You are on page 1of 9

1.

Khái niệm và các nguyên tắc hạch toán


1.1. Khái niệm:
- Cán cân thanh toán là một bảng tóm tắt ghi lại một cách hệ thống tất cả các
giao dịch quốc tế giữa cư dân của một quốc gia với cư dân của các nước khác
trên thế giới trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
- Cán cân thanh toán được xem xét trên hai góc độ:
+ Cán cân thanh toán quốc tế ghi chép tổng hợp lại toàn bộ các luồng
hàng hóa, dịch vụ, tài sản và cổ phiếu được giao dịch quốc tế.
+ Các chủ thể tham gia vào các giao dịch quốc tế bao gồm tất cả các cá
nhân thường trú trên một lãnh thổ quốc gia , các tổ chức chính phủ,…
- Ý nghĩa:
+ Cán cân thanh toán là tài liệu phản ánh tổng thể quy mô và cơ cấu tất cả
các nguồn thu và chi ngoại tệ của quốc gia với phần còn lại của thế giới.
+ Cán cân thanh toán cho phép đánh giá được luồng ngoại tệ ra hoặc vào
một quốc gia với các quốc gia khác trên thế giới
1.2. Nguyên tắc hạch toán trong CCTT

a/ Nguyên tắc ghi có (credits) và ghi nợ (debits)

(+) Giao dịch làm tăng dòng tiền vào trong nước (XK hàng hóa-dịch vụ, nhận
quà biểu từ nước ngoài, đầu tư của người nước ngoài vào trong nước,…): Ghi
“có”; kí hiệu bằng dấu “+”

VD: Một người Mỹ mua cổ phần ở Việt Nam: Tài sản của nước ngoài ở VN
tăng hay có dòng vốn đi vào VN -> Ghi “có” trong CCTT của VN.

(+) Giao dịch dẫn đến tăng dòng tiền ra khỏi đất nước (NK hàng hóa-dịch vụ,
cho tặng quà biếu cho người nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài,…): Ghi “nợ”; kí
hiệu bằng dấu “-“.

VD: Một người Mỹ bán cổ phần của mình ở Việt Nam cho nhà đầu tư VN để
chuyển vốn về Mỹ: Tài sản của Mỹ ở nước ngoài giảm hay tài sản của nước
ngoài ở VN giảm. Dòng tiền ra khỏi VN (về Mỹ)-> Ghi “nợ” trong CCTT của
VN; Ghi “có” trong CCTT của Mỹ.

b/ Nguyên tắc ghi sổ kép (double– entry bookeeping)


Tương tự nguyên tắc kế toán thông thường: Một khoản giao dịch quốc tế đều
được ghi chép 2 lần: 1 lần ghi “có” (credit) và 1 lần ghi “nợ” (debit) với cùng
giá trị nhưng ngược dấu.

VD: Một DN VN XK lô hàng trị giá $10,000 sang Mỹ, thỏa thuận phương thức
thanh toán là chuyển tiền vào tài khoản của DN mở tại ngân hàng Mỹ. BOP của
VN:

Có (+)

Xuất khẩu hàng hóa $10,000

Nợ (-)

Gia tăng tài sản ngắn hạn của tư nhân tại nước ngoài $10,000

* Câu hỏi trắc nghiệm

1. Khái niệm nào sao đây là cán cân thanh toán quốc tế:

a. một bảng báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống ghi chép 1 vài giao dịch kinh
tế.

b. là một bảng tóm tắt ghi lại một cách hệ thống tất cả các giao dịch quốc tế
giữa cư dân của một quốc gia với cư dân của các nước khác trên thế giới
trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.

c. một bảng báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống ghi chép tất cả các giao dịch
kinh tế trong một thời kì nhất định (1 năm).

d. Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có
và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

2. Nguyên tắc nào sau đây là nguyên tắc hạch toán trong cán cân thanh toán

a. Nguyên tắc ghi nợ

b. Nguyên tắc ghi sổ kép

c. Nguyên tắc ghi có, Nguyên tắc ghi nợ

d. Nguyên tắc ghi có và ghi nợ, Nguyên tắc ghi sổ kép

3. Giao dịch được hạch toán ghi nợ (-) trong cán cân thanh toán của một quốc
gia:

a. Công ty trong nước đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


b. Chính phủ phát hành trái phiếu ra nước ngoài

c. giảm nợ vay nước ngoài

d. a và c

2. Các bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế


Gồm 3 khoản mục chính: Cán cân thường xuyên, cán cân luồng vốn, cán cân tài
trợ chính thức.
2.1.Cán cân thường xuyên hay cán cân vãng lai (current account):
2.1.1.Khái niệm: Cán cân thường xuyên ghi lai tất cả các giao dịch mua bán
hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch chuyển giao đơn phương.
2.1.2: Gồm 2 bộ phận:
a. Cán cân thương mại
- Cán cân thương mại hàng hóa (hữu hình): phản ánh hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa hữu hình như máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng,…
- Cán cân thương mại dịch vụ ( vô hình): phản ánh hoạt động xuất nhập khẩu
hàng hóa vô hình như dịch vụ du lịch quốc tế, vận tải quốc tế,…
- Tổng của cán cân thương mại hữu hình và vô hình được gọi là cán cân thương
mại.
- Cán cân thương mại = kim ngạch xuất khẩu – kim ngạch nhập khẩu
- Nếu Giá trị xuất khẩu > giá trị nhập khẩu => thặng dư,
Giá trị nhập khẩu > giá trị xuất khẩu => thâm hụt
b. Cán cân chuyển giao đơn phương
- Gồm các giao dịch về thu nhập:
+ Nhận thu nhập của cư dân trong nước từ nước ngoài: cổ tức trên cổ phiếu
nước ngoài, lãi suất cho vay nước ngoài….
+ Trả thu nhập cho nước ngoài: cổ tức trên cổ phiếu trong nước, lãi suất đi
vay…
+ Các giao dịch chuyển tiền đơn phương (viện trợ nhân đạo, quà tặng, chuyển
tiền cho thân nhân…)
c. ý nghĩa của cán cân thanh toán
- Cán cân vãng lai cho biết thu nhập từ ngoại thương và năng lực thương mại
của một nước.
- Mức độ thâm hụt hay thặng dư của cán cân vãng lai ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ
giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước với ngoại tệ, nghĩa là có thể làm cho
đồng tiền trong nước lên giá hoặc giảm giá.

2.2. Cán cân luồng vốn (capital account):


2.2.1: Khái niệm: Cán cân luồng vốn ghi lại các giao dịch quốc tế có liên quan
đến các dòng chảy của vốn vào và ra khỏi một nước.
2.2.2. Nguyên tắc ghi tài khoản vốn:
- Nếu vay nước ngoài để tài trợ cho một khoản thâm hụt trong tài khoản vãng
lai trong nước sẽ được ghi vào khoản “Có”
- Nếu cho vay nước ngoài để tài trợ cho một dự án nào đó, ghi “Nợ” trong tài
khoản vốn.
2.2.3. Cán cân luồng vốn gồm 2 bộ phận:
a. Cán cân vốn dài hạn gồm có: đầu tư trực tiếp FDI, đầu tư gián tiếp và các
khoản vốn tín dụng. (thường thời hạn trên 1 năm)
Ví dụ: Các khoản đi vay, cho vay dài hạn của chính phủ và tư nhân, bao
gồm cả viện trợ phát triển chính thức (phần cho vay) và đầu tư nước ngoài
- Cán cân thường xuyên + Cán cân vốn dài hạn = Cán cân cơ sở

Phản ánh các tác Phản ánh sự Phản ánh những


động lên cán cân
đánh giá cảu các yếu tố tác động
thanh toán của thu
nhập quốc dân và tốc nhà đầu tư dài tác động dài
độ tăng trưởng, thói hạn về mức sinh hạn lên nền
quen tiêu dùng của lời tươngđối kinh tế quốc gia
quốc gia, khả năng
cạnh tranh quốc tế giữa các cơ hội và tỷ giá hối
đầu tư trong đoái
b. Cán cân vốn ngắn hạn ( thường là dưới 1 năm)
Ví dụ: quỹ tín dụng thương mại, tín dụng hỗ trợ cán cân thanh toán của
quỹ tiền tệ quốc tế hay các nước khác
2.3. Cán cân tài trợ chính thức hay cán cân dự trữ chính thức (official
reserve account)
2.3.1: Khái niệm: Cán cân tài trợ chính thức ghi lại những giao dịch quốc tế do
các tổ chức của nhà nước thực hiện để điều chỉnh tất cả những giao dịch khác
được ghi trong cán cân thanh toán quốc tế.
2.3.2: Gồm 3 bộ phận:
- Thay đổi dự trữ ngoại hối của quốc gia
- Tín dụng với IMF và các ngân hàng trung ương khác
- Thay đổi dự trữ của các ngân hàng trung ương khác bằng đồng tiền của quốc
gia lập cán cân thanh toán.
2.3.3: Vai trò: Đóng vai trò quan trọng để làm công cụ giúp phân định các giao
dịch tự định (autonomous transactions) và các giao dịch hỗ trợ (accommodating
transactions)
2.3.4: Chức năng:
- Làm cân bằng cung cầu về ngoại tệ
- Cho biết mức độ của các dòng tiền được đưa vào và rút ra khỏi nền kinh tế từ
các giao dịch với nước ngoài.
2.4. Cân bằng cán cân thanh toán
2.4.1.Nguyên tắc
-Về lý thuyết nguyên tắc ghi sổ kép là cán cân thanh toán của một quốc gia phải
cân bằng
Tức là

Tổng giá trị của các Tổng giá trị của các giao
giao dịch ghi Có (+) dịch ghi bên nợ (-)

2.4.2. Sai số và bỏ sót


-Khái niệm: Sai số và bỏ sót là thành phần ghi chép các sai số phát sinh do
chênh lệch về tỉ giá hối đoái tại các thời điểm khác nhau và sai số thống kê.
-Lý do có sai số thống kê là gì?
+Không thể tập hợp, thống kê hết giao dịch kinh tế của quốc gia trong một thời

+Số liệu lấy từ nhiều nguồn khác nhau
+Một số giao dịch rất khó xác định giá trị thực
+Trốn thuế, gian lận thương mại
2.4.3.Cán cân tổng thể
-Nếu công tác thống kê đạt mức chính xác tức lỗi và sai sót bằng không thì:
Cán cân tổng thể = cán cân vãng lai + cán cân vốn + lỗi và sai sót
-Kết quả của khoản mục này thể hiện tình trạng kinh tế đối ngoại của một quốc
gia trong một thời kì hoặc tại một thời điểm. Nếu:
+Kết quả mang dấu (+): Thu ngoại tệ của quốc gia sẽ tăng thêm
+Kết quả mang dấu (- ): Thu ngoại tệ của quốc gia sẽ giảm thấp

Câu 1: Thị trường mà ở đó đồng tiền của nước này được trao đổi với đồng
tiền của nước khác được gọi là:
A. Thị trường tiền tệ
B. Thị trường vốn
C. Thị trường chứng khoán
D. Thị trường ngoại hối
Câu 2: Trong cán cân thanh toán của một quốc gia, nợ nước ngoài được ghi
vào:
A. Sai số thống kê
B. Tài khoản vốn
C. Tài khoản vãng lai
D. Tài trợ chính thức
Câu 3: Cán cân thường xuyên gồm:
A. Cán cân Thương mại hàng hoá hoặc cán cân hữu hình
B. Cán cân Thương mại dịch vụ hàng hoá hoặc cán cân hữu hình
C. Cán cân chuyển giao đơn phương
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Khoản mục vô hình:
A. Bao gồm những giao dịch không hợp pháp
B. Là cách gọi khác của sai số thống kê
C. Là cách gọi khác của khoản mục dịch vụ
D. Là cách gọi khác của dự trữ quốc gia
Câu 5: Cán cân thương mại bằng :
A. Kim ngạch nhập khẩu – Kim ngạch xuất khẩu
B. Kim ngạch xuất khẩu – Kim ngạch nhập khẩu
C. Kim ngạch nhập khẩu + Kim ngạch xuất khẩu
D. Kim ngạch xuất khẩu + Kim ngạch nhập khẩu

3. Mối quan hệ giữa cán cân thường xuyên và thu


nhập quốc dân
- Cán cân thường xuyên phản ánh tất cả các giao dịch mua bán hàng hóa,dịch vụ
và các giao dịch chuyển giao đơn phương,đồng thời nó phản ánh việc thu nhập
của quốc gia đó được hình thành và sử dụng như thế nào
- Mối quan hệ giữa cán cân thường xuyên và thu nhập quốc dân của 1 nước thể
hiện qua đẳng thức:
Y = C + I + G + (X - M) (*)
Trong đó:
Y: Tổng thu nhập quốc dân
C: Chi tiêu hộ gia đình
I: Chi tiêu cho đầu tư
G: Chi tiêu của chính phủ
X: Xuất khẩu và thu nhập từ nước ngoài
M: Nhập khẩu và thu nhập trả cho người nước ngoài
 Như vậy,X không đơn thuần là trong cán cân thương mại vì nó không
những chỉ thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa,dịch vụ mà còn cả thu nhập từ
các khoản đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp ở nước ngoài
Tương tự,M bao gồm các khoản ghi nợ trong cán cân thường xuyên,chứ
không chỉ nhập khẩu hàng hóa nói riêng.
=>Đẳng thức viết lại như sau:
Y - (C + I + G) = (X - M)
+ Nếu X > M (thặng dư) thì Y > (C +I + G)
+Nếu X < M (thâm hụt) thì Y < (C + I + G)
Ta có:
Yd = Y – T = C + S
Y=C + S + T(**)
Trong đó:
Yd: thu nhập khả dụng
T: thuế ròng
Từ (*) và (**) ta được:
C + S + T = C + I+ G + (X - M)
(S - I) + (T - G) = (X - M)
Trong đó:
S - I: Tiết kiệm ròng tư nhân
T – G: tiết kiệm ròng của chính phủ
X - M: tổng tiết kiệm ròng quốc gia
Ta đặt giả sử nếu cán cân thường xuyên thâm hụt
 Cách khắc phục:
+Tăng tiết kiệm tư nhân
+Tăng tiết kiệm của chính phủ
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biểu thức nào sau đây nêu lên mối quan hệ giữa cán cân thường
xuyên hai thu nhập quốc dân:
A. Y = C + I + G + X
B. Y = C + I + G + (X - M)
C. Y = C + I + G
D. Y = C + I + G + (M - X)
Câu 2: Nếu cán cân thường xuyên bị thâm hụt (X – M < 0) thì C + I + G < Y
A. Đúng
B. Sai
Câu 3: Nếu cán cân thường xuyên thâm hụt ( X < M) thì có thể khắc phục
bằng cách nào?
A. Tăng chi tiêu tư nhân
B. Tăng chi tiêu chính phủ
C. Tăng tiết kiệm tư nhân và tăng tiết kiệm chính phủ
D. Tất cả đều đúng

You might also like