You are on page 1of 18

VẬN DỤNG – Nhận định đúng sai

1. Bất kỳ một thỏa thuận nào được xác lập cũng làm phát sinh quan hệ nghĩa
vụ.
- Nhận định sai. Vì có một số thỏa thuận không làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ.
2. Chủ thể có quyền trong quan hệ nghĩa vụ chỉ thỏa mãn quyền của mình nếu
chủ thể có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ đó và vì lợi ích của chủ thể có
nghĩa vụ.
-Nhận định
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán
phí thực hiện công việc.
- Nhận định đúng. Vì căn cứ theo điều 576 Nghĩa vụ thanh toán của người có
công việc được thực hiện BLDS 2015.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật làm
phát sinh nghĩa vụ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó.
- Nhận định sai. Vì theo khoản 1 điều 579 BLDS 2015 quy định người chiếm
hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì
phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó.
5. Thực hiện nghĩa vụ một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của người khác trong mối
quan hệ nghĩa vụ liên đới làm phát sinh nghĩa vụ hoàn lại của chủ thể có
nghĩa vụ được thực hiện nghĩa vụ thay.
- Nhận định
6. Khi một bên không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn do sự kiện bất khả
kháng thì được miễn trừ trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ
-Nhận định đúng. Vì theo khoản 2 điều 351 BLDS 2015 quy định. Trường hợp
các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải
chịu trách nhiệm dân sự.
7. Nghĩa vụ hoàn lại là một nghĩa vụ không tồn tại một cách độc lập mà là một
nghĩa vụ phát sinh từ một nghĩa vụ khác.
-Nhận định đúng. Vì Nghĩa vụ hoàn lại có thể được phát sinh từ một nghĩa vụ
liên đới, đồng thời nghĩa vụ hoàn lại phản ánh việc thực hiện nghĩa vụ liên đới
tới đâu và như thế nào trong quan hệ trước đó
8. Bên chuyển giao quyền yêu cầu cho chủ thể thứ ba phải thỏa thuận với chủ
thể có nghĩa vụ
-Nhận định sai. Vì căn cứ theo khoản 2 điều 365 BLDS 2015 “ khi bên có
quyền yêu cầu…. không cần có sự đồng ý của bên có nghãi vụ”, nhưng phải
thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu
cầu.
VẬN DỤNG; Nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích và viện dẫn cơ sở
pháp lý
1. Giao dịch dân sự phải luôn luôn thể hiện bằng văn bản mới làm phát sinh
nghĩa vụ.
- Nhận định sai. Vì có một số giao dịch dân sự như bằng lời nói, bằng hành vi
cụ thể và qua phương tiện điện tử cũng làm phát sinh nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện nghĩa
vụ.
- Nhận định đúng. Vì theo điều 564 BLDS 2015 quy định. Nên bên có nghĩa vụ
có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng phải có sự
đồng ý của bên ủy quyền.
3. Tài sản bảo đảm nghĩa vụ phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.
- Nhận định đúng. Vì theo khoản 1 điều 295 BLDS 2015 quy định. Tài sản bảo
đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản,
bảo lưu quyền sở hữu.
4. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự chính là việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thông
qua người thứ ba.
- Nhận định đúng. Vì theo khoản 1 điều 370 BLDS 2015 sự thỏa thuận giữa bên
có nghĩa vụ với người thứ ba trên cơ sở có sự đồng ý của bên có quyền, theo đó
bên có nghĩa vụ chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thứ ba được gọi là
người thế nghĩa vụ.
5. Khi chuyển giao nghĩa vụ có các biện pháp bảo đảm thì các biện pháp bảo
đảm đó được chuyển giao
-Nhận định sai. Vì theo điều 371 BLDS 2015 quy định. Trường hợp nghãi vụ có
biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đam rđó chấm dứt, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
6. Việc chuyển giao nghĩa vụ không cần có sự đồng ý của bên có quyền.
- Nhận định sai. Vì theo khoản 1 điều 370 BLDS 2015 quy định. Bên có nghãi
nghãi vụ có thể chuyển giao nghãi vụ cho nguowiif thế nghãi vụ nếu được bên
có quyền đồng ý.
7. Nếu các bên không có thỏa thuận thì nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi
trên nợ gốc.
- Nhận định đúng. Vì theo khoản 2 điều 280 BLDS 2015 nghĩa vụ trả tiền bao
gồm cả tiền lãi trên nợ gốc.
8. Khi người có nghĩa vụ chết thì nghĩa vụ của người đó chấm dứt.
-Nhận định đúng. Vì theo điều 382 BLDS 2015 quy định
9. Người có nghĩa vụ liên đới được bên có quyền miễn cho việc thực hiện nghĩa
vụ thì quan hệ nghĩa vụ dân sự chấm dứt.
-Nhận định sai. Vì theo khoản 4 điều 288 BLDS 2015. “Trường hợp bên có
quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ….. người còn lại vẫn phải thực hiện
phần nghĩa vụ của họ”.
BÀI 2 (3) VẬN DỤNG, THỰC HÀNH )
1. Hợp đồng sẽ không có giá trị pháp lý khi:
A. Mục đích, nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật.
B. Các bên không thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
C. Các bên giao kết bằng lời nói.
D. Nội dung của hợp đồng không chứa đựng điều khoản giải quyết tranh
chấp.
2. Nhận định nào dưới đây là đúng:
A. Điều khoản cơ bản là một nội dung không thể thiếu trong hợp đồng.
B. Hợp đồng luôn có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
C. Nếu hợp đồng đã được xác lập bằng lời nói thì không được xác lập bằng
văn bản.
D. Trong mọi trường hợp phụ lục hợp đồng không được có điều khoản trái
với nội dung của hợp đồng.
3. Lựa chọn nhận định đúng trong các trường hợp dưới đây:
A. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của mình đối với nhau theo cam kết.
B. Khi hợp đồng đã có hiệu lực, các bên không được sửa đổi, bổ sung hợp
đồng.
C. Hợp đồng được giao kết bằng lời nói, sau đó xác lập bằng văn bản thì
thời điểm có hiệu lực là bên sau cùng ký vào văn bản đó.
D. Bất kỳ hợp đồng nào cũng phải có phụ lục đính kèm hợp đồng.
4. Việc giải thích hợp đồng phát sinh khi:
A. Hợp đồng có điều khoản không rõ ràng, điều khoản có thể hiểu nhiều
nghĩa khác nhau, hoặc ngôn từ khó hiểu.
B. Khi một bên có yêu cầu giải thích hợp đồng.
C. Khi một bên không thực hiện hợp đồng.
D. Khi các bên có tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
5. A đủ 16 tuổi, giỏi về công nghệ thông tin, thỏa thuận với B sẽ thiết lập
cho B một phần mềm để quản lý sổ sách và chi tiêu tại một nhà hàng
do B làm chủ. Việc thỏa thuận có cam kết nếu A không thực hiện được
thì phải hoàn lại tiền đồng thời bồi thường cho B một khoản tiền
tương ứng với khoản tiền đã nhận. Biết A có tài sản riêng được cha
mẹ cho là 500 triệu đồng. Giao dịch của A và B trị giá 50 triệu.
A. Giao dịch của A với B phải thông qua bố mẹ A
B. Giao dịch của A và B không có giá trị pháp lý
C. Giao dịch của A và B không cần có sự đồng ý của cha mẹ A
D. Giao dịch của A và B có hiệu lực 01 phần
6. Những nhận định dưới đây đúng hay sai
A. Người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi không được phép
giao kết bất kỳ hợp đồng nào
B. Người có năng lực hành vi dân sự một phần muốn giao kết bất kỳ hợp
đồng nào cũng phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật
C. Hợp đồng ký trực tiếp với người bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự thì không có giá trị pháp lý
D. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép ký hợp đồng mua
động sản ( không đăng ký quyền sở hữu) nếu người đó có tiền riêng đủ
để trả động sản đó.
7. “ Hợp đồng mua bán nhà giữa A và B “ thuộc hợp đồng nào trong các
loại hợp đồng nào sau đây:
A. Hợp đồng vì lợi ích với người thứ ba ngoài A và B
B. Hợp đồng đơn vụ
C. Hợp đồng trọng thức
D. Hợp đồng có điều kiện
8. Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là:
A. Hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, không làm
phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với nhau.
B. Hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm phát hiện hợp đồng
bị vô hiệu.
C. Các quyền và nghĩa vụ của các bên chấm dứt kể từ thời điểm phát hiện
hợp đồng bị vô hiệu.
D. Những nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện trước khi phát hiện hợp đồng
bị vô hiệu không bị khôi phục lại.
9. Thỏa thuận nào sau đây không có hiệu lực
A. A sẽ chuyển nhượng cho B 1000 m2 đất thuộc quyền sử dụng của C (C
đang bị kê biên tài sản để thi hành án) ngay khi A liên lạc được với cơ
quan thi hành án để mua đấu giá quyền sử dụng miếng đất trên .
B. A nhận cọc của B 100 triệu đồng để 10 ngày sau ký hợp đồng mua bán
nhà cho B tại cơ quan Công chứng
C. A sẽ bán cho B chiếc điện thoại Iphone 12 Promax ngay sau khi hàng
về đến của hàng theo đơn đặt hàng của B với giá bán là 30 triệu đồng.
D. A đồng ý đổi cho B một cái máy tính hiệu Mac Book Pro của A để lấy
chiếc máy tính hiệu Microsoft Surface Pro của B.
10. Anh Thuận có một chiếc máy cày. Sáng ngày 16.10.2020, anh
Thành là người cùng xóm nhà anh Thuận đã ký hợp đồng thuê anh
Thuận cày một thửa đất có diện tích 1.500m2 để trồng ngô. Buổi chiều
cùng ngày, anh Thành và anh Thuận cùng đến thửa đất để anh Thuận
tiến hành cày thì phát hiện toàn bộ thửa đất có diện tích 1500m2 đã
không còn do cơn mua dông lớn đêm hôm trước đã làm sạt lở hết
xuống sông. Trong trường hợp này:
A. Hợp đồng giữa anh Thuận và anh Thành bị vô hiệu do có đối tượng
không thể thực hiện được.
B. Hợp đồng giữa anh Thuận và anh Thành bị vô hiệu do nội dung hợp
đồng không phù hợp.
C. Hợp đồng giữa anh Thuận và anh Thành bị vô hiệu do bị nhầm lẫn
D. Hợp đồng giữa anh Thuận và anh Thành bị vô hiệu do các bên không
lường trước được việc không thể thực hiện
Bài tập 1:
Gia đình anh A muốn mở một xưởng chế biến hạt điều. Do thiếu vốn nên anh A
đã kí hợp đồng vay Ngân hàng B với số tiền là 500 triệu đồng với lãi suất là
10,5%/ năm ,thời hạn vay là 05 năm, trả vốn cuối kỳ và trả lãi hàng tháng để
bảo đảm cho khoản vay, ông A đã thế chấp miếng đất có diện tích là 3000m2
đất trồng cây lâu năm cho ngân hàng B. Diện tích đất được ngân hàng định giá
là 900 triệu đồng .
Cho thủ tục bảo đảm, ngân hàng B yêu cầu anh A phải ký:
- Hợp đồng uỷ quyền để uỷ quyền cho ngân hàng B được toàn quyền mua bán
chuyển nhượng khu đất khi không thu hồi được nợ;
- Hợp đồng thế chấp tài sản;
- Hợp đồng vay tín dụng.
Hãy:
1. Xác định các mối quan hệ dân sự trong tình huống trên, chủ thể , nội dung
các mối quan hệ đó
2. Đến hạn trả nợ, ông A không thanh toán được nợ gốc, nên ngân hàng B tiến
hành chuyển nhượng đất cho bà C theo giá định giá ban đầu khi cho vay và dựa
vào hợp đồng uỷ quyền đã ký. Sau khi trừ các khoản nợ gốc và lãi, Ngân hàng
B giao lại cho ông A 150 triệu đồng đồng thời yêu cầu ông A giao đất cho bà C,
ông A không đồng ý và các bên phát sinh tranh chấp.
Hãy cho ý kiến về các tình tiết trên
1. Đối tượng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là:
A. Tài sản, việc thực hiện công việc và uy tín.
B. Tài sản, thực hiện một công việc.
C. Công việc phải thực hiện, năng lực tài chính
D. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá, động sản và bất động sản.
2. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
A. Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc sử dụng biện pháp đã được
pháp luật qui định nhằm bảo đảm cho một nghĩa vụ chính được thực
hiện.
B. Là sự bảo đảm về uy tín của một bên cho nghĩa vụ chính được thực
hiện.
C. Là sự bảo đảm bằng tài sản của một bên cho nghĩa vụ chính được
thực hiện
D. Là sự bảo đảm bằng một hành vi của một bên nhằm đảm bảo cho
nghĩa vụ chính được thực hiện.
3. Do cần tiền gấp để về quê thăm người thân bị ốm nặng, A đã giao cho
B chiếc máy tính Dell Icore 5 để đảm bảo cho việc vay một khoản tiền
từ B là 20 triệu đồng. Việc A giao máy tính cho B là:
A. Cầm cố tài sản
B. Thế chấp tài sản
C. Cầm giữ tài sản
D. Ký quĩ tài sản
4. Để có tiền thi công xây dựng nhà, A đã ký hợp đồng vay của B, số tiền
là 300 triệu đồng. Để vay được khoản tiền này, B yêu cầu A phải thực
hiện biện pháp bảo đảm. A dùng quyền sử dụng 200m2 đất tại Củ Chi
(đang cho thuê) làm tài sản bảo đảm. A giao giấy chứng nhận quyền
sử dụng thửa đất này để B giữ và thực hiện các thủ tục bảo đảm để
cho A vay tiền. Biện pháp bảo đảm mà A sẽ thực hiện với B là:
A. Thế chấp
B. Cầm cố.
C. Cầm giữ tài sản
D. Bảo lãnh.
E. Tài sản bảo đảm:
5. Tải sản được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ:
A. Là các loại tài sản là động sản.
B. Là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
C. Là các loại tài sản là bất động sản.
D. Là tài sản hiện có.
6. Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm
A. Bảo đảm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ ở hiện tại, không bao gồm
nghĩa vụ hình thành trong tương lai.
B. Bảo đảm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ ở hiện tại, bảo đảm một
phần nghĩa vụ hình thành trong tương lai.
C. Bảo đảm một phần nghĩa vụ hiện tại và một phần nghĩa vụ trong
tương lai.
D. Bảo đảm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ, có thể là nghĩa vụ hiện tại
và cả nghĩa vụ hình thành trong tương lại.
7. Phương án nào dưới đây là sai:
A. Cầm giữ tài sản và cấm cố tài sản đều là các biện pháp bảo đảm do các
bên thỏa thuận.
B. Bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố và yêu cầu bên nhận cầm cố
bồi thường thiệt hại xảy ra nếu bên nhận cầm cố bán, trao đổi hoặc tặng
cho tài sản cầm cố trong thời gian nhận cầm cố.
C. Biện pháp cầm cố được hình thành khi chưa có vi phạm nghĩa vụ còn cầm
giữ tài sản chỉ hình thành khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ.
D. Cầm cố tài sản và cầm giữ tài sản đều là việc bên có quyền chiếm giữ tài
sản của bên có nghĩa vụ nhằm mục đích bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
8. Lựa chọn phương án đúng trong các trường hợp sau đây:
A. Tài sản bảo đảm nghĩa vụ phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ
cầm giữ tài sản hoặc bảo lưu quyền sở hữu tài sản.
B. Giá trị tài sản bảo đảm phải luôn lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
C. Một tài sản chỉ được dùng để bảo đảm một nghĩa vụ.
D. Giao dịch đảm bảo mà không thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo
thì giao dịch đó bị vô hiệu.
9. Anh Mỹ vay chi Nga số tiền 500 triệu đồng và thế chấp cho chị Nga một
chiếc xe ô tô Honda Arcord. Mỹ thỏa thuận được với anh Đức là anh
Đức sẽ thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay 500 triệu đồng cho chị Nga và
được chị Nga đồng ý. Các bên không có thỏa thuận nào khác. Trong
trường hợp này;
A. Biện pháp bảo đảm bằng việc thế chấp chiếc xe của anh Mỹ với chị Nga
chấm dứt bảo đảm.
B. Biện pháp bảo đảm bằng việc thế chấp chiếc xe của anh Mỹ với chị Nga
tiếp tục duy trì hiệu lực.
C. Biện pháp bảo đảm bằng việc thế chấp chiếc xe của anh Mỹ với chi Nga
tự động chuyển sang bảo lãnh của anh Mỹ với chị Nga cho nghĩa vụ của
anh Đức
D. Cả anh Mỹ và anh Đức đều phải tiếp tục thực hiện biện pháp bảo đảm
với chị Nga .
10. Chị Linh ký hợp đồng đặt cọc cho anh Đàm 100 triệu đồng để đặt
cọc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán xe ô tô với anh Đàm. Việc
đặt cọc của chị Linh là biện pháp bảo đảm cho việc:
A. Thực hiện nghĩa vụ ở hiện tại.
B. Thực hiện nghĩa vụ ở hiện tại và trong cả tương lai.
C. Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện.
D. Thực hiện nghĩa vụ trong tương lai.
Nhận định dưới đây là đúng hay sai
a) Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một biện pháp bổ sung cho nghĩa vụ chính
b) Sự bảo đảm này chỉ bao gồm uy tín.
c) Nếu nghĩa vụ chính đã chấm dứt thì biện pháp bảo đảm không có giá trị
d) Các biện pháp bảo đảm chỉ áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ chính đã
đến hạng.
e) Nghĩa vụ được bảo đảm chỉ bao gồm nghĩa vụ của hiện tại
f) Nghĩa vụ được bảo đảm luôn luôn là toàn bộ nghĩa vụ chính
g) Nếu không có thỏa thuận thì nghĩa vụ trả tiền bào gồm cả nghĩa vụ trả lãi .
h) Tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ bảo gồm các tài sản
hiện có.
i) Khi thực hiện việc bảo đảm tài sản, chủ sở hữu tài sản bảo đảm phải giao
tài sản cho bên nhẫn bảo đảm
j) Khi không thực hiện được nghĩa vụ, tài sản bảo đảm sẽ thuộc về bên nhận
bảo đảm

VẬN DỤNG
Nhận định dưới đây là đúng hay sai
a) Đối tượng của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải luôn là tài sản
b) Nghĩa vụ bảo lãnh luôn là bảo lãnh bằng tiền
c) Tài sản bảo đảm nghĩa vụ phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm.
d) Tài sản được dùng để thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ phải là tài
sản đang hiện hữu.
e) Quan hệ bảo lãnh chỉ phát sinh khi bên được bảo lãnh có vi phạm nghĩa vụ
trong thời hạn bảo lãnh
f) Bên thế chấp tài sản phải chuyển giao tài sản cho bên nhận thế chấp
g) Bên cầm cố không cần phải chuyển giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm
cố.
h) Bất kỳ mọi tổ chức có cơ sở và có điều kiện kinh tế đều có thể dùng uy tín
của mình để bảo đảm cho bất kỳ cá nhân tổ chức này nếu họ đồng ý cho bảo
đảm cho cá nhân tổ chức đó.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Phạt vi phạm không cần có điều kiện phải có thiệt hại thực tế xảy ra.
2. Mức lãi suất phải trả do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là mức lãi theo sự
thỏa thuận của
các bên
3. Một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ là:
Phải có thiệt hại xảy ra.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia có quyền yêu câu bồi thường
thiệt hại và phạt
vi phạm.
5. Nếu có vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu phạt vi phạm.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm dân sự:
A. Gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
B. Do các bên thỏa thuận.
C. Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
D. Do sự kiện bất khả kháng.
Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự do:
A. Sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền
B. Sự kiện bất khả kháng hoặc vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
C. Sự kiện bất khả kháng hoặc vượt quá yêu cầu của phòng vệ chính đáng
D. Sự kiện bất khả kháng hoặc không có thiệt hại về tổn thất tinh thần
Các bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng, nếu một bên vi phạm
nghĩa vụ
trong hợp đồng thì
A. Bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm
hợp đồng.
B. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên có vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp
đồng.
C. Bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu vi bên có nghĩa vụ phải bồi thường
thiệt hại do vi
phạm hợp đồng.
D. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm vừa phải chịu phạt vi phạm
hợp đồng vừa phải
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Hành vi nào sau đây làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
B. Gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng
C. Nhận tặng cho tài sản không có điều kiện
D. Gây thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Bên có nghĩa vụ phải trách nhiệm nào khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
A. Phải chịu trách nhiệm trả thêm khoản tiền lãi trong thời gian chậm trả tiền.
B. Phải chịu trách nhiệm trả thêm khoản tiền phạt do chậm trả tiền.
C. Phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
D. Không phải chịu trách nhiệm nếu đã thông báo cho bên có quyền việc chậm
trả tiền.
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
1. Phạt vi phạm không cần có điều kiện phải có thiệt hại thực tế xảy ra.
2. Mức lãi suất phải trả do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền là mức lãi theo sự
thỏa thuận của
các bên
3. Một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi
phạm nghĩa vụ là:
Phải có thiệt hại xảy ra.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm của bên kia có quyền yêu câu bồi thường
thiệt hại và phạt
vi phạm.
5. Nếu có vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu phạt vi phạm.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hành vi nào sau đây phải chịu trách nhiệm dân sự:
A. Gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.
B. Do các bên thỏa thuận.
C. Hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
D. Do sự kiện bất khả kháng.
Các trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự do:
A. Sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền
B. Sự kiện bất khả kháng hoặc vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
C. Sự kiện bất khả kháng hoặc vượt quá yêu cầu của phòng vệ chính đáng
D. Sự kiện bất khả kháng hoặc không có thiệt hại về tổn thất tinh thần
Các bên không có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng, nếu một bên vi phạm
nghĩa vụ
trong hợp đồng thì
A. Bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm
hợp đồng.
B. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên có vi phạm phải chịu phạt vi phạm hợp
đồng.
C. Bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu vi bên có nghĩa vụ phải bồi thường
thiệt hại do vi
phạm hợp đồng.
D. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm vừa phải chịu phạt vi phạm
hợp đồng vừa phải
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
Hành vi nào sau đây làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Gây thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết
B. Gây thiệt hại do phòng vệ chính đáng
C. Nhận tặng cho tài sản không có điều kiện
D. Gây thiệt hại do sự kiện bất khả kháng
Bên có nghĩa vụ phải trách nhiệm nào khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
A. Phải chịu trách nhiệm trả thêm khoản tiền lãi trong thời gian chậm trả tiền.
B. Phải chịu trách nhiệm trả thêm khoản tiền phạt do chậm trả tiền.
C. Phải chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
D. Không phải chịu trách nhiệm nếu đã thông báo cho bên có quyền việc chậm
trả tiền
Anh A ký hợp đồng với chị B nhận gửi giữ 01 tấn hàng thực phẩm đông lạnh.
Tuy nhiên, đến
thời điểm thỏa thuận, chị B đem hàng đến thì anh A không tiếp nhận do chưa bố
trí được kho
lạnh để hàng. Vì phải chờ đợi ngoài trời nắng 36 độ C nên chỗ hàng thực phẩm
của B bị hư hỏng
và giảm sút giá trị.
Anh A cho rằng việc anh chưa tiếp nhận hàng nên không có trách nhiệm bồi
thường phần thiệt
hại xảy ra với giá trị hàng hóa bị giảm sút.
Lập luận của anh A đúng hay sai? TẠI SAO?
BÀI 2
Anh Nhơn ký hợp đồng với ông Hoà, nội dung: Bao tiêu thu mua toàn bộ sầu
riêng trong trong vườn của ông Hoà trong vụ thu hoạch vào cuối năm 2018. Giá
bao tiêu 300 triệu đồng. Để bảo đảm thực hiện hợp đồng, Anh Nhơn đã đặt cọc
trước cho ông Hoà 50 triệu đồng (có lập biên nhận giao nhận cọc).
Đến kỳ thu hoạch, do tình hình nông sản của địa phương mất mùa trầm trọng
nên giá sầu riêng cao hơn các năm trước nên ông Hoà đề nghị nâng giá trị của
hợp đồng lên 350 triệu đồng thì ông mới bán, nếu không, ông sẽ trả lại 50 triệu
tiền đặt cọc và đơn phương chấm dứt hợp đồng đã ký.
Anh Nhơn không đồng ý và yêu cầu ông Hoà thực hiện đúng cam kết vì hợp
đồng đã ký, giá cả đã được thống nhất, việc đặt cọc đã xong. Nếu ông Hoà
không thực hiện đúng hợp đồng thì phải trả lại tiền đặt cọc, chịu phạt cọc và bồi
thường thiệt hại. Ông Hoà tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu
Anh Nhơn đến nhận lại 50 triệu tiền đặt cọc và không trả tiền phạt cọc cũng
không bồi thường thiệt hại
HỎI :
1. Trường hợp giá sầu riêng biến động có được xem là thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh
thay đổi theo qui định tại Điều 420 của Bộ luật dân sự 2015? cơ sở pháp lý để
xác định?
2. Các bên có quyền đàm phán, thay đổi nội dung hợp đồng?
Giả sử anh Nhơn không đồng ý điều chỉnh giá cả hợp đồng thì ông Hoà có
quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng, không chịu phạt tiền cọc và bồi thường thiệt hại được
không? Cơ sở pháp lý
để xác định?
Nhận định đúng sai
1. Trách nhiệm BTTH ngoài HĐ luôn phát sinh từ một hành vi của con người ?
2. Hành vi đó phải chịu trách nhiệm với một cá nhân con người cụ thể
3. Hành vi đó phát sinh từ một quan hệ nghĩa vụ cụ thể được xác lập từ trước
4. Là một trách nhiệm không liên quan gì tới hợp đồng
5. Đó là một trách nhiệm vật chất?
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1:
Anh A uống rượu trong một quán nhỏ ven đường, do uống rượu say, không còn
tỉnh táo và làm
chủ được hành vi nên anh A đã có hành động hành hung anh B – một vị khách
khác ở trong quán
khiến anh B bị sưng một bên mặt và đập phá bàn ghế của quán. Chủ quán và
anh B đều yêu cầu
anh A phải bồi thường cho mình.
Với hành vi của anh A, thì anh A có phải bồi thường thiệt hại cho anh B và chủ
quán rượu
không? Tại sao?
Bài 2
Ngày 24/3/2011, ông Quang có ký hợp đồng lao động với Công ty TNHH MTV
xe khách Sơn Hà,
công việc phải làm là phục vụ xe buýt.
Ngày 04/5/2012, ông Quang lái xe buýt gây ra tai nạn giao thông cho Chị Vinh
và Công ty TNHH
MTV xe khách Sơn Hà yêu cầu ngưng làm việc để chờ kết quả của cơ quan điều
tra. Ngày
15/5/2013, Cơ quan CSDT và Viện Kiểm sát đã khởi tố và tru tố ông tội “vi
phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” qui định tại Điều 260 BLHS
2015. Các thiệt hại ban
đầu được xác định gồm: Chị Vinh bị thương thích với tỷ lệ thương tổn cơ thể là
61%. Chi phi điều
trị là 90 triệu đồng, chị Vinh phải nghỉ việc để điều trị thương tật hết 04 tháng ,
Cty Sơn Hà có
mua bảo hiểm cho xe trong trường hợp gây thiệt hại cho bên thứ ba. Xe buýt
gây ra tai nạn bị tạm
giữ 03 tháng trong giai đoạn điều tra.
Hãy: Xác định trách nhiệm của những người có liên quan
Bài 3
Hai sinh viên N và M vào trung tâm thương mại X chơi. Họ vừa đi xem quầy
hàng, vừa ăn bánh
ngọt. A là nhân viên bảo vệ nhắc nhở nội quy của trung tâm thương mại là
khách không được ăn
uống hay đem thức ăn vào trong các quầy hàng. N và M vẫn lờ đi như không
nghe thấy, và điềm
nhiên ăn tiếp. A nói với B là một nhân viên bảo vệ khác và cả hai xông tới, đánh
M và N, vừa đánh
vừa hô trộm để khách hàng khác tưởng N và M trộm cắp hàng hóa.
N và M bị giữ lại đến tối mới được thả về, sau khi phải xin lỗi, lạy lục, van xin
A và B nhiều lần.
Do bị đánh, N và M đều bị thương tích bầm ở mặt và người. Riêng N do bị đau
và bầm, N phải
nghỉ học, điều trị ở bệnh viện nhiều ngày. Sau đó, N và M đã tố cáo nhân viên
bảo vệ của trung
tâm đến các cơ quan chức năng và yêu cầu được bồi thường. Hãy
1. Phân tích hành vi của A và B?
2. Xác định đối tượng bị xâm hại ?
3. Xác định các thiệt hại
4. Xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

You might also like