đổi giá
trị bảng Anh sẽ ảnh hưởng đến quyết định của bạn.

• Khi bảng Anh tăng giá (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi), giá của xe hơi
của Mỹ giảm đối với bạn và bạn có nhiều khả năng sẽ mua xe của Mỹ. Nếu bạn làm
vậy, bạn đang cung cấp bảng Anh cho thị trường ngoại hối. Điều này cũng đúng khi
bạn mua mọi thứ khác.
ĐƯỜNG CUNG BẢNG ANH

Giá trị đồng bảng

S
$1,60

$1,55

$1,50

Số lượng đồng bảng


ĐƯỜNG CẦU BẢNG ANH

• Người nước ngoài muốn mua hàng hóa, tài sản hoặc dịch vụ của Anh cần phải có
bảng Anh. Giả sử một sinh viên Mỹ muốn học đại học tại Anh. Nhà trường chỉ
chấp nhận trả học phí bằng bảng Anh, do vậy sinh viên này phải đổi đồng đôla ra
bảng Anh để đóng học phí. Cần càng ít đôla để mua một bảng Anh - thì học phí sẽ
càng rẻ đối với một sinh viên Mỹ.

• Ở một mức giá nhất định, cần càng ít đôla để mua một bảng Anh, thì hàng hóa và
dịch vụ của Anh càng rẻ. Và một dịch vụ hoặc hàng hóa càng rẻ thì nhu cầu về
dịch vụ và hàng hóa đó càng cao.
ĐƯỜNG CẦU BẢNG ANH
• Điều này cũng tương tự với đầu tư. Đồng bảng Anh rẻ hơn - đầu tư vào Anh càng
hấp dẫn hơn (người nước ngoài cần ít nội tệ của họ hơn để mua mỗi 1 bảng Anh
đi đầu tư)  nhu cầu mua bảng Anh càng cao. Do đó, đường cầu đối với bảng
Anh dốc xuống

• Lưu ý, nếu các NĐT tin rằng đồng bảng Anh đang rẻ (tốn ít nội tệ để mua được
ngoại tệ là bảng Anh để đi đầu tư) nhưng tương lai đồng bảng Anh sẽ tăng giá (họ
sẽ bán bảng Anh và nhận được về nhiều nội tệ hơn trên mỗi đơn vị ngoại tệ là
bảng Anh mà họ bán ra) thì họ sẽ sẵn lòng đầu tư.

• Ngược lại, nếu các NĐT dự kiến đồng ngoại tệ ngày càng giảm giá trong tương lai
thì họ sẽ không sẵn lòng đầu tư (vì dù hôm nay bảng Anh có rẻ đi nữa nhưng
tương lai bảng Anh càng rẻ hơn nữa. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ nhận
được ít nội tệ hơn trên mỗi bảng Anh bán ra trong tương lai khi họ tất toán khoản
đầu tư của mình.
ĐƯỜNG CẦU BẢNG ANH
Giá trị đồng bảng

$1,60

$1,55

$1,50

Số lượng đồng bảng


TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CÂN BẰNG

Gía trị đồng bảng

S
$1,60

$1,55

$1,50

Số lượng đồng bảng


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

• e = f(△INF, △INT, △INC, △GC, △EXP)

• Trong đó:

• e = % thay đổi trong TGGN

• △INF = thay đổi trong chênh lệch LP Mỹ và quốc gia khác

• △INT = thay đổi trong chênh lệch LS Mỹ và quốc gia khác

• △INC = thay đổi trong chênh lệch giữa mức thu nhập ở Mỹ và quốc gia khác

• △GC = thay đổi trong kiểm soát của chính phủ

• △EXP = thay đổi trong kỳ vọng về TGHĐ tương lai


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG
Tác động của việc gia tăng lạm phát của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng
bảng Anh (lý thuyết PPP)
Giá trị đồng bảng Anh

S2
S
$1,60
$1,57
$1,55

$1,50
D2
D

Số lượng bảng Anh


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

• Nếu LP của Mỹ đột ngột tăng lên đáng kể trong khi LP của Anh vẫn duy trì như cũ.
GIả định cả Anh và Mỹ đều bán hàng hó có thể thay thế lẫn nhau.

• Sự tăng vọt trong LP của Mỹ sẽ khiến gia tăng nhu cầu của Mỹ đối với hàng hoá của
Anh  dẫn đến gia tăng nhu cầu của Mỹ đối với đồng bảng Anh  đường cầu bảng
Anh dịch chuyển sang phải.

• Thêm vào đó, sự tăng vọt trong LP của Mỹ sẽ khiến giảm nhu cầu của Anh đối với
hàng hoá của Mỹ  dẫn đến làm giảm cung đồng bảng Anh  đường cung bảng
Anh dịch chuyển sang trái.

• Đường cung mới và đường cầu mới sẽ xác định điểm cân bằng mới mà tại đó giá trị
của bảng Anh trở nên tăng lên.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

• Lạm phát là nhân tố tác động đến tỷ giá trong trung hạn và dài hạn.

• Lạm phát không phải là sự tăng giá đột ngột mà là tình trạng tăng lên theo thời
gian của mức giá chung. Chính vì vậy, để nhận diện ra lạm phát và từ đó điều
chỉnh hành vi cần phải có thời gian từ trung hạn cho đến dài hạn, tùy theo mức
nhạy cảm của tỷ giá theo giá cả.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG
Tác động của việc gia tăng lãi suất của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng
bảng Anh

S
$1,60 S2
Giá trị đồng bảng Anh

$1,55

$1,50

D
D2
Số lượng đồng bảng Anh
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

• Giả định rằng LS của Mỹ tăng trong khi LS của Anh giữ nguyên không đổi.

Người Mỹ sẽ giảm nhu cầu đầu tư sang Anh trong khi người Anh sẽ tăng nhu cầu
đầu tư tại Mỹ.

 Cầu bảng Anh giảm và cung bảng Anh tăng

 Cầu dịch chuyển sang trái và cung dịch chuyển sang phải.

 Xác định TGHĐ cân bằng mới mà tại đó đồng bảng Anh giảm giá
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

• Tuy nhiên, trong khi LS cao tương đối có thể thu hút dòng vốn nước ngoài (để đầu
tư vào các chứng khoán có LS cao) thì LS cao này có thể phản ánh dự kiến LP cao.
Vì LP cao có thể đặt áp lực giảm giá lên đồng tiền của nước đó nên không khuyến
khích các NĐT nước ngoài trong việc đầu tư vào các chứng khoán định danh bằng
đồng tiền này. Vì vậy, cần phải xem xét LS thực, là LS danh nghĩa đã điều chỉnh
theo LP (LS thực = LS danh nghĩa – tỷ lệ LP)

• Lãi suất là nhân tố tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn. Giải thích: Lãi suất là nhân
tố biến động liên tục trong nền kinh tế. Trong ngắn hạn lãi suất vẫn thay đổi liên
tục. Bên cạnh đó thị trường cũng phản ứng tức thời đối với sự thay đổi lãi suất. Vì
vậy lãi suất là nhân tố tác động đến tỷ giá trong ngắn hạn.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

Tác động của việc gia tăng thu nhập của Mỹ đến giá trị cân bằng của đồng
bảng Anh
Giá trị đồng bảng Anh

S
$1,60

$1,55

$1,50
D2
D

Số lượng đồng bảng Anh


CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

• Giả định thu nhập của cư dân Mỹ tăng lên đáng kể trong khi thu nhập của cư dân
Anh vẫn không thay đổi.

• Người dân Mỹ sẽ có đủ khả năng tiêu thụ thêm nhiều hàng hoá nhập khẩu từ Anh

 tăng nhu cầu hàng hoá Anh của người Mỹ

 cầu bảng Anh tăng

 đường cầu bảng Anh dịch chuyển sang phải, đường cung bảng Anh không đổi vì
thu nhập của cư dân Anh không đổi

 Xác định tỷ giá cân bằng mới mà tại đó bảng Anh tăng giá (TGHĐ tăng)
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

• Thâm hụt cán cân vãng lai cho thấy quốc gia đó đang tiêu dùng nhiều hơn lượng
của cải mà mình làm ra. Sự thâm hụt cán cân vãng lai về lâu về dài sẽ dẫn đến việc
đồng nội tệ mất giá, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái. Thâm hụt cán cân vãng lai
là nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn.

• Trong ngắn hạn và trung hạn, thì thâm hụt cán cân vãng lai có thể được bù đắp
bằng thặng dư tài khoản vốn. Tuy nhiên, sự thâm hụt cán cân vãng lai trong dài
hạn chứng tỏ năng lực cạnh tranh của quốc gia là yếu kém, và không thể tiếp tục
bù đắp bằng thặng dư tài khoản vốn. Khi đó áp lực thị trường buộc tỷ giá phải
thay đổi. Chẳng hạn như khi thâm hụt cán cân vãng lai thì một quốc gia sẽ mắc nợ
ngoại tệ. Đến một lúc nào đó, nhu cầu mua ngoại tệ để trả nợ sẽ tạo sức ép tăng
giá ngoại tệ, hay ngược lại là giảm giá VND. Vì vậy, thâm hụt cán cân vãng lai là
nhân tố tác động đến tỷ giá trong dài hạn.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

Tác động của Chính phủ đến TGHĐ cân bằng thông qua:
• Áp đặt những rào cản về ngoại hối (hạn chế việc chuyển đổi tiền tệ khiến việc đầu
tư ra nước ngoài gặp khó khăn trong việc chuyển đổi về đồng nội tệ khi đáo hạn
các khoản đầu tư nước ngoài; đặt ra hạn mức đối với việc người trong nước vay
mượn nước ngoài, hay đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trong nước).

• Áp đặt những rào cản về ngoại thương (thuế, hạn ngạch....từ đó tác động đến XNK
 tác động đến cung cầu tiền tệ  tác động TGHĐ)

• Can thiệp vào thị trường ngoại hối (NHTU mua bán ngoại tệ nhằm duy trì TGHĐ..)

• Tác động đến những biến động vĩ mô như lạm phát, lãi suất, và thu nhập quốc dân
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ CÂN BẰNG

Tác động của yếu tố “Kỳ vọng” đến TGHĐ :

• Thị trường ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan
đến tỷ giá.

• Ví dụ, tin về gia tăng lạm phát tiềm ẩn ở Việt Nam có thể làm những nhà đầu cơ
bán VND để mua USD nhằm phòng tránh sự mất giá của tiền đồng và điều này
làm dịch chuyển tỷ giá hối đoái cân bằng.
TÓM LƯỢC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TGHĐ

Các yếu tố liên quan đến thương mại

Chênh lệch lạm phát Cầu hàng hoá Cầu ngoại


nước ngoài của tệ của cư
Chênh lệch thu nhập cư dân Mỹ dân Mỹ
Nhu cầu của cư
dân nước ngoài Cung ngoại
Những giới hạn mậu đối với hàng hoá tệ
dịch của CP Mỹ

TGHĐ giữa
Các yếu tố tài chính ngoại tệ và
Cầu chứng khoán Cầu ngoại
Chênh lệch lãi suất nước ngoài của tệ của cư USD
cư dân Mỹ dân Mỹ

Những giới hạn chu Cầu của cư dân Cung ngoại


chuyển vốn nước ngoài về tệ
chứng khoán Mỹ
TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THAY ĐỔI TGHĐ

Tỷ giá hối đoái có thể thay đổi trong vài tháng, thậm chí chỉ trong vài ngày. Thay đổi
tỷ giá hối đoái tác động đến một số biến số khác như:

• Giá cả và sức cầu hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu

• Tổng cầu của nền kinh tế, tăng trưởng sản lượng thực trong ngắn hạn

• Khả năng tạo ra lợi nhuận và cạnh tranh của các nhà xuất khẩu

• Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế (LP do cầu kéo hoặc LP do chi phí đẩy)

• Việc làm hay tỷ lệ thất nghiệp của các ngành hàng có thể ngoại thương

• Giá trị tài sản tài chính và dự trữ ngoại hối, nợ bằng ngoại tệ

• Ảnh hưởng cơ cấu sản xuất của nền kinh tế và việc làm...
TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THAY ĐỔI TGHĐ

Một đồng tiền yếu đi sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế?

Khi một đồng tiền yếu đi sẽ làm tăng giá nhập khẩu. Giá nhập khẩu cao hơn làm
tăng chi phí sản xuất. Giá nhập khẩu cao hơn tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu
dùng CPI và từ đó có thể là nguyên nhân tạo ra áp lực tăng lương do người lao động
muốn bảo vệ thu nhập thực của mình. Bên cạnh đó, đồng tiền yếu hơn dẫn đến
tổng cầu AD mạnh hơn do xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn và nhập khẩu suy yếu.
Tổng cầu AD mạnh hơn có thể làm tăng áp lực lạm phát (tác động này còn phụ
thuộc vào năng lực sẵn có hay phản ứng từ phía cung của nền kinh tế).
TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA THAY ĐỔI TGHĐ

Một đồng tiền mạnh hơn sẽ làm giảm giá nhập khẩu, từ đó có thể làm tăng mức
sống thực của người tiêu dùng ít nhất trong ngắn hạn.

Nhập khẩu nguyên liệu, công cụ và vốn rẻ hơn đến lượt nó sẽ khuyến khích đầu tư
công nghệ mới. Một đồng tiền mạnh hơn có thể kiểm soát lạm phát vì nhà sản xuất
nội địa có thể nhập khẩu với chi phí rẻ hơn và có thể cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó,
đồng tiền mạnh lên làm tăng sức mua thật của người dân khi du lịch ra bên ngoài.
Tuy nhiên, nhập khẩu rẻ hơn có thể làm gia tăng nhập khẩu và thâm hụt thương
mại lớn hơn; các nhà xuất khẩu mất khả năng cạnh tranh giá, kéo theo ảnh hưởng
đến lợi nhuận và việc làm trong một số khu vực; và nếu xuất khẩu giảm, sẽ có tác
động âm đối với tăng trưởng kinh tế thông qua tác động số nhân.
Rất khó xác định câu trả lời cho câu hỏi tỷ giá hối đoái biến động là do đâu? May
mắn là các nhà kinh tế học cũng cố gắng hệ thống cho chúng ta một vài điều cơ
bản. Có thể thấy rằng những dự đoán tốt nhất về sự biến động của tỷ giá hối đoái
có thể là do một số những yếu tố quan trọng nhất:

(1) lãi suất

(2) lạm phát

(3) cán cân vãng lai.

Theo đó, lãi suất tạo ra những thay đổi tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn, lãi suất tăng
hay giảm lần lượt đi cùng với sự lên giá hay giảm giá nhanh chóng của một đồng
tiền này so với đồng tiền khác; lạm phát tạo ra những thay đổi tỷ giá hối đoái trong
trung hạn, lạm phát cao đi cùng với sự giảm giá của đồng tiền nước đó; mất cân
bằng cán cân vãng lai CA tạo ra những thay đổi tỷ giá hối đoái trong dài hạn, nước
nào có CA thâm hụt lớn và kéo dài đi cùng với xu hướng giảm giá của nội tệ và nước
nào có CA thặng dư đi cùng với sự lên giá của đồng tiền của mình.
Tỷ giá hối đoái trong dài hạn thì sao? Dựa vào Luật một giá (the law of one price)
(Một hàng hóa phải được bán cùng một giá ở tất cả mọi nơi) và Lý thuyết Ngang
bằng sức mua (purchasing power parity-PPP) (Một đơn vị của bất kỳ loại tiền tệ nào
đều có thể mua được cùng một lượng hàng hóa ở tất cả các nước) trong dài hạn,
theo đó tỷ giá hối đoái phải điều chỉnh theo sự khác biệt lạm phát giữa trong và
ngoài nước theo nguyên tắc: nước nào có lạm phát cao hơn thì đồng tiền nước đó
sẽ có xu hướng mất giá.

Tuy nhiên, do thuyết Ngang bằng Sức mua không luôn luôn đúng trong thực tế do
có nhiều hàng hóa không thể ngoại thương dễ dàng giữa các quốc gia ngay cả
chênh lệch giá tồn tại; hay ngay cả khi các hàng hóa có thể ngoại thương đi nữa thì
chúng vẫn không thể đóng vai trò thay thế hoàn hảo cho nhau. Chính vì thế, nếu sự
điều chỉnh theo lạm phát như nguyên tắc PPP không diễn ra thì cán cân thương mại
và cán cân thanh toán BOP của quốc gia đó sẽ bị tác động.

You might also like