You are on page 1of 5

Chapter 3 Monetary system and the effects of a monetary policy

Review questions
1. Giải thích vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc tạo ra tiền trong lưu thông.
2. Giải thích các yếu tố quyết định cầu về phương tiện trao đổi (cầu về tiền).
3. Ngân hàng trung ương có thể điều tiết lượng tiền trong lưu thông bằng những công cụ nào và điều tiết
như thế nào?
4. Chính sách tiền tệ mở rộng có thể được áp dụng khi nào và ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
5. Chính sách tiền tệ thu hẹp có thể được áp dụng khi nào và ảnh hưởng đến nền kinh tế như thế nào?
6. Hiệu quả của chính sách tiền tệ có thể không được lớn như mong đợi. Hãy giải thích?

Multiple choice questions


7. Số nhân tiền được định nghĩa là
A. hệ số phản ánh sự thay đổi trong lượng cầu tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
B. hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
C. hệ số phản ánh sự thay đổi trong sản lượng khi thay đổi một đơn vị trong tổng cầu.
D. hệ số phản ánh lượng thay đổi trong mức cung tiền khi thay đổi một đơn vị tiền mạnh.
8. Trong điều kiện lý tưởng số nhân tiền sẽ bằng
A. một chia cho xu hướng tiết kiệm biên.
B. một chia cho xu hướng tiêu dùng biên.
C. một chia cho tỷ lệ vay.
D. một chia cho tỷ lệ dự trữ.
9. Giả sử dự trữ bắt buộc là 10%, dự trữ tùy ý là 10%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền ký thác ở
ngân hàng là 60%. Số nhân tiền trong trường hợp này sẽ là:
A. mM = 3
B. mM = 4
C. mM = 2
D. mM = 5
10. Số nhân tiền tệ có mối quan hệ
A. thuận chiều với tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
B. ngược chiều với tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
C. thuận chiều với cơ số tiền (tiền cơ sở, lượng tiền mạnh)
D. ngược chiều với lãi suất.
11. Ngân hàng trung ương có thể giảm lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế bằng cách
A. bán trái phiếu chính phủ trên thị trường các giấy tờ có giá trị
B. tăng lãi suất chiết khấu.
C. tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
D. Các câu trên đều đúng.
12. Lãi suất tái cấp vốn là mức lãi suất
A. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với người gửi tiền.
B. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với người vay tiền.
C. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với ngân hàng trung gian.
D. Ngân hàng trung ương áp dụng đối với công chúng.
13. Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng trái phiếu và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì
A. lượng tiền mạnh tăng 100 tỷ đồng.
B. lượng cung tiền giảm.
C. lượng cung tiền tăng.
D. Câu a và c đúng.
14. Lượng cầu về tiền phụ thuộc vào
A. lãi suất và sản lượng
B. chỉ có sản lượng
C. chỉ có lãi suất
D. nhu cầu thanh toán
15. Giả sử hàm cầu về tiền ở một mức sản lượng là MD = 450 – 20i. Lượng tiền mạnh là 200. Số nhân tiền
tệ là 2. Vậy lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ là
A. i = 3%
B. i = 2,5%
C. i = 2%
D. i = 1,5%
16. Sự thay đổi điểm cân bằng trên thị trường tiền tệ là do
A. Ngân hàng trung ương thay đổi lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế.
B. Sản lượng quốc gia thay đổi.
C. Ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất tái chiết khấu.
D. Các câu trên đều đúng.
17. Khi sản lượng giảm trong điều kiện lượng tiền cung ứng không thay đổi lúc đó
A. mức cầu về tiền tăng.
B. lãi suất cân bằng tăng.
C. lãi suất cân bằng giảm.
D. lãi suất cân bằng không đổi.
18. Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và bán ra chứng khoán của chính phủ thì khối
lượng tiền sẽ
A. tăng lên
B. không đổi
C. giảm
D. chưa thể kết luận
19. Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi lượng cung tiền trong nước bằng cách
A. mua và bán chứng khoán của chính phủ.
B. mua và bán ngoại tệ.
C. a, b đều đúng.
D. a, b đều sai.
20. Số nhân tiền phản ánh
A. lượng tiền giao dịch phát sinh từ 1 đơn vị tiền cơ sở.
B. lượng tiền phát sinh từ 1 đơn vị tiền ký gửi.
C. a, b đều đúng.
D. a, b đều sai.
21. Chức năng của ngân hàng trung gian là
A. huy động tiền gởi của dân cư và cho vay.
B. kinh doanh tiền tệ và đầu tư.
C. kích thích người dân gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn.
D. kích thích người vay tiền vay nhiều hơn.
22. Trong hàm số I = i0 + i1Y + i2 i, hệ số i1 phản ánh
A. lượng tăng của đẩu tư khi lãi suất tăng thêm 1%
B. lượng giảm của đầu tư khi lãi suất tăng thêm 1%
C. phần giảm của lãi suất khi đầu tư tăng thêm 1 đơn vị.
D. a, b và c đều sai.
23. Nếu các yếu tố khác không đổi, cung tiền giảm thì
A. lãi suất sẽ giảm do đó đầu tư tăng.
B. lãi suất sẽ giảm và đầu tư giảm.
C. lãi suất sẽ tăng do đó đầu tư giảm.
D. Không câu nào đúng.
24. Cho biết tỷ lệ tiền mặt so với tiền gửi ngân hàng là 60%, tỷ lệ dự trữ so với tiền gửi ngân hàng là 20%.
Khi ngân hàng trung ương mua một lượng trái phiếu 1 tỷ đồng sẽ làm cho lượng cung tiền tệ
A. tăng thêm 2 tỷ đồng.
B. giảm 2 tỷ đồng.
C. tăng thêm 1 tỷ đồng.
D. giảm 1 tỷ đồng.
25. Để tăng lượng tiền mạnh (tiền cơ sở) ngân hàng trung ương sẽ
A. Mua ngoại tệ để duy trì tỷ giá không đổi.
B. Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
C. Tăng lãi suất chiết khấu.
D. Bán trái phiếu chính phủ trên thị trường mở.
26. Tác động ban đầu của chính sách tài khoá mở rộng là làm sản lượng tăng, sau đó cầu tiền sẽ
A. tăng và lãi suất tăng
B. tăng và lãi suất giảm
C. giảm và lãi suất tăng
D. Không câu nào đúng
27. Khi cung tiền tăng, các yếu tố khác không đổi sẽ làm
A. lãi suất tăng do đó đầu tư giảm.
B. lãi suất giảm do đó đầu tư giảm.
C. lãi suất tăng do đó đầu tư tăng.
D. lãi suất giảm do đó đầu tư tăng.
28. Khi ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ
A. dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt nhiều hơn.
B. không tác động đến hoạt động của những ngân hàng thương mại.
C. dẫn tới việc ngân hàng thương mại cho vay ít hơn và dự trữ tiền mặt giảm xuống.
D. dẫn tới việc gia tăng các khoản tiền gửi và cho vay của ngân hàng thương mại.
29. Ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách
A. bán chứng khoán cho công chúng.
B. bán trái phiếu cho ngân hàng trung ương.
C. nhận tiền gửi của khách hàng.
D. nhận tiền gửi và cho khách hàng vay tiền.
30. Khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu cho khu vực tư nhân sẽ làm
A. giảm mức cung tiền.
B. một chính sách hạn chế tín dụng sắp được thực hiện.
C. giảm lãi suất.
D. tăng mức cung tiền.
31. Các công cụ chính làm thay đổi lượng cung tiền của ngân hàng trung ương là
A. điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B. mua, bán các giấy tờ có giá do chính phủ phát hành
C. điều chỉnh lãi suất chiết khấu và lãi suất liên ngân hàng
D. Các câu trên đều đúng
32. Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành chính sách kinh tế vĩ mô vì
A. mọi nền kinh tế đều là nền kinh tế tiền tệ và tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc tốc độ lưu thông tiền tệ
B. tiền tệ biểu hiện cho sự giàu có và quyết định sức mua xã hội.
C. sự thay đổi cung tiền và lãi suất tác động lên qui mô đầu tư, tỷ giá hối đoái, mức sản lượng và mức thất
nghiệp.
D. tiền tệ là công cụ trao đổi, là phương tiện thanh toán, là thước đo giá trị và phương tiện dự trữ giá trị.
33. Mức cung tiền mà ngân hàng trung ương quyết định đưa vào lưu thông có thể được thay đổi do
A. thu nhập của dân cư
B. tình hình nền kinh tế
C. lãi suất
D. thu nhập của dân cư và tình hình nền kinh tế
34. Nếu lãi suất trên thị trường tiền tệ cao hơn mức lãi suất cân bằng sẽ có hiện tượng
A. thừa tiền
B. cân bằng tiền tệ
C. thiếu tiền
D. Không thể kết luận
35. Nhu cầu giữ tiền của dân chúng tăng khi
A. lãi suất tăng
B. giá cả giảm
C. thu nhập tăng
D. Câu A, B, C đều đúng
36. Tác động của chính sách tiền tệ trước hết ảnh hưởng đến
A. ngân sách chính phủ
B. khối lượng tiền
C. lãi suất
D. Câu B và C đúng
37. Ngân hàng thương mại luôn muốn giảm tỷ lệ dự trữ vì
A. ngân hàng thương mại muốn còn lại nhiều vốn để đẩy mạnh cho vay hay kinh doanh sinh lời
B. dự trữ thì không có lãi
C. dự trữ nhiều thì không thể mở rộng kinh doanh
D. Câu A, B, C đều đúng
38. Ngân hàng trung ương có thể làm tăng cơ sở tiền bằng cách
A. giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
B. mua trái phiếu chính phủ
C. bán ngoại tệ
D. Câu A, B, C đều đúng
39. Một trong những chức năng chủ yếu của ngân hàng trung ương là
A. Kinh doanh tiền tệ
B. Ngân hàng của mọi thành phần trong xã hội
C. Quản lý và điều tiết lượng tiền trong xã hội
D. Thủ quỹ của các doanh nghịêp
40. Ngân hàng trung gian
A. có thể vay của ngân hàng trung ương
B. có thể cho dân chúng vay
C. có thể cho các ngân hàng trung gian khác vay
D. Các câu trên đều đúng
41. Tỷ lệ dự trữ vượt trội (tỷ lệ dự trữ tùy ý) là
A. tỷ lệ dự trữ do ngân hàng trung ương quy định đối với các ngân hàng trung gian
B. tỷ lệ được trích trên lượng tiền gửi vào các ngân hàng trung gian theo qui định của ngân hàng trung ương
C. tỷ lệ dự trữ tăng thêm ngoài phần bắt buộc của ngân hàng trung ương
D. tỷ lệ dự trữ theo chức năng của ngân hàng trung gian
42. Số nhân tiền bằng 3 phản ánh
A. Khi ngân hàng trung ương phát hành thêm 1 đồng lượng cung tiền tăng thêm 3 đồng
B. Lượng tiền phát hành thay đổi 3 đồng khi ngân hàng trung ương phát hành thêm 1 đồng
C. Lượng tiền giấy sẽ giảm 3 đồng khi giảm 1 đồng tiền giấy phát hành
D. Câu A và B đúng
43. Nếu ngân hàng trung ương mua 100 tỷ đồng trái phiếu và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì
A. lượng tiền mạnh tăng 100 tỷ đồng
B. lượng cung tiền giảm
C. lượng cung tiền tăng
D. Câu A và C đúng
44. Chính sách tiền tệ mở rộng được thực hiện bằng cách
a. giảm thuế, tăng trợ cấp xã hội, hoặc tăng chi tiêu ngân sách
b. tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc bán trái phiếu chính phủ.
c. hạ lãi suất chiết khấu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mua trái phiếu chính phủ
d. phát hành trái phiếu chính phủ
45. Ngân hàng trung ương có thể làm thay đổi cung nội tệ bằng cách
a. mua hoặc bán trái phiếu chính phủ
b. mua hoặc bán ngoại tệ
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai
46. Nếu ngân hàng trung ương giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất chiết khấu thì khối tiền tệ sẽ
a. tăng
b. giảm
c. không đổi
d. không thể kết luận

Problems and cases


47. Một nền kinh tế có các thông số sau: lượng tiền gửi không kỳ hạn 100 tỷ đồng, lượng tiền mặt ngoài ngân
hàng 20 tỷ đồng, tổng dự trữ của các ngân hàng thương mại 10 tỷ trong đó dự trữ bắt buộc 8 tỷ, dự trữ thêm
(dự trữ tùy ý) 2 tỷ.
a, Xác định số nhân tiền, lượng tiền mạnh và lượng cung tiền trong lưu thông.
b, Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng 2 điểm phần trăm, tỷ lệ dự trữ thêm (dự trữ tùy ý) không đổi, lượng cung tiền
thay đổi thế nào. Giả sử phần tăng thêm trong dự trữ của các ngân hàng thương mại là do phần tiền mặt trong
lưu thông bị giảm đi.
c, Nếu ngân hàng trung ương mua lượng trái phiếu chính phủ từ các cá nhân trị giá 4 tỷ, lượng cung tiền thay
đổi thế nào.
48. Một nền kinh tế được mô tả bởi các hàm số: C = 400 + 0,75Yd; T = 200 + 0,2 Y; G = 900; M = 50 +
0,15Y; MD = 800 – 100i; I = 800 + 0,15Y – 80i; X = 400; MS = 400; Yp = 5500
a) Xác định sản lượng cân bằng, tình trạng ngân sách và cán cân thương mại.
b) Để sản lượng đạt mức tiềm năng, cần phải sử dụng công cụ mua bán trái phiếu như thế nào? Biết tỷ lệ tiền
mặt ngoài ngân hàng 60%, tỷ lệ dự trữ của ngân hàng thương mại 20%
c) Để sản lượng đạt mức tiềm năng cần áp dụng chính sách thuế nào?
49. Một nền kinh tế có các hàm số sau đây: C = 400 + 0,9Yd; G = 900; I = 470 – 15i; T = 50 + 0,2Y ; M =
120 + 0,12Y ; X = 280; MD = 480 – 20i; MS = 420; sản lượng tiềm năng Yp = 4750
a) Xác định sản lượng cân bằng, tình trạng ngân sách và cán cân thương mại.
c) Nếu chính phủ tăng chi cho giáo dục 100 tỷ đồng, chính sách này ảnh hưởng tốt hay xấu đến sản lượng
quốc gia.
d) Nếu ngân hàng trung ương bán trái phiếu chính phủ cho các cá nhân một lượng là 5 tỷ đồng. Chính sách
này tác động đến sản lượng quốc gia thế nào nếu biết nhân tiền là 4.
e) Để đưa sản luợng về mức sản lượng tiềm năng, chính sách dự trữ bắt buộc cần thay đổi như thế nào.

You might also like