You are on page 1of 3

Tài liệu nội bộ

NGHIỆP VỤ 6: BẢO LÃNH


1. 1 câu tình huống bảo lãnh, ông A bảo lãnh cho B vay vốn, TSBĐ 2.5 tỷ. Sau 1 thời gian,
ông A biết mình mắc bệnh hiểm nghèo, ông A lập di chúc cho 2 con ông A, con cả 1,5 tỷ; con thứ 1
tỷ. Lúc ông A chết các con ông A có hành động không cho ngân hàng bán tài sản và thu nợ. Anh
chị sẽ làm thế nào để bán tài sản và phát mại tài sản? Biết hợp đồng bảo lãnh hợp pháp.
Căn cứ Pháp lý:
 Bộ Luật dân sự 2015
 Nghị định 163/2006 quy định về Giao dịch bảo đảm
1. Bảo lãnh và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh theo quy định của bộ luật dân sự 2015
Định nghĩa về giao dịch bảo đảm bảo lãnh được quy định tại điều 335 của bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:
 Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là
bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh),
nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ.
 Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo
lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Trách nhiệm, cách thức xử lý tài sản bảo lãnh được bộ luật dân sự quy định chung tại điều 301 như
sau:
 Giao tài sản cho bên nhận bảo lãnh để xử lý. Nếu không giao thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu
tòa án giải quyết.
 Nếu các bên có thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản (như thế chấp, cầm cố) để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điều 303 như: bán đấu giá tài
sản bảo đảm; Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho
việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
 Hoặc phương thức khác theo thỏa thuận của các bên.

2. Quy định cụ thể về cách thức xử lý tài sản của bên bảo lãnh
Căn cứ theo Điều 47 của nghị định 163/2006/NĐ- CP & Điều 369 Bộ Luật Dân sự 2015 về cách thức xử
lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh như sau:
“Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không

Thi tuyển Agribank & NHCSXH năm 2020


Tài liệu nội bộ

thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình
để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.”

Như vậy, căn cứ theo 2 nội dung trên, Ngân hàng có quyền yêu cầu các con của ông A phối hợp với
Ngân hàng theo đúng quy định của Pháp luật. Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ bảo lãnh, 2 con của ông
A có quyền yêu cầu bên B thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thống
nhất từ đầu giữa 2 bên.

2. Hãy cho biết những phát biểu đươi đây đúng hay sai và giải thích ngắn gọn, tại sao?
Bảo lãnh ngân hàng là việc ngân hàng phát hành bảo lãnh cam kết với bên có quyền về việc thực
hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng được bảo lãnh khi bên có quyền yêu cầu.
 ĐÚNG
CHÚ Ý: Câu hỏi của năm 2013, tuy nhiên, Tôi áp dụng Văn bản Pháp luật có hiệu lực hiện tại, áp dụng
từ năm 2015. Vì vậy, Anh chị có găp phải câu hỏi này khi thi, chú ý áp dụng Văn bản Pháp luật mới.
a. Văn bản Pháp luật điều chỉnh
 Thông tư 07/2015 về Bảo lãnh
b. Nội dung chi tiết của Điều 3 “Giải thích từ ngữ”
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về
việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ
và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
c. Các bên tham gia phát hành Bảo lãnh
 Bên bảo lãnh: Ngân hàng
 Bên được bảo lãnh: Khách hàng của Ngân hàng
 Bên nhận bảo lãnh: Bên thụ hưởng
d. Quy trình phát hành Bảo lãnh

Thi tuyển Agribank & NHCSXH năm 2020


Tài liệu nội bộ

Thi tuyển Agribank & NHCSXH năm 2020

You might also like