You are on page 1of 2

CHƯƠNG 6.

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ - CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ

1: Thị trường mà ở đó đồng tiền của quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác gọi là:
A. Thị trường hàng hóa B. Thị trường tiền tệ
C. Thị trường ngoại hối D. Thị trường các yếu tố sản xuất
2: Tỉ giá ngang bằng sức mua (PPP) là tỉ giá mà ở đó:
A. Chi phí giỏ hàng hoá dịch vụ bằng nhau ở hai nước
B. Đồng tiền hai nước trao đổi với nhau
C. Tương quan giá cả ở hai nước được tính theo một trong hai loại tiền của hai nước đó
D. Chi phí của bất kỳ hàng hóa nào cũng bằng nhau ở hai nước
3: Lượng cung ngoại tệ trên thị trường ngoại hối được sinh ra từ:
A. Xuất khẩu B. Đầu tư ra nước ngoài C. Đi du lịch nước ngoài D. Nhập
khẩu
4: Tỷ giá hối đoái thay đổi từ 15.000 VND/USD thành 16.000 VND/USD có nghĩa là
A. Tiền Việt nam tăng giá B. Tiền Việt nam giảm giá
C. Sức cạnh tranh của hàng trong nước giảm xuống D. Sức cạnh tranh của hàng xuất
khẩu giảm xuống
5: Khi tỉ giá hối đoái giảm xuống thì:
A. Các công ty xuất khẩu hàng sẽ có lợi
B. Các công ty nhập khẩu hàng sẽ có lợi
C. Người sản xuất hàng xuất khẩu có lợi
D. Cả công ty xuất khẩu và nhập khẩu đều không được lợi
6: Nếu tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ và đồng Pesô Mêhicô là 1 đô la = 3 pesô năm 2010 và 1 đô la =
11 pesô năm 2020, thì:
A. Đô la Mỹ giảm giá so với đồng Peso B. Đồng Pesô tăng giá so với đô la
Mỹ
C. Đô la Mỹ tăng giá so với đồng Pesô D. Hàng hóa Mehicô nhập vào Mỹ
sẽ đắt hơn
7: Nước ngoài đầu tư vào trong nước làm cho:
A. Đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải B. Đường cầu ngoại tệ dịch chuyển
sang trái
C. Đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải D. Đường cung ngoại tệ dịch
chuyển sang trái
8: Những cá nhân hay doanh nghiệp nào sau đây hài lòng khi đồng Việt nam mất giá?
A. Khách du lịch VN đi nước ngoài
B. Nhà nhập khẩu Việt nam nhập khẩu rượu từ Nga
C. Nhà nhập khẩu Mỹ nhập khẩu tôm từ Việt nam
D. Nhà xuất khẩu Pháp xuất khẩu Sôcôla sang Việt nam
9: Trong cơ chế tỷ giá thả nổi:
A. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá tăng
B. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá giảm
C. Dự trữ ngoại tệ thay đổi tùy theo các diễn biến trên thị trường ngoại hối
D. Dự trữ ngoại tệ không đổi
10: Trong điều kiện giá cả hàng hoá ở các nước không thay đổi, khi tỉ giá hối đoái tăng lên sẽ có tác
dụng:
A. Khuyến khích xuất khẩu B. Khuyến khích nhập khẩu
C. Khuyến khích gia tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu D. Tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu
1
11: Phá giá nội tệ sẽ:
A. Xuất hiện lạm phát cầu kéo B. Xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh
hơn
C. Giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia D. Tăng dự trữ ngoại tệ của quốc gia
12: Khi cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, để giữ cho tỉ giá hối đoái cố định, ngân hàng trung ương
sẽ:
A. Giảm dự trữ ngoại hối B. Tăng dự trữ ngoại hối
C. Không tác động tới dự trữ ngoại hối D. Khuyến khích xuất khẩu nhiều
hơn
13: Lượng ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu hàng hoá được ghi vào:
A. Tài khoản vãng lai B. Tài khoản vốn C. Tài trợ chính thức D. Sai
và sót
14: Việt nam mua hàng hóa nước ngoài nhiều hơn làm cho:
A. Đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải B. Đường cung ngoại tệ dịch
chuyển sang trái
C. Đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải D. Đường cầu ngoại tệ dịch chuyển
sang trái
15: Tỉ giá hối đoái thực của gạo Việt Nam so với Thái Lan là: er = 1, điều này có nghĩa là:
A. Giá gạo Việt Nam đắt hơn so với Thái Lan B. Giá gạo Việt Nam rẻ hơn so với
Thái Lan
C. Giá gạo Việt Nam bằng với Thái Lan D. Tỉ giá hối đoái danh nghĩa bằng 1
16: Giả sử Ngân hàng thương mại ABC niêm yết tỉ giá hối đoái mua vào là 1£ = 35 020 VNĐ, tỉ giá
bán ra là 1£ = 35310 VNĐ. An vào ngân hàng này mua đồng Bảng Anh để du lịch sang Anh thì chấp
nhận tỉ giá nào?
A. Bán ra B. Mua vào
C. Tỉ giá nào cũng như nhau D. Tỉ giá do ngân hàng trung ương
công bố
17: Lạm phát ở Hoa Kỳ là 5%, ở Nhật Bản là 10%, tỉ giá USD-JPY không thay đổi, hàng hoá nước
nào trở nên rẻ hơn?
A. Hoa Kỳ B. Nhật Bản C. Như nhau D.
Không kết luận được
18: Giả sử một giỏ hàng hoá ở Hoa Kỳ có giá là 30 USD, giỏ hàng hoá này ở Việt Nam có giá là 100
000 VNĐ. Tỉ giá hối đoái danh nghĩa là e = 21070 VNĐ/1USD. Tỉ giá ngang bằng sức mua (PPP) là:
A. 6.32 B. 443944.9 C. 21070 D.
3333.33
19: Một cái áo sơ mi ở Mỹ giá 5 USD, một cái áo sơ mi ở Việt Nam giá 80000 VNĐ, tỉ giá danh
nghĩa là 21000 VNĐ/1USD. Tỉ giá hối đoái thực là:
A. 1.31 B. 3.81 C. 0.76 D. 76

You might also like