You are on page 1of 25

Chương 3

Tỷ giá hối đoái


NỘI DUNG CHÍNH

1. Tỷ giá hối đoái.

2. Quy ước tên đơn vị tiền tệ.

3. Phương pháp niêm yết tỷ giá

4. Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái


1. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (tỷ giá) là sự so sánh tương quan giá trị
giữa hai đồng tiền với nhau. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là
giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số
lượng đơn vị tiền tệ nước khác.
2. Quy ước ký hiệu đơn vị tiền tệ.

Ký hiệu tiền tệ của một quốc gia gồm 3 ký tự chữ cái (XXX).
Trong đó:
 Hai ký tự đầu là chữ viết tắt tên quốc gia.
 Ký tự cuối là chữ viết tắt tên gọi của đồng tiền.

Ký hiệu tiền tệ Tên gọi Ký hiệu tiền tệ Tên gọi


USD United States Dollar HKD Hongkong Dollar
CAD Canadian Dollar JPY Japanese Yen
SGD Singapore Dollar THB Thai Baht
GBP British Pound AUD Australian Dollar
EUR Euro KRW South Korean Won
3. Phương pháp niêm yết tỷ giá.
Phương pháp yết giá trực tiếp (Direct quotation)
1 ngoại tệ = x nội tệ

Phương pháp yết giá trực tiếp được sử dụng ở nhiều quốc gia
như :Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Việt Nam,…
Phương pháp yết giá gián tiếp (Indirect quotation)
1 nội tệ = y ngoại tệ
Phương pháp yết giá gián tiếp được sử dụng ở một số nước như: Anh,
Úc, Mỹ, EU,…
1A=xB

=x
A/B = x

Tỷ giá mua Tỷ giá bán


USD/VND 23,835 23,840
AUD/VND 17,623 17,700
EUR/USD 1.2188 1.2195
GBP/USD 1.5494 1.5500
Tỷ giá mua (Bid) là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng để mua ngoại tệ
của khách hàng.
Tỷ giá bán (ask) là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng để bán ngoại tệ
cho khách hàng.
Thông thường, đối với cùng một loại ngoại tệ tỷ giá mua của Ngân
hàng luôn thấp hơn tỷ giá bán.
Ví dụ 1:
Công ty A cần mua 10,000 USD của Ngân hàng ACB thanh toán
bằng VND. Xác định số VND mà Công ty phải trả? Biết rằng tỷ giá
Ngân hàng đang niêm yết USD/VND : 22,950 – 22,990.
Ví dụ 2:
Ngân hàng Ngoại thương mua lại 150,000 AUD của Công ty Long
Minh thanh toán bằng VND. Xác định số VND Công ty Long Minh
nhận được. Biết rằng tỷ giá AUD/VND : 16,240 – 16,580
Ví dụ 3:
Công ty An Lộc cần bán 50,000 EUR cho ngân hàng Sacombank
nhận thanh toán bằng USD. Xác định số USD mà Công ty nhận được?
Biết rằng tỷ giá Ngân hàng đang niêm yết EUR/USD : 1.2340 –
1.2380.
Ví dụ 4:
Cty D mua 80,000 CAD thanh toán bằng AUD cho ngân hàng MB.
Xác định số AUD công ty D phải trả cho ngân hàng. Biết rằng
CAD/AUD= 0.9560 – 0.9750.
4. Xác định tỷ giá theo phương pháp tính chéo.

= x

Muốn xác định tỷ giá của đồng tiền A so với đồng tiền B theo
phương pháp tính chéo, ta lấy tỷ giá giữa đồng tiền A so với đồng tiền
C nhân với tỷ giá của đồng tiền C so với đồng tiền B.
Vận dụng phương pháp tính chéo tỷ giá trong việc xác định tỷ giá
trong thực tế.
Ví dụ 1 :Công ty cần bán cho ngân hàng 10,000 USD để lấy EUR
thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Như vậy, ngân hàng sẽ trả cho công ty
bao nhiêu EUR? Biết tỷ giá ngân hàng niêm yết như sau:
USD/VND = 22,835 – 22,865
EUR/VND = 26,471 – 26,815
Khi nhận được yêu cầu chuyển đổi ngoại tệ trên Ngân hàng thực hiện 2
nghiệp vụ:
 Nghiệp vụ 1: mua lại USD và bán VND cho khách hàng theo tỷ giá
mua USD/VND niêm yết.
 Nghiệp vụ 2: mua lại VND bán EUR cho khách hàng theo tỷ giá bán
EUR/VND niêm yết.
Vận dụng nguyên tắc tính chéo tỷ giá ta xác định được tỷ giá
EUR/USD ngân hàng áp dụng để chuyển đổi từ USD sang EUR cho
khách hàng khi này là:

= x - 26,815 x

EUR/USD = 1.1577 – 1.1743


Vậy số EUR khách hàng nhận được là: = 8,515.71 EUR
Ví dụ 2: Công ty ABC cần bán cho ngân hàng 100,000 GBP để lấy
EUR thanh toán tiền hàng. Như vậy ngân hàng sẻ trả cho công ty bao
nhiêu EUR?
Biết tỷ giá niêm yết của ngân hàng như sau:
GBP/USD = 1.5603 – 1.5650
EUR/USD = 1.2225 – 1.2240
Ví dụ 3 : Một Công ty cần mua 100,000 GBP và trả bằng CHF. Ngân
hàng sẽ bán GBP với tỷ giá bao nhiêu? Xác định số CHF mà Cty phải
trả cho NH?
Biết tỷ giá niêm yết của ngân hàng như sau:
GBP/USD = 1.6810 – 1.6820
CHF/USD = 0.7544 – 0.7547
Nhận xét:
Khi ngân hàng bán thì ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá bán, tức tỷ giá cao.
Khi ngân hàng mua thì ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua, tức tỷ giá
thấp.
Khi Ngân hàng mua đồng yết bán ra đồng định -> tỷ giá mua.
Khi ngân hàng bán đồng yết mua vào đồng định -> tỷ giá bán.
THẢO LUẬN

Các nhóm trình bày 4 yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng


đến giá trị đồng tiền của một quốc gia.
Nêu chi tiết sự biến động của 2 yếu tố ảnh hưởng
làm tăng hay giảm tỷ giá của đồng tiền quốc gia
này so với quốc gia khác.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.

Tỷ giá hối đoái của một nước chịu ảnh hưởng của bởi rất nhiều yếu
tố: tỷ lệ lạm phát, tình hình cán cân thanh toán, tình hình cung cầu
ngoại tệ, lãi suất ngân hàng, chính sách kinh tế, kể cả các sự kiện chính
trị xã hội,…
5.1 Cán cân thanh toán quốc tế.
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế
bằng ngoại tệ của một nước so với các nước khác trong giao dịch quốc
tế.
Nếu cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên thâm hụt ( thu < chi)
thì dự trữ ngoại hối của quốc gia có thể giảm, tình hình ngoại tệ căn
thẳng, từ đó tạo ra nhu cầu ngoại tệ tăng lên, giá ngoại tệ tăng.
Nếu cán cân thanh toán thặng dư ( thu > chi), dự trữ ngoại hối của
quốc có thể tăng, cung ngoại tệ trên thị trường tăng, giá ngoại tệ có xu
hướng giảm.
5.2 Lạm phát
Lạm phát là sự suy giảm sức mua của nội tệ và được đo lường bằng
chỉ số giá cả chung ngày càng tăng lên.
Khi tỷ lệ lạm phát của quốc gia A cao hơn tỷ lệ lạm phát của quốc
gia B thì giá trị của đồng tiền nước A sẽ có xu hướng giảm so với giá trị
đồng tiền của nước B và ngược lại.
TCK  TDK LPB  LPA

TDK 1  LPA

Trong đó ∆%TG = ∆LP


A: là đồng tiền yết giá
B: là đồng tiền định giá.
TDK: là tỷ giá đầu kỳ.

TCK: là tỷ giá cuối kỳ.

LPA: là lạm phát tại quốc gia của đồng tiền A.

LPB: là lạm phát tại quốc gia của đồng tiền B.


5.3 Lãi suất.
Khi lãi suất của đồng ngoại tệ thấp hơn lãi suất của đồng nội tệ thì
tỷ giá ngoại tệ có thể tăng và ngược lại.

TCK  TDK Ih  I f

TDK 1 I f

Trong đó:
Ih : là lãi suất đồng nội tệ.

If: là lãi suất đồng ngoại tệ.


5.4 Các nhân tố khác.
Các nhân tố như sự điều chỉnh chính sách tài chính tiền tệ, các sự
kiện kinh tế xã hội, chiến tranh, thiên tai, sự biến động các chỉ số thống
kê về việc làm, thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế đều có tác động nhất
định đến sự biến động tỷ giá, các yếu tố tâm lý,…
Ví dụ: khi một quốc gia có bất ổn chính trị thì tỷ giá các ngoại tệ của
quốc gia có xu hướng tăng.
Khi tâm lý của các cá nhân, doanh nghiệp lo lắng sự tăng giá bất
thường của ngoại tệ thì tỷ giá có xu hướng lại càng tăng cao hơn.

You might also like