You are on page 1of 10

1

CHƯƠNG TRÌNH THI TUYỂN NGÂN HÀNG BIG4 NĂM 2019


BÀI THI TUYỂN DỤNG VỊ TRÍ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
Môn thi: Nghiệp vụ Tổng hợp
Phần thi: Bảo lãnh

Họ và tên: ...........................................................................................................................
Ngày sinh: ..........................................................................................................................
Điện thoại:..........................................................................................................................
Email: .................................................................................................................................
Ngày thi: .............................................................................................................................

Hướng dẫn:
1. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
2. Mỗi câu chỉ có MỘT đáp án đúng.
3. Trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án Anh/Chị cho là đúng ở Phiếu trả lời trắc nghiệm.

Chú ý: Đề thi được xây dựng & bóc tách từ Đề thi TRỰC TIẾP của BIDV & Vietcombank năm
2017, 2018 & đợt 1 năm 2019

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


2

NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH


Văn bản Luật điều chỉnh:
 Thông tư 07/2015 về Bảo lãnh Ngân hàng
1. Các bên tham gia phát hành Bảo lãnh
 Bên bảo lãnh: Ngân hàng
 Bên được bảo lãnh (Bên mất uy tín): Khách hàng của Ngân hàng
 Bên nhận bảo lãnh: Bên thụ hưởng
Công thức Bảo lãnh (về Uy tín): Uy tín Bên được Bảo lãnh < Uy tín Bên nhận Bảo lãnh
 Uy tín Bên được Bảo lãnh + Uy tín Bên bảo lãnh = Uy tín bên nhận Bảo lãnh

CHÚ Ý: Trong bảo lãnh:


 Khách hàng bên Bảo lãnh là bên Được bảo lãnh
2. Khái niệm
Bảo lãnh là:
 Cam kết bằng văn bản (tức chỉ là 1 tờ giấy A4)
 Do bên Bảo lãnh ký phát gửi đến bên Nhận bảo lãnh
 Nội dung Cam kết ghi: Nếu bên Được bảo lãnh không thực hiên/thực hiện không đầy đủ nghĩa
vụ với bên Nhận bảo lãnh, thì bên Bảo lãnh (Ngân hàng) là người thực hiện thay

3. Quy trình phát hành Bảo lãnh

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


3

4. Phân loại Bảo lãnh


Theo mục đích:
 Bảo lãnh dự thầu
 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
 Bảo lãnh tạm ứng
 Bảo lãnh thanh toán
 Bảo lãnh bảo hành
Theo chủ thể:
 Bảo lãnh trực tiếp
 Bảo lãnh gián tiếp
5. Về Bảo lãnh đối ứng (là loại Bảo lãnh Gián tiếp)
Nguyên nhân hình thành:
 Bên nhận Bảo lãnh chỉ định đích danh bên Bảo lãnh
 Trong khi bên Được bảo lãnh không thể/không được bên Bảo lãnh cấp Thư bảo lãnh
 Sử dụng Bảo lãnh bắc cầu, là Bảo lãnh đối ứng

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


4

CHÚ Ý: Trong bảo lãnh đối ứng:


 Khách hàng bên Bảo lãnh là bên Bảo lãnh đối ứng.
 Khách hàng bên Bảo lãnh đối ứng là bên Được bảo lãnh

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


1. Theo Thông tư số 07/2015/TT-NHNN về quy định bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh ngân hàng là:
A. Hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả
cho bên bảo lãnh.
B. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các
nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi
phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
C. Cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước
của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp
đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng
sẽ thực hiện thay.
D. Không câu nào đúng

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


5

Trả lời: Theo điều 3 Giải thích từ ngữ của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN :
Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với
bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo
lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được
bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
2. Tham gia hợp đồng bảo lãnh bao gồm có những bên nào?
A. Ngân hàng, khách hàng và khách hàng của khách hàng
B. Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
C. Ngân hàng, bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh
D. Ngân hàng, bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh
3. Ngân hàng cấp chứng thư bảo lãnh cho KH, thì Ngân hàng được gọi là?
A. Bên được bảo lãnh
B. Bên bảo lãnh
C. Bên nhận bảo lãnh
D. Cả a, b, c đều sai
4. Căn cứ vào mục đích bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?
A. Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu.
B. Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng
C. Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước.
D. Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
bảo đảm chất lượng sản phẩm.
5. Căn cứ vào phương thức phát hành bảo lãnh thì có những loại bảo lãnh nào?
A. Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh gián tiếp
B. Bảo lãnh trực tiếp và bảo lãnh dự thầu
C. Bảo lãnh gián tiếp và bảo lãnh trả chậm
D. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh khác.
6. Tham gia bảo lãnh trực tiếp gồm các bên nào?
A. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh.
B. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh và người hưởng bảo lãnh.
C. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người hưởng bảo lãnh.
D. Người được bảo lãnh, ngân hàng phục vụ người hưởng bảo lãnh
7. Tham gia bảo lãnh gián tiếp gồm các bên nào?

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


6

A. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh
B. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh và người được bảo
lãnh
C. Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh
D. Ngân hàng trung gian, người hưởng bảo lãnh, người được bảo lãnh
8. Theo Thông tư số 07/2015/TT-NHNN về quy định bảo lãnh ngân hàng, hình thức nào sau đây
được gọi là cam kết bảo lãnh:
a. Thư tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh
b. Thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh
c. Thư tín dụng, thư bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh
d. Thư tín dụng, thư bảo lãnh, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh
Trả lời
Theo Điều 3. Giải thích từ ngữ khoản 12 của thông tư số 07/2015/TT-NHNN
Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh
phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực
hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên
bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh;
b) Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên
quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên
được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả văn bản thỏa thuận
giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo
lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có).
9. Theo quy định hiện hành, Bảo lãnh sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
A. Kể từ ngày phát hành bảo lãnh
B. Kể từ ngày ký phát hành bảo lãnh hoặc theo thời gian thoả thuận giữa bên bảo lãnh và các bên liên
quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của bảo lãnh
C. Kể từ sau ngày phát hành thư bảo lãnh và được bên được bảo lãnh xác nhận
D. Đáp án khác
Trả lời: Điều 19, Thông tư 07/2015

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


7

10. Doanh nghiệp A có đề nghị chi nhánh Ngân hàng X phát hành thư bảo lãnh thực hiện hợp
đồng dự thầu. Doanh nghiệp đã ký quỹ 100%. Để ra quyết định phát hành thư bảo lãnh, chi nhánh
ngân hàng X:
a. Cần phải cử cán bộ thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp
b. Không cần phải cử cán bộ thẩm định khả năng tài chính của doanh nghiệp
c. Không chấp nhận phát hành thư bảo lãnh
d. Chuyển yêu cầu của khách hàng về hội sở chính
11. Các tài liệu khách hàng phải xuất trình để Ngân hàng xét duyệt bảo lãnh là gì?
A. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng.
B. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các
tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh.
C. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các
tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát hành bảo lãnh.
D. Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh, các tài liệu chứng minh khả năng tài chính của khách hàng, các
tài liệu liên quan đến giao dịch được yêu cầu bảo lãnh, các tài liệu liên quan đến bảo đảm cho việc phát
hành bảo lãnh.
12. Nội dung văn bản bảo lãnh chứa đựng các yếu tố cơ bản nào?
A. Chỉ định các bên tham gia, mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh.
B. Mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán.
C. Chỉ định các bên tham gia, mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán, thời
hạn hiệu lực.
D. Mục đích của bảo lãnh, số tiền bảo lãnh, các điều kiện thanh toán, thời hạn hiệu lực.
13. Quy trình bảo lãnh gồm những nội dung nào?
A. Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh, ngân hàng thẩm định hồ sơ và ra quyết định bảo
lãnh.
B. Khách hàng lập và gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh Ngân hàng ký hợp đồng bảo lãnh với khách hàng
và phát thư bảo lãnh; ngân hàng thẩm định hồ sơ và quyết định.
C. B ; khách hàng thanh toán phí bảo lãnh và các khoản phí khác (nếu có) theo thoả thuận trong hợp
đồng bảo lãnh.
D. C và tất toán bảo lãnh.
14. Tổ chức tín dụng được thực hiện bảo lãnh đối với những nghĩa vụ nào của khách
hàng?
A. Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


8

B. Nghĩa vụ thanh toán tiền mua vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để khách
hàng thực hiện các dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, đầu tư phát triển
C. Nghĩa vụ thanh toán các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước, nghĩa vụ của
khách hàng khi tham gia dự thầu, thực hiện hợp đồng theo các quy định của pháp luật
D. Tất cả các nghĩa vụ nêu trên
Trả lời: Điều 9 Thông tư 28/2012
15. Một khách hàng chưa có quan hệ tín dụng tại BIDV đến đề nghị cấp bảo lãnh, BIDV được cho
khách hàng bảo lãnh với mức tỷ lệ tối đa là bao nhiêu?
A. 15% vốn điều lệ của BIDV
B. 25% Vốn tự có của BIDV
C. 15% vốn tự có của BIDV
D. 25% vốn điều lệ của BIDV
16. Theo quy định hiện hành, BIDV được xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho những đối tượng
nào?
A. Phó Tổng Giám đốc BIDV
B. Khách hàng cá nhân là người không cư trú
C. Kế toán trưởng của BIDV
D. a, b và c đều sai
Trả lời:
A thuộc đối tượng không được cấp Tín dụng
B theo quy định không thuộc đối tượng cấp bảo lãnh cho KHCN là người không cư trú
C thuộc đối tượng hạn chế cấp Tín dụng, tức là vẫn được cấp tín dụng.
17. Theo Thông tư số 07/2015/TT-NHNN về quy định bảo lãnh ngân hàng, khi nào nghĩa vụ bảo
lãnh được chấm dứt?
A. Việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
B. Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh
C. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh.
D. Cả a, b và c
Trả lời: Điều 23, Thông tư 07/2015.
18. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh là gì?
A. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng.
B. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết
C. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


9

D. Cả a, b và c
Trả lời: Điều 27, Thông tư 07/2015
19. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh là gì?
A. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã
cung cấp
B. Chịu sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh của bên bảo lãnh
C. Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thoả thuận quy định tại hợp
đồng cấp bảo lãnh
D. Cả a, b và c
Trả lời: Điều 31, Thông tư 07/2015.
20. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh là gì?
A. Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh
B. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết
C. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của cam kết bảo lãnh
D. Cả a, b và c
Trả lời: Điều 32, Thông tư 07/2015.
21. Thư bảo lãnh là văn bản mà Ngân hàng (Bên xác nhận bảo lãnh) đảm bảo thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh của bên…với bên thụ hưởng bảo lãnh.
a. Xác nhận bảo lãnh
b. Bảo lãnh
c. Được bảo lãnh
d. Tất cả đều sai
GT: Căn cứ theo Khoản 3 & Khoản 12 Điều 3 Thông tư 07/2015
Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về
việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải
nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.

22. Theo quy định của pháp luật, Ngân hàng không chấp nhận việc bảo lãnh của những đối tượng
nào dưới đây để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng khác:
A. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và Phó
Tổng giám đốc của ngân hàng.
B. Các cổ đông lớn của Ngân hàng (là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ
trên 10% cổ phần có quyền bỏ phíếu).
C. Cá nhân có tuổi trên 65 tuổi

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ


10

D. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại ngân hàng; Thanh tra viên thực hiện
nhiệm vụ thanh tra tại ngân hàng; Kế toán trưởng của Ngân hàng.
23. Các hình thức TSĐB nào sau đây được ngân hàng chấp nhận khi phát hành chứng thư bảo
lãnh:
A. Được sự bảo lãnh của bên thứ 3
B. Chứng từ có giá; Quyền sử dụng đất và công trình sử dụng trên đất
C. Hàng hóa vật tư, phương tiện vận tải
D. Cả 3 câu trên đều đúng
24. Đây là cam kết đơn phương bằng văn bản của ngân bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính
thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã
cam kết với bên nhận bảo lãnh. Đây là loại cam kết gì?
A. Thư bảo lãnh
B. Hợp đồng bảo lãnh
C. Phương án A và B đều đúng, tùy theo cách ngân hàng bảo lãnh gọi
D. Không có phương án đúng
25. Căn cứ xác định ngày hết hiệu lực của một bảo lãnh là gì?
A. Xác định vào một ngày cụ thể theo lịch một cách rõ ràng
B. Xác định thông qua việc tham chiếu tới hợp đồng gốc (ngày hết hiệu lực của hợp đồng gốc và cộng
thêm một số ngày nhất định)
C. Căn cứ vào biến cố khiến thời gian hiệu lực của bảo lãnh có thể chấm dứt ngay (hợp đồng gốc bị vô
hiệu, người được bảo lãnh thực hiện xong nghĩa vụ…)
D. Tất cả các phương án trên

Tài liệu thi Big4 vị trí QHKH Đề thi Nghiệp vụ

You might also like