You are on page 1of 88

CHƯƠNG 5:

CÁC PHƯƠNG THỨC


THANH TOÁN QUỐC TẾ
GV: NGUYỄN THỊ THIỀU QUANG
Email: quangntt@due.udn.vn

ALLPPT.com _ Free PowerPoint Templates, Diagrams and Charts


1. Người XK giao hàng

Người NK Mong muốn của người NK Người XK

2. Người NK thanh toán sau khi nhận được hàng

1. Người NK thanh toán tiền hàng

Người NK Mong muốn của người XK Người XK

2. Người XK giao hàng sau khi nhận thanh toán


2
NỘI DUNG

1. Phương thức chuyển tiền

2. Phương thức nhờ thu

3. Phương thức ghi sổ

4. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

5. Phương thức giao chứng từ trả tiền ngay (SV đọc giáo trình)
Ghi sổ Trả tiền trước

Nhờ thu Tín dụng An


chứng từ toàn
nhất
Người XK

Người NK

Rủi ro
Tín dụng
nhất chứng từ
Nhờ thu

Trả tiền trước Ghi sổ


4
1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (REMITTANCE)
1.1 Khái niệm
• Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó
khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của
mình chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm qui định bằng
phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu
• Là phương thức thanh toán cơ bản, có thể dùng như
một phương thức thanh toán độc lập hoặc hỗ trợ cho
các phương thức khác

5
1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (REMITTANCE)
1.2. Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền
1) Trên cơ sở hợp đồng mua bán được
ký kết, người bán tiến hành giao hàng
và lập bộ chứng từ hàng hóa gởi đến
cho người mua để người mua nhận
hàng
2) Người mua làm thủ tục yêu cầu ngân
hàng chuyển tiền cho người bán
3) Ngân hàng tiến hành kiểm tra xem
yêu cầu chuyển tiền có hợp pháp
không
4) Sau khi kiểm tra, nếu đồng ý thì ngân
hàng chuyển tiền ra lệnh cho ngân
hàng đại lý của mình ở nước người
chuyển trả tiền cho người bán
5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho
người bán

6
1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (REMITTANCE)
1.2. Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền
YÊU CẦU CHUYỂN TIỀN
• Đối tượng chuyển tiền
• Mục đích chuyển tiền
• Hồ sơ
➢Hợp đồng mua bán ngoại thương
➢Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gửi đến
➢Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
➢Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền
➢Đơn chuyển tiền theo mẫu của từng ngân hàng

7
1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (REMITTANCE)
1.3. Các hình thức chuyển tiền
• Chuyển tiền bằng thư: Ngân hàng thực hiện chuyển
tiền bằng cách gửi thư cho ngân hàng đại lý ở nước
ngoài trả tiền cho người hưởng lợi
➢ Chi phí chuyển tiền thấp, tốc độ chậm => dễ bị
ảnh hưởng nếu có biến động nhiều về tỷ giá
• Chuyển tiền bằng điện: Ngân hàng thực hiện việc
chuyển tiền bằng cách ra lệnh bằng điện (Telex,
SWIFT) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài
trả tiền cho người hưởng lợi
➢ Chi phí chuyển tiền cao hơn nhưng nhanh chóng
hơn => ít bị ảnh hưởng của biến động tỷ giá
8
1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN (REMITTANCE)
1.4. Nhận xét
Ưu điểm
• Đơn giản

Nhược điểm
• Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán, không ràng buộc đối với
người mua và người bán
• Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, quyền lợi của người xuất
khẩu Không đảm bảo
Trường hợp áp dụng
• Giữa các đối tác có sự tin cậy lẫn nhau hoặc qui mô thanh toán nhỏ (chi phí
bảo hiểm, vận chuyển, chuyển vốn hoặc lợi nhuận ra nước ngoài, kiều hối,…)

9
2. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ (OPEN ACCOUNT)
2.1. Khái niệm
• Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán trong
đó người bán sau khi hoàn thành việc giao hàng hay
cung ứng dịch vụ thì mở một tài khoản và ghi nợ cho
người mua, định kỳ (hàng tháng/ quý) người mua sẽ
trả tiền cho người bán

10
2. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ (OPEN ACCOUNT)
2.1. Khái niệm
(3)
1) Người bán giao
Ngân hàng Ngân hàng bên hàng hóa hoặc dịch
vụ cùng với chứng
bên bán mua từ hàng hóa cho
người mua
(3) 2) Báo nợ trực tiếp
(3) giữa người bán và
người mua
3) Người mua dùng
(2) phương thức
chuyển tiền để trả
Người bán Người mua tiền khi đến hạn
thanh toán
(1)
11
2. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ (OPEN ACCOUNT)
2.2. Một số lưu ý
• Phải quy định thống nhất đồng tiền ghi trên tài khoản
• Căn cứ ghi nợ của người bán (hóa đơn thương mại) và căn cứ
nhận nợ của người mua (hóa đơn, kết quả nhận hàng…)
• Phải thỏa thuận thống nhất về phương thức chuyển tiền là
bằng thư hay bằng điện
• Giá hàng trong phương thức này thường cao hơn giá hàng bán
thu tiền ngay
• Định kỳ thanh toán:
➢ Qui định X ngày kể từ ngày giao hàng đối với từng chuyến hàng
➢ Qui định theo mốc thời gian của niên lịch (VD: cuối mỗi quý…)
• Cách giải quyết khi người mua chậm thanh toán
• Cách giải quyết khi có sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ của
người bán và số tiền nhận nợ của người mua 12
2. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ (OPEN ACCOUNT)
2.3. Nhận xét
Đặc điểm
• Ngân hàng không tham gia vào việc thanh toán
• Rủi ro đối với người bán
• Đối với người mua, giá bán hàng hóa cao làm tăng chi phí hàng hóa sẽ tăng,
ảnh hưởng đến việc kinh doanh và lợi nhuận
Trường hợp áp dụng
• Thanh toán nội địa
• Hai bên mua bán thực sự tin cậy lẫn nhau
• Mua bán hàng đổi hàng hoặc hàng bán giao làm nhiều lần, thường xuyên
trong một thời kỳ nhất định
• Thanh toán phi mậu dịch (cước phí vận tải, phí bảo hiểm, hoa hồng trong dịch
vụ môi giới, ủy thác, tiền lãi cho vay, đầu tư...)

13
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.1. Khái niệm
• Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người
bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số
tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu do người bán
ký phát một cách có điều kiện hoặc không có điều
kiện

14
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.2. Các bên tham gia phương thức nhờ thu
• Người ra chỉ thị nhờ thu (Principal): Là người yêu cầu
ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền (thường là người
xuất khẩu)
• Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank) (hay còn gọi là
ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu, ngân hàng “chuyển”):
là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờ
thu (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu)
• Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): có nhiệm vụ thu
hộ tiền nơi người mua (ngân hàng ở nước người nhập
khẩu, thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của
ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước Người trả tiền )
15
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.2. Các bên tham gia phương thức nhờ thu
• Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): là ngân
hàng thu có nhiệm vụ xuất trình chứng từ tới người
trả tiền
➢Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng
thu hộ (NHTH) thì NHTH đồng thời là ngân hàng xuất
trình (NHXT)
➢Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NHTH,
thì ngân hàng phục vụ Người trả tiền trở thành NHXT, và
chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTH
• Người trả tiền (Drawee): là người mà Nhờ thu được
xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán

16
3.2. CÁC BÊN THAM GIA PHƯƠNG THỨC NHỜ
THU
Người XK Người NK
1. Hợp đồng ngoại thương

2. Giao hàng

yêu cầu của Nhờ


6. Thực hiện các
5. Thông báo
và chỉ thị nhờ thu
3. Gửi chứng từ

7 . Ghi có TK

nhờ thu
người XK

thu
4. Chuyển chứng từ

NH nhờ thu 7 . Chuyển tiền thanh toán nhờ thu NH thu hộ


17
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.3. Các loại nhờ thu
• Nhờ thu trơn (Clean collection): là phương thức trong đó
người bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở
người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ
hàng hóa sẽ gửi trực tiếp cho người mua không qua ngân hàng
• Nhận xét:
➢ Không đảm bảo quyền lợi cho người bán
➢ Người mua cũng có thể gặp rủi ro (trường hợp hối phiếu đến
sớm hơn chứng từ)
➢ Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán
• Trường hợp áp dụng
➢ Hai bên có sự tín nhiệm lẫn nhau, hoặc quan hệ công ty mẹ,
công ty con, chi nhánh…
➢ Thanh toán cước phí vận tải, bảo hiểm…
19
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.3. Các loại nhờ thu
• Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection): là
phương thức thanh toán trong đó người bán ủy thác
cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn
cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ
hàng hóa gửi kèm, với điều kiện là nếu người mua trả
tiền hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu thì ngân
hàng mới giao bộ chứng từ hàng hóa cho người mua
để nhận hàng

20
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.3. Các loại nhờ thu
• Nhận xét
➢Ngân hàng khống chế chứng từ gửi hàng đối với người mua
➢Người xuất khẩu chỉ mới không chế được quyền định đoạt
hàng hóa của người mua chứ chưa khống chế được việc trả
tiền
➢Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ, không có trách
nhiệm đối với việc trả tiền của người mua
➢Người nhập khẩu phải trả tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu
mà chưa kiểm tra hàng hóa nên có thể xảy ra trường hợp
hàng hóa giao không đúng với hợp đồng
• Trường hợp áp dụng: các bên quen biết, tin tưởng và có quan
hệ thường xuyên với nhau
21
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.3. Các loại nhờ thu
• Nhờ thu kèm chứng từ (tt): có 2 loại
• Nhờ thu thanh toán đổi chứng từ (D/P -
Documents Against Payment): người nhập khẩu
phải trả tiền thì ngân hàng mới trao chứng từ

• Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (D/A - Documents


Against Acceptance): Người nhập khẩu phải ký
chấp nhận thanh toán trên hối phiếu thì ngân hàng
mới trao chứng từ

22
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.4. Một số lưu ý
CHỈ THỊ NHỜ THU
• Để áp dụng phương thức nhờ thu, người bán phải
lập 1 chỉ thị nhờ thu gửi cho ngân hàng đại diện của
mình nhờ thu hộ tiền
• Trong chỉ thị nhờ thu, người bán phải đề ra những
điều kiện nhờ thu và được ngân hàng chấp nhận.
• Đây là chứng từ pháp lý cụ thể điều chỉnh quan hệ
giữa người bán và ngân hàng phục vụ bên bán

23
3. PHƯƠNG THỨC NHỜ THU (COLLECTION)
3.5. Nhận xét
Đặc điểm
• Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian, xuất trình chứng từ cho người mua
chứ không chịu trách nhiệm về việc thanh toán chứng từ
• Ngân hàng chỉ hành động theo chỉ thị của người bán, chứ không đảm bảo
về việc thanh toán
• Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nhờ thu là phương thức thanh
toán tương đối an toàn hơn cho người bán so với phương thức ghi sổ

Trường hợp áp dụng


• Người XK và người NK có mối quan hệ tốt
• Tình hình kinh tế và chính trị ở nước nhập khẩu ổn định

24
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.1. Khái niệm
Tín dụng chứng từ là một thoả thuận bất kỳ, cho dù có
tên gọi hay được mô tả như thế nào, thể hiện một cam
kết chắc chắn không huỷ ngang của NH phát hành về việc
thanh toán khi xuất trình phù hợp (Điều 2, UCP 600)

25
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.1. Khái niệm
• Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa
thuận không thể hủy ngang, trong đó một ngân hàng theo yêu
cầu của khách hàng cam kết sẽ thanh toán hoặc cho phép một
ngân hàng khác sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ ba
hoặc trả theo lệnh của người này trong phạm vi số tiền của thư
tín dụng với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng một
bộ chứng từ thanh toán phù hợp với:
➢Các điều kiện và điều khoản đã đề ra trong thư tín dụng
➢Quy tắc thực hành và thống nhất tín dụng chứng từ (UCP), và
➢Tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra bộ chứng từ của ngân hàng
(ISBP)

26
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.1. Khái niệm
Bộ tập quán quốc tế điều chỉnh giao dịch L/C
• Điều lệ thực hành và tập quán thống nhất về tín
dụng chứng từ (UCP)
• Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra
chứng từ theo thư tín dụng tuân thủ UCP (ISBP)
• Phụ trương của UCP về việc xuất trình chứng từ
điện tử (eUCP)
• Qui tắc thống nhất hoàn trả tiền giữa các ngân hàng
theo thư tín dụng (URR)

27
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.1. Khái niệm
UCP (và các văn bản khác) do ICC ban hành mang tính pháp lý tùy
ý:
• Tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên hiệu lực
• Chỉ khi trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nó mới trở
nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia
• Các bên có thể thỏa thuận trong L/C việc không thực hiện
hoặc thực hiện khác 1 số điều kiện của UCP hoặc bsung thêm
những đk mà UCP không đề cập
• Nếu nội dung UCP có xung đột với Luật quốc gia thì Luật
quốc gia được áp dụng
• Các điều khoản của L/C được ưu tiên tuân thủ, sau đó mới
đến các điều khoản của UCP

28
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.1. Khái niệm

29
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.2. Tính chất
• Là hợp đồng kinh tế giữa 2 bên và
hoàn toàn độc lập với hợp đồng
ngoại thương hoặc hợp đồng khác NHPH
mà hợp đồng này là cơ sở để hình
thành L/C (Điều 4, UCP 600)
• Việc thanh toán L/C chủ yếu dựa
vào chứng từ và phải phù hợp các
điều khoản, điều kiện của L/C chứ
không phụ thuộc vào hàng hóa (Điều HĐTM
5 UCP 600) => Tín dụng chứng từ
Người NK Người XK
• L/C có thể được dùng để điều
chỉnh, đính chính và bổ sung các
điều kiện của hợp đồng đã ký

30
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C

Người xin mở Ngân hàng phát


Người hưởng lợi
thư tín dụng hành (Issuing
(Beneficiary)
(Applicant) bank)

Ngân hàng được


Ngân hàng thông Ngân hàng xác
chỉ định
báo thư tín dụng nhận (Confirming
(Nominated
(Advising bank) bank)
bank)

31
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C

32
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C

(1) Nhà NK và XK ký (2) Căn cứ HĐTM đã


kết HĐTM trong đó ký kết, nhà NK làm (3) NH mở L/C kiểm
thỏa thuận thanh thủ tục xin mở L/C tra đơn yêu cầu mở
toán bằng phương gởi đến NH phục vụ L/C của KH
thức L/C mình

(4) NH mở L/C phát (5) NHTB thông báo


(6) Nhà XK kiểm tra
hành L/C và gởi đến cho nhà XK toàn bộ
nội dung L/C
NHTB nội dung L/C

33
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C

(8) Nhà XK lập


(10) NHđCĐ
BCT theo yêu cầu (9), (9*) NH kiểm
(7) Nhà XK tiến chuyển BCT cho
của L/C và xuất tra và thanh toán
hành giao hàng NHPH để đòi lại
trình cho NH BCT phù hợp
tiền
(NHPH/NHđCĐ)

(13) Nhà NK trả


(11) NHPH kiểm
tiền cho NHPH
tra lại BCT, nếu (12) NHPH thông
và nhận BCT để
phù hợp sẽ báo cho nhà NK
nhận hàng từ
thanh toán lại về BCT đến
người vận
cho NHđCĐ
chuyển

34
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
• Người xin mở thư tín dụng (Applicant): là bên mà theo yêu cầu
của bên này, một thư tín dụng được phát hành

Quyền
• Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ không phù hợp
Nghĩa vụ
• Mở L/C theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng
• Ký quỹ (nếu có)
• Thanh toán các loại phí dịch vụ ngân hàng
• Phối hợp với ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ
thanh toán do người bán gửi tới
• Thanh toán cho ngân hàng
35
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
• Người hưởng lợi (Beneficiary): là người mà thư tín dụng được
phát hành vì quyền lợi của người đó
• Đề nghị người mở L/C tu chỉnh L/C nếu không đồng ý với nội dung của
L/C hoặc cảm thấy khả năng không đáp ứng được các yêu cầu của L/C
• Từ chối giao hàng nếu nội dung L/C khác với nội dung HĐTM đã thỏa
Quyền
thuận gây thiệt hại cho người bán và người bán đã đề nghị tu chỉnh L/C
nhưng không được đáp ứng.
• Được nhận tiền hoặc chỉ định người thay thế mình hưởng lợi L/C

• Tiếp nhận L/C và đánh giá khả năng thực hiện được các nội dung này
của mình
• Giao hàng theo đúng quy định của L/C
Nghĩa vụ
• Lập BCT thanh toán xuất trình cho NHđCĐ trong thời hạn hiệu lực của
L/C để được thanh toán
• Trả phí dịch vụ ngân hàng 36
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
Ngân hàng phát hành (Issuing bank): là ngân hàng, theo yêu cầu của
người yêu cầu mở thư TD hoặc nhân danh chính mình, phát hành 1
thư TD
Quyền
• Yêu cầu người làm đơn mở thư TD phải nộp đủ các hồ sơ và ký
quỹ khi cần thiết
• Hưởng lợi phí dịch vụ ngân hàng
• Từ chối thanh toán nếu bộ chứng từ không phù hợp
• Hưởng lợi hàng hóa nếu người mua không thanh toán
• không chịu trách nhiệm nếu các chỉ thị mà họ truyền đạt tới
ngân hàng khác không được thực hiện, ngay cả khi họ đã chủ
động tự lựa chọn ngân hàng đó
• Được miễn trách nhiệm trong các trường hợp bất khả kháng 37
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
Ngân hàng phát hành (Issuing bank)

Nghĩa vụ
• Phát hành thư tín dụng theo nội dung của giấy đề nghị mở L/C
• Thông báo thư TD đến người hưởng lợi thông qua ngân hàng đại
lý ở nước người xuất khẩu.
• Tu chỉnh L/C khi có yêu cầu
• Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thanh toán do người xuất
khẩu gửi tới
• Thanh toán nếu bộ chứng từ phù hợp
• Hoàn trả tiền cho một NHđCĐ mà NH này đã thanh toán hoặc đã
chiết khấu cho một bộ chứng từ hợp lệ và đã chuyển giao các
chứng từ cho NHPH
38
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): Là ngân hàng
tiến hành thông báo thư tín dụng theo yêu cầu của Ngân hàng phát
hành

Quyền
• Có thể sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác (gọi là “Ngân
hàng thông báo thứ hai”) để thông báo thư tín dụng và bất kỳ
sửa đổi nào cho người thụ hưởng.
• Từ chối thông báo L/C nhưng phải thông báo ngay cho ngân
hàng mở L/C biết về việc đó
• Không chịu trách nhiệm nếu các chỉ thị mà họ truyền đạt tới
ngân hàng khác không được thực hiện, ngay cả khi họ đã chủ
động tự lựa chọn ngân hàng đó
• Được hưởng phí dịch vụ ngân hàng 39
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank)

Nghĩa vụ
• Thông báo nguyên văn toàn bộ nội dung của L/C nhận được cho người
xuất khẩu dưới hình thức văn bản.
• Thực hiện thông báo tu chỉnh L/C nếu có
• Kiểm tra và đảm bảo rằng L/C hoặc sửa đổi L/C đã thỏa mãn tính chân
thật bề ngoài trước khi thông báo.
• Thông báo phải phản ảnh chính xác các điều kiện và điều khoản của
L/C hoặc sửa đổi đã nhận được
• Khi nhận được bộ chứng từ của người xuất khẩu chuyển đến (nếu ngân
hàng thông báo là ngân hàng tiếp nhận chứng từ), phải chuyển ngay và
nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng mở L/C
• Thanh toán tiền cho người xuất khẩu nếu được ủy quyền thanh toán
40
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng, theo yêu cầu
hoặc theo sự ủy quyền của Ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhận
của mình đối với một thư tín dụng

Quyền
• Từ chối xác nhận nhưng phải thông báo không chậm
trễ cho Ngân hàng mở L/C
• Xác nhận hoặc từ chối xác nhận đối với sửa đổi và sẽ bị
ràng buộc không hủy ngang kể từ thời điểm thông báo
sửa đổi. Nếu từ chối xác nhận sửa đổi, phải thông báo
không chậm trễ cho Ngân hàng phát hành và người thụ
hưởng
41
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
Ngân hàng xác nhận (Confirming bank)

Nghĩa vụ
• Cùng ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người xuất
khẩu.
• Thanh toán hoặc chiết khấu miễn truy đòi nếu L/C có giá trị chiết
khấu tại ngân hàng xác nhận (điều 8a UCP 600)
• Hoàn trả tiền cho một ngân hàng được chỉ định khác khi ngân
hàng này đã thanh toán hoặc đã chiết khấu đối với xuất trình
phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng xác nhận

42
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.3. Các bên tham gia giao dịch L/C
• Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank): Là ngân
hàng mà Thư tín dụng có giá trị thanh toán tại ngân
hàng đó hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp
Thư tín dụng có giá trị thanh toán đối với bất cứ ngân
hàng nào
➢L/C ghi “available with Issuing bank…”: NHPH
➢L/C ghi “available with Confirming bank…”: NHXN
➢L/C ghi “available with Nominated bank…”: NHđCĐ
➢L/C ghi “available with Any bank…”: bất cứ ngân hàng
nào

43
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.4. Phân loại L/C
Căn cứ vào loại hình L/C
• L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là loại L/C mà người
mở L/C có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ
bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp nhận và thông báo
trước cho người thụ hưởng, trừ khi hàng hóa đã được giao
• L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C sau khi
đã được mở ra và thông báo cho người hưởng lợi thì không
được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực
của nó nếu không có sự đồng ý của các bên liên quan
• Lưu ý: Tất cả các L/C đều là L/C không thể hủy ngang, dù có ghi
“Irrevocable” hay không (UCP 600)

44
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.4. Phân loại L/C
Căn cứ vào thời điểm thanh toán
• L/C trả ngay (At sight L/C): người hưởng lợi sẽ nhận được tiền
thanh toán ngay khi xuất trình chứng từ phù hợp
• L/C trả chậm (Usance L/C)
• L/C chấp nhận (Acceptance L/C):
• Là loại L/C mà việc thanh toán được thực hiện vào một ngày trong
tương lai bằng việc ngân hàng chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do
người hưởng lợi ký phát
• Có hối phiếu kèm theo
• L/C thanh toán dần (Deferred L/C):
• Là loại L/C mà việc thanh toán được thực hiện vào một ngày trong
tương lai được quy định trong L/C bằng cam kết của ngân hàng đối
với người hưởng lợi
• Không có hối phiếu kèm theo
45
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.4. Phân loại L/C
Căn cứ vào phương thức sử dụng
• L/C có xác nhận (Confirmed L/C)
• L/C miễn truy đòi (Without Recourse L/C)
• L/C tuần hoàn (Revolving L/C)
• L/C có điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
• L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)
• L/C giáp lưng (Back-to-back L/C)
• L/C đối ứng (Reciprocal L/C)
• L/C dự phòng (Standby L/C)

46
L/C CÓ XÁC NHẬN (CONFIRMED L/C)

• Là L/C được một NH khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu
cầu của NHPH cho người hưởng lợi
• Sự xác nhận của Ngân hàng này là 1 cam kết chắc chắn cộng
thêm vào cam kết chắc chắn của Ngân hàng mở
• Một khi đã thực hiện xác nhận L/C thì Ngân hàng xác nhận có
trách nhiệm tương tự NHPH
• Nếu L/C có sửa đổi thì NHXN có quyền xác nhận hoặc không
xác nhận nội dung sửa đổi. Trong trường hơp này trách nhiệm
của NHXN chỉ giới hạn trong phạm vi mà họ đã xác nhận
47
TH áp dụng
• Người hưởng lợi không tin tưởng vào
L/C CÓ XÁC khả năng tài chính của NHPH, hoặc
NHẬN • Không chấp nhận những rủi ro chính trị
tồn tại hay tiềm ẩn ở nước của NHPH
(CONFIRMED
L/C) Ưu điểm
• Đảm bảo quyền lợi của người hưởng lợi

Nhược điểm
• Tốn phí xác nhận (thường cao)
48
L/C MIỄN TRUY ĐÒI (WITHOUT RECOURSE L/C)

• Là loại L/C mà sau khi người XK đã được trả tiền thì NHPH không có quyền
đòi lại tiền trong bất kỳ trường hợp nào
• Người xuất khẩu phải ghi câu “miễn truy đòi người ký phát” (without
recourse to drawer) lên hối phiếu và trong L/C cũng phải ghi như vậy
• TH áp dụng
• Khi người hưởng lợi muốn đảm bảo chắc chắn về̀ việc thanh toán
• Ưu điểm
• Đảm bảo quyền lợi của người XK
• Nhược điểm
• Rủi ro đối với NH và người NK nếu không kiểm tra kỹ BCT hoặc khi
người XK cố tình lừa đảo
49
L/C TUẦN HOÀN (REVOLVING L/C)
• Là loại L/C trong đó qui định sau khi sử dụng xong giá trị hoặc hết thời hạn
hiệu lực (của mỗi lần tuần hoàn) thì nó lại có giá trị như cũ, và cứ như vậy
nó tuần hoàn cho đến khi nào hoàn tất tổng giá trị hợp đồng
• Ví dụ
• Một nhà sản xuất thép cần 5000 tấn quặng sắt mỗi tháng
• Họ có thể mở 1 L/C tuần hoàn trị giá US$450 000 (5000 tấn @ $90/tấn)
cho phép tuần hoàn 6 lần trị giá US$450 000 mỗi tháng
• Mỗi tháng nhà NK sẽ nhận được 5000 tấn quặng sắt và người XK sẽ
nhận được US$450 000 từ L/C
• Ngay khi đợt giao hàng của tháng này hoàn thành, L/C lại có giá trị như
cũ cho tháng tiếp theo (cho đến 6 lần)

50
L/C TUẦN HOÀN (REVOLVING L/C)

• Phân loại
• Tuần hoàn có tích lũy (Cumulative Revolving L/C): Là loại L/C
cho phép chuyển phần thừa kim ngạch đợt giao hàng trước
vào đợt giao hàng sau nếu đợt giao hàng trước chưa hết và
cứ tiếp tục như vậy cho đến đợt giao hàng cuối cùng
• Tuần hoàn không có tích lũy (Uncumulative Revolving L/C): Là
loại L/C không cho phép chuyển số dư của đợt giao hàng
trước vào đợt giao hàng sau

51
L/C TUẦN HOÀN (REVOLVING L/C)
• Cách tuần hoàn
• Tuần hoàn tự động (Automatic): Nếu L/C của giai đoạn trước hết hiệu lực thì
nó lại tự động có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của NH mở L/C
cho người XK
• VD: “We open irrevocable L/C revolving monthly/quarterly.... The full
amount again becomes available under the same terms and conditions, on
the first day of each calendar month/quarter”
• Tuần hoàn bán tự động (Partly automatic): Nếu L/C của giai đoạn trước sử
dụng xong hoặc hết hiệu lực, sau 1 vài ngày mà NH mở L/C không thông báo
gì về L/C kế tiếp và thông báo cho người XK thì nó lại tự động có giá trị như cũ
• VD: “This will be operative for the second & third shipment unless
otherwise notice by us”
• Tuần hoàn hạn chế (Restrictive): Nếu L/C của giai đoạn trước hết hiệu lực,
muốn có giá trị hiệu lực trở lại thì phải có sự thông báo của NH mở L/C cho
người XK
• VD: “Reinstatement by us by way of amendment”
52
TH áp dụng
• Khi các bên có sự tin cậy lẫn nhau
• Việc mua bán được tiến hành thường xuyên, định
L/C TUẦN kỳ trong thời hạn dài
HOÀN • Trị giá mỗi đợt thanh toán xấp xỉ nhau, khối lượng
lớn
(REVOLVING Đ/v nhà NK
L/C) • Tiết kiệm thời gian và chi phí mở L/C
• Tiết kiệm chi phí lưu kho, bảo quản
• Tăng hiệu quả sử dụng vốn

Đ/v nhà XK
• Chủ động trong việc giao hàng
• Có thể nhận được tiền ngay sau mỗi lần giao hàng

53
• Hàng hóa: 6000 tấn sắt. Đơn
giá: US$190/tấn CIF
• Giao hàng: 1500 tấn vào tháng
5/6/7/8 năm 20XX
MINH HỌA • Tổng giá trị: US$ 1.140.000
• Phí mở L/C: 0.25%/3 tháng
VỀ LỢI ÍCH • Trường hợp 1
54
CỦA L/C • Người NK mở L/C không hủy
ngang trị giá US$ 1.140.000
TUẦN HOÀN vào ngày 01/03/20XX, có giá
trị đến 30/09/20XX
• Phí mở L/C: 0.25% x US$
1.140.000 x 3 quý = $ 8.550
• Trường hợp 2
• Người NK mở L/C tuần hoàn trị giá US$
MINH HỌA VỀ 285.000 vào ngày 01/03/20XX, có giá
LỢI ÍCH CỦA trị đến 30/09/20XX
L/C TUẦN • Phí mở L/C đến 31/05/20XX: 0.25% x
US$ 1.140.000 = $2.850
HOÀN • Phí mở L/C đến 31/08/20XX: 0.25% x
US$ 855.000 = $2.137
• Phí mở L/C đến 30/09/20XX: 0.25% x
US$ 570.000 = $1.425
Tổng phí mở L/C = $6.412

55
L/C CÓ ĐIỀU KHOẢN ĐỎ (RED CLAUSE L/C)

• Là loại L/C có các điều khoản đặc biệt (thường cho phép người XK được ứng trước
một số tiền nhất định trước khi giao hàng)
• VD: “Advance up to USD 5,000 available against beneficiary’s sight draft
accompanied by a simple receipt”
• TH áp dụng
• Người XK có nhu cầu ứng trước tiền để chuẩn bị hàng
• Ưu điểm
• Người XK giảm được khó khăn về tài chính, chủ động được thị trường đầu ra
• Người NK mua được hàng với giá thấp, có nguồn hàng ổn định
• Nhược điểm
• Người NK bị chiếm dụng vốn
• Người NK có thể gặp rủi ro nếu người XK không thực hiện hợp đồng
• Phức tạp, chi phí cao 56
L/C CHUYỂN NHƯỢNG (TRANSFERABLE L/C)

• Là L/C trong đó qui định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có
thể yêu cầu được quyền chuyển nhượng toàn bộ hay 1 phần số
tiền của L/C cho 1 hoặc nhiều người khác (người thụ hưởng thứ
hai)
• Chỉ được chuyển nhượng 1 lần
• NH mở L/C phải ghi rõ “transferable” (có thể chuyển nhượng) và
phải chỉ định rõ NH chuyển nhượng
• TH áp dụng: Khi người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp
được hàng hóa mà chỉ là một người trung gian

57
L/C CHUYỂN NHƯỢNG
(TRANSFERABLE L/C)
L/C GIÁP LƯNG (BACK-TO-BACK L/C)

• Sau khi nhận được L/C do người NK mở, người XK trên cơ sở đó mở tiếp một L/C cho
người khác hưởng với nội dung gần giống L/C ban đầu. L/C mở trước gọi là L/C gốc, L/C
mở sau gọi là L/C giáp lưng
• TH áp dụng
• Khi người hưởng lợi thứ nhất không tự cung cấp được hàng hóa mà chỉ là một người
trung gian
• Người NK không đồng ý mở L/C chuyển nhượng
• Người XK muốn giữ bí mật về nguồn hàng
• Ưu điểm:
• Có thể điều chỉnh các điều kiện của L/C giáp lưng
• Không phụ thuộc tuyệt đối vào chứng từ của người XK
• Giữ được bí mật hoặc thông tin về nguồn hàng
• Nhược điểm:
• Tốn phí mở L/C
59
L/C GIÁP LƯNG (BACK-TO-BACK L/C)
SO SÁNH L/C GIÁP LƯNG VÀ L/C GỐC

L/C giáp lưng L/C gốc

Số chứng từ Nhiều hơn Ít hơn

Thời hạn giao Sớm hơn Muộn hơn


hàng
Số tiền L/C Nhỏ hơn Lớn hơn
L/C ĐỐI ỨNG (RECIPROCAL L/C)

• Là loại L/C chỉ có hiệu lực khi L/C đối ứng với nó đã được mở
• L/C ban đầu:
“This L/C takes effect only after a reciprocal L/C is opened for the
applicant by the beneficiary” (L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi
đã mở 1 L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng)
• L/C đối ứng:
“This L/C is reciprocal to L/C No. …dated … issued by ….. Upon receipt of
the documents complying with the L/C terms, we shall make payment
only after our full receipt of the proceeds under L/C No. … dated …” (Đây
là L/C đối ứng với L/C số … ngày …. được phát hành bởi Ngân hàng…..
Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ thanh toán chỉ
sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ……….. ngày …… do Ngân
hàng ……. phát hành).

63
TH áp dụng
• Giao dịch hàng đổi hàng
• Gia công hàng xuất khẩu
L/C ĐỐI ỨNG
(RECIPROCAL Ưu điểm
L/C) • Đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên
Nhược điểm
• Thủ tục rườm rà
• Chi phí mở L/C cao
64
L/C DỰ PHÒNG (STANDBY L/C)

• Là loại L/C được phát hành bởi ngân hàng của người XK trong
đó cam kết với người NK sẽ thanh toán lại cho họ các khoản chi
phí và thiệt hại (tiền đặt cọc, tiền ứng trước…) trong trường hợp
người XK không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề
ra
• TH áp dụng
• Người NK ứng trước tiền cho người XK

67
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.5. Yêu cầu xin mở L/C
• Giấy đề nghị mở L/C
• Cơ sở pháp lý và nội dung để lập giấy đề nghị mở L/C là hợp
đồng thương mại
• Thường theo mẫu in sẵn của Ngân hàng
• Lưu ý:
➢ Người NK cần thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa
những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào L/C, làm sao để
vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa để bên xuất khẩu
có thể chấp nhận được
➢ Cần tôn trọng các điều kiện của HĐTM, tránh tình trạng mâu
thuẫn trái ngược nhau

68
69
70
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
1. Loại L/C (Form of Documentary Credit)
2. Số hiệu L/C (Documentary Credit Number)
3. Ngày phát hành (Date of issue)
• Là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam
kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng
• Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C
• Là căn cứ kiểm tra việc người nhập khẩu có thực
hiện mở L/C đúng thời hạn như trong hợp đồng
không

71
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
4. Ngày và nơi hết hạn L/C (Date and Place of Expiry)
• Là ngày mà nếu người XK xuất trình bộ chứng từ sau
ngày này thì sẽ không được thanh toán
• Khoảng thời gian từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu
lực L/C gọi là thời hạn hiệu lực của L/C
• Nơi hết hạn L/C là địa điểm mà chứng từ có thể
được xuất trình. Địa điểm này dùng để xác định thời
gian hết hạn L/C

72
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
5. Tên, địa chỉ của những người liên quan
6. Số tiền của L/C
• Đơn vị tiền tệ rõ ràng
• Số tiền vừa được ghi bằng số vừa được ghi bằng chữ và phải
thống nhất với nhau
• Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối
7. Địa điểm xuất trình (Available with…): là địa điểm của ngân
hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc địa điểm của bất cứ
ngân hàng nào nếu L/C có giá trị thanh toán tại bất cứ ngân hàng
nào
• Nếu địa điểm này khác với NHPH thì được xem là địa điểm bổ
sung vào địa điểm NHPH
73
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
8. Thời hạn trả tiền (Date of Payment)
• Trả ngay hay trả sau phụ thuộc vào qui định trong
hợp đồng
• Nếu việc đòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền
được qui định ở yêu cầu ký phát hối phiếu
• Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực
của L/C nếu như trả tiền ngay hoặc nằm ngoài thời
hạn hiệu lực của L/C nếu như trả tiền có kỳ hạn

74
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
8. Thời hạn trả tiền (Date of Payment)
• Ví dụ:
▪ Ngày hết hạn hiệu lực của L/C: 15/10/2013
▪ Hối phiếu được ký phát có kỳ hạn 3 tháng kể từ ngày nhìn
thấy
▪ Ngày chậm nhất xuất trình HP và BCT?
▪ Giả sử HP được xuất trình vào ngày 10/10/2013
▪ Ngày đến hạn trả tiền HP?

75
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
9. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa
• Các điều kiện về cơ sở giao hàng (Shipping term)
(FOB, CIF, CFR...)
• Nơi gửi và nơi giao hàng (Port of Loading/Discharge…)
• Cách vận chuyển: Chuyển tải?
• Cách giao hàng: Giao hàng từng phần?

76
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
10. Ngày giao hàng (Shipment Date)
• Ngày mà người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng của mình, nếu không sẽ không được thanh
toán
• Có nhiều cách qui định:
➢Ngày giao hàng chậm nhất
➢Không được giao hàng trước 1 ngày nhất định
➢X ngày trước khi L/C hết hạn
➢Trong 1 khoảng thời gian nhất định
• Phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C và không
được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C 77
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
11. Mô tả hàng hóa và dịch vụ (Description of Goods
and/or Services)
12. Các yêu cầu về chứng từ (Documents required)
-Loại chứng từ
-Số lượng mỗi loại
-Bản chính hay bản sao
-Người phát hành
-Nội dung

78
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.6. Nội dung L/C
13. Thời hạn xuất trình (Presentation period)
Thời hạn người XK phải xuất trình bộ chứng từ cho NH
để được thanh toán
14. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở thư tín dụng
15. Những điều kiện khác
16. Hướng dẫn đối với NHXN (nếu có), NHđCĐ
17. Chữ ký của ngân hàng mở L/C

79
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.7. Sửa đổi L/C
• Sửa đổi L/C là hành vi mà các bên có liên quan thực
hiện sửa đổi hoặc bổ sung hoặc hủy bỏ từng phần nội
dung của L/C đã được mở trước đó
• Việc sửa đổi phải bằng văn bản và được thực hiện
trong thời hạn hiệu lực của L/C
• Phải có sự đồng ý của ngân hàng phát hành, ngân
hàng xác nhận (nếu có) và của người thụ hưởng
• Chấp nhận một phần sửa đổi là không được phép và
sẽ được coi là thông báo từ chối sửa đổi

80
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.7. Sửa đổi L/C (tt)
Trách nhiệm của các bên liên quan
Ngân hàng
kể từ khi phát hành sửa đổi
phát hành
Ngân hàng
kể từ khi xác nhận sửa đổi
xác nhận
Ngân hàng
kể từ khi thông báo sửa đổi
thông báo
Người thụ truyền đạt chấp nhận sửa đổi (đồng ý/ từ
hưởng chối/ xuất trình chứng từ tương ứng…)
81
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.8. Kiểm tra BCT xuất trình
Nguyên tắc kiểm
Kiểm tra sơ bộ Kiểm tra chi tiết
tra

• Điều 14 UCP 600 • Số lượng, loại • Hối phiếu


chứng từ • Hóa đơn thương
• Ngày lập chứng từ mại
• Các khoản mục • Chứng từ vận tải
• Cơ quan cấp • Chứng từ bảo hiểm
• Số tiền so với số • Phiếu đóng gói
tiền của L/C hàng hóa
• Giao hàng từng • Các chứng từ khác
phần/ chuyển tải

82
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.8. Kiểm tra BCT xuất trình
NGUYÊN TẮC KIỂM TRA
• Bề mặt chứng từ
• 05 ngày làm việc tiếp theo ngày xuất trình
• Bộ chứng từ gồm chứng từ vận tải: xuất trình không
chậm hơn 21 ngày niên lịch sau ngày giao hàng &
không được muộn hơn ngày hết hạn L/C
• Dữ liệu, mô tả hàng hóa (ngoại trừ hóa đơn) không
được mâu thuẫn với các chứng từ khác hoặc L/C

83
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.8. Kiểm tra BCT xuất trình
NGUYÊN TẮC KIỂM TRA (TT)
• Yêu cầu về chứng từ (trừ chứng từ vận tải, chứng từ
bảo hiểm hoặc hóa đơn thương mại) không qui định
người phát hành hoặc nội dung: NH sẽ chấp nhận
chứng từ nếu nội dung của chứng từ đáp ứng được
chức năng của chứng từ đó
• Những chứng từ mà L/C không yêu cầu: bỏ qua, có thể
trả lại cho người xuất trình
• Điều kiện L/C không qui định chứng từ tương ứng: bỏ
qua
84
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.8. Kiểm tra BCT xuất trình
NGUYÊN TẮC KIỂM TRA (TT)
• Một chứng từ có thể ghi ngày trước ngày phát hành
L/C nhưng không được ghi ngày sau ngày xuất trình
chứng từ
• Địa chỉ của người thụ hưởng và người yêu cầu mở L/C
phải trên các chứng từ & L/C phải trong cùng một
quốc gia
• Địa chỉ và các chi tiết giao dịch của người nhận hàng
hoặc bên được thông báo ghi trên chứng từ vận tải
phải đúng qui định trong L/C
85
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.9. Xử lý những sai sót, bất hợp lệ khi kiểm tra bộ chứng từ

Sai sót có thể sửa chữa Sai sót không thể sửa chữa

Từ chối Thanh
Điện báo cho thanh toán toán
khách hàng lên
nhận bộ chứng từ Yêu cầu người XK
Hướng dẫn gửi thư đảm bảo
để điều chỉnh lại người XK lập
cho phù hợp với sai sót
thủ tục nhờ
nội dung của L/C thu
Điện đề nghị ngân hàng mở
L/C chấp nhận điều khoản
thanh toán có bảo lưu

86
4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ (L/C)
4.10. Nhận xét
Ưu điểm
• An toàn
Nhược điểm
• Phức tạp
• Chi phí cao
Trường hợp áp dụng
• Hai bên mua bán ít quen biết, ít tin cậy nhau
• Giao dịch lần đầu
• Hợp đồng có giá trị lớn

87
5. PHƯƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ TRẢ
TIỀN (CAD)
5.1. Khái niệm
• Phương thức thanh toán giao chứng từ nhận tiền là
phương thức thanh toán mà trong đó đơn vị Nhập
khẩu trên cơ sở hợp đồng mua bán yêu cầu Ngân
hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu mở cho mình một tài
khoản tín thác (Trust Account) để thanh toán tiền cho
đơn vị xuất khẩu khi đơn vị xuất khẩu xuất trình đầy
đủ chứng từ theo đúng thỏa thuận.

88
5. PHƯƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ TRẢ
TIỀN (CAD)
5.2. Các chủ thể tham gia

ĐƠN VỊ XUẤT ĐƠN VỊ NHẬP


KHẨU KHẨU
(BENEFICIARY) (BUYER)

NGÂN HÀNG PHỤC VỤ


ĐƠN VỊ XUẤT KHẨU
(BENEFICIARY’S BANK)

89
5. PHƯƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ TRẢ
TIỀN (CAD)
5.3. Trường hợp áp dụng
• Đơn vị nhập khẩu rất tin tưởng đơn vị xuất khẩu vì
trên thực tế chưa có cơ sở pháp lý nào rõ ràng để
điều chỉnh phương thức thanh toán này nên nếu có
tranh chấp xảy ra thì việc xử lý rất phức tạp.
• Đơn vị nhập khẩu có văn phòng đại diện tại nước của
đơn vị xuất khẩu.
• Mua bán hàng hóa độc quyền, khan hiếm.

90
5. PHƯƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ TRẢ
TIỀN (CAD)
5.4. Qui trình
(4)

Nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu


(1)

(7) (2) (3) (5) (6)

(3)

Ngân hàng Ngân hàng


(7)

91
5. PHƯƠNG THỨC GIAO CHỨNG TỪ TRẢ
TIỀN (CAD)
5.4. Qui trình
(1) Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu ký kết hợp đồng mua bán trong đó thỏa thuận
thanh toán bằng phương thức CAD
(2) Căn cứ hợp đồng mua bán được ký kết, nhà nhập khẩu đến ngân hàng để ký một bản
ghi nhớ (memorandum) đồng thời ký quỹ 100% trị giá của hợp đồng để mở tài khoản ký
thác
(3) Ngân hàng thông báo cho nhà xuất khẩu về việc nhà nhập khẩu đã ký quỹ và tài
khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động
(4) Nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng dưới sự kiểm soát của người đại diện của nhà
nhập khẩu tại nước người xuất khẩu
(5) Nhà xuất khẩu xuất trình chứng từ đúng theo yêu cầu của người mua cho ngân hàng
để yêu cầu thanh toán
(6) Ngân hàng tiến hành kiểm tra chứng từ theo yêu cầu của bản ghi nhớ đã ký, nếu phù
hợp thì thanh toán cho nhà xuất khẩu và ghi nợ tài khoản ký thác của nhà nhập khẩu
(7) Ngân hàng chuyển chứng từ cho nhà nhập khẩu (hoặc cho người đại diện của nhà
nhập khẩu)
92
HẾT CHƯƠNG 5

You might also like