You are on page 1of 52

CHƯƠNG 2:

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


GV: NGUYỄN THỊ THIỀU QUANG
Email: quangntt@due.udn.vn

ALLPPT.com _ Free PowerPoint Templates, Diagrams and Charts


NỘI DUNG

Tỷ giá hối đoái

Thị trường ngoại hối

Rủi ro hối đoái

Các nghiệp vụ hối đoái phái sinh


1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. KHÁI NIỆM
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị
tiền tệ nước này được thể hiện bằng một số
đơn vị tiền tệ nước khác
Ví dụ:
• Một người Mỹ có 1.000 USD, anh ta đem số
tiền này đến đổi lấy VND tại Ngân hàng. Số
VND anh ta nhận được là 20.000.000 VND
• USD/VND = 20.000

3
1.2. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
1.2.1. KÝ HIỆU TIỀN TỆ

▪ Theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO)


▪ Bằng chữ in hoa, gồm 3 ký tự XYZ
- XY: tên quốc gia
- Z: chữ cái đầu tiên của tên tiền tệ nước đó
Nước Tiền tệ Ký hiệu tiền tệ
Australia Dollar AUD
China Yuan Renminbi CNY
Japan Yen JPY
Korea Won KRW
United State of America Dollar USD

4
1.2. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
1.2.2. CÁCH YẾT GIÁ
1.2. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
1.2.2. CÁCH YẾT GIÁ (TT)
1.2. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
1.2.2. CÁCH YẾT GIÁ (TT)

7
Tham khảo website:
www.exchangerate.com

1.2.2. Cách yết www.forex.com


www.yahoo.com/finance
giá (tt) Website của các NHTM…

8
1.2. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
1.2.3. CÁCH ĐỌC/VIẾT TỶ GIÁ
▪ Tỷ giá thường được lấy 4 số lẻ sau dấu phẩy.
Ví dụ:
➢EUR/USD = 1,1109
➢GBP/USD = 1,4825
▪ Hai chữ số đầu sau dấu phẩy gọi là “số” (figure), 2 số tiếp
theo gọi là “điểm” (point).
▪ Khi nói đến tỷ giá thì phải gắn liền với thời gian và không
gian cụ thể

9
1.2. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
1.2.4. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
• Phương pháp yết giá trực tiếp thể hiện giá trị 1 đơn vị cố định
của đồng ngoại tệ so với một số lượng thay đổi của đồng nội tệ
1 ngoại tệ = X nội tệ
Ví dụ: Ở Việt Nam: 1 USD = 19.820 VND
Ở Pháp: 1 USD = 0,8190 EUR
• Phương pháp yết giá gián tiếp thể hiện giá trị một đơn vị cố
định của đồng nội tệ so với một số lượng thay đổi của đồng
ngoại tệ
1 nội tệ = X ngoại tệ
Ví dụ: Ở Anh: 1 GBP = 1,4825 USD
Ở Úc: 1 AUD = 0,7075 USD
1.2. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
1.2.4. PHƯƠNG PHÁP YẾT GIÁ
• Tỷ giá được yết gián tiếp là nghịch đảo của tỷ giá được yết trực
tiếp
• Phương pháp yết giá gián tiếp phổ biến ở các nước thuộc khối
Thịnh vượng chung Anh (Anh, Úc, New Zealand, Ireland…)
• Việc xem xét 1 phương pháp là yết giá trực tiếp hay gián tiếp tùy
thuộc vào việc đứng trên quan điểm đồng tiền nào
• Nếu các cặp tỷ giá trên được công bố tại một nước thứ ba thì
cách yết giá này không phải kiểu trực tiếp hay gián tiếp mà chỉ
là tập quán được sử dụng phổ biến khi đề cập đến các đồng tiền
trong giao dịch hối đoái
1.3. CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối


• Tỷ giá chính thức: Là tỷ giá do NHTW của nước đó xác định
• Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối
• Tỷ giá mua
• Tỷ giá bán
Căn cứ vào hình thức của TG
• Tỷ giá tiền mặt
• Tỷ giá chuyển khoản
1.3. CÁC LOẠI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (TT)
Căn cứ vào mối quan hệ của TG với thời gian
• Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá vào đầu ngày giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối
của phiên giao dịch đầu tiên trong ngày làm việc
• Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá vào cuối ngày giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối
của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày làm việc.
Căn cứ vào loại giao dịch trên thị trường ngoại hối
• Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng giao ngay
• Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá áp dụng trong các hợp đồng kỳ hạn
Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối
• Tỷ giá điện hối
• Tỷ giá thư hối
• Tỷ giá séc
• Tỷ giá hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn)
1.4. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ THEO PHƯƠNG
PHÁP TÍNH CHÉO

01 02 03
Xác định tỷ giá giữa Xác định tỷ giá giữa Xác định tỷ giá giữa
2 đồng tiền được 2 đồng tiền được 1 đồng tiền được
yết giá trực tiếp yết giá gián tiếp yết giá trực tiếp và 1
đồng tiền được yết
giá gián tiếp
1.4.1. HAI ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ TRỰC
TIẾP
Ví dụ
Tỷ giá của NH Ngoại Thương VN ngày 01/07/2014 như
sau:
GBP/VND = 34.120 – 34.165
USD/VND = 21.210 – 21.240
Xác định tỷ giá GBP/USD nếu:
a) Một công ty Mỹ xuất khẩu một lô hàng trị giá
100.000 GBP và cần đổi sang USD. Công ty này sẽ
nhận được bao nhiêu USD?
b) Một công ty Anh đang có 10.000 USD và muốn đổi
sang GBP. Công ty này sẽ nhận được bao nhiêu GBP?

15
1.4.1. HAI ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ
TRỰC TIẾP
a) Một công ty Mỹ xuất khẩu một lô hàng trị giá 100.000 GBP và cần đổi sang
USD
• Công ty này phải bán GBP đổi lấy VND:
• GBP/VND = 34.120
• Và nhận được: 100.000 x 34.120 = 3.412 triệu (VND)
• Sau đó, bán số VND mua được để đổi lấy USD:
• USD/VND = 21.240
• Và nhận được: 3.412 triệu / 21.240 = 160.640 (USD)
160.640
• Tý giá mua (GBP/USD) = = 1,6064
100.000

Nguyen, Thi Thieu Quang - Internal Circulation 16


1.4.1. HAI ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ
TRỰC TIẾP (TT)
b) Một công ty Anh đang có 10.000 USD và muốn đổi sang GBP
• Công ty này phải bán USD đổi lấy VND:
• USD/VND = 21.210
• Và nhận được: 10.000 x 21.210 = 212,1 triệu (VND)
• Sau đó, bán số VND mua được để đổi lấy GBP:
• GBP/VND = 34.165
• Và nhận được: 212.1 triệu/ 34.165 = 6.208 (GBP)
10.000
• Tỷ giá bán (GBP/USD) = = 1,6108
6.208

Nguyen, Thi Thieu Quang - Internal Circulation 17


1.4.1. HAI ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ TRỰC TIẾP
(TT)
Công thức chung
1.4.1. HAI ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC
YẾT GIÁ TRỰC TIẾP (TT)
Tỷ giá mua GBP/VND
• Tỷ giá mua GBP/USD =
Tỷ giá bán USD/VND
34.120
= = 1,6064
21.240

Tỷ giá bán GBP/VND


• Tỷ giá bán GBP/USD =
Tỷ giá mua USD/VND
34.165
= = 1,6108
21.210
1.4.2. HAI ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ GIÁN TIẾP

Ví dụ
Tỷ giá của NH HSBC tại Anh ngày 01/07/20XX như
sau:
GBP/AUD = 1,5150 – 1,5187
GBP/ USD = 1,6195 – 1,6210
Xác định tỷ giá AUD/USD, nếu:
a) Một công ty Mỹ muốn đổi 100.000 AUD lấy USD.
Công ty này sẽ nhận được bao nhiêu USD?
b) Một công ty Úc muốn đổi 10.000 USD lấy AUD.
Công ty này sẽ nhận được bao nhiêu AUD?

20
1.4.2. HAI ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ GIÁN TIẾP
(TT)
Công thức chung
1.4.3. MỘT ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ TRỰC TIẾP VÀ MỘT ĐỒNG
TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ GIÁN TIẾP
(ĐỒNG TIỀN YẾT GIÁ – TỬ SỐ, ĐỒNG TIỀN ĐỊNH GIÁ – MẪU SỐ)

Ví dụ
Một NH đang niêm yết tỷ giá như sau:
GBP/USD = 1,5245 – 1,5275
USD/JPY = 91,65 – 92,95
Xác định tỷ giá GBP/JPY, nếu:
a) Một công ty Nhật muốn đổi 100.000 GBP lấy JPY.
Công ty này sẽ nhận được bao nhiêu JPY?
b) Một công ty Anh muốn đổi 10.000 JPY lấy GBP.
Công ty này sẽ nhận được bao nhiêu GBP?

25
1.4.3. MỘT ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ TRỰC TIẾP VÀ
MỘT ĐỒNG TIỀN ĐƯỢC YẾT GIÁ GIÁN TIẾP (TT)

Công thức chung


1.5. CÁC NHÂN TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ

Tỷ lệ lạm phát Lãi suất tương


Cán cân thanh
tương đối giữa đối giữa các quốc
toán quốc tế
các quốc gia gia

Những yếu tố Các chính sách và Kỳ vọng của thị


chính trị và điều sự cạn thiệp của trường về TGHĐ
kiện kinh tế NN hay NHTW trong tương lai

30
1.5.1. TỶ LỆ LẠM
PHÁT TƯƠNG ĐỐI
GIỮA CÁC QUỐC
GIA
• Khi tỷ lệ lạm phát tương đối ở nước A cao
hơn nước B
Sự dịch chuyển từ tiêu dùng hàng hóa, dịch
vụ, tài sản của nước A sang hàng hóa, dịch vụ,
tài sản thay thế từ nước B
Nhập khẩu hàng từ nước B tăng, xuất khẩu
hàng sang nước B giảm
Cầu đồng tiền B tăng, cung đồng tiền B giảm
Tỷ giá B/A tăng
• Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát tương đối ở
nước A thấp hơn nước B
Cầu đồng tiền B giảm, cung đồng tiền B tăng
Tỷ giá B/A giảm
1.5.1. TỶ LỆ LẠM
PHÁT TƯƠNG ĐỐI
GIỮA CÁC QUỐC
GIA (TT)

Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá


hối đoái
(Nguồn: Carbaugh, Robert J., 2009)
1.5.2. LÃI SUẤT
TƯƠNG ĐỐI GIỮA CÁC
QUỐC GIA

• Khi lãi suất tương đối ở nước A


thấp hơn nước B
Sự dịch chuyển đầu tư từ nước A
sang nước B
Cầu đồng tiền B tăng, cung đồng
tiền B giảm
Tỷ giá B/A tăng
• Ngược lại, khi lãi suất tương đối ở
nước A cao hơn nước B
Cầu đồng tiền B giảm, cung đồng
tiền B tăng
Tỷ giá B/A giảm
1.5.3. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ

• Cán cân thanh toán quốc tế (BoP) phản ánh tình


hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của một nước
so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc
tế lẫn nhau
• Các thành phần của CCTT:
Tài khoản vãng lai + Tài khoản tài chính + Tài khoản vốn
+ Sai số = 0
• Các thành phần của BoP sẽ tác động đến BoP và từ
đó ảnh hưởng đến cung và cầu ngoại hối và làm
thay đổi tỷ giá hối đoái
1.5.3. CÁN CÂN
THANH TOÁN
QUỐC TẾ (TT)

• Cán cân TTQT bội chi (chi


> thu) => xuất ngoại tệ trả
nợ => cầu ngoại tệ tăng,
cung ngoại tệ giảm => tỷ
giá tăng lên.
• Cán cân TTQT bội thu (thu
> chi) => nước ngoài trả
nợ bằng ngoại tệ => cung
ngoại tệ tăng, cầu ngoại
tệ giảm => tỷ giá giảm
1.5.4. NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH TRỊ VÀ ĐK
KINH TẾ

Các điều kiện về kinh tế (chính sách thuế, mức độ tăng trưởng kinh
tế, chính sách đầu tư của các quốc gia…) và chính trị (bạo động,
chiến tranh,…) sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và đầu
tư của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến dòng vốn chạy ra và chạy vào
quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
• Ví dụ: cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997

36
1.5.5. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CAN THIỆP
CỦA NN HAY NHTW
Chính sách quản lý ngoại hối
• Là những qui định pháp lý, những thể lệ của chính phủ
trong vấn đề quản lý ngoại tệ, cũng như đối với việc sử
dụng, trao đổi, mua bán trên thị trường nội địa và các
quan hệ thanh toán quốc tế
• Quản lý, kiểm soát các dòng dịch chuyển ngoại hối có
liên quan đến quan hệ thương mại quốc tế cũng như
các quan hệ kinh tế quốc tế khác từ nước ngoài vào
quốc gia đó và từ nước đó ra bên ngoai
• Chính sách quản lý ngoại hối tác động vào cung, cầu
ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối
đoái nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế cần thiết

37
1.5.5. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CAN THIỆP
CỦA NN HAY NHTW
Chính sách hối đoái hay chính sách thị trường mở
• Nhà nước thông qua NHTW trực tiếp mua bán ngoại hối trên
thị trường để tác động vào cung cầu ngoại hối, qua đó điều
chỉnh tỷ giá
• Khi tỷ giá hối đoái lên cao, NHTW tung ngoại hối ra bán để
kéo tỷ giá xuống
• Ngược lại, khi tỷ giá giảm, NHTW sẽ mua ngoại hối từ thị
trường
• Muốn thực hiện biện pháp này, NHTW phải có dự trữ ngoại
hối lớn

38
1.5.5. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CAN THIỆP
CỦA NN HAY NHTW (TT)
Chính sách chiết khấu
• Là chính sách của NHTW bằng cách thay đổi lãi suất chiết
khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên
thị trường
• Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm, NHTW sẽ
nâng lãi suất chiết khấu, từ đó làm tăng lãi suất cho vay trên
thị trường, kích thích luồng vốn ngắn hạn trên thị trường thế
giới chạy vào trong nước và làm giảm tỷ giá hối đoái
• Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định đối
với tỷ giá hối đoái vì lãi suất được hình thành từ quan hệ cung
cầu về vốn cho vay trong khi tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng
bởi quan hệ cung cầu về ngoại hối

39
1.5.5. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ SỰ CAN THIỆP
CỦA NN HAY NHTW (TT)
Chính sách điều chỉnh giá trị của tiền tệ
• Nhà nước tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái thông qua
việc phá giá hoặc nâng giá tiền tệ
• Phá giá tiền tệ là sự thay đổi có chủ đích giá trị của đồng nội
tệ so với đồng ngoại tệ theo hướng giảm mạnh giá trị của
đồng nội tệ, từ đó làm tỷ giá hối đoái tăng
• Ngược lại, khi muốn tỷ giá hối đoái giảm, Nhà nước có thể
nâng giá trị đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ

40
1.5.6. KỲ VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG

• Bản thân tiền tệ là một loại tài sản tài chính, giá cả hôm nay của nó
phụ thuộc rất nhiều vào những kỳ vọng về giá trị của nó trong tương
lai
• Khi những người tham gia thị trường ngoại hối kỳ vọng rằng một đồng
tiền sẽ lên giá trong tương lai, họ sẽ mua vào đồng tiền đó hoặc các tài
sản có mệnh giá bằng đồng tiền đó. Từ đó làm tăng cầu đối với đồng
tiền này và dẫn đến việc đồng tiền này tăng giá. Và ngược lại
• Cơ sở để hình thành kỳ vọng là các thông tin và sự kiện trên thị trường
• Trong thực tế, cùng 1 thông tin có thể có những kỳ vọng khác nhau,
thậm chí trái ngược nhau do cách lý giải về thông tin của mỗi người là
khác nhau dẫn đến hành vi của mỗi người là khác nhau
• Đối với những thị trường không hoàn hảo, thông tin không minh bạch,
tác động của kỳ vọng đến tỷ giá là khó xác định
• Tỷ giá sẽ biến động theo hướng được nhiều người kỳ vọng nhất
2.THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
2.1. KHÁI NIỆM
Thị trường hối đoái là nơi thực hiện việc trao đổi mua
bán các ngoại tệ và phương tiện thanh toán có giá trị như
ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác định trên cơ sở
cung cầu
2.2. ĐẶC ĐIỂM

• Là thị trường mang tính quốc tế


• Là thị trường hoạt động liên tục, giao dịch diễn ra 24 giờ trong
một ngày của các ngày làm việc trong tuần.
• Chịu sự tác động mạnh mẽ quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị
trường.
• Chỉ giao dịch một số ngoại tệ như: USD, GBP, EUR, JPY,
SGD…Trong đó USD được coi là đồng tiền chuẩn.
• Phương thức giao dịch trên thị trường hối đoái chủ yếu được
thực hiện qua điện thoại, telex, fax, vi tính nối mạng…
• Phương thức thanh toán: các giao dịch hối đoái đều được thực
hiện thanh toán qua hệ thống ngân hàng trên toàn cầu.
2.3. CÁC CHỦ THỂ THAM GIA THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI

Ngân hàng
thương mại
(Banks)

Các doanh Người môi


nghiệp nhỏ giới
và cá nhân (Brokers)
FOREX

Ngân hàng
Các công ty TW
đa quốc gia
(MNCs) (Central
Bank)
Thị trường giao ngay (spot market)

Thị trường kỳ hạn (forward market)

2.4. PHÂN Thị trường tương lai (future market)


LOẠI
Thị trường quyền chọn (option market)

Thị trường hoán đổi (swap market)


3. RỦI RO TỈ GIÁ
3.1. KHÁI NIỆM
• Là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh
hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai.
• Rủi ro tỉ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động
khác nhau của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, bất
cứ hoạt động nào mà dòng tiền thu vào (inflows) phát
sinh bằng một loại đồng tiền trong khi dòng tiền chi ra
(outflows) phát sinh một loại đồng tiền khác đều chứa
đựng nguy cơ rủi ro tỷ giá.
3.2. PHÂN LOẠI

• RỦI RO TỈ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU



• RỦI RO TỈ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU
• RỦI RO TỈ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỈ GIÁ
+ Tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
3.3. TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TỈ GIÁ (TT)
+ Tác động đến khả năng chịu đựng tài chính của doanh nghiệp

❖ Tác động bất ổn đến hoạt động doanh


nghiệp

❖ Tác động đến sự tự chủ tài chính của


doanh nghiệp

❖ Tác động đến giá trị doanh nghiệp


Hợp đồng tiền tệ kỳ hạn (forward
contract)

4. CÁC Hợp đồng tiền tệ tương lai (future


contract)
NGHIỆP VỤ
HỐI ĐOÁI Hợp đồng tiền tệ hoán đổi (swap
PHÁI SINH contract)

Hợp đồng tiền tệ quyền chọn (option


contract)
4.1. HỢP ĐỒNG TIỀN TỆ KỲ HẠN

• Là hợp đồng cho phép mua hoặc bán 1 khối lượng ngoại tệ nhất định
với mức giá xác định (tỷ giá kỳ hạn) vào 1 ngày xác định trong tương
lai.
• Thời hạn phổ biến của hợp đồng kỳ hạn là 1, 2, 3, 6, 9, 12 tháng
• Tỷ giá trong hợp đồng kỳ hạn được xác định tại thời điểm ký kết hợp
đồng và được tính toán dựa vào tỷ giá giao ngay, lãi suất của 2 đồng
tiền và kỳ hạn của hợp đồng
Ví dụ: vào tháng 8, 1 nhà NK Mỹ ký 1 hợp đồng mua hàng từ nhà XK
Nhật, giao vào tháng 10. Hợp đồng thanh toán bằng đồng Yên Nhật vào
ngày 20/10. Để phòng ngừa việc đồng Yên lên giá, nhà NK Mỹ có thể ký
hợp đồng với ngân hàng mua Yên với giá xác định trước, và sẽ nhận Yên
vào ngày 20/10. Khi hợp đồng đến hạn, nhà NK Nhật thanh toán số tiền
Yên Nhật với giá trị USD đã biết trước
4.2. HỢP ĐỒNG TIỀN TỆ TƯƠNG LAI

• Đây là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa (khối lượng giao dịch
và kỳ hạn hoặc ngày thanh toán), cho phép trao đổi 1 lượng
ngoại tệ nhất định với tỷ giá xác định trước vào 1 ngày nhất định
trong tương lai.
• Một DN có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với các khoản phải
thu(phải trả) bằng ngoại tệ trong tương lai bằng các bán (mua)
hợp đồng tiền tệ tương lai và nhờ đó, cố định tỷ giá bán (mua)
ngoại tệ.
4.2. HỢP ĐỒNG TIỀN TỆ TƯƠNG LAI
(TT)
So sánh hợp đồng kỳ hạn và tương lai
Tiêu chí Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
Người phát hành NHTM Thị trường tiền tệ quốc tế (IMM)
của sàn giao dịch Chicago
Mercantile Exchange và các sàn giao
dịch ngoại hối khác như sàn giao
dịch Tokyo International Financial
Futures Exchange
Giao dịch Trên thị trường OTC Trên sàn giao dịch của IMM
Qui mô hợp đồng Theo nhu cầu của người kinh doanh Chuẩn hóa theo lô chẵn
XNK, nhà đầu tư
Ngày giao Thỏa thuận Vào ngày qui định
Chi phí hợp đồng Dựa vào chênh lệch giá mua-bán Phí môi giới
Thanh toán Vào ngày đến hạn, với tỷ giá xác Lời/lỗ được thanh toán hàng ngày
định trước vào cuối ngày giao dịch
4.3. HỢP ĐỒNG TIỀN TỆ
HOÁN ĐỔI
• Là việc hoán đổi 1 loại tiền tệ lấy 1 loại tiền tệ khác vào một
thời điểm xác định và thỏa thuận hoán đổi ngược lại tại 1 thời
điểm nhất định trong tương lai với tỷ giá xác định trước.
• Các NH có thể trực tiếp tham gia vào hợp đồng hoán đổi hoặc
làm trung gian giữa hai khách hàng có nhu cầu hoán đổi ngoại
tệ.
• Ví dụ: Theo kế hoạch công ty xuất nhập khẩu Thăng Long
cần 1 triệu USD để thanh toán tiền hàng nhập khẩu trong
ngày hôm nay, đồng thời sẽ nhận được 1 triệu USD tiền hàng
xuất khẩu sau 3 tháng. Công ty này có thể tham gia vào hợp
đồng hoán đổi với ngân hàng để đổi VND lấy 1 triệu USD và
thỏa thuận bán lại 1 triệu USD sau 3 tháng nhận về VND.
4.4. HỢP ĐỒNG TIỀN TỆ QUYỀN CHỌN

• Là hợp đồng trong đó qui định các bên có quyền nhưng không
bắt buộc mua hoặc bán một loại tiền tệ với tỷ giá xác định trong
một khoảng thời gian xác định.
• Hợp đồng quyền chọn mua (call option): cho phép người mua
hợp đồng có quyền mua 1 loại tiền tệ với tỷ giá xác định (gọi là
giá thực hiện (exercise price)) trong một khoảng thời gian xác
định.
• Hợp đồng quyền chọn bán (put option): cho phép người mua
hợp đồng có quyền bán 1 loại tiền tệ với tỷ giá xác định trong
một khoảng thời gian xác định.
4.4. HỢP ĐỒNG TIỀN TỆ QUYỀN CHỌN (TT)

MINH HỌA GIAO DỊCH


Công ty A cần 1 triệu USD để thanh toán cho hợp đồng
nhập khẩu đến hạn vào ngày 01/09/2016. Do lo sợ tỉ giá
biến động theo chiều hướng bất lợi nên vào ngày
01/06/2016, Công ty A quyết định đến Ngân hàng Bank
of Tokyo mua một hợp đồng quyền chọn mua USD. Tại
thời điểm giao dịch, thông tin về hơp đồng quyền chọn
mà Bank of Tokyo công bố như sau:
4.4. HỢP ĐỒNG TIỀN TỆ QUYỀN CHỌN (TT)
MINH HỌA GIAO DỊCH
HẾT CHƯƠNG 2

You might also like