You are on page 1of 56

Chương 1.

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Mục tiêu:
- Nắm được các khái niệm cơ bản về tỷ giá, phương pháp xác định tỷ giá, nhân tố ảnh hưởng tới
tỷ giá, các biện pháp điều chỉnh tỷ giá; Thị trường ngoại hối và các nghiệp vụ cơ bản trên thị
trường ngoại hối.
- Xác định và tính toán tỷ giá theo phương pháp chéo, phân tích các nghiệp vụ phòng chống rủi
ro tỷ giá trên thị tỷ trường ngoại hối
- Biết vận dụng phân tích diễn biến tỷ giá trên thị trường, áp dụng nghiệp vụ trên thị trường
ngoại hối.

1.1. Tỷ giá hối đoái (Exchange Rate )


1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
Để có thể mua bán các phương tiện ngoại hối ngân hàng ấn định sự ngang giá giữa đồng
nội tệ với các đồng tiền khác gọi là tỷ giá chuyển đổi để làm cơ sở mua ngoại tệ cho một nước.
Trong giao dịch quốc tế tỷ giá này gọi là tỷ giá hối đoái.
Hối đoái là việc chuyển đổi tiền nước mình sang tiền nước ngoài để thanh toán. Muốn đổi
tiền phải căn cứ vào quan hệ tỷ lệ nhất định quan hệ này chính là tỷ giá hối đoái.
Các khái niệm về tỷ giá hối đoái:
- Samuelson: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá để đổi tiền của một nước lấy tiền của nước khác.
- Slatyer (Australia): Một đồng tiền của một nước nào đó thì bằng giá trị của một số lượng
đồng tiền nước khác.
- Christopher Dass and Bryan Lower (England): Tỷ giá hối đoái là giá cả một loại tiền tệ
được biểu hiện giá một tiền tệ khác.
Định nghĩa tổng quát: Tỷ giá hối đoái là sự so sánh giá trị giữa hai đồng tiền với nhau
hay nói cách khác là giá cả của đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước
khác.
Ví dụ : Ngày 05/6 Tỷ giá hối đoái được niêm yết tại thị trường:
London : 1 GBP = 1,7116 CAD
Newyork: 1 USD = 0,8977 CHF
Tokyo : 1 USD = 109,13 JPY
Singapore : 1 USD = 1,3240 SGD

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 1


1.1.1.2. Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá
Dong tien yet gia la dong tien duoc the hien gia tri cua
VD : GBP/USD = 1,4121 no qua mot dong tien khác
USD/VND = 22.900 Dong tien dinh gia là dong tien duoc su dung de
xac dinh
- Đồng tiền đứng trước (USD, GBP): Được gọi là đồng gia tri cua dong tien yet gia
yết giá.
Chức năng: Là đồng tiền yết giá trực tiếp và là 1à một đơn vị tiền tệ cố định còn gọi là
đồng tiền tử số, đồng tiền cơ sở (Base Currency )
- Đồng tiền đứng sau (USD, VND): Là đồng tiền định giá (còn gọi là đồng tiền mẫu số) -
> yết giá gián tiếp (Qouted currency, counter currency)
VD: USD/VND = 22.900 Trong ví dụ này đồng USD với đơn vị là 1 USD và được thể
hiện giá trị qua VND, do vậy người ta gọi là đồng tiền yết gíá. Trái lại, VND ở đây ở vị trí là đồng
dùng để xác định giá trị cho đồng USD nên gọi là đồng tiền định giá.
- Đồng tiền yết giá luôn có đơn vị là 1 trong khi đó đồng tiền định giá có thể là một số
nguyên dương, cũng có thể là một số thập phân.
- Tùy theo tập quán quốc tế của các nước lấy ngoại tệ nào làm đồng tiền yết giá: Tại Việt
nam ngoài USD còn có các đồng tiền khác làm đồng tiền yết giá: GBP, EUR , JPY, HKD…
1.1.1.3. Phương pháp đọc tỷ giá hối đoái:
Trên thị trường hối đoái, hay tại các ngân hàng thương mại, khi cần mua bán ngoại tệ người
ta có thể trao đổi với nhau qua điện thoại nên phải nắm được cách đọc tỷ giá như thế nào?
Trong một số tỷ giá hối đoái duới dạng số thập phân ngưòi ta quy ước tính đến 4 số lẻ .
VD: USD/AUD = 1,2914
Phần thập phân chia làm 2 nhóm:
- Hai số thập phân đầu (29) đọc là “số “– Figure)
- Hai số tiếp theo (14) đọc là “điểm” - Points
Tỷ giá trên đọc là: Dolla Mỹ– AUD: một, hai mươi chín số, mười bốn điểm hoặc một, hai
mươi chín, mười bốn
Chú ý: Có thể sử dụng ¼ thay 25, ¾ thay 75
Trong giao dịch ngoại hối khách hàng có thể lấy tên địa danh ( có thể là thủ đô) mà ở đó là
thị trường ngoại tiền tệ lớn trên thế giới thay cho tên của nước nào đó ở vị trí đồng tiền định giá.
Chẳng hạn, thay vì đọc USD/AUD người ta đọc: USD – Sydney)
1.1.1.4. Tỷ giá mua và tỷ giá bán (tỷ giá hai chiều - two way price)
Giống như những nhà kinh doanh buôn bán trên thị trường, ngân hàng luôn luôn duy trì
nguyên tắc mua thấp bán cao. Sự khác biệt giữa giá trị này càng lớn càng thu được nhiều lợi nhuận.
Ngân hàng là người tạo ra thị trường vừa là người mua vừa là người bán.
VD: USD/VND: 22.900/23.100
- Giá NH mua ngoại tệ vào (BID Rate, buying Rate): Tỷ giá đứng trước là 22.900
- Giá NH bán ngoại tệ ra (ASK Rate, selling rate, offer rate): Tỷ giá đứng sau là 23.100

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 2


- Chênh lệch giữa giá BID và ASK gọi là SPREAD – lợi nhuận chưa nộp thuế của ngân
hàng: SPREAD = ASK – BID
1.1.1.5. Ký hiệu tiền tệ (Currency Code)
Mã tiền tệ quốc tế của các Quốc gia trên thế giới do Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế ISO
quy định, nhằm để thuận tiện giao dịch, trao đổi hàng hóa, định giá tài sản, mua bán trên thị trường
quốc tế. Các mã tiền tệ này gắn liền với tên của một Quốc Gia/Khu vực.
Theo đó bộ Mã mới nhất là ISO 4217:2008 gồm 2 hai ký tự đầu tiên đại diện cho quốc
gia/khu vực. Ký tự thứ 3 là tên gọi đồng tiền.
Ví dụ: Việt Nam Đồng……VND, hay như United States Dollar….USD.
Bảng 1.1. Tỷ giá các ngoại tệ Ngân hàng Vietcombank ngày 30/05/2021
Mã NT Tên ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán
AUSTRALIAN
AUD DOLLAR 17,387.56 17,563.20 18,113.83
CAD CANADIAN DOLLAR 18,613.86 18,801.88 19,391.34
CHF SWISS FRANC 25,033.43 25,286.30 26,079.05
CNY YUAN RENMINBI 3,538.44 3,574.19 3,686.80
DKK DANISH KRONE - 3,708.93 3,848.23
EUR EURO 27,237.63 27,512.76 28,660.58
GBP POUND STERLING 31,890.31 32,212.43 33,222.33
HONGKONG
HKD DOLLAR 2,895.57 2,924.82 3,016.51
INR INDIAN RUPEE - 316.37 328.78
JPY YEN 203.5 205.55 214.13
KRW KOREAN WON 17.84 19.82 21.72
KWD KUWAITI DINAR - 76,544.65 79,548.51
MALAYSIAN
MYR RINGGIT - 5,511.45 5,627.67
NORWEGIAN
NOK KRONER - 2,705.70 2,818.58
RUB RUSSIAN RUBLE - 313.21 349.01
SAR SAUDI RIAL - 6,130.10 6,370.67
SEK SWEDISH KRONA - 2,727.62 2,841.42
SGD SINGAPORE DOLLAR 16,966.79 17,138.17 17,675.48
THB THAILAND BAHT 651.4 723.78 750.97
USD US DOLLAR 22,910.00 22,940.00 23,140.00
1.1.2. Các phương pháp yết giá :
Trên thị trường tài chính người ta thường dùng một trong 2 cách sau đây để niêm yết tỷ giá
hối đoái:
1.1.2.1. Yết giá trực tiếp (Certain Quotation, Direct Quotation)
Là phương pháp biểu thị mà tỷ giá được ấn định trên cơ sở một đơn vị ngoại tệ so với đồng
nội tệ.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 3


(nghĩa là thể hiện tỷ giá của một đơn vị ngoại tệ bằng một số lượng tiền tệ trong nước)
VD: ngày 05/06 tỷ giá của Vietcombank được niêm yết như sau: 1USD = 22.900 VND
Nghĩa là: trong phương pháp này giá của 1 đơn vị ngoại tệ được biểu hiện trực tiếp ra bên
ngoài còn giá của 1 đơn vị nội tệ thì chưa thể hiện ra bên ngoài mà mới thể hiện gián tiếp, muốn
tìm 1 đơn vị nội tệ ta phải thực hiện phép chia ngược lại. Muốn tìm 01 VND bằng bao nhiêu USD
ta phải làm phép chia ngược lại: 1VND = 1/22.900 USD = 0.00004367 lúc này 01 đơn vị tiền Việt
mới thể hiện ra ngoài.
1.1.2.2. Yết giá gián tiếp (Incertain/Indirect Quotation)
Là phương pháp yết giá mà trong đó tỷ giá được ấn định trên cơ sở một đơn vị nội tệ với
đồng ngoại tệ.
Cách này thường được áp dụng tại một số nước có đồng tiền mạnh Anh, Mỹ, Châu Âu, Úc,
Newzealand…
Tại London: GBP/USD = 1,4125
Tại Châu Âu: EUR/USD = 1,2200
Với phương pháp này 1 đơn vị nội tệ được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài.
Việt nam: Áp dụng phương pháp định giá trực tiếp nội tệ được xác định trên cơ sở một
đơn vị ngoại tệ, ngân hàng công bố 1 đơn vị ngoại tệ = x đơn vị VND
1.1.3. Cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái :
1.1.3.1. Hệ thống tỷ giá hối đoái trong chế độ bản vị vàng (1880-1914)
Cơ sở để định giá tỷ giá hối đoái là đồng giá vàng hay ngang giá hàm lượng vàng là Tỷ giá
hối đoái giữa hai đồng tiền được xác định dựa trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng giữa hai đồng
tiền với nhau.
VD : 1 GBP = 2,182281 gr vàng
1 USD = 0,888671 gr vàng
Như vậy hàm lượng vàng của đồng bảng Anh so với đồng USD = 2,13278/0,818512 =
2,7932 lần hàm lượng vàng của đồng USD -> tỷ giá GBP/USD = 2,7932
Trong chế độ lưu thông tiền giấy thì sự so sánh này cũng chỉ mang tích chất tương đối
tượng trưng mà thôi. Vì nếu đồng giá vàng là cơ sở định giá thì phải đúng với đồng giá vàng của
chúng. Nhưng thực tế thì tỷ giá hối đoái trên thị trường rất ít khi đúng với đồng giá vàng mà có
thể lên cao hoặc xuống thấp quanh đồng giá vàng do quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường
quyết định.
1.1.3.2. Hệ thống tỷ giá cố định Bretton Wood.
Vào giữa thời kỳ 2 địa chiến thế giới thứ I và II (1918-1939) các nước cần nhiều nguồn tài
trợ cho chiến tranh và việc đáp ứng các các khoản tài trợ đó chủ yếu dựa vào việc in tiền gây ra
lạm phát làm mất ổn định hệ thống tiền tệ thế giới vì vậy các nước bắt đầu dùng chế độ quản lý
hối đoái chặt chẽ.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước lớn như Anh, Mỹ muốn đưa đồng tiền nước mình
vào vị trí thống trị trong hệ thống tiền tệ thế giới. Sau chiến tranh, kinh tế Anh suy thoái, trong khi

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 4


đó Mỹ không bị ảnh hưởng của chiến tranh mà còn trở thành cường quốc giàu có nhờ bán vũ khí,
Mỹ muốn chuyển vị thế đồng Bảng Anh sang đồng USD trong thanh toán quốc tế. Ngày 5/4/ 1943
Mỹ công bố đề án cải tổ hệ thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh. Bao gồm 3 nội dung:
- Thành lập tổ chức tài chính quốc tế
- Thiết lập hệ thống tỷ giá cố định lấy đồng Dollar làm chuẩn
- Thủ tiêu mọi khu vực tiền tệ, mở rộng tự do chuyển đổi tiền tệ giữa các nước -> tăng XNK
Thực chất là thủ tiêu mọi khu vực tiền tệ, xóa bỏ khu vực đồng Bảng Anh nhằm tạo điều
kiện cho Dollar Mỹ thâm nhập vào thị trường Châu Âu và thế giới.
Ngày 6/4/1943 Anh cũng đưa ra bản đề án do nhà Bác học Keynes soạn thảo. Nội dung:
- Thành lập liên minh thanh toán bù trừ là tổ chức tiền tệ quốc tế: giữa các nước thành viên
có thể thanh toán nợ nần bù trừ lẫn nhau cần phải có đồng tiền ghi sổ dùng cho TTQT và
dự trữ quốc tế lấy tên là BANCO.
- Thực thi chế độ quản lý hối đoái theo chế độ tỷ giá linh hoạt.
Sau một thời gian tranh luận, Mỹ Và Anh quyết định đi đến một đề án chung. Ngày
22/7/1944, Mỹ đã triệu tập một hội nghị quốc tế gồm đại diện các nước đồng minh để bàn về hệ
thống tiền tệ thế giới sau chiến tranh. Hội nghị được tổ chức tại Bretton Wood miền Bắc nước Mỹ
gồm 45 nước tham dự. Hội nghị đã ký một hiệp ước gọi là Bretton Wood với các nội dung sau:
- Hình thành quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) nhằm mục đích cho các
nước thành viên vay khi cần thiết để giữ cho đồng tiền nước đó không biến động so với thế
giới và đồng thời thành lập ngân hàng thế giới.
- Hình thành một chế độ tỷ giá hối đoái cố định với các nội dung là các nước hội viên của
IMF phải ấn định đồng tiền của nuớc mình bằng vàng và USD và có trách nhiệm duy trì tỷ
giá biến động trong phạm vi nhất định so với tỷ giá cố định là ±1% ( Từ 1971 -> ±2,25%).
Trong khuôn khổ của hội nghị Mỹ công bố hàm lượng vàng của đồng USD là 0,888671
gram vàng nguyên chất hay 35USD/ounce (1ounce = 30,28 gram) các tỷ giá hối đoái của
các nước đuợc hình thành trên cơ sở so sánh hàm lượng vàng chính thức của đồng USD.
Hệ thống Bretton Wood hoạt động khá tốt trong những năm 1950-1970. Đầu năm 70 nền
kinh tế Châu Âu và Nhật có dấu hiệu phục hồi có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với Mỹ nhu cầu
giao dịch bằng USD giảm đi trong khi đó nhu cầu JPY và GBP tăng lên, sức mua đồng USD giảm
xuống, cán cân thương mại của Mỹ luôn thâm hụt cán cân thanh toán Châu Âu và Nhật luôn dư
thừa vì vậy Mỹ buộc phải bán ngoại tệ mua USD vào trong khi đó các nước Tây Âu và Nhật không
muốn nâng giá đồng tiền của mình lên vì sợ suy thoái kinh tế. Năm 1971 Mỹ tuyên bố phá giá
đồng USD lần thứ nhất nâng tỷ lệ trao đổi USD so vàng là 38 USD/ounce và đưa biên độ biến
động mở rộng từ 1% - 2,25%.
Đầu năm 1973, Mỹ phá giá lần thứ 2 và tuyên bố thả nổi đồng USD -> hệ thống Bretton
Wood hoàn toàn sụp đổ -> ra đời hệ thống tỷ giá mới tỷ giá thả nổi
1.1.3.3. Hệ thống tỷ giá thả nổi (Floating Exchange)
Tỷ giá thả nổi tự do là loại tỷ giá được hình thành do cung cầu ngoại hối quy định không
có bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 5


- Thả nổi hoàn toàn: Tùy thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường (Quốc gia phát triển
mạnh mới theo hướng này)
Tỷ giá thả nổi tự do là một tỷ giá mà mức của nó được hình thành tự phát trên thị trường
do quan hệ cung cầu quyết định .
+ Nếu cung ngoại tệ > cầu ngoại tệ -> Thì giá ngoại tệ sẽ giảm, ngược lại
+ Nếu cung < cầu ngoại tệ -> thì tỷ giá tăng.
+ Nếu giá ngoại tệ cao -> có nhiều người bán ngoại tệ -> khuyến khích XK.
+ Nếu giá ngoại tệ giảm -> có nhiều người mua ngoại tệ -> khuyến khích NK
- Tỷ giá thả nổi có quản lý: được hầu hết các nước áp dụng
Là tỷ giá thả nổi nhưng có sự can thiệp của chính phủ để tác động đến tỷ giá hối đoái phục
vụ chiến lược chung của nước mình.
(Ví dụ, chính phủ có thể điều tiết tỷ giá bằng biện pháp mua bán ngoại tệ trên thị trường
làm cho tỷ giá thay đổi).
Tóm lại: Sau khi chế độ tỷ giá Brettoon Woods sụp đổ năm 1971, tỷ giá hối đoái giữa các
đồng tiền biến động hàng ngày, hàng giờ và nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố .
1.1.4. Xác định tỷ giá hối đoái theo Phương pháp tính chéo (Cross Rate)
Trong thị trường hối đoái quốc tế các ngân hàng thông thường chỉ thông báo tỷ giá USD
so với nội tệ. VD: Tại Singapore USD/SGD, tại Nhật USD/JPY… do vậy nếu muốn xác định tỷ
giá của một đồng tiền nào đó VD: SGD/JPY… cần phải áp dụng phương pháp tính chéo. Tỷ giá
chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ 3.
1.1.4.1. Xác định tỷ giá hối đoái của 2 đồng tiền yết giá gián tiếp (đồng tiền định giá).
VD: Ngân hàng công bố tỷ giá:
USD/VND: 22.900/23.100
USD/JPY: 110,20/112,50
-> Xác định tỷ giá JPY/VND (JPY, VND là hai đồng tiền định giá hay còn gọi là yết giá
gián tiếp trong 2 cặp tỷ giá trên).
Ký hiệu chung:
BIDn: Tỷ giá mua của ngân hàng BIDk: Tỷ giá mua của khách hàng
ASKn: Tỷ giá bán của ngân hàng BIDk: Tỷ giá mua của khách hàng
- Tỷ giá bán JPY/VND của khách hàng: ASKk JPY/VND
- Tỷ giá mua JPY/VND của khách hàng: BIDk JPY/VND
• Xác định tỷ giá ASKk JPY/VND (Khách hàng bán JPY mua VND)
Về nguyên tắc khách hàng phải thực hiện 2 nghiệp vụ:
- Khách hàng dùng JPY mua USD, ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá bán:
ASKn USD/JPY = 112,50 -> 1USD = 112,50 JPY (1)

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 6


- Khách hàng bán USD lấy VND, do đó ngân hàng sẽ mua USD vào và áp dụng tỷ giá mua:
BIDn USD/VND = 22.900 -> 1USD = 22.900 VND (2)
Từ (1) và (2), suy ra 112,50 JPY = 22.900 VND
JPY/VND = 22.900/112,50 = 203,50
Hay:
𝐴𝑆𝐾𝑛 𝑈𝑆𝐷/𝑉𝑁𝐷
𝐴𝑆𝐾𝑘 𝐽𝑃𝑌⁄𝑉𝑁𝐷 =
𝐵𝐼𝐷𝑛 𝑈𝑆𝐷/𝐽𝑃𝑌
Như vậy ta có công thức tổng quát:
𝑈𝑆𝐷⁄𝑉𝑁𝐷
𝐽𝑃𝑌⁄𝑉𝑁𝐷 =
𝑈𝑆𝑌/𝐽𝑃𝑌
BIDn
ASKk =
ASKn
Tóm lại:
1. Muốn xác định Tỷ giá cuả 2 đồng tiền yết giá gián tiếp ta lấy tỷ giá của đồng tiền định
giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá.
2. Muốn xác định tỷ giá bán của khách hàng ta lấy tỷ giá mua cuả ngân hàng chia cho tỷ
giá bán của ngân hàng.
• Xác định tỷ giá BIDk JPY/VND
Khách hàng bán JPY mua VND
Về nguyên tắc khách hàng phải thực hiện 2 nghiệp vụ:
- Khách hàng dùng VND mua USD, ngân hàng sẽ bán USD theo tỷ giá bán:
ASKn USD/VND = 23.100 -> 1USD = 23.100 VND (3)
- Khách hàng bán USD lấy JPY do đó ngân hàng sẽ mua USD vào và áp dụng tỷ giá mua:
BIDn USD/JPY = 112,20 -> 1USD = 112,20 JPY (4)
Từ (3) và (4), suy ra 112,20 JPY = 23.100 VND
JPY/VND = 23.100/112,20 = 205,88
Hay:
𝐴𝑆𝐾𝑛 𝑈𝑆𝐷/𝑉𝑁𝐷
𝐵𝐼𝐷𝑘 𝐽𝑃𝑌⁄𝑉𝑁𝐷 =
𝐵𝐼𝐾𝑛 𝑈𝑆𝐷/𝐽𝑃𝑌
Như vậy ta có công thức tổng quát:
𝑈𝑆𝐷/𝑉𝑁𝐷
𝐽𝑃𝑌⁄𝑉𝑁𝐷 =
𝑈𝑆𝐷/𝐽𝑃𝑌
ASKn
BIDk =
BIDn

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 7


Tóm lại:
1. Muốn xác định Tỷ giá cuả 2 đồng tiền yết giá gián tiếp ta lấy tỷ giá của đồng tiền định
giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá.
2. Muốn xác định tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán cuả ngân hàng chia cho tỷ
giá mua của ngân hàng.
1.1.4.2. Xác định TGHĐ của 2 đồng tiền yết giá trực tiếp.
VD: GBP/USD = 1,4205/1,4280
EUR/USD = 1,2200/1,2265
Xác định tỷ giá GBP/EUR?
Ký hiệu:
- Bán GBP/EUR của khách hàng ký hiệu là ASKk GBP/EUR
- Mua GBP/EUR của khách hàng ký hiệu là BIDk GBP/EUR
• Xác định tỷ giá ASKk GBP/EUR
Khách hàng bán GBP mua EUR
Về nguyên tắc khách hàng phải thực hiện 2 nghiệp vụ:
- Khách hàng bán GBP mua USD, ngân hàng sẽ mua GBP theo tỷ giá bán:
BIDn GBP/USD = 1,4205 -> 1USD = GBP/1,4205 (5)
- Khách hàng bán USD mua EUR, do đó ngân hàng sẽ bán EUR ra và theo tỷ giá bán:
ASKn EUR/USD = 1,2265 -> 1USD = EUR/1,2265 (6)
Từ (5) và (6), suy ra GBP/1,4205 = EUR/1,2265
 GBP/EUR = 1,4205/1,2265 = 1,1582
Hay:
𝐵𝐼𝐷𝑛 𝐺𝐵𝑃/𝑈𝑆𝐷
𝐴𝑆𝐾𝑘 𝐺𝐵𝑃⁄𝐸𝑈𝑅 =
𝐴𝑆𝐾𝑛 𝐸𝑈𝑅/𝑈𝑆𝐷
Như vậy ta có công thức tổng quát:
𝐺𝐵𝑃/𝑈𝑆𝐷
𝐺𝐵𝑃⁄𝑈𝑆𝐷 =
𝐸𝑈𝑅/𝑈𝑆𝐷
BIDn
ASKk =
ASKn
Tóm lại:
1. Muốn xác định Tỷ giá của 2 đồng tiền yết giá trực tiếp ta lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá
chia cho tỷ giá cuả đồng tiền định giá.
2. Muốn xác định tỷ giá bán của khách hàng ta lấy tỷ giá mua cuả ngân hàng chia cho tỷ
giá bán của ngân hàng.
• Xác định tỷ giá BIDk GBP/EUR
CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 8
Khách hàng mua GBP bán EUR
Về nguyên tắc khách hàng phải thực hiện 2 nghiệp vụ:
- Khách hàng bán EUR mua USD, ngân hàng sẽ mua EUR theo tỷ giá mua:
BIDn EUR/USD = 1,2200 -> 1USD = EUR/1,2200 (7)
- Khách hàng bán USD mua GBP do đó ngân hàng sẽ bán GBP ra và áp dụng tỷ giá bán:
ASKn GBP/USD = 1,4280 -> 1USD = GBP/1,4280 (8)
Từ (7) và (8)  GBP/1,4280 = EUR/1,2200
GBP/EUR = 1.4280/1,2200= 1,1705
𝐴𝑆𝐾𝑛 𝐺𝐵𝑃/𝑈𝑆𝐷
𝐵𝐼𝐷𝑘 𝐺𝐵𝑃⁄𝐸𝑈𝑅 =
𝐵𝐼𝐷𝑛 𝐸𝑈𝑅/𝑈𝑆𝐷
Như vậy ta có công thức tổng quát:
𝐺𝐵𝑃/𝑈𝑆𝐷
𝐺𝐵𝑃⁄𝐸𝑈𝑅 =
𝐸𝑈𝑅/𝑈𝑆𝐷

USD / DEM
USD/GBP =
GBP / DEM
ASKn
BIDk =
BIDn
Tóm lại:
1. Muốn xác định Tỷ giá của 2 đồng tiền yết giá gián tiếp ta lấy tỷ giá của đồng tiền yết
giá chia cho tỷ giá của đồng tiền định giá.
2. Muốn xác định tỷ giá mua của khách hàng ta lấy tỷ giá bán cuả ngân hàng chia cho tỷ
giá mua của ngân hàng.
1.1.4.3. Xác định tỷ giá của 2 đồng tiền yết giá khác nhau
VD: GBP/USD = 1,4205/1,4280
USD/VND = 22.900/23.100
Hãy xác định tỷ giá : GBP/VND?
GBP/VND = GBP/USD x USD/VND
ASKk GBP/VND = BIDn GBP/USD x BIDn USD/VND
BIDk GBP/VND = ASKn GBP/USD x ASKn USD/VND
GBP/VND = 1,4205x22.900/1,4280x23.100
Ngân hàng yết giá: GBP/VND = 32.529/32.987

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 9


1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái:
1.1.5.1. Mức chênh lệch lạm phát của 2 nước
Mức chênh lệch lạm phát ở 2 nước có đồng tiền yết giá và định giá ảnh hưởng trực tiếp đến
sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Gọi:
A: là đồng tiền yết giá.
B: là đồng tiền định giá
Pr: là tỷ giá bình quân hiện tại.
IA: là tốc độ lạm phát ở nước A.
IB: là tốc độ lạm phát ở nước B.
Ta có: Tỷ giá lúc trước lạm phát: A = Pr x B
Tỷ giá sau khi có lạm phát:
A + A.IA = Pr. (B + B. IB )
A(1 + IA ) = B. Pr. (1 + IB )
A/B = Pr. (1 + IB )/ (1 + IA )
A/B = Pr. (1 + IB + IA - IA )/ (1 + IA )
A/B = Pr. [ 1 + (IB - IA) / (1 + IA )]
Nếu lạm phát ở nước A nhỏ: (1 + IA )  1
Vậy: A/B = Pr [ 1 + (IB - IA) ]
Căn cứ vào đó để dự đoán tỷ giá trong tương lai dựa vào tỷ lệ lạm phát
VD: Tỷ giá USD/VND năm 2020 là 22.500. Biết tỷ lệ lạm phát của Mỹ là 5%, tỷ lệ lạm
phát Việt Nam là 10%. Vậy dự đoán tỷ giá USD/VND năm 2021 là:
USD/VND = 22.500 [ 1 + ( 0,10 - 0,05 ) ] = 23.625
1.1.5.2. Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán ảnh hưởng trực tiếp và
nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá
Tình hình CCTTQT của một nước tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu về ngoại hối
trên thị trường do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của TGHĐ.
- Nếu CCTT dư thừa ( Thu > Chi) -> Cung ngoại hối > Cầu ngoại hối-> Tỷ giá HĐ giảm.
- Nếu CCTT thiếu hụt ( Chi > Thu) -> Cầu ngoại hối > Cung ngoại hối ->Tỷ giá hối đoái
tăng.
1.1.5.3. Ảnh hưởng của lãi suất.
Mức chênh lệch lãi suất ở 2 nuớc có đồng tiền yết giá và định giá cũng ảnh hưởng đến tỷ
giá.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 10


Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào đó nhằm
thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra do đó làm cho cung ngoại hối tăng, tỷ giá hối đoái giảm
xuống.
Ngược lại, nước nào có lãi suất ngắn hạn thấp hơn nước khác thì xu hướng dòng ngoại tệ
chạy ra nước ngoài làm cung ngoại tệ giảm và tỷ giá hối đoái tăng lên.
1.1.5.4. Các yếu tố khác
Tỷ giá hối đoái biến động là do tình hình cung cầu ngoại hối quyết định. Tình hình cung
và cầu ngoại hối trên thị trường ngoại hối còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như:
- Yếu tố tâm lý thể hiện bằng phán đoán suy xét của thị trường và các sự kiện kinh tế,
chính trị, thiên tai, chiền tranh.. từ sự kiện này người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị
trường và ra quyết định hành động (biến động này mang tính chất ngắn hạn). Đặc biệt, hiện nay
vai trò của USD rất quan trọng nên những thông tin tình hình biến động của nền kinh tế vĩ mô ở
Mỹ (lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp...) ảnh hướng rất lớn đến tỷ giá của các đồng tiền trên toàn thế giới.
- Sự can thiệp điều chỉnh của chính phủ, chế độ TGHĐ mà các nước đang vận hành là chế
độ TGHĐ thả nổi có sự quản lý. Các yếu tố trên chỉ có thể làm biến động TGHĐ hoàn toàn tức là
nó tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại hối và làm thay đổi TGHĐ. Trái lại trong chế độ
TGHĐ thả nổi có sự quản lý của nhà nước thì vai trò chính phủ rất quan trọng tác động làm ổn
định TGHĐ. Chính phủ có thể can thiệp vào tỷ giá tùy theo mục tiêu kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn,
chính phủ có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường để tác động vào tỷ giá làm nó tăng hoặc giảm.
1.1.6. Các phương pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái :
1.1.6.1. Chính sách chiết khấu (Discount rate policy)
Đây là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi lãi suất chiết khấu để điều chỉnh TGHĐ
trên thị trường.
Khi tỷ giá cao đến mức nguy hiểm muốn làm cho TGHĐ hạ xuống NHTW nâng cao lãi
suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường tăng -> Vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ
chạy vào nước mình để thu lãi cao -> cung ngoại hối tang -> Tỷ giá hối đoái sẽ giảm.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý lãi suất chiết khấu thấp thì tiền trong nước có khuynh hướng
chạy ra nước ngoài -> tỷ giá hối đoái tăng.
Chú ý: Lãi suất chiết khấu của NHTW là một trong những công cụ điều chỉnh lãi suất trên
thị trường. Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà NHTW cho các NHTM vay tiền, khi lãi suất chiết
khấu tăng lên các NHTM cũng tăng lãi suất cho vay và ngược lại.
1.1.6.2. Chính sách hối đoái (Exchange Policy)
Là chính sách mà NHTW hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ trực
tiếp mua bán ngoại hối trên thị trường tự do nhằm tác động vào cung cầu ngoại hối trên thị
trường, thông qua đó tác động vào TGHĐ.
+ Khi TGHĐ tăng, Cung < Cầu ngoại hối -> NHTW bán ngoại hối theo giá thấp hơn giá
thị trường -> Kéo TGHĐ giảm xuống. ngoại tệ có giá nội tệ mất giá
+ Khi TGHĐ giảm, Cung > Cầu ngoại hối -> NHTW dùng nội tệ để mua ngoại hối vào
(mua cao hơn giá hiện hành) làm cho tỷ giá thị trường tăng lên.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 11


Điều kiện để áp dụng chính sách hối đoái: NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối lớn,
nếu nước nào có cán cân thanh toán thâm hụt thì thực hiện chính sách này khó thành công.
Thu ngoại hối< chi
1.1.6.3. Phá giá tiền tệ (Devaluation)
Là sự hạ thấp tỷ giá hối đoái của một đơn vị tiền tệ nước mình so với ngoại tệ, hay là nâng
cao TGHĐ của 1 đơn vị ngoại tệ .
VD: NHNN điều chỉnh tỷ giá từ 1USD = 22.000VND thành 1USD = 22.500VND
- Mục đích:
+ Đẩy mạnh XK, hạn chế NK, góp phần làm thay đổi CCTT (Tăng thu + Giảm chi ngoại
tệ ) -> Giảm TGHĐ.
VD: Nếu TGHĐ USD/VND = 22.000VND, 1kg tôm tươi giá 220.000VND, thì người Mỹ
muốn ăn 1kg tôm phải trả 10USD, nếu TGHĐ tăng lên 1USD = 22.500VND thì người Mỹ muốn
mua 1kg tôm chỉ phải trả < 10 USD/1kg tôm vì vậy, trong con mắt của người Mỹ thì giá 1kg tôm
sẽ rẻ hơn do đó nhu cầu mua lớn hơn kích thích các doanh nghiệp VN xuất khẩu mạnh hơn.
+ Khuyến khích NK vốn, đầu tư, kiều hối và hạn chế XK vốn ra nước ngoài -> Cung ngoại
tệ trong nước tăng -> TGHĐ giảm.
+ Khuyến khích du lịch nước ngoài vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài -> tăng
cung và giảm cầu về ngoại hối -> giảm căng thẳng TGHĐ.
1.1.6.4. Chính sách nâng giá tiền tệ (Revaluation)
- Là việc Nhà nước nâng cao chính thức giá trị của 1 đơn vị tiền tệ nước mình so với 1
ngoại tệ, TGHĐ của 1 ngoại tệ so với đồng tiền nâng giá sụt xuống, hay là hạ thấp TGHĐ xuống.
- Tác dụng: Nguợc lại với chính sách phá giá tiền tệ nhằm hạn chế xuất khẩu và đẩy mạnh
nhập khẩu, góp phần duy trì sự ổn định của TGHĐ.
Khi VND lên giá các doanh nghiệp VN nhập khẩu sẽ có lợi hơn vì giáhàng nhập sẽ rẻ hơn
và khi quy đổi từ đồng nội tệ sang đồng ngoại tệ các doanh nghiệp sẽ phải trả ít nội tệ hơn để đổi
láy 1 đơn vị ngoại tệ, ngược lại các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu ngoại tệ về và quy đổi ra đồng
nội tệ sẽ được ít hơn.
-Áp dụng trong các trường hợp:
+ Nền kinh tế tăng trướng quá nóng, gây lạm phát
+ Dưới sức ép của các bạn hàng có CCTTQT thiếu hụt thường xuyên -> Nâng giá tiền tệ
để giảm bớt XK sang các nước khác để cán cân thương ại hai nước cân bằng trở lại(ví dụ
quan hệ thương mại Mỹ - Trung).
+ Đồng USD mất giá.
1.1.7. Các loại tỷ giá hối đoái :
Trong thực tế tuỳ từng nơi từng lúc khi quan tâm đến một khía cạnh nào đó của TGHĐ
người ta thường gọi đến tên loại tỷ giá đó. Do vậy, cần thiết phải phân loại TGHĐ.
Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giá khác nhau.

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 12


1.1.7.1. Căn cứ vào phương thức (phương tiện) chuyển tiền :
- Tỷ giá điện hối (Telegraphic transfer rate): Được niêm yết tại các NHTM, được sử dụng trong
việc mua bán và chuyển ngoại hối bằng điện. Là tỷ giá cơ sở của tất cả các tỷ giá còn lại.
- Tỷ giá thư hối (mail transfer rate): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm
chuyển ngoại hối bằng thư.
1.1.7.2. Căn cứ vào Nghiệp vụ KD của các NH thương mại và các cơ quan ngoại hối :
- Tỷ giá mua (BID Rate): Là tỷ giá NH mua ngoại hối vào.
- Tỷ giá bán (ASK Rate): Là tỷ giá NH bán ngoại tệ ra.
1.1.7.3. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối:
- Tỷ giá mở cửa : Là tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của chuyến
giao dịch đầu tiên trong ngày, thường được xác định vào tỷ giá đóng cửa của ngày hôm
trước.
- Tỷ giá đóng cửa: Là tỷ giá của phiên giao dịch cuối cùng trong ngày được coi là cơ sở để
đánh giá sự biến động của tỷ giá trong ngày hôm đó .
- Tỷ giá giao nhận ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được
thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc.
- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: Là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối nhưng sau một thời gian
mới được thanh toán theo giá thỏa thuận lúc ký kết HĐ.
1.1.7.4. Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối (công bố của Nhà nước):
- Tỷ giá trung tâm: Do Nhà nước quyết định, công bố chính thức trong một giai đoạn nào
đó.
- Tỷ giá các ngân hàng thương mại: tỷ giá áp dụng mua bán tại các ngân hàng thương mại.

Hộp 1.1. NGOẠI HỐI (FOREIGN EXCHANGE)

Là một khái niệm chung dùng để chỉ các phương tiện có thể sử dụng để tiến hành các
hoạt động thanh toán quốc tế và tín dụng quốc tế..
Ngoại hối gồm 5 loại (hình thái) chủ yếu:
1. Ngoại tệ (Foreign currency) được sử dụng trong thanh toán quốc tế
2. Các phương tiện TTQT ghi bằng ngoại tệ: Hối phiếu (hối phiếu đòi nợ) -Bill of
Exchange; Kỳ phiếu (hối phiếu nhận nợ) -Promissory Note; Séc (Cheque, Check), Thẻ thanh
toán (Payment Card)
3. Các chứng khoán có giá ghi bằng ngoại tệ: Cổ phiếu phát hành bằng ngoại tệ (Stock),
Trái phiếu công ty (Debenture), Trái phiếu kho bạc (Treasury Bill)
4. Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư
trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam Vàng
5. Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển
vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
(Theo Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)

CHƯƠNG 1. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI_PHẦN 1 13


Chương 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

Mục tiêu:
 Nắm được các khái niệm, các luật liên quan và các kiến thức cơ bản về các phương tiện thanh
toán quốc: Hối phiếu, Séc, Kỳ phiếu, Thẻ thanh toán
 Biết tạo lập và sử dụng các phương tiện thanh toán quốc tế vào thực tế

Các phương tiện lưu thông tín dụng (Hối phiếu, kỳ phiếu, cheque ...) được dùng làm phương tiện
thanh toán quốc tế hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương nghiệp và tín dụng ngân hàng
có vai trò rất quan trọng trong TTQT.
2.1. Hối phiếu (Bill of Exchange, Draft)
Hối phiếu có từ khá lâu đời và được biết đến như là một phương tiện tín dụng và thanh toán quốc
tế trong quan hệ thương mai. Lúc đầu chỉ có kỳ phiếu (Promissory Note) do người mắc nợ lập ra và trao
cho chủ nợ là một văn bản cam kết giữa người mắc mắc nợ và chủ nợ.
Đến thế kỷ XVI, xuất hiện hối phiếu đòi nợ là văn bản do chủ nợ lập ra gửi cho người mắc nợ yêu
cầu trả tiền và từ đó nó được sử dụng phổ biến như là một phương tiện thanh toán và tín dụng.
Đến nay có nhiều luật của các quốc gia, quốc tế
2.1.1. Các nguồn luật điều chỉnh lưu thông Hối phiếu :
Hiện nay trên thế giới có các nguồn luật khác nhau điều chỉnh việc phát hành và lưu thông hối
phiếu.
- Luật quốc gia:
- Luật hối phiếu của nước Anh (Bill of Exchange Act of 1882- BEA 1882): Áp dụng cho nước
Anh và các thuộc địa.
- Luật thương mại thống nhất của Mỹ 1962 (Uniform Commercial Code of 1962-UCC) . Áp dụng
cho Mỹ Và các nước tuyên bố áp dụng.
- Việt Nam: Luật các công cụ chuyển nhượng 2005
- Luật khu vực:
- Luật thống nhất về hối phiếu của công ước Giơnevơ 1930 (ULB - Uniform Law for Bill of
Exchange). Mang tính chất khu vực thuộc Châu âu
- Nước đầu tiên áp dụng là Pháp (1936); Việt nam tuyên bố áp dụng luật này mặc dù VN không là
thành viên của Công ước vì luật này được nhiều nước áp dụng hơn nữa Việt nam áp dụng từ khi còn là
thuộc địa của Pháp.
- Luật quốc tế: Là nguồn luật do Ủy ban luật quốc tế của LHQ ban hành ngày 18/2/1982 .
- Nó là sự tổng hợp luật quốc gia và luật khu vực.
- Nguồn luật này ít được áp dụng, chỉ dùng để tham khảo là chủ yếu.
2.1.2. Khái niệm hối phiếu:

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  1 
 
Các nước tham gia công ước Geneve 1930 không thoả thuận được định nghĩa về hối phiếu nên
quy định lấy định nghĩa hối phiếu trong BEA 1882 của nước Anh làm định nghĩa về hối phiếu.
Định nghĩa: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người
khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày
có thể xác định trong tương lai phait phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh
của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Trên cơ sở này ta có thể định nghĩa hối phiếu thương mại như sau: Hối phiếu thương mại là một
tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người xuất khẩu (người bán) ký phát đòi tiền người nhập khẩu
(người mua), yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định trên hối
phiếu, tại một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định (có thể trả ngay hoặc trả về sau)
2.1.3. Các bên có liên quan :
- Người ký phát (tạo lập Hối phiếu) - Drawer: Là người bán, người XK hoặc người cung ứng một
dịch vụ nào đó .
* Quyền lợi :
- Quyền được hưởng lợi số tiền ghi trên hối phiếu
- Quyền được chuyển nhượng hối phiếu cho người khác bằng nghiệp vụ chuyển nhượng.
* Nghĩa vụ:
- Phải cam kết rằng hối phiếu đó sẽ được chấp nhận và được trả tiền khi xuất trình: Ký phát hối
phiếu đúng luật.
- Trong trường hợp hối phiếu bị từ chối thanh toán, người ký phát hối phiếu phải chịu trách nhiệm
hoàn trả lại tiền cho người hưởng lợi hối phiếu đó .
- Người trả tiền Hối phiếu (Drawee): Là người mà hối phiếu sẽ được gửi đến và là trả tiền hối
phiếu, là người bị đòi tiền.
Có thể là người mua, người nhập khẩu, người nhận cung ứng một dịch vụ nào đó hoặc người thứ 3 do
chỉ định của nhà nhập khẩu. Trong phương thức thanh toán L/C người thứ 3 thường là ngân hàng xác nhận
hoặc ngân hàng mở L/C.
* Nghĩa vụ:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hối phiếu trước khi thanh toán: hình mẫu, chữ ký pháp nhân của người
ký phát.
- Trả tiền theo đúng quy định trong hối phiếu.
- Nếu là hối phiếu có kỳ hạn người trả tiền phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu khi nhìn thấy hối
phiếu.
* Quyền lợi:
- Có quyền từ chối thanh toán nếu thấy hối phiếu bất hợp lệ hoặc nếu thấy quyền lợi của mình bị vi
phạm (ghi số tiền trên hối phiếu không đúng với giá trị phải thanh toán).
- Nếu hối phiếu bị mất hoặc thất lạc yêu cầu ngân hàng công bố hối phiếu đó không còn giá trị hiệu
lực.
- Người hưởng lợi tờ hối phiếu (Beneficiary): Là người nhận tiền hối phiếu. Người hưởng lợi có
thể là:
+ Người ký phát hối phiếu (người bán).
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  2 
 
+ Ngân hàng
+ hoặc người khác do người ký phát hối phiếu chỉ định hoặc do người hưởng lợi chuyển nhượng
quyền hưởng lợi hối phiếu của mình cho ngưòi đo bằng thủ tục ký hậu.
* Trách nhiệm:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hối phiếu
- Xuất trình thanh toán hối phiếu đúng nơi chỉ định
* Quyền lợi:
- Có quyền nhận tiền và chuyển nhượng quyền hưởng lợi cho người khác
- Đòi người ký phát thanh toán nếu hối phiếu không hợp lệ
- Khiếu nại trước pháp luật nếu hối phiếu hợp lệ mà không được thanh toán.
- Người ký hậu hối phiếu (người chuyển nhượng hối phiếu – Endorser)
Là người được hưởng lợi tờ hối phiếu đó đem nhường quyền sở hữu hối phiếu đó cho người khác
bằng hình thức ký hậu (người chuyển nhượng).
Người có quyền chuyển nhượng đầu tiên là người bán.
- Người được chuyển nhượng hối phiếu (Endorsee)
Nhận quyền hưởng lợi hối phiếu từ người chuyển nhượng
- Người cầm phiếu (Bearer): Là người được hưởng lợi tờ hối phiếu đó với điều kiện hối phiếu là
loại hối phiếu vô danh hoặc ký hậu vô danh (hoặc ký hậu để trống).
Người cầm hối phiếu có thể là người ký phát nếu anh ta không chuyển nhượng hối phiếu cho ai
cả. Với hối phiếu được chuyển nhượng người cầm hối phiếu là người hưởng lợi cuối cùng của hối phiếu
Chú ý: Đối với hối phiếu vô danh không ghi tên người hưởng lợi hoặc hối phiếu ký hậu để trống
thì bất kỳ người nào cầm hối phiếu là người hưởng lợi.
2.1.4. Các đặc điểm cơ bản của Hối phiếu :
- Tính trừu tượng của Hối phiếu:
Thể hiện ở chỗ trên tờ hối phiếu chỉ cần ghi tổng số tiền phải trả là bao nhiêu ? trả cho ai? Người
nào thanh toán? Khi nào thanh toán..mà trong nội dung của tờ hối phiếu không cần ghi rõ nguyên nhân
của việc trả tiền, không cần ghi rõ lý do, nguyên nhân gì đã tạo lập nên tờ hối phiếu, nội dung quan hệ
kinh tế liên quan đến số tiền đó (VD: mua bán hàng gì gạo, coffee….) .
- Tính bắt buộc trả tiền của Hối phiếu :
Hối phiếu là một mênh lệnh trả tiền vô điều kiện chứ không phải là một yêu cầu trả tiền. Do vậy
đòi hỏi người có trách nhiệm trả tiền phải trả đầy đủ số tiền theo đúng kỳ hạn quy định trong hối phiếu
không được từ chối hay trì hoãn hoặc viện lý do để không thanh toán trừ trường hợp hối phiếu không phù
hợp với đạo luật chi phối nó (không hợp lệ).
- Tính lưu thông của hối phiếu
Thể hiện ở chỗ hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn của
nó. Để trả các khoản về hàng hóa và trả nợ người trả tiền sẽ thanh toán tiền cho người cầm hối phiếu khi
hối phiếu đến hạn.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  3 
 
Hối phiếu không những là phương tiện thanh toán mà còn là phương tiện lưu thông tín dụng. Nhờ
tính chất này mà có thể chuyển một quan hệ tín dụng thành quan hệ tiền mặt
2.1.5. Sơ đồ lưu thông hối phiếu
- Đối với hối phiếu trả ngay, đuợc lưu thông qua 3 bước:
B1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ (chứng từ thương mại: hoá đơn thương mại, hợp đồng mua
bán)
B2: Trong thanh toán nhờ thu: Người XK Lập hối phiếu và viết ủy nhiệm thu và gửi đến ngân hàng
của mình nhờ thu tiền hộ.
B 3 : Người NK nhận được hối phiếu, kiểm tra, nếu thấy phù hợp sẽ trả tiền cho người bán.

(3) 
NH 
NH 

(2) 

(3)  (2)  (2)  (3) 

XK  NK 

(1) 

- Hối phiếu kỳ hạn:


+ B1 và B2 giống trên .
+ B3: Người NK ký chấp nhận trả tiền vào tờ hối phiếu và gửi trả hối phiếu đã được chấp
nhận đó cho người hưởng lợi (XK).
2.1.6. Cách tạo lập tờ Hối phiếu :
2.1.6.1.Các yêu cầu về hình thức của tờ hối phiếu:
- Hối phiếu là một công cụ đòi nợ và có thể lưu thông đồng thời nó là một bằng chứng xác nhận,
một nghĩa vụ trả tiền mà người ký phát đòi tiền người khác vì vậy hối phiếu phải làm bằng văn
bản dưới dạng một chứng từ, được viết bằng một thứ mực không phai (hối phiếu viết bằng bút chì
hoặc mực đỏ đều vô giá trị). Các hình thức hối phiếu không bằng văn bản là vô giá trị (ví dụ: nói,
điện thoại…)
- Hình mẫu của tờ hối phiếu do doanh nghiệp tự quyết định, có thể in sẵn hoặc viết bằng tay. Để
thuận lợi cho người bán trong việc thanh toán với bạn hàng các ngân hàng thường in sẵn và để
trống những đoạn nhất định để người ký phát hối phiếu điền chữ vào và cung cấp cho các khách
hàng của mình.
- Ngôn ngữ: viết, in sẵn đánh máy bằng một thứ tiếng nhất định (thường là bằng Tiếng Anh). Việc
điền chữ vào các đoạn để trống có thể viết bằng tay, đánh máy nhưng không được viết bằng bút
chì, mực dễ phai, mực đỏ.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  4 
 
- Hối phiếu có thể lập thành 1 hoặc nhiều bản, thông thường là 2 bản, để số 1 và số 2, đều là bản
chính (hối phiếu không có bản phụ), đều có giá trị thanh toán như nhau. Khi thanh toán ngân hàng
thường gửi gửi 2 bản làm 2 lần liên tiếp để đề phòng thất lạc người thanh toán có thể dùng một
trong hai bản để thanh toán. Khi thanh toán bằng bản thứ nhất thì bản thứ 2 sẽ vô giá trị và ngược
lại. Vì vậy trên tờ hối phiếu có ghi rõ: “ Sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của tờ hối phiếu này (bản
thứ 2 viết cùng nội dung, ngày tháng, không trả tiền)” - At sight of this FIST Bill of Exchange
(SECOND of the same tenor and date being unpaid)
2.1.6.2. Nội dung của hối phiếu:
Hối phiếu có nhiều hình mẫu khác nhau nhưng theo luật thống nhất về hối phiếu(ULB) hối
phiếu có giá trị pháp lý là hối phiếu được lập ra phải có đầy đủ các nội dung sau:
* Tiêu đề : Chữ Hối phiếu - Bill of Exchange ( viết tắt Exchange), Exchange for, Draft bắt
buộc phải ghi trên văn bản. Tiêu đề hối phiếu và nội dung trong hối phiếu phải cùng ngôn ngữ. Nếu thiếu
điều này hối phiếu sẽ vô giá trị
Luật Anh + Mỹ: Không nhất thiết phải có tiêu đề song ít nhất một lần trong tờ hối phiếu phải nhắc
đến từ hối phiếu là được.
* Số hiệu hối phiếu (No): ghi ở góc trên bên trái mặt trước của hối phiếu -> số hiệu giúp người lập
chứng từ dễ dàng kiểm tra khi giao dịch.
* Địa điểm và ngày phát hành :
Phải ghi rõ hối phiếu lập ở đâu, thường là nơi hối phiếu được ký phát. Truờng hợp Hối phiếu
không ghi rõ địa điểm phát hành hối phiếu thì địa chỉ của người ký phát được coi là địa điểm phát hành.
Nếu hối phiếu thiếu cả địa chỉ của người phát hành thì sẽ trở thành vô giá trị.
* Ngày tháng phát hành: Phải ghi rõ để xác định thời hạn hiệu lực của tờ hối phiếu, khả năng thanh
toán của hối phiếu. Nếu hối phiếu ký phát sau ngày người có nghĩa vụ trả tiền bị phá sản hoặc chết thì hối
phiếu không còn khả năng thanh toán.
* Mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện:
Hối phiếu là một mệnh lệnh chứ không phải là một yêu cầu. Việc trả tiền là vô điều kiện, lệnh này
không được kèm theo bất cứ một điều kiện nào, khi trả tiền hối phiếu không được viện bất cứ một lý do
nào khác trừ trường hợp hối phiếu không hợp pháp, do đó trên hối phiếu ghi: Pay to order of… hoặc pay
to…. và không kèm theo điều kiện nào, nếu có điều kiện kèm theo thì hối phiếu sẽ vô giá trị.
* Số tiền: là số tiền nhất định được ghi rõ ràng đơn giản dễ hiểu không phải qua bất kỳ nghiệp vụ
tính toán nào cũng xác định được ngay.
Số tiền thanh toán có thể được ghi bằng cả số hoặc chữ ( ghi bằng số ở góc trái bên trên sau chữ
Exchange for hoặc for , ghi bằng chữ sau chữ: the sum of:……) hoặc bằng cả hai cách , số tiền phải phải
thống nhất với nhau trong cách ghi: loại tiền thống nhất USD, EUR… Nếu không ngân hàng có quyền từ
chối thanh toán toàn phần.
Nếu số tiền ghi bằng số và chữ khác nhau thì theo thông lệ quốc tế cho phép chọn số tiền ghi bằng
chữ để thanh toán.
Nếu ghi toàn bộ bằng số (chữ) nhưng không phù hợp thì cho phép chọn số tiền nhỏ hơn để thanh
toán.
Theo luật Anh - Mỹ cho phép ghi lãi suất bên cạnh số tiền hối phiếu trả ngay, đây là lãi suất của
đồng tiền ghi tên hối phiếu.
* Thời hạn thanh toán

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  5 
 
Thời hạn thanh toán có 2 loại: - Trả ngay (1)
- Trả sau (2)
Đối với thời hạn trả tiền ngay (Sight Bill): thì trên hối phiếu thường ghi là “Ngay khi nhìn thấy…”
At xxxxx sight (Nhìn thấy) hoặc After xxxx sight ... (Sau khi nhìn thấy)
Với loại này khi nhìn thấy hối phiếu người tiếp nhận thừa nhận số nợ và ký chấp nhận thì họ phải
thanh toán ngay số tiền đó.
Đối với thời hạn trả tiền sau (Usance Bill) Có thể ghi ở khoảng trống giưũa chữ At và sight theo
những cách sau:
- Phải trả sau bao nhiêu ngày sau khi nhìn thấy hối phiếu:
- Phải trả tiền sau bao nhiêu ngày kể từ ngày giao hàng
- Trả bao nhiêu ngày từ ngày ký phát
- Ghi ngày cụ thể (không thông dụng lắm).

90 days after
90 days from Bill of lading date
At 90 days after Bill of Exchange date Sight
90 days from shipment date
Chú ý : phải ghi thời hạn thanh toán cụ thể tránh ghi mập mờ, mơ hồ, khó hiểu, không xác định
được chính xác ngày thanh toán thì hối phiếu sẽ trở thành vô giá trị. VD: sau khi hàng hoá được kiểm
định…
* Địa điểm thanh toán: Phải được ghi rõ lập ở đâu, nếu không sẽ căn cứ vào địa chỉ của người lập
phiếu. Địa điểm lập phiếu chính là nguồn pháp lý sẽ được sử dụng khi có tranh chấp hối phiếu xảy ra.
* Tên của người trả tiền: Được ghi ở mặt trước vào góc bên trái cuối cùng của tờ hối phiếu sau
chữ to.. To:

* Tên của người hưởng lợi: Họ tên đầy đủ: Người hưởng lợi có thể là người xuất khẩu hoặc có thể
là người khác do người ký phát chỉ định. Theo luật quản chế ngoại hối Việt nam thì người hưởng lợi hối
phiếu là các ngân hàng kinh doanh ngoại hối được nhà nước cho phép.
* Chữ ký của người phát hành: được ghi ở mặt trước góc phải cuối cùng của tờ hối phiếu. Người
có thẩm quyền mới được phép ký trên hối phiếu, phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan chuyên trách.
Chữ ký phải bằng tay, mực không phai, không được photo, in lại….cần ghi rõ họ tên địa chỉ bên canh để
tránh nhầm lẫn.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  6 
 
place : often place of drawer

LC : To / received L/C ) phia dau tien cua LC

pay to money: if LC ( sender/ from : issuing LC )

Drawer :often
beneficiary

Hình 2.1. Mẫu hối phiếu sử dụng trong thanh toán nhờ thu

Hình 2.2. Mẫu hối phiếu sử dụng trong thanh toán tín dụng chứng từ
2.1.7. Các nghiệp vụ có liên quan tới Hối phiếu :
2.1.7.1.Chấp nhận hối phiếu:
Là hành vi ký xác nhận hoặc chấp nhận thanh toán tiền của người trả tiền.
Hối phiếu sau khi được ký phát phải được xuất trình cho người trả tiền để người này ký chấp nhận
trả tiền nhất là hối phiếu có kỳ hạn. Một hối phiếu đã được ký chấp nhận mới có độ tin cậy trong thanh
toán. Khi chấp nhận hối phiếu người chấp nhận không được kèm theo bất cứ một điều kiện nào. Anh ta
chỉ được phép quy định chấp nhận hay không chấp nhận hối phiếu đó. Thừa nhận món nợ ghi trên hối

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  7 
 
phiếu là của mình. Sau khi chấp nhận hối phiếu người chấp nhận có trách nhiệm thanh toán hối phiếu vào
ngày đến hạn.
Cách thức chấp nhận :
- Mặt trước, góc trái cuối cùng của tờ hối phiếu sau địa chỉ được gửi đi. Trong một số trường hợp
có thể ghi mặt sau nhưng điều này không nên vì dễ nhầm với nghiệp vụ ký hậu hối phiếu. Nếu không chấp
nhận trên tờ hối phiếu có thể gửi một thông báo chấp nhận cho người hưởng lợi
- Ngôn ngữ: Đơn giản, rõ ràng.(Accepted to pay on Oct,10th 2020)
- Người ký chấp nhận: Bằng tay, có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế đối ngoại.
- Ghi rõ ngày tháng ký chấp nhận đối với hối phiếu có kỳ hạn.
- Ký chấp nhận hối phiếu vô điều kiện.
Hình thức chấp nhận bằng điện: có thể áp dụng trong thanh toán L/C khi ngân hàng phát hành L/C
là người thanh toán thì có thể gửi chấp nhận bằng điện qua ngân hàng thông báo.
* Thời hạn chấp nhận :
1. Nếu 2 bên không có qui định cụ thể về một thời hạn chấp nhận hối phiếu thì thời hạn hối phiếu
được xuất trình chấp nhận là 12 tháng kể từ ngày tạo lập (Điều 34 Luật hối phiếu 1930).
2. Nếu 2 bên qui định một thời hạn cụ thể thì nhất thiết hối phiếu phải được xuất trình trong thời
hạn đó để được ký chấp nhận.
2.1.7.2. Nghiệp vụ ký hậu Hối phiếu (Endorsement):
* Là hành vi bằng ngôn ngữ của người hưởng lợi tờ hối phiếu thỏa thuận ký tên của mình vào mặt
sau tờ hối phiếu để chuyển nhượng quyền hưởng lợi tờ hối phiếu đó cho một người khác.
Việc ký hậu có 2 ý nghĩa pháp lý:
- Thừa nhận quyền hưởng lợi của người được chuyển nhượng: Người ký hậu không cần nêu lý do
của việc chuyển nhượng cũng không cần thông báo cho người trả tiền biết mà người được chuyển
nhượng nghiễm nhiên được hưởng lợi tờ hối phiếu đó.
- Xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền của hối phiếu được chuyển nhượng nhằm
bảo vệ quyền lợi của người được hưởng lợi kế tiếp. Nếu người trả tiền vì lý do gì đó thất bại trong
việc thanh tốan thhì người ký hậu phải có trách nhiệm thanh toán cho người được chuyển nhượng.
Cách thức:
- Ký vào mặt sau
-Vô điều kiện
- Người ký hậu phải có năng lực pháp lý
Các hình thức ký hậu: 4 hình thức
+ Ký hậu để trắng (Blank endorsement): là hình thức ký hậu mà người chuyển nhượng không ghi
tên người được chuyển nhượng là ai mà chỉ ký tên mình vào mặt sau của tờ hối phiếu.
Hoặc nếu có ghi thì sẽ ghi chung chung “pay to ….” Với cách này người nào cầm hối phiếu sẽ
trở thành người được hưởng lợi hối phiếu và việc chuyển nhượng tiếp theo không phải ký hậu nữa mà
chỉ cần trao tay là đủ.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  8 
 
Ký hậu để trắng được áp dụng khá phổ biến vì nó cho phép hối phiếu được chuyển nhượng nhiều
lần trước khi đến hạn thanh toán, làm tính lưu thông của hối phiếu tăng lên. Nếu người chủ mới của hối
phiếu muốn chuyển nhượng tiếp sẽ có 4 cách thực hiện:
- Để nguyên tờ hối phiếu và chuyển nhượng trao tay -> anh ta không có trách nhiệm với hối phiếu
sau khi đã chuyển nhượng. Người này có trách nhiệm là người chuyển nhượng hối phiếu trước đo.
- Ghi tên mình vào chỗ trống và chuyển nhượng tiếp anh ta pahỉ ký tên vào mặt sau của hối phiếu
khi đó anh ta trở thành người có trách nhiệm
- Ghi tên người mua mà chính mình chuyển nhượng vào chỗ trống, trường hợp này anh ta cũng
không có trách nhiệm hối phiếu.
*Ký hậu theo lệnh (order endorsement): là hình thức ký hậu không chỉ định cụ thể mà chỉ định
một cách suy đoán người hưởng lợi hối phiếu . 1. Pay to order of ABC Co/ pay ABC Co.)/ Pay to Mr A
only
Người ký hậu chỉ ghi “Trả theo lệnh của Mr. C “ “pay to order of Mr.C ” Như vậy người
hưởng lợi trong trường hợp này chưa cụ thể mà còn phụ thuộc vào ý chí của ông C. Ở đây sẽ xảy ra 2
trường hợp 2. For ( LC bank of exporter
dau hieu: To/ received nguoi nhan LC ....)
- Đích danh Mr. C là người hưởng lợi nếu Mr. C im lặng đem đi thanh toán tại ngân hàng hoặc
những nơi có trách nhiệm trả tiền. 3. ( signed and stamped)

- Nếu ông C ra lệnh trả cho một người nào khác thì người đó sẽ trở thành người hưởng lợi hối
phiếu -> với cách này hối phiếu sẽ được chuyển nhượng kế tiếp nhau cho đến khi nào người hưởng lợi
không nữa .
* Việt nam: Hình thức này thể hiện ngay trên mặt trước tờ hối phiếu: Trả theo lệnh NH ...
+ Ký hậu hạn chế/đích danh (Restrictive Endorsement): Người chuyển nhượng sẽ chỉ đích danh
người được hưởng lợi là ai và chỉ trả cho người đó mà thôi.
Người chuyển nhượng ghi: “Pay to Mr.C only”
-> Quyền chuyển nhượng chấm dứt vì chỉ có Mr.C mới nhận được tiền của hối phiếu và Mr.C
không có quyền chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu nữa. Muốn chuyển nhượng tiếp phải làm một khế
ước dân sự: 1 giấy xin chuyển nhượng hối phiếu )
+ Ký hậu miễn truy đòi (without recourse endorsement): Là việc ký hậu mà sau đó người hưởng
lợi kế tiếp không được đòi lại tiền ở người chuyển nhượng trực tiếp cho mình khi hối phiếu bị từ chối
thanh toán.
Loại này người ký hậu sẽ ghi thêm : Miễn truy đòi người ký hậu without recourse to the endorser
cùng với một trong 3 loại ký hậu trên.
VD: Pay to Mr. X without recourse to the endorser
Đối với loại này một khi hối phiếu bị từ chối thanh toán thì Mr. X không được truy đòi tiền của
người ký hậu trực tiếp của mình.
2.1.7.3.Nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu (Discount)
Chiết khấu hối phiếu là một hoạt động chuyển nhượng hối phiếu chưa đến hạn thanh toán cho ngân
hàng để lấy tiền ngay với số tiền nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu.
Ngân hàng mua các hối phiếu chưa đến hạn thanh toán giúp cho doanh nghiệp có vốn để kinh
doanh ngay. Số tiền chênh lệch là lợi tức chiết khấu mà ngân hàng được hưởng
Hối phiếu muốn chiết khấu phải thoả mãn các điều kiện sau:

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  9 
 
- Hối phiếu phải được chấp nhận thanh toán trước khi chiết khấu
- Người hưởng lợi phải ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu cho ngân hàng.
Số tiền chiết khấu: Số tiền chiết khấu tuỳ thuộc vào lãi suất chiết khấu và kỳ hạn còn lại của hối
phiếu. Nếu lãi suất chiết khấu thấp và kỳ hạn còn lại ngắn thì số tiền chiết khấu được tính bởi công thức :
Số tiền CK = Mệnh giá hối phiếu x Lãi xuất CK x Kỳ hạn còn lại của hối phiếu
VD: hối phiếu có mệnh giá 100.000$
Lãi suất CK: 5%/năm
Thời hạn còn lại 3 tháng
Số tiền chiết khấu = 100.000 $ x 5% x 90/365 = 1233$
Giá bán hối phiếu cho ngân hàng là 100.000 – 1233 = 98.767 $
Chú ý: lãi suất chiết khấu là một loại lãi suất tín dụng nhưng bao giờ cũng thấp hơn lãi suất cho
vay thông thường.
Tái chiết khấu (Rediscount)
Việc chiết khấu 1 hối phiếu đã được chiết khấu trước đó thì gọi là tái chiết khấu.
VD: Ông A bán cho ông B một lượng hàng với giá trị 100 đồng. Sau khi giao hàng ông A ký hối
phiếu đòi tiền ông B và được ông B chấp nhận thanh toán trong vòng 90 ngày. Mới được 15 ngày vì cần
tiền Ông A đem hối phiếu đến ngân hàng XYZ để chiết khấu. Ngân hàng XYZ đồng ý mua nhận hối phiếu
và trả cho ông A 94 đồng. Ông A có 94 đồng và không phải chờ thêm 75 ngày nữa, 6 đồng mất là cái giá
phải trả cho thời gian. Ít lâu sau ngân hàng XYZ cần tiền và đem bán lại cho ngân hàng ABC. Ngân hàng
ABC tái chiết khấu và trả lại cho XYZ 96 đồng. Hết 90 ngày ABC gửi hối phiếu cho công ty B đòi 100
đồng.
2.1.7.4.Nghiệp vụ bảo lãnh Hối phiếu (Aval, guarantee):
Bảo lãnh hối phiếu là sự cam kết của người thứ 3 sẽ trả tiền cho người hưởng lợi khi hối phiếu đến
hạn.
Người đứng ra bảo lãnh thông thường là những ngân hàng lớn có uy tín theo yêu cầu của người
trả tiền (drawee) Bảo lãnh có 2 cách:
- Bảo lãnh trực tiếp trên tờ hối phiếu: bảo lãnh có thể ghi mặt trước hoặc mặt sau hối phiếu + Nếu
ghi ở mặt trước người bảo lãnh ghi “good as aval”: cam kết bảo lãnh và ký tên.
+ Nếu ghi ở mặt sau: “Receipted of aval “ nhận bảo lãnh
- Bảo lãnh bằng chứng thư: Thể hiện bằng thư bảo lãnh của người ký bảo lãnh gửi cho người xin
bảo lãnh còn gọi là bảo lãnh mật vì người được bảo lãnh không muốn người thứ 3 biết tình hình tài chính
của mình đến mức phải có sự bảo lãnh (kèm theo hối phiếu).
2.1.7.5.Nghiệp vụ kháng nghị Hối phiếu (Protest):
Là thủ tục mà người hưởng lợi tờ hối phiếu phải thực hiện khi hối phiếu đó bị từ chối chấp nhận
hoặc từ chối trả tiền hoặc đã được chấp nhận nhưng từ chối trả tiền.
Cách thức :
- Tờ kháng nghị: + Nêu rõ lý do, nguyên nhân kháng nghị.
+ Số tiền bị từ chối thanh toán + Các chi phí phát sinh.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  10 
 
- Bản kháng nghị phải do người hưởng lợi lập ra trong thời hạn 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày
hết hạn của hói phiếu.
- Trong thời gian 4 ngày kể từ khi lập xong bản kháng nghị người chủ cuối cùng của từ hối phiếu
phải thông báo cho người chuyển nhượng hối phiếu cho mình và người phát hành hối phiếu:
Người chủ hối phiếu có quyền truy đòi được thanh toán những khoản dưới đây:
+ Lãi suất do chậm thanh toán hối phiếu
+ Chi phí kháng kiện, các chi phí thông báo và các khoản chi phí khác
+ Lệ phí truy đòi.
VD: Sơ đồ quy trình truy đòi hối phiếu

A  B  C 


: Phát hành và lưu thông hối phiếu


: Truy đòi hối phiếu

A: Người phát hành hối phiếu


B: Người hưởng lợi hối phiếu
C: Người được chuyển nhượng thứ nhất
D: Người được chuyển nhượng thứ 2
E : Người chuyển nhượng thứ 3 (người chủ cuối cùng)
2.1.8. Phân loại Hối phiếu thương mại
2.1.8.1. Căn cứ thời hạn trả tiền
- Hối phiếu trả ngay (at sight bill): Trả ngay khi xuất trình
- Hối phiếu kỳ hạn: Hối phiếu trả tiền được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ ngày ký
phát, chấp nhận hoặc nhìn thấy Hối phiếu .
2.1.8.2.Căn cứ vào việc hối phiếu có kèm chứng từ hay không :
- Hối phiếu trơn (Clean Bill): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo chứng từ hàng
hóa, người trả tiền chỉ căn cứ vào số tiền ghi trong hối phiếu để thanh toán. thường sử dụng thu tiền: cước
phí vận tải, phí hoa hồng, trả cho người môi giới, ...
- Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill): Là loại hối phiếu mà việc thanh toán có kèm theo
chứng từ hàng hóa; người trả tiền hoặc là trả tiền vào hối phiếu (trả ngay) hoặc chấp nhận trả tiền bằng
hối phiếu (trả sau) rồi mới đựơc nhận bộ chứng từ hàng hóa để đi nhận hàng. Chia 2 loại :
+ Hối phiếu trả tiền đổi chứng từ: Sử dụng trong trả ngay D/P
+ Hối phiếu chấp nhận đổi chứng từ: Sử dụng trong trả sau, phải chấp nhận vào tờ hối phiếu.
D/A)

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  11 
 
2.1.8.3.Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng :
- Hối phiếu vô danh (Nameless Bill): hối phiếu không ghi rõ tên người hưởng lợi mà chỉ ghi chung
chung “pay to bearer”. Đối với loại hối phiếu này người nào cầm hối phiếu được coi như là người thụ
hưởng. Pay to order of Mr. A only
- Hối phiếu đích danh (Nominal Bill): Là loại hối phiếu ghi rõ tên người thụ hưởng và chỉ có người
này mà thôi. Hối phiếu này không chuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu
- Hối phiếu theo lệnh (order bill): là loại hối phiếu ghi trả theo lệnh của người thụ hưởng hối phiếu
“pay to order of Mr.A” được chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu.
2.1.8.4.Căn cứ vào người ký phát là ai
- Hối phiếu ngân hàng: Người tạo lập là các NH thương mại.
- Hối phiếu thương mại: Là hối phiếu do người XK tạo lập ký phát.
2.1.8.4.Căn cứ vào phương thức thanh toán qui định trong HĐ
- Hối phiếu nhờ thu: dùng trong phương thức thanh toán nhờ thu
- Hối phiếu tín dụng chứng từ : dùng trong phương thức L/C
* Khác nhau:
- Hối phiếu sử dụng trong thanh toán nhờ thu :
+ Người có nghĩa vụ trả tiền: Người NK
+ Hối phiếu gửi theo địa chỉ người NK
- Hối phiếu sử dụng trong thanh toán tín dụng chứng từ:
+ Ngân hàng phát hành L/C trả tiền
+ Địa chỉ: NH phát hành thư tín dụng hoặc ngân hàng được chỉ định trả tiền
2.2. Séc (cheque, check)
2.2.1. Khái niệm :
Cheque là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng (nơi
mở tại khoản) trích một số tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm cheque hoặc cho người có
tên ghi trên tờ cheque hoặc theo lệnh của người này.
2.2.2. Nguồn luật điều chỉnh cheque :
Công ước Giơnevơ 1931 về cheque (Convention for cheque 1931): Công ước này được hầu hết
các nước trên thế giới áp dụng. Anh, Mỹ không tham gia công uớc này vì vậy hiện nay vẫn tồn tại 2 chế
độ về cheque của Anh, Mỹ và chế độ cheque theo công uớc Geneve 1931.
Việt Nam: Luật công cụ chuyển nhượng năm 2005
2.2.3. Các bên có liên quan :
- Người phát hành Cheque (Drawer): Người chủ tài khoản gửi tại ngân hàng,người mua hàng
người nhận cung ứng dịch vụ, người nợ tiền phát hành cheque để trả nợ: Là người yêu cầu trích tiền trả
cho người khác. Đối với người phát hành có tài khoản tại ngân hàng , ngân hàng sẽ cấp cho người gửi tiền
một quyển cheque. Mỗi lần muốn rút tiền ra thì viết một tờ cheque đến ngân hàng để lĩnh tiền.
- Ngân hàng trả tiền (Drawee): Ngân hàng giữ tài khoản, là người trích tiền trả tiền tờ cheque từ
tài khoản của người phát hành cheque trả cho người khác.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  12 
 
- Người hưởng lợi tờ cheque (Beneficiary): Có thể là người phát hành hoặc một người thứ 3 nào
đó: Người bán, cung cấp dịch vụ, khách du lịch...
- Người cầm Cheque: Là người được người khác chuyển nhượng Cheque cho mình, lúc này trở
thành người hưởng lợi.
2.2.4. Nội dung của Cheque :
2.2.4.1.Điều kiện phát hành cheque:
- Người phát hành cheque phải có tiền trong tài khoản mở tại ngân hàng, số tiền trên tờ cheque
không được vượt quá số dư có trên tài khoản tại ngân hàng. Nếu không có tiền người phát hành
cheque phải vay của ngân hàng
- Cheque phải được làm bằng văn bản và có đầy đủ ghi chú theo quy định. Thông thường cheque
được in mẫu sẵn và để những khoảng trống để người phát hành điền vào bằng mực không phai
hoặc có thể in.
2.2.4.2. Nội dung

Hình 2.3. Mẫu séc Vietcombank


- Phải có tiêu đề, ghi trên tờ séc, in bằng mực không phai, cùng ngôn ngữ trong tờ séc: check, cheque
- Ghi rõ địa điểm, ngày tháng lập séc
- Ngân hàng trả tiền.
- Số tiền của séc: trên tờ séc phải ghi rõ ràng số tiền, kể cả đơn vị tiền tệ số tiền phải ghi bằng chữ
và phải ăn khớp với nhau.
- Tên, địa chỉ, số tài khoản của người phát hành séc
- Tên, địa chỉ số hiêụ tài khoản của người thụ hưởng (nếu có)
- Chữ ký của người phát hành.
Chú ý: Một tờ séc được coi là hợp lệ là séc được lập đúng chế độ quy định:
Dùng đúng mẫu quy định của ngân hàng (thường các NH quy định mẫu do ngân hàng đó phát hành)
Tiêu đền và nội dung ghi thống nhất một ngôn ngữ
Không viết bằng mực đỏ,mực dễ phai màu
Không có vết tẩy xóa, ghi chồng các dòng chữ lên nhau
Chữ ký của người phát hành séc phải giống như chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  13 
 
Cheque phải còn trong thời gian hiệu lực: tính từ ngày phát hành đến ngày cuối cùng phải thanh toán
2.2.4.3.Thời gian hiệu lực của séc:
Cheque có tính chất thời hạn, tức là tờ cheque chỉ có giá trị thanh toán trong thời hạn hiệu lực của
nó vẫn còn. Nếu quá thời hạn đó cheque không quay trở lại ngân hàng thì sẽ mất hết hiệu lực.
Thời hạn hiệu lực của cheque tính từ ngày phát hành đến ngày cuối cùng phải thanh toán. Thời
hạn phụ thuộc vào phạm vi không gian mà cheque lưu hành và luật pháp các nước quy định.
Theo công uớc Geneve 1931 quy định thời hạn hiệu lực của cheque như sau:
- 08 ngaỳ làm việc nếu lưu thông trong cùng một nước
- 20 ngày làm việc nếu cheque lưu hành ở các nước cùng châu lục
- 70 ngày làmviệc nếu cheque lưu hành ở các nước không cùng châu lục.
2.2.5. Sơ đồ lưu thông Cheque
2.2.5.1.Qua một ngân hàng
Ngân hàng 

4. Cheque  5. Tiền 
3. Cheque 
2. Cheque 
Người mua 
Người bán 

1. Hàng 

1. Người bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ.


2. Người mua phát hành Cheque và gửi đến cho người bán.
3. Người bán đem Cheque đến đòi tiền ngân hàng.
4. NH trả tiền bằng hình thức báo có vào TK của người hưởng lợi
5. NH và người NK làm thủ tục quyết toán.
2.2.5.2.Qua 2 ngân hàng

4. Cheque 
Ngân hàng  Ngân hàng 
6. Tiền 
3. Cheque  5. Tiền 

6. Money

2. Cheque 
Người bán  Người mua 
1. Hàng 
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  14 
 
1. Người bán giao hàng cho người mua
2. Người mua phát hành Cheque cho người bán
3. Người bán đem cheque đến ngân hàng mà mình mở TK nhờ thu hộ tiền ghi trên Cheque
4. NH nước người bán ủy thác thông báo cho NH bên mua đòi tiền hộ.
5. NH nước người mua trả tiền cho người hưởng lợi thông qua NH bên bán .
6. NH bên mua quyết toán với người mua.
2.2.6. Các loại Cheque
2.2.6.1.Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng
- Cheque vô danh (Nameless Cheque,cheque to bearer) :
Là loại Cheque không ghi tên người hưởng lợi, chỉ ghi câu "Trả cho người cầm Cheque" – Pay to
Bearer
- Cheque đích danh (norminal cheque)
Là loại Cheque chỉ định rõ tên người hưởng lợi và chỉ có người này thấy và không được chuyển
nhượng bằng hình thức ký hậu.
- Cheque theo lệnh (cheque to order):
Là loại Cheque ghi "Trả theo lệnh " của người hưởng lợi Pay to order.. . Cheque này được chuyển
nhượng bằng hình thức ký hậu, vì vậy được dùng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.
2.2.6.2.Chia theo cách thanh toán
- Cheque tiền mặt: Là loại Cheque mà Ngân hàng sẽ thanh toán bằng tiền mặt và người phát hành
cheque phân chia mọi rủi ro khi mất Cheque. Người cầm Cheque không cần sự ủy quyền cũng lĩnh được
tiền.
- Cheque chuyển khoản: là loại Cheque mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền bằng cách ghi có vào
tài khoản của ngưòi thụ hưởng.
2.2.6.3.Các loại Cheque khác
- Cheque gạch chéo (crossed cheque)
Là loại Cheque mà trên mặt trước của nó có 2 gạch chéo song song với nhau từ góc này sang góc
kia của tờ Cheque. Mục đích của gạch chéo là nhằm để không rút tiền mặt, dùng để chuyển khoản qua
NH.
+ Gạch chéo không tên (gạch chéo thường): Giữa 2 gạch chéo để chống.
+ Gạch chéo đặc biệt : Giữa 2 gạch chéo ghi tên NH trả tiền.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  15 
 
Hình 2.4. Mẫu séc gạch chéo

- Cheque du lịch( Traveller’s Cheque): Là loại Cheque đích danh do ngân hàng phát hành và được
trả tiền tại bất cứ một chi nhánh hay đại lý nào đó của ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành cũng
là ngân hàng trả tiền Cheque
Đặc điểm:
- Cheque có mệnh giá được ghi trên mặt cheque
- Cheque phải được trả bằng tiền mặt khi phát hành
Người hưởng lợi là khách du lịch có tiền tại ngân hàng phát hành cheque. Trên cheque du lịch phải
có đủ chữ ký của người hưởng lợi. Khi lĩnh tiền tại ngân hàng được chỉ định người hưởng lợi phải ký tại
chỗ để ngân hàng kiểm tra nếu đúng thì ngân hàng mới trả tiền

Hình 2.5. Mẫu séc du lịch

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  16 
 
Cheque thương mại Cheque du lịch
Người phát hành Người NK NH phát hành (do Y/c của K/hàng)
Số tiền/mệnh giá Trị giá của hợp đồng Theo nhu cầu của K/hàng
Thời hạn hiệu lực Trong một quốc gia, Cheque được Có thể có hoặc không thời hạn
lưu hành trong 8 ngày, Giữa các quốc
gia cùng Châu 20 ngày , Khác Châu :
70 ngày
Ký Cheque Người phát hành Cheque ký ở góc NH phát hành: Trên Cheque phải
dưới cuối cùng ở mặt trước có chữ ký của người hưởng lợi, có
làm thủ tục ký đối chứng tại NH trả
tiền.
Điều kiện thanh toán Có ghi rõ NH đại lý, khu vực NH trả, Bất kỳ nơi nào, không yêu cầu khu
Ngoài khu vực đó không có giá trị vực.
thanh toán.
- Séc bảo chi (Certified cheque): Là loại séc được ngân hàng trả tiền xác nhận bảo lãnh thanh toán.
Séc bảo chi đảm bảo người hưởng lợi sẽ được thanh toán nhưng khi bảo chi mất chi phí bảo chi
cho ngân hàng và không thể phát lệnh dừng thanh toán.
2.3. Kỳ phiếu, Hối phiếu tự nhận nợ (Promissory Note)
2.3.1. Khái niệm
Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một
số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong
kỳ phiếu đó.
2.2.2. Nội dung:
- Tiêu đề
- Địa điểm và ngày tháng năm ký phát lệnh phiếu
- Số tiền của lệnh phiếu
- Số tiền ghi bằng chữ
- Sự cam kết trả tiền
- Ngày trả tiền
- Chữ ký hợp pháp của ngườii ký phát
- Nơi thanh toán
VD: Ông A mua hàng của Ông B giá trị 100 tr.đồng. Ông A nợ ông B hẹn sau 90 ngày trả cả gốc
và lãi là 120 tr.đồng -> để có sự đảm bảo khi thanh toán người ta tạo ra thương phiếu để cam kết trả nợ.
Thương phiếu có thể do người nọ ký cho người kia. Nếu ông B ký cho ông B thì gọi là hối phiếu đòi nợ.
Ngược lai nếu ông A ký cho ông B thì gọi là kỳ phiếu (hối phiếu tự nhận nợ).
Điểm khác nhau giữa hối phiếu và kỳ phiếu

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  17 
 
Hối phiếu Kỳ phiếu
Ký phát Người mua (con nợ) Người bán (chủ nợ)
Thời hạn Trả ngay hoặc trả sau Cam kết trả tiền có ghi rõ thời
hạn
Do 1 hoặc nhiều người ký phát
Số người ký phát Do 01 người ký phát
cam kết trả tiền cho 1 hay nhiều
người thụ hưởng
Số bản phát hành 02 bản 01 bản
Có nghiệp vụ chấp nhận Không có nghiệp vụ chấp nhận
vì người ký phát đồng thơeì là
người tiếp nhận với tư cách là
người mắc nợ

Hình 2.6. Mẫu kỳ phiếu

2.4. Thẻ thanh toán quốc tế, thẻ ngân hàng (payment card, bank card)
2.4.1. Khái niệm:
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử
dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ.
2.4.2. Mô tả kỹ thuật
Bằng nhựa cứng, hình dáng chữ nhật, kích thước 96mmx54mmx0,76mm

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  18 
 
 Mặt trước thẻ gồm:
Các huy hiệu của tổ chức phát hành thẻ, tên thẻ: VISA, MASTERCARD, AMERICAN EXPRESS,
JCB, DINERCLUB.
Biểu tượng của thẻ:
- VISA hình con chim bồ câu đang bay
- AMEX người lính Lamã đội mũ sắt
Số thẻ: Mỗi chủ thẻ sở hữu một số riêng số được dập nổi, số này sẽ được in lại trên các hoá đơn
khi sử dụng mua hàng. Cấu trúc tuỳ thuộc vào từng loại thẻ
- VISA 2 loại 16 số và 13 số bắt đầu bằng số 4 được cấu trúc thành nhóm như sau:
4xxx xxxx xxxx xxxx
4123 1234 1234 1234
- Mastercard gồm 16 số bắt đầu bằng số 5:
5xxx xxxx xxxx xxxx
5123 1234 1234 1234
- Amex gồm 15 số bắt đầu bằng số 37 hoặc 34 theo cách phân nhóm như su:
34xx xxxxxx xxxxx
3456 123456 12345
hoặc:
37xx xxxxxx xxxxx
- JCB gồm 16 số chia làm 4 nhóm bắt đầu bàng số 35
35xx xxxx xxxx xxxx
3512 1234 1234 1234
Ngày hiệu lực của thẻ: 2 cách ghi:
+ từ ngày đến ngày
+ Ngày hiệu lực cuối cùng của thẻ
Họ và tên chủ thẻ: cá nhân hoặc công ty
+ cá nhân: tên người đó
+ công ty: tên công ty và tên người được uỷ quyền sử dụng thẻ
Số mật mã phát hành
Chíp điện tử (Thẻ chip)
Một số ký hiệu riêng của từng thẻ
* Mặt sau của thẻ
- Dãy bằng từ có khả năng lưu trữ thông tin: số thẻ, ngày hiệu lực, tên chủ thẻ, tên ngân hàng phát
hành, mã số bí mật cá nhân(PIN).
- Băng chữ ký.

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  19 
 
2.4.3. Các loại thẻ
- Thẻ tín dụng (Credit card)
Thường được phát hành bởi ngân hàng là loại thẻ mà chủ thẻ được sử dụng một hạn mức tín dụng
không phải trả lãi để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ: cửa hàng ,
khách sạn, sân bay
Ngân hàng quy định mức cho vay nhất định cho từng chủ thẻ và chủ thẻ chỉ được sử dụng chi tiêu
trong hạn mức đã cho. Đến cuối tháng nếu chủ thẻ trả hết nợ cho ngân hàng thì hộ không phải trả lãi
cho số tiền vay đã sử dụng trong tháng. Còn nếu chủ thẻ không trả hết nợ thì anh ta sẽ phải trả số tiền
còn nợ theo một mức lãi suất định trước do ngân hàng quy định
- Thẻ ghi nơ (debit card)
Là loại thẻ cấp cho khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng phát hành và chủ thẻ chỉ được
sử dụng trong phạm vị số dư trên tài khoản tiền gửi của mình.
Khi phát sinh giao dịch thanh toán thì giá trị sẽ bị khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ
thông qua các thiết bị điện tử đặt tịa nơi chấp nhận thanh toán thẻ và ghi có vào tìa khoản của cuủ¨ hàng
hoặc khách sạn.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện có trên tài khoản của chủ
thẻ. Chủ thẻ chỉ chi tiêu trong phạm vi số tiền mà mình có. Thẻ này cấp cho khách hàng thường xuyên có
số dư trên tài khoản của mình.
- Thẻ rút tiền mặt
Là loại thẻ dùng để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM (Automated teller machine) hoặc
ở ngân hàng. Để sử dụng thẻ này, chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc được cấp tín
dụng thấu chi mới sử dụng được số tiền rút ra mỗi lần sẽ được trừ dần vào số tiền ký quỹ.
Thẻ rút tiền gồm 2 loại:
- Loại 1: Chỉ để rút tại các máy ATM của ngân hàng phát hành
- Loại 2: Rút tiền cả ở các ngân hàng cùng tham gia tổ hợp thanh toán với ngân hàng phát hành
thẻ.
Ngoài ra có thể phân loại theo công nghệ: thẻ từ (Magnetic stripe), thẻ thông minh (smart card)
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  20 
 
2.4.3. Chức năng và sơ đồ lưu thông thẻ
2.4.3.1.Chức năng
- Dùng để rút tiền mặt
- Dùng để thanh toán các khoản hàng hoá dịch vụ
Các dịch vụ mua sắm được chia thành các loại chủ yếu sau: Khách sạn (Hotel); Nhà hàng
(Restaurant); Cửa hàng (Shop); Hàng không; Thuê xe (car rental); Du lịch (tour); Thương mại;
Tiền mặt
2.4.3.2.Sơ đồ lưu thông thẻ
 Một số khái niệm liên quan
Cơ sở chấp nhận thẻ(merchant): Là đơn vị bán hàng hoá dịch vụ có ký kết với ngân hàng thanh toán
về việc chấp nhận thanh toán thẻ: của hàng, khách sạn, sân bay…
- Ngân hàng phát hành (Isuer) : là ngân hàng cung cấp, phát hành, hướng dẫn cách sử dụng thẻ cho
chủ thẻ. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ, quản lý tài khoản đồng
thời thực hiện việc thanh toán cho ngân hàng làm đại lý và là người thanh toán cuối cùng với chủ
thẻ.
- Chủ thẻ(Cardholder): là người có tên trên thẻ và là người được sử dụng thẻ để thnh toán hàng hoá
dịch vụ hoặc rút tiền mặt. Đồng thời chủ thẻ là người chịu trách nhiệm thanh toán hoàn trả các
khoản đã sử dụng và lãi cho ngân hàng phát hành.
- Ngân hàng thanh toán, ngân hàng đại lý (Acquirer): là ngân hàng trực tiếp ký hợp đồng với cơ sở
tiếp nhận và thanh toán các chứng từ giao dịch do cơ sở chấp nhận thẻ xuất trình. Đáp ứng nhu cầu
của chủ thẻ nếu chủ thẻ nuốn rút tiền mặt. Một ngân hàng đạilý có thể là ngân hàng phát hành.
Sơ đồ lưu thông thẻ

Ngân hàng phát 7  Ngân hàng thanh


hành - Isuer toán- Acquirer

3a 
1  2  8  5  6 

Chủ thẻ - Cơ sở tiếp nhận -


Cardholder Merchant

3b 

ATM 

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  21 
 
1. Chủ thẻ đến ngân hàng phát hành yêu cầu cấp thẻ (đồng thời đem các giấy tờ cần thiết như: Giấy xác
nhận của cơ quan, xác nhận tình hình hoạt động tài khoản, tính ổn định, số dư bình quân tháng, hộ
chiếu (chứng minh nhân dân, CCCD), biên lai trả lương…
2. Ngân hàng phát hành sau khi xem xét kiểm tra các điều kiện nếu thấy đủ điều kiện quy định thì cấp
thẻ chi chủ thẻ.
3. Chủ thẻ sử dụng thẻ mua hàng hoá dịch vụ tại cơ sở tiếp nhận thẻ.
4. Cơ sở chấp nhận thẻ lập hóa đơn thanh toán, ghi tổng số tiền của thương vụ và chữ ký của chủ thẻ.
5. Cơ sơ tiếp nhận thẻ gởi hoá đơn đến ngân hàng đại lý yêu cầu thanh toán.
6. Ngân hàng địa lý thanh toán cho nơi tiếp nhận thẻ bằng hình thức chuyển khoản.
7. Ngân hàng đại lý gởi hoá đơn cho ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán.
8. Đến kỳ ngân hàng phát hành tiến hành lập bản sao kê cho chủ thẻ, yêu cầu thanh toán
3a. Chủ thẻ đến ngân hàng thanh toán rút tiền mặt nếu có nhu cầu
3b. Chủ thẻ đến rút tiền mặt tại các ATM.

Tài liệu tham khảo

[1] GS. Đinh Xuân Trình, Giáo trình Thanh toán Quốc tế, NXB Lao động xã hội
[2] PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, Giáo trình Thanh toán Quốc tế, NXB Thống kê, 2018.
[3] PGS.TS. Trần Hoàng Ngân, TS. Nguyễn Minh Kiều, Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê, 2018.
[4] Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam (2006)
[5] Luật thống nhất hối phiếu 1930 (ULB 1930), Công ước Séc 1931
 

CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ  22 
 
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1

Chương 3
CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
TRONG NGOẠI THƯƠNG
I. Phương thức thanh toán chuyển tiền (Remittance)
1. Khái niệm
Là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu NH của mình chuyển
một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách yêu cầu (bằng điện hoặc bằng thư).
2. Các bên tham gia:
- Người chuyển tiền (Applicant/Remitter): Người mua, nhập khẩu, người nhận cung ứng dịch
vụ, người mắc nợ, hoặc người nào có nhu cầu chuyển tiền (nhà đầu tư, Việt kiều chuyển tiền
về nước, người chuyển tiền ra nước ngoài).
- Người hưởng lợi (Beneficiary): Người bán, người cung ứng dịch vụ, xuất khẩu, chủ nợ hoặc
người nào đó do người chuyển tiền chỉ định.
- Ngân hàng chuyển tiền (Applicant Bamk/Remitting Bank): Là ngân hàng phục vụ người
chuyển tiền ở nước người chuyển tiền
- Ngân hàng đại lý (Beneficiary Bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền phục
vụ người thụ hưởng ở nước người thụ hưởng.
3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ
* Sơ đồ: nghiệp vụ chuyển tiền trong phương thức trả ngay, trả chậm:

NH chuyển NH đại lý
tiền 3. T/T, M/T

5. Báo nợ 2. Y/c chuyển tiền 4. Báo có


cóTiền

Người mua Người bán


1. Hàng hóa
1. Trên cơ sở hợp đồng đã ký, người bán giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ đồng thời giao
bộ chứng từ cho người mua.
2. NM yêu cầu chuyển tiền và nộp các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và yêu cầu
chuyển tiền trả cho người bán
3. Ngân hàng kiểm tra hồ sơ của nhà NM nếu thấy đủ điều kiện (số dư tài khoản, các chứng từ
yêu cầu) sẽ trích một số tiền tương ứng để chuyển tiền ra nước ngoài trả cho người bán.
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 2

4. NH nước người bán chuyển tiền trả cho người hưởng lợi bằng cách báo có vào tài khoản
của người bán hoặc trả trực tiếp.
5. Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người mua
* Sơ đồ nghiệp vụ trong thanh toán chuyển tiền ứng trước: (TTR before, advance payment)

NH chuyển NH đại lý
tiền 2a. T/T, M/T

3. Báo có
2b.Báo nợ 1. Y/c chuyển tiền

Người mua Người bán


4. Hàng hóa

1. NM viết lệnh chuyển tiền ra lệnh cho ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho NB (Một
phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng).
2. NH chuyển tiền thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài và
thông báo kết quả chuyển tiền cho NM
3. Ngân hàng đại lý báo có cho người bán
4. NB giao hàng cho NM
Lưu ý : * Nội dung tờ lệnh chuyển tiền
- Tên và địa chỉ của người yêu cầu chuyển tiền.
- Số tài khoản và NH mở tài khoản.
- Số tiền xin chuyển.
- Tên và địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản và ngân hàng chi nhánh ở nước ngoài.
- Lý do chuyển tiền
- Phí chuyển tiền ai chịu
* Kèm theo các chứng từ có liên quan: hợp đồng ngoại thương, hóa đơn thương mại,
giấy phép XNK(nếu có), tờ khai hải quan, bộ chứng từ hàng nhập, quota (nếu mặt hàng nằm
trong danh mục phải có quota)…
* Hình thức chuyển tiền:
- Chuyển tiền bằng điện T/T (Telegraphic transfer ): NH chuyển tiền thực hiện việc chuyển
tiền bằng cách điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người bán.
- Chuyển tiền bằng thư M/T (Mail Transfer): Ngân hàng chuyển tiền thực hiện viêc chuyển
tiền bằng cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng địa lý ở nước ngoài trả tiền cho ngườì bán.
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 3

* Khi nào chuyển tiền: Sau khi nhận được thông báo hàng đã bốc lên phương tiện vận tải để
chuyển đi, sau khi nhận được chứng từ gửi hàng.
* Phí chuyển tiền do ai chịu ?:
- Nếu áp dụng phương tiện chuyển tiền như một phương thức độc lập: ai chuyển sẽ phải trả
phí.
- Nếu áp dụng phương thức này hỗ trợ cho phương thức khác thì chi phí do bên thoả thuận.
4. Nhận xét
* Ưu điểm: Thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán nhanh
* Nhược điểm:
- Phương thức chuyển tiền ít đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc trả tiền cho người bán
hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của người mua.
- Phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển tiền và nhận hoa
hồng chứ không bị ràng buộc gì ca.
5. Các trường hợp áp dụng
- Bên bán và bên mua cóquan hệ lâu dài và hoàn toàn tin cậy lẫn nhau.
- Phương thức này trở thành một bộ phận cấu thành của phương thức khác.
- Áp dụng cho những hợp đồng có giá trị nhỏ (hạn chế rủi ro)
- Chỉ nên áp dụng trong những trường hợp giao dịch phi thương mại: Kiều bào nước ngoài
chuyển tiền về nước, chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư…
- Thanh toán các loại phí liên quan đến xuất nhập khẩu như: phí phạt hợp đồng, phí hoa hồng
cho môi giới, bảo hiểm, vận tải, bưu điện...
- Trả trước dưới dạng đảm bảo thực hiện hợp đồng hoặc cấp tín dụng cho người bán.
II. Phương thức nhờ thu (Collection of Payment)
1. Khái niệm
Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung
ứng một dịch vụ cho khách hàng tiến hành ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở
người mua trên cơ sở hối phiếu và chứng từ của người bán lập ra.
Văn bản pháp lý áp dụng: URC 522 - “Quy tắc thống nhất về nhờ thu do phòng thương mại
quốc tế (ICC) sửa đổi và ban hành số 522 năm 1995, có hiệu lực từ 1/1/1996 (The Uniform
Rules for Collection – ICC Pub.No522 –1995 Revision)
2. Các bên tham gia :
- Người uỷ nhiệm thu (Principal/Drawer): Người bán, người hưởng lợi
- Ngân hàng chuyển giao (Remitting bank): Ngân hàng bên bán được người bán uỷ thác thu
hộ tiền nhà nhập khẩu, có nhiệm vụ chuyển giao chứng từ đòi tiền nhà nhập khẩu.
- Ngân hàng nhờ thu (Collecting bank): Ngân hàng ở nước người mua, có nhiệm vụ thu hộ
tiền nhà xuất khẩu thường đại lý của ngân hàng bên bán tại nước ngoài.
- Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): là ngân hàng trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền
người mua
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 4

- Người trả tiền (Drawee): Người mua


3. Các loại nhờ thu và quy trình nghiệp vụ:
a. Nhờ thu phiếu trơn (Clean collection )
* Khái niệm: Là loại nhờ thu trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người
mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người mua
mà không thông qua ngân hàng (có nghĩa là người bán yêu cầu ngân hàng đòi tiền ở người mua
chỉ dựa vào chứng từ tài chính mà không dựa vào chứng từ thương mại).
* Quy trình thanh toán:
Remitting bank collecting bank
Ngân hàng 6
Ngân hàng
chuyển giao nhờ thu

7 2 Y/C 4 5

drawer/ principal 1 drawee


Người bán Người mua
Giao hàng+ C.từ
1. Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương đã ký kết, người bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ
đồng thời lập bộ chứng từ gửi hàng gửi thẳng cho người mua.
2. Người bán lập hối phiếu đòi tiền, yêu cầu nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình nhờ thu
hộ tiền từ người mua.
3. Ngân hàng nước người bán gửi hối phiếu và lập chỉ thị nhờ thu đến đại lý của mình ở nước
người mua đề nghị đòi tiền hộ.
4. Ngân hàng nước người mua chuyển hối phiếu cho người mua và đề nghị người mua trả tiền.
5. Người mua kiểm tra hối phiếu, nếu thấy phù hợp sẽ trả tiền cho người bán (nếu là trả ngay).
Nếu trả sau thì sẽ chấp nhận vào hối phiếu. Trường hợp hối phiếu không hợp lệ NM có
quyền từ chối thanh toán và trả lại hối phiếu cho NB.
6. Ngân hàng bên mua chuyển tiền (trả ngay) hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận
thanh toán (trả chậm) hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối trả tiền cho ngân hàng bên bán.
7. Ngân hàng bên bán chuyển tiền (ghi có vào tài khoản) hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối
thanh toán cho người bán.
* Nhận xét
- Là một hình thức thanh toán đơn giản, lợi với người mua hơn là người bán. Vì người mua có
thể nhận bộ chứng từ trước việc trả tiền và việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời với
khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng và không trả tiền hoặc trả tiền chậm trễ.
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 5

- Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán vì bộ chứng từ đã giao cho người mua
nên ngân hàng không khống chế được việc nhận hàng và thanh toán của người mua.
Tuy vậy, người mua cũng có bất lợi trong trường hợp hối phiếu đòi tiền đến sớm hơn chứng từ
chứng từ thương mại, ngườii mua khi đó phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền trong khi đó hàng
hóa có thể đến chậm, hoặc khi nhận hàng hóa không đúng quy cách phẩm chất, số lượng, chất
lượng…
* Trường hợp áp dụng:
- Thu tiền những hợp đồng có giá trị nhỏ hoặc những hợp đồng mang tính chất dịch vụ phát sinh
từ những hợp đồng thương mại lớn: Bảo hiểm, thuê tàu, trả cước phí, hoa hồng ...
- Áp dụng những công ty có quan hệ lâu đời, tin cậy lẫn nhau.
- Thanh toán nội bộ giữa các công ty mẹ – công ty con.
b. Nhờ thu kèm chứng từ - Documentary Collection:
* Khái niệm: Là phương thức thanh toán, trong đó người bán sau khi giao hàng, ký phát hối
phiếu và gửi kèm theo bộ chứng từ để nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người mua. Với điều kiện là,
ngân hàng chỉ trao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng nếu người mua trả tiền hoặc ký
chấp nhận trả tiền hối phiếu.
*Quy trình nghiệp vụ:

6
Ngân hàng Ngân hàng
bên bán đại lý
3

7 2 4
HP+ C. từ 5

NB NM
1
Giao hàng
1. Người bán giao hàng cho người mua nhưng không giao chứng từ hàng hoá.
2. Giao hàng xong, người bán lập hối phiếu, thư yêu cầu nhờ thu và các chứng từ liên quan cho
ngân hàng đề nghị thu tiền hộ.
3. Ngân hàng nước người bán gửi chỉ thị nhờ thu (Collection Instruction) và bộ chứng từ (Hối
phiếu + chứng từ gửi hàng) đến đại lý của mình ở nước người mua đề nghị đòi tiền hộ.
4. Ngân hàng nước người mua xuất trình hối phiếu đề nghị người mua trả tiền. Ngân hàng chỉ
trao bộ chứng từ cho người mua nếu như họ trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu, nếu
không thì cầm giữ bộ chứng từ lại và báo cho người bán biết.
5. Người mua kiểm tra hối phiếu nếu là trả ngay thì tiến hành trả tiền cho người bán thông qua
ngân hàng. Nếu là trả sau thì chấp nhận trả tiền vào hối phiếu hoặc từ chối trả tiền nếu hối
phiếu không hợp lệ.
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 6

6. Ngân hàng bên mua chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ chối cho người bán.
7. Ngân hàng bên bán chuyển tiền (báo có) hoặc hoàn trả lại hối phiếu bị từ chối cho người
bán.
- Trong phương thức này lại chia làm 2 loại:
+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against Payment - D/P): Áp dụng trong trường hợp
trả ngay. NB yêu cầu NM phải trả tiền ngân hàng mới trao bộ chứng từ để đi nhận hàng.
+ Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (Documents against Acceptance - D/A ): Áp dụng
trong trường hợp trả tiền sau. NB yêu cầu NM ký chấp nhận trên hối phiếu sẽ trả tiền vào một
ngày nào đó trong tương lai ngân hàng mới trao BCT để đi nhận hàng. Đến thời hạn trả tiền ghi
trên hối phiếu, NM sẽ chuyển tiền trả cho NB.
* Nhận xét:
- So với nhờ thu hối phiếu trơn phương thức này ưu việt hơn vì quyền lợi của người bán được
đảm bảo hơn (ngân hàng thay mặt người bán dùng bộ chứng từ để khống chế người mua trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ để nhận hàng-> khác nhau
cơ bản giữa nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ).
- Vai trò của ngân hàng đã được phát huy: dùng bộ chứng từ khống chế việc nhận hàng của
người mua.
Tuy nhiên phương thức này vẫn còn những nhược điểm sau:
- NB thông qua ngân hàng mới khống chế hàng hoá chứ không khống chế được việc trả tiền
đối với NM vì:
+ Việc nhờ ngân hàng thu hộ tiền chỉ diễn ra sau sau khi người bán đã thực hiện xong nghĩa vụ
giao hàng nếu vì lý do gì đó như tình hình thị trường bất lợi cho NM, NM thực hiện hợp đồng sẽ
bị thua lỗ -> NM không thiết tha với việc nhận hàng -> do đó việc khống chế bộ chứng từ là
hoàn toàn vô nghĩa, NB sẽ khi đó không biết phải giải quyết làm sao lô hàng đã gửi đi -> chi
phí chuyên chở hàng hoá NB sẽ phải chịu hơn nữa rủi ro trên đường vận chuyển NB cũng chịu
do hàng hoá vẫn thuộc quyền sở hữu .
+ Phương thức D/A: NM không thanh toán đúng hạn như đã ký chấp nhận hối phiếu trước đó.
+ NM chịu rủi ro trong trường hợp NM có trách nhiệm trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền ngay khi
nhận được bộ chứng từ mà không có sự kiểm tra hàng hoá trước vì vậy NM gặp rủi ro khi hàng
hoá không đúng chất lượng, số lượng như trong hợp đồng..
* Các trường hợp áp dụng
- Hai bên quen biết, tin tưởng có quan hệ buôn bán thường xuyên với nhau
- Tình hình kinh tế, chính trị và pháp luật của nước người mua ổn định.
III. Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credit)
1. Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở
L/C) theo yêu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho
một người khác (người hưởng lợi) số tiền của thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người
này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 7

Vì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ rất phổ biến trong TTQT nên Phòng thương mại
quốc tế ICC ban hành Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ gọi là UCP 600 –
Uniform Customs and Practice for Documentary Credit ban hành năm 2007. Ngoài ra ICC ban
hành e.UCP đây là bản phụ lục của UCP về xuất trình chứng từ điện tử.
UCP ấn bản đầu tiên năm 1933 sau 6 lần bổ xung thay đổi vào năm 1951, 1962, 1974, 1989,
1993, 2007
Tính chất pháp lý: Không bắt buộc, nếu muốn áp dụng thì phải dẫn chiếu vào L/C, khi đã tuyên
bố áp dụng thì phải tuân thủ nó.
2. Các bên liên quan
* Người xin mở L/C ( The Appicant): Là nhà nhập khẩu, người mua
Nhiệm vụ:
- Kịp thời làm đơn mở L/C và các thủ tục có liên quan gửi đến ngân hàng
- Thực hiện ký quỹ khi có yêu cầu của ngân hàng
- Thanh tốn phí dịch vụ ngân hàng: phí mở L/C, tu chỉnh L/C..
- Phối hợp cùng ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người bán gửỉ tới.
Quyền lợi:
- Có quyền từ chối thanh toán với NH khi bộ chứng từ không hợp lệ.
- Có quyền nhận hàng nếu đủ điều kiện
* Người hưởng lợi (Beneficiary): Là người bán , người XK, người khác do người XK chỉ định
Nhiệm vụ:
- Kiểm tra nội dung L/C trước khi giao hàng
- Phải giao hàng đúng với nội dung L/C
- Lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng yêu cầu của L/C
- Trả phí dịch vụ ngân hàng: phí thông báo L/C, tu chỉnh L/C, chiết khấu bộ chứng từ, phí kiểm
tra bộ chứng từ có bất hợp lệ
Quyền lợi:
- Có quyền yêu cầu nhà NK hoặc NH phát hành L/C tu chỉnh, sửa đổi L/C nếu cần thiết
- Hưởng lợi L/C hoặc chỉ định người thay thế mình hưởng lợi L/C
- Chỉ định ngân hàng xác nhận nếu không tin vào ngân hàng phát hành
- Từ chối giao hàng nếu nội dung L/C không phù hợp với HĐNT, người bán yêu cầu tu chỉnh
L/C nhưng không được đáp ứng.
* Ngân hàng phát hành L/C (Issuing bank, opening bank): Đây là ngân hàng dịch vụ của nhà
NK
Nhiệm vụ
- Phát hành L/C theo nội dung đơn xin mở L/C của nhà NK, thông báo đến người hưởng lợi qua
ngân hàng đại lý của nước XK
- Tu chỉnh sửa đổi L/C khi có yêu cầu

applicant- beneficiary- issuing bank, opening bank- advising bank- confirming


bank- drawee bank
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 8

- Phối hợp với nhà NK kiểm tra tính chính xác của L/C
- Thanh toán tiền cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ hợp lệ đúng quy định trong L/C
Quyền lợi:
- Hưởng phí dịch vụ ngân hàng
- Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ bất hợp lệ.
*Ngân hàng thông báo L/C (Advising Bank): Phải là đại lý của NH phát hành, đại diện quyền
lợi cho người bán .
Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận L/C bản gốc và chuyển nó đến người bán và các giao dịch liên quan đến sửa đổi ,
bổ sung, hủy bỏ L/C .
- Nhận bộ chứng từ do nhà XK gửi đến và kiểm tra tính hợp lệ của nó rồi chuyển cho ngân hàng
phát hành
- Thanh toán tiền cho người XK nếu được ủy quyền thanh toán
Quyền lợi:
- Hưởng lệ phí theo qui định.
* NH xác nhận L/C (Confirming Bank): Chỉ có khi L/C do NH phát hành thư tín dụng (Issuing
Bank) mở ra không đảm bảo uy tín thanh toán ( NB yêu cầu phải có một NH thứ 3 đứng ra xác
nhận L/C này.
Nhiệm vụ
- Xác nhận nghiã vụ trả tiền trong L/C khi có yêu cầu của nhà XK và NH phát hành
- Kiểm tra bộ chứng từ và thanh toán tiền cho nh XK nếu thấy bộ chứng từ hợp lệ
Quyền lợi:
- Được hưởng phí dịch vụ NH (phí xác nhận).
- Yêu cầu NH mở L/C ký quỹ
- Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ không hợp lệ
- Được ngân hàng phát hành thanh toán sau khi hoàn thanh nghĩa vụ thanh toán với nhà NK.
*NH chiết khấu (Negotiating bank): Là NH mà người bán và người mua thỏa thuận đưa vào nội
dung của Thư tín dụng chịu trách nhiệm mua lại bộ chứng từ mà NB xuất trình theo giá mà hai
bên thỏa thuận .
* NH trả tiền (Drawee Bank): Trước hết là NH phát hành và có thể là một NH khác do NHPH
chỉ định.
3. Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C)
Một công cụ chính yếu của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là thư tín dụng (L/C). Vì
vậy phương thức này còn được gọi là phương thức thanh toán bằng L/C.
a. Khái niệm
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu cầu nhà nhập khẩu (người xin
mở L/C) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định trong thời
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 9

gian nhất định, với điều kiện người này thực hiện đúng và đủ những điều khoản quy định trong
L/C.
(L/C thương mại là một chứng thư, một cam kết trả tiền của NH phát hành cho người hưởng lợi
hưởng với điều kiện là người hưởng lợi xuất trình chứng từ như đã qui định trong L/C đó đúng
hạn và các chứng từ đó phải phù hợp với các điều kiện qui định trong L/C).
b. Tính chất - Tác dụng :
* Tính chất: L/C được hoàn thành dựa trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng một khi đã mở
ra rồi thì nó độc lập hoàn toàn với hợp đồng mua bán.
* Tác dụng:
- Đối với người mua:
+ Dùng L/C để cụ thể hóa, chi tiết hóa Hợp đồng (HĐ) đồng thời hướng dẫn người bán thực
hiện nghĩa vụ của HĐ.
+ Dùng L/C để bố xung HĐ thậm chí để sửa chữa những chỗ ký sai, ký hớ trong HĐ.
+ Dùng L/C để hủy HĐ (Đưa ra điều kiện hợp lý để người bán không thực hiện được)
- Đối với người Bán:
+ Người bán giao hàng là tin cậy vào NH mở L/C
+ L/C có thể dùng để thế chấp vay tiền NH.
c.Nội dung L/C
* Số hiệu, địa điểm ngaỳ mở L/C ( Number of L/C, Place and date of issue)
- Số hiệu của Thư tín dụng: Do ngân hàng phát hành ghi, tất cả các L/C phải có số hiệu riêng của
nó dùng để các bên ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán và trao đổi thư
từ , điện tín có liên đến việc L/C .
Cách ghi: Irrevocable credit No, Documentary credit No
- Địa điểm mở: L/C là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho nhà NK, địa điểm này có
ý nghĩa quan trọng trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp nếu có xung đột pháp luật
về L/C đó.
- Ngày mở L/C (date of issue)
+ Là ngày bắt đầu phát sinh cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C với nhà XK
+ Ngày bắt đầu tính hiệu lực của L/C
+ Là ngày ngân hàng mở chấp nhận chỉnh thức đơn mở L/C của người nhập khẩu
+ Là căn cứ để người XK kiểm tra người NK thực hiện việc mở L/C có đúng hạn ghi trong hợp
đồng hay không:
Cách ghi: Date, date of issue, date of opening..
* Loại thư tín dụng (Form of Documentary credit):
Là một nội dung quan trọng vì mỗi L/C có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ
của những người có liên quan đến L/C cũng rất khác nhau.
* Tên và địa chỉ của những người có liên quan:
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 10

- Người xin mở: Applicant: ghi chính xác tên địa chỉ, nếu sai cần đề nghị tu chỉnh
- Người hưởng lợi: Trong L/C thể hiện bằng một trong những cụm từ: Beneficiary, In favour
of, Exporter.
- Ngân hàng mở L/C (Issuing bank): ghi sau các cụm từ:
+ FM
+ FROM:
+ Received from..
+ Sender
- Ngân hàng thông báo: Bank receive, Receiver, To
* Số tiền của Thư tín dụng (Amount):
- Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng vì cùng một tên gọi Dollar nhưng có nhiều loại Dollar khác
nhau: CAD, AUD, SGD…
- Tổng số tiền: có thể ghi theo nhiều cách
+ Ghi đúng với nội dung hợp đồng quy định
+ Nếu hàng hóa có dung sai về khối lượng thì trên L/C cũng ghi dung sai với số tiền thanh toán.
Tuy nhiên, không nên ghi số tiền dưới dạng chính xác tuyệt đối đặc biệt hàng rời (than, gạo..) vì
L/C mở trước ngày giao hàng nên người bán khó có thể giao hàng với giá trị chính các như L/C
quy định và điều đó dẫn đến khó khăn trong thanh toán ngân hàng có thể từ chối thanh toán vì
chứng từ không khớp với L/C. Cách ghi tốt nhất là ghi chênh lệch hơn kém: “For an amount of
USD100,000.00 more or less 5%” hoặc ‘For a sum or sums not exeeding a total of
USD100,000.00”
* Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng
-Thời hạn hiệu lực (Time of expiry): là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho
người XK nếu người XK xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều
quy định trong L/C.
- Thời hạn hiệu lực của L/C: tính từ ngày mở L/C (date of issue) và ngày hết hạn L/C (date of
expiry)
Thời hạn hiệu lực của L/C rất quan trọng. Nếu thời hạn kéo dài thì gây ứ đọng vốn cho người
mua nhưng thuận lợi cho người bán để có thời gian chuẩn bị bộ chứng từ và ngược lại. Vì vậy
cần xác định thời hạn L/C sao cho hợp lý nhưng thỏa mãn nguyên tắc sau:
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không được trùng với ngày hết
hạn L/C
+ Ngày mở L/C phải nằm trước ngày giao hàng một thời gian phù hợp, không được trùng với
ngày giao hàng. Thời gian hợp lý được tính bằng: số ngày cần có để thông báo L/C số ngày lưu
L/C tại ngân hàng, số ngày chuẩn bị giao hàng.
+ Ngày hết hạn hiệu lực cuả L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý. Bao gồm thời
gian chuyển chứng từ từ nơi giao hàng đến cơ quan của người XK, số ngày lập bộ chứng từ
thanh toán, số ngày lưu bộ chứng từ tại ngân hàng, số ngày vận chuyển chứng từ đến ngân hàng
mở L/C (theo UCP 600 tối đa không vượt qua 21 ngày)
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 11

- Thời gian trả tiền của L/C (date of payment): Tùy thuộc vào trả tiền ngay hay trả tiền chậm do
hợp đồng quy định:
+ Nếu trả tiền ngay thì thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C.
+ Nếu trả tiền chậm thì thời gian trả tiền có thể năm ngoài nhưng hối phiếu có kỳ hạn phải được
xuất trình để chấp nhận thanh toán trong thời hạn hiệu lực của L/C.
- Thời hạn giao hàng (date of delivery): Được ghi trong L/C là do hợp đồng quy định. Thời gian
giao hàng có liên quan chặt chẽ đến thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu thời hạn giao hàng kéo dài
ra bao nhiêu ngày thì thời hạn hiệu lực của L/C phải kéo dài ra bấy nhiêu ngày.
* Các nội dung về hàng hóa (Description of good, Covering): như tên hàng, số lượng, trọng
lượng, giá cả, qui cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi vào L/C một cach ngắn
gọn và phù hợp với các chứng từ khác.
* Các nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa ...
- Điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIF…) nơi gửi hàng, nơi giao hàng, cách giao hàng
- Quy định hàng hóa giao một lần hay nhiều lần (Partial shipment: not allowed or allowed)
- Quy định hàng hóa được phép chuyển tải hay không cho phép chuyển tải (Transhipment:
allowed or not allowed)
* Những chứng từ mà người XK phải xuất trình (Document Required): Đây là nội dung then
chốt của L/C, là bằng chứng để chứng minh rằng người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng và làm đúng những điều qui định trong L/C.
Ngân hàng thường yêu cầu những chứng từ phải thỏa mãn các điều kiện sau:
- Số lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào yêu cầu của người nhập khẩu mà yêu cầu đó thỏa
thuận trong hợp đồng.
- Số lượng mỗi loại chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình
- Yêu cầu về việc ký phát các chứng từ đó như thế nào: ai ký phát?
- Thông thường bộ chứng từ bao gồm:
- Hối phiếu (Bill of Exchange) do nhà xuất khẩu ký phát
- Hóa đơn thương mại đã ký (Signed commercial invoice)
- Bộ vận đơn đường biển sạch (Full set of clean on board B/L make out to order blank
endorsed, marked: Freight Prepaid)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin issued by Chamber of
Commerce)
- Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng (Quality and Weight Certificate)
- Bản đóng gói hàng hóa chi tiết (Detailed Packinglist)
- Đơn bảo hiểm(Insuarance Policy)
- Giấy chứng nhận của người hưởng lợi (Benificiary‘s Certificate)
- Hoá đơn bưu điện gửi chứng từ
- Các điện fax, thông báo giao hàng
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào hàng hoá mà L/C yêu cầu xuất trình các chứng từ khác như:
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 12

- Giấy chứng nhận vệ sinh: Sanitary Certificate


- Giấy chứng nhận khử trùng Fumigation Certificate (hàng hoá nguồn gốc thực vật)
- Giấy kiểm dịch thực vật: Phytosanitory Certificate
- Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật: Vetecrinary Certificate
- Certificate of Inspection
- Health Certificate
……
* Sự cam kết trả tiền của NH mở L/C.
* Các điều kiện khác :
Ai trả phí ngân hàng, những hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, luật tham chiếu…
* Chữ ký của NH mở L/C .
Do L/C là một khế ước dân sự, do vậy, người ký nó cũng phải là người có đầy đủ năng lực hành
vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện một quan hệ dân luật.
Nếu mở bằng thư: ký bình thường theo chữ ký đăng ký
Nếu mở bằng điện: thay chữ ký bằng Test key (mật mã giữa các ngân hàng để tránh giả mạo)
4. Trình tự thực hiện phương thức TT tín dụng chứng từ

7
Ngân hàng Ngân hàng phát
thông 6 hành (Issuing
báo(Advising Bank)
Bank) 2

10 5 3 1 8 9

Xuất khẩu 4 Nhập khẩu


(Beneficiary) (Applicant)

1. Người NK viết đơn yêu cầu mở L/C gửi đến ngân hàng của mình (NH phát hành) yêu cầu mở
một L/C cho người XK hưởng dựa trên hợp đồng ngoại thương được ký kết. Khi đi mở L/C
ngân hàng yêu cầu nhà nhập khẩu ký quỹ và xuất trình các chứng từ như sau:
- Đơn yêu cầu mở L/C
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 13

- HĐ mua bán ngoại thương.


- Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
- Đăng ký kinh doanh (lần đầu)
- Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
- Phương án kinh doanh
- Báo cáo tài chính….
- Hồ sơ về tài sản đảm bảo (nếu vay ngân hàng thanh toán L/C)
Muốn mở L/C nhà nhập khẩu phải ký quỹ nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho L/C đã mở.
Mục đích ký quỹ nhằm để nhà nhập khẩu thanh toán và nhận hàng. Mức ký quỹ do ngân hàng
quyết định.
2. Căn cứ vào đơn xin mở L/C, NH phát hành mở L/C theo đúng yêu cầu của đơn xin mở L/C
và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài thông báo cho người XK.
3. Ngân hàng thông báo sau khi nhận được L/C tiến hành kiểm tra tính chân thật, nội dụng L/C
và tiến hành thông báo người bán và chuyển bản gốc L/C cho người bán để người bán tiến hành
kiểm tra, sửa đổi (nếu có).
4. Người XK nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng. Nếu không thì đề nghị NH mở L/C sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng.
5. Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ theo đúng quy định L/C và các văn bản tu chỉnh
(nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định qua NH thông báo.
6. Ngân hàng thông báo sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng
phát hành.
7. Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từv(nếu phù hợp) thì tiến hành trả tiền cho người XK
(trả ngay) hoặc chấp nhận hối phiếuv(trả chậm). Nếu không phù hợp thì NH từ chối thanh toán
thông qua NHTB
và gửi lại toàn bộ chứng từ cho người XK.
8. NH mở L/C gởi thông báo về tình hình bộ chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho người NK yêu
cầu NK thanh toán.
9. Người NK kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trả tiền cho ngân hàng mở L/C
hoặc vay ngân hàng thanh toán L/C (trả ngay) hoặc cam kết thanh toán (L/C trả chậm), nếu
không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
810. Nhà XK nhận được tiền NHTB báo
5. Các loại thư tín dụng
1. L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C)
Là loại L/C mà khi NH đã mở ra và thông báo cho người bán thì phải trả tiền cho người bán
trong thời hạn hiệu lực của nó, không có quyền sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ L/C đó nếu chưa có
sự đồng ý của các bên có liên quan. Đây là L/C cơ bản nhất của tất cả các L/C còn lại, nó được
áp dụng rộng rãi trong TTQT. muốn sửa đổi hủy bỏ thì phải có sự đồng ý của bên kia
2. L/C không hủy ngang, có xác nhận (Confirmed L/C)
- Là loại L/C không hủy ngang và được một ngân hàng có uy tín hơn đứng ra đảm bảo thanh
toán cho người hưởng lợi. Loại L/C này được yêu cầu khi người bán không tin tưởng vào khả

NH xác nhận yêu cầu NH mở L/C ký quỹ ( tùy theo qđ mức ký quỹ ? có thể là 100%)
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 14

năng thanh toán của ngân hàng mở nên yêu cầu ngân hàng này đứng ra đảm bảo thanh toán cho
ngân hàng mở (ngân hàng này gọi là ngân hàng xác nhận)
- Với loại L/C này việc trả tiền là do 2 ngân hàng đứng ra cam kết đảm bảo thanh toán. Trách
nhiệm thanh toán là như nhau. Do đó ngân hàng mở L/C phải trả phí xác nhận cao và phải đặt
cọc ký quỹ tại ngân hàng xác nhận.
- Với loại L/C này nhà XK ký phát HF đòi tiền gửi thẳng đến ngân hàng xác nhận
- Ngân hàng xác nhận có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác.
Quy trình nghiệp vụ

Nhà nhập khẩu 4 Nhà Xuất khẩu

5
6b
3b

8 7b
1 Ngân hàng xác nhận 3a

6a
7a
2b

Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo

2a

1. Nhà nhập khẩu gửi đơn mở L/C đến ngân hàng của mình xin mở L/C
2. Ngân hàng phát hành mở L/C và gửi cho ngân hàng thông báo (2a) đồng thời điện cho
ngân hàng xác nhận yêu cầu xác nhận L/C đo (2b)
3. Ngân hàng thông báo gửi thư tín dụng cho nhà XK (3a) và ngân hàng xác nhận cũng xác
định có sự xác nhận L/C đối với nhà NK(3b)
4. Sau khi nhận được L/C nếu phù hợp Nhà XK sẽ giao hàng nếu chưa thấy phù hợp thì
yêu cầu tu chỉnh
5. Nhà XK lập BCT thanh toán gửi đến ngân hàng xác nhận xin thanh toán
6. Ngân hàng xác nhận kiểm tra bộ chúng từ, nếu thấy phù hợp thì thanh toán và gửi BCT
cho ngân hàng mở L/C và yêu cầu thanh toán lại, nếu không phù hợp thì hoàn trả lại
BCT cho Nhà XK(6b).
7. Ngân hàng phát hành kiểm tra BCT, thanh toán cho ngân hàng xác nhận (7a) và gửi BCT
cho Nhà NK (7b).
8. Nhà NK nhận BCT đi nhận hàng, đồng thời thanh toán lại cho ngân hàng phát hành.
h a p p y CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 15

Trên thực tế áp dụng hình thức L/C này ngân hàng xác nhận cũng chính là ngân hàng thông báo
vì với hình thức này ngân hàng xác nhận nắm được quyền kiểm soát L/C đồng thời giảm được
nhiều khoản chi phí thư từ, điện tín.
3. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
Là loại L/C mà trong đó quy định người hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu NH mở L/C hoặc NH
chịu trách nhiệm trả tiền hoặc NH chiết khấu chuyển nhượng toàn bộ hoặc 1 phần số tiền L/C
cho một hoặc nhiều người hưởng lợi (Sử dụng phổ biến trong mua bán qua trung gian)
L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường là do
người hưởng lợi đầu tiên chịu.
Sơ đồ mở L/C chuyển nhượng:
9. Giao hàng

1. Hợp đồng 2. Hợp đồng


Nhà nhập khẩu 4 trung
KD Nhà Xuất khẩu
gian

5. Thông báo 6. Đề nghị


3. Xin 8. Thông
xác nhận L/C chuyển
mở L/C
nhượng L/C báo L/C

4. Mở L/C
7. Chuyển
(L/C gốc)
Ngân hàng Ngân hàng nhượng L/C Ngân hàng
phát hành chuyển nhượng thông báo

VD
40A: From of DOC. Credit
IRREVOCABLE TRANSFERABLE
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 16

Hoạt động của một L/C chuyển nhượng:


1. Giao hàng

Nhà nhập khẩu 4. KD trung Nhà Xuất


gian khẩu

5. Chuyển
4.Thông
HF, Hoá 2.
8. Chuyển đơn báo đổi
Chứng
chứng từ hoá đơn,
từ giao
báo nợ hối
hàng
phiếu

3.
7.Chuyển Chuyển
chứng từ báo chứng
nợ từ
Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng
phát hành chuyển nhượng thông báo
6.
Thanh
toán
4. L/C tuần hoàn (Revolving L/C) vd những nhà nhập khẩu NL để sx liên tục , điều đặn
Là loại L/C mà sau khi người bán đã hưởng lợi xong hoặc L/C đã hết hạn hiệu lực thì tự động
trở lại giá trị cũ. Người bán lại tiếp tục giao hàng theo trị giá của L/C mà không cần yêu cầu mở
một L/C mới.
+ Với người mua có lợi: Không bị ứ đọng vốn, giảm được phí tổn do việc mở L/C .
+ Với người bán: Tiết kiệm được thời gian
* Điều kiện áp dụng: Hàng hóa cùng chủng loại; Giá cả và điều kiện giao hàng không thay đổi
sau mỗi lần giao hàng; Hàng thường xuyên giao nhiều lần trong năm .
* Có 2 loại L/C tuần hoàn :
- L/C Tuần hoàn có tích lũy (Cumulative revolving L/C): là loại L/C cho phép chuyển giá trị
giao hàng đợt trước vào đợt giao hàng sau nếu các lần giao trước chưa giao hết, cứ như vậy cho
đến đợt giao hàng cuối cùng (Điều này có nghĩa là nếu trong thời gian quy định, nhà nhập khẩu
vì lý do nào đó không thực hiện được việc giao hàng thì vào đợt giao hàng tiếp theo nhà xuất
khẩu được phép giao hàng với giá trị bằng trị giá của kỳ trước chưa thực hiện + giá trị phải giao
trong kỳ này).
- L/C tuần hoàn không tích luỹ (cumulative revolving L/C): Không cho phép cộng dồn số dư
đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau. Không cho phép giao thừa, giao thiếu
* Có 3 cách tuần hoàn:

sau khi hết hạn L/C thì vẫn quy lại như cũ ( có hiệu lực lại ) tránh mất thời gian
tuy nhiên phải quy định đc gioa hàng từng phần, số lần gh trong năm và quy đinh TH tích lũy vfa ko
Tích lũy
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 17

- L/C tuần hoàn tự động: Hết thời hạn giao hàng đợt trước thì đợt giao hàng sau tự động có giá
trị cũ mà không cần có sự thông báo của ngân hàng mở L/C
- L/C tuần hoàn không tự động: Đợt giao hàng sau muốn có giá trị phải có sự thông báo của
ngân hàng mở L/C
- L/C tuần hoàn tự động: Nếu sau một nagỳ kể từ ngày mở L/C, trước thời hạn hiệu lực hoặc
đã sử dụng hết giá trị của L/C mà không có ý kiến thông báo nào của ngân hàng mở L/C thì
L/C sau sẽ tự động có hiệu lực.
5. L/C giáp lưng (Back to bạck L/C): giúp cho các nhà môi giới (TG) che giấu nhà cung cấp
Là loại L/C mở ra căn cứ vào L/C khác làm vật đảm bảo, thế chấp. Có nghĩa là sau khi nhận
được L/C do người NK mở cho mình hưởng, người XK dùng L/C này để thế chấp mở một L/C
khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu L/C sau gọi là
L/C giáp lưng . 2 LC giống nhau nhưng bản chất giống nhau
* Về đại thể, L/C gốc và L/C giáp lưng giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những điểm cần
phân biệt:
- Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc.
- Kim ngạch của L/C giáp lưng < L/C gốc (phần chênh lệc này do người trung gian hưởng: Chi
phí mở L/C, hoa hồng ).
- Thời gian giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn L/C gốc.
Về hình thức L/C giáp lưng là một loại L/C thông thường, nhưng chúng có một số điều khoản
riêng:
- Ngoài hối phiếu và hoá đơn ra các chứng từ không ghi đơn giá và giá trị
- Một số chứng từ (B/L, giấy giám định hàng hoá ) phải ghi dẫn chiếu L/C gốc
Nguyên nhân là người thụ hưởng sẽ thay thế hối phiếu, hoá đơn của mình vào bộ chứng từ với
giá trị cao hơn để được khoản chênh lệch. Đồng thời họ không muốn cho người thụ hưởng L/C
gốc biết đơn giá, giá trị phần chênh lệch đó.
6. L/C đối ứng (Reciprocal L/C) hay còn gọi là L/C dùng cho người buôn bán đối lưu
Là loại L/C được quy định là chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác đối ứng với nó được mở ra. Có
nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình thì phải mở một
L/C tương ứng với nó thì mới có giá trị
L/C đối ứng thường được sử dụng trong phương thức mua bán hàng đổi hàng, gia công hàng
xuất khẩu ...
7. L/C dự phòng (Standby L/C):
Đây là loại L/C mà trong đó ngân hàng phát hành cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán
cho người này nếu xuất trình được các bằng chứng về việc đối tác có liên quan không thực hiện
các nghĩa vụ đã thoả thuận.
Trong trường hợp người XK nhận được L/C rồi nhưng không có khả năng giao hàng. Vì vậy, để
đảm bảo cho người nhập khẩu , NH của người XK sẽ phát hành một L/C trong đó sẽ cam kết với
người NK sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp không giao hàng được theo L/C đã đề ra.
L/C như thế gọi là L/C dự phòng.

nếu ở trong nước thường dùng bão lãnh qua ngân hàng
trong TTQT dùng Standby L/C dùng để ràng buộc ...
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 18

VD: L/C này ràng buộc nghĩa vụ giao hàng của người bán đối với người mua. Trị giá của thư
tín dụng dự phòng khoảng 2-15% giá trị hợp đồng. Trong trường hợp người bán không thực hiện
đúng nghĩa vụ đã thoả thuận thì người mua sẽ là người hưởng lợi L/C.
8. Thư tín dụng có điều khoản đỏ (Red clause L/C)
Là loại L/C không huỷ ngang trong đó ngân hàng mở L/C uỷ quyền cho ngân hàng chiết khấu
ứng trước một khoản tiền cho người được hưởng để giúp người này có nguồn vốn giao hàng cho
L/C đã mở.
Sử dụng L/C này, nhà xuất khẩu được quyền đòi một khoản tiền trước khi giao hàng, như vậy
khi xuất trình chứng từ với ngân hàng chiết khấu người hưởng lợi chỉ nhận được số tiền bằng giá
trị L/C trừ đi khoản ứng trước theo điều khoản đỏ. khi NH mở L/C người xuất khẩu chưa cần giao
6. Nhận xét hàng nhưng có thể ứng trc 1 khoản tiền LC ( cấp
tín dụng cho người XK)
• Ưu điểm
− Phát huy vai trị tham gia của Ngân hàng.
− Đảm bảo an toàn cho cả người mua, lẫn người bán.
• Nhược điểm
− Chi phí cao, thủ tục phức tạp
− Là phương thức thanh toán dựa trên chứng từ
• Lợi thế đối với người xuất khẩu
− Được ngân hàng phát hành cam kết thanh toán nếu xuất trình bộ chứng từ phù hợp
− Kiểm soát được hàng hoá cho đến khi được trả tiền
− Được ngân hàng chiết khấu tài trợ
▪ Rủi ro đối với người xuất khẩu
− Không lập được bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C nên không đòi được tiền
− Ngân hàng phát hành không trả tiền do:
+ Cố tình không thanh toán
+ Mất khả năng thanh
+ Rủi ro chính trị
• Ưu điểm đối với người nhập khẩu
− Chỉ phải thanh toán khi người xuất khẩu đ thực hiện nghĩa vụ giao hàng
− Chứng từ được chuyên gia về tín dụng chứng từ kiểm tra
− Được ngân hàng phát hành tài trợ
▪ Rủi ro đối với người nhập khẩu
− Việc thanh toán dựa trên cơ sở chứng từ, không dựa trên cơ sở hàng hóa
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 19

− Phải trả tiền trước khi được nhận hàng


− Người xuất khẩu giao àang thiếu,àhng khôang đúng chất lượng, giaoàhng muộn
− Người xuất khẩu khôang giaoàhng
7. Đaiều kiện áp dụng
− Tương quan giữa người mua vàa người bán cân bằng nhau
− Người bán muốn đảm bảo được thanh toán bằng cam kết của ngân hàng
− Người mua muốn đảm bảo chỉ phải thanh toán khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
quy định trong L/C
IV. Phương thức thanh toán mở tài khoản (Ghi sổ, bán chịu- Open account):
1. Khái niệm
Là một phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung
ứng dịch vụ cho người mua thì mở một tài khoản hay quyển sổ ghi nợ người mua và việc thanh
toán các khoản nợ này được thực hiện sau một thời gian nhất định do 2 bên thoả thuận.
2. Đặc điểm
+ Không thông qua hệ thống Ngân hàng.
+ Ghi sổ trên tài khoản là nghiệp vụ do người bán hoàn toàn tự đặt ra.
+ Áp dụng rộng rãi trong mậu dịch nội địa, ít dùng trong mậu dịch quốc tế - Vì người XK thu
tiền về không kịp thời, không an toàn.
+ Giá hàng trong phương thức ghi sổ thường cao hơn giá hàng trả tiền ngay, chênh lệch này là
lãi phát sinh của số tiền ghi nợ theo thời hạn nợ
Thực chất đây là một hình thức bán chịu, người bán cấp tín dụng cho người mua
3. Quy trình nghiệp vụ

Ngân hàng Ngân hàng


Bên bán Bên mua
4

5
3

1
Người bán Người mua
2

1- NB Giao hàng và bộ chứng từ cho người mua.


2- NB gửi giấy báo nợ cho người mua
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 20

3- Đến kỳ thanh toán, NM đến ngân hàng làm thủ tục chuyển tiền trả cho người bán.
4- NH bên mua chuyển tiền cho người bán thông qua ngân hàng người bán.
5- Ngân hàng bên bán báo có cho NB
4. Nhận xét:
* Ưu điểm
- Đơn giản, không tốn phí ngân hàng
- Đối với người bán đây là hình thức khuyến mãi, bán chịu tăng khả năng bán hàng thiết lập mối
quan hệ làm ăn lâu dài với bên mua.
- Người mua: Có lợi vì chưa phải thanh toán ngay tại thời điểm giao hàng nên người mua có thể
bán số hàng được giao cho khách hàng khác sau đó mới trả tiền. Quyền định đoạt về hàng hóa
và thanh toán do người mua quy định.
* Nhược điểm: Không có lợi cho người bán, rủi ro trong thanh toán cao, vốn bị ứ đọng, NM có
thể không trả tiền khi đến hạn, hơn nữa nếu rủi ro xảy ra thì việc lấy lại lô hàng đã giao cũng rất
khó khăn.
5. Áp dụng trong các trường hợp sau:
- Áp dụng trong thanh toán nội địa
- Hai bên mua bán có uy tín lâu dài tin cậy lẫn nhau, công ty mẹ-công ty con
- Thanh toán cho hoạt động phi mậu dịch: phí bảo hiểm, vận tải, tiền hoa hồng…
- Trong trường hợp Khuyến khích người mua hàng để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.
- Số lượng hàng hóa không lớn hoặc thanh toán cho hàng hóa ký gửi.
V. Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay ( CAD– Cash Againt Document)
1. Khái niệm
Là phương thức thanh toán trong đó người mua yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở tài khoản
ký thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất
trình những chứng từ theo yêu cầu đã được thoả thuận cho ngân hàng để được thanh toán tiền.
2. Quy trình nghiệp vụ

Ngân hàng tại nuớc


XK

6
5 1
4 2

Nhà Xuất khẩu Nhà nhập khẩu


3
CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 21

1. Sau khi hợp đồng ký kết Nhà NK đến ngân hàng ở nước người XK ký một bản ghi nhớ
(Memorandium), đồng thời thực hiện ký quỹ (pledged amount) 100% giá trị lô hàng để lập
tài khoản ký thác (Trust Account)
Bản ghi nhớ là cơ sở để ngân hàng trả tirng theo chỉ thị của nhà nhập khẩu. Nội dung của bản
ghi nhớ (Memorandium):
- Phương thức thanh toán: CAD
- Tên, địa chỉ các bên liên quan
- Cam kết của nhà XK ký quỹ 100% giá trị của lô hàng
- Các chứng từ mà nhà XK phải xuất trình khi lĩnh tiền ở ngân hàng
- Thời hạn thanh toán
- Mức phí dịch vụ ngân hàng được hưởng, và ai phải trả phí này (thường là nhà xuất
khẩu phải trả )
- BCT cần xuất trình cho ngân hàng để thanh toán
2. Ngân hàng thông báo cho nhà XK rằng nhà NK đã ký quỹ, tài khoản ký thác bắt đầu hoạt
động.
3. XK giao hàng cho NK dưới sự giám sát của đại diện nhà nhập khẩu tại nước người XK.
4. Nhà XK xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu đã yêu cầu để rút tiền.
5. Ngân hàng kiểm tra BCT nếu thấy hoàn toàn hợp lệ thì trả tiền cho nhà XK như đã cam kết
6. Ngân hàng chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu
* BCT trong phương thức CAD:
- Thư xác nhận đã giao hàng do đại diện của người mua ở nước người bán cấp
- 3 bản vận đơn gốc
- Hóa đơn thương mại
- Giấy chứng nhận số lượng và trọng lượng
3. Ưu điểm của phương thức CAD:
Nhà XK có lợi:
- Giao hàng xong là lấy được tiền ngay và chỉ khi nhà NK chuyển đủ tiền ký quỹ thì ngân
hàng mới thông báo cho nhà XK để nhà XK tiến hành giao hàng.
- BCT xuất trình đơn giản vì ngân hàng thanh toán cho nhà XK chủ yếu căn cứ vào loại chứng
từ phải xuất trình chứ không kiểm tra nội dung của chứng từ như trong phương thức L/C.
4. Điều kiện áp dụng:
- NM và NB có quan hệ tốt uy tín
- Ap dụng khi mua những mặt hàng khan hiếm, bán chạy thị trường ở bên nước XK
- Ap dụng phương thức trả tiền ngay
- Ap dụng trong trường hợp người mua có đại diện ở nước xuất khẩu để giám sát quá trình
giao hàng.
________________________________________

You might also like