You are on page 1of 5

ĐỀ SỐ 20019

Câu 1: (2,5 điểm) Hình thức của hợp đồng? Cho ví dụ minh hoạ?

Câu 2: (3,5 điểm) Trình bày các điều khoản quan trọng trong hợp đồng mượn tài
sản?

Câu 3: (4 điểm) Phân biệt hôn hợp lỗi với bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng
gây ra?

Bài làm

Câu 1:

Hình thức của hợp đồng được hiểu là cách thức thể hiện hợp đồng để ghi nhận sự
thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận về hình thức của
hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Khi các bên thỏa thuận giao kết bằng một trong ba hình thức trên thì hợp đồng
được xem xét là đã giao kết và phải tuân theo quy định về nội dung của hình thức
đó.

Trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có quy định về việc hợp đồng phải được
thể hiện bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì khi đó hình thức
của hợp đồng bắt buộc phải tuân theo các quy định của pháp luật.
Ví dụ

Câu 2: Các điều khoản quang trọng

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Tài sản mượn: …

(Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn
tài sản).

Điều 2. Thời hạn mượn tài sản

Thời hạn mượn tài sản tại Điều 1 hợp đồng này là … tháng, kể từ ngày …/ …/ …

Điều 3. Mục đích sử dụng

Tài sản mượn tại Điều 1 hợp đồng này được sử dụng cho mục đích …

Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của các bên

1. Quyền, nghĩa vụ của bên A:

Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã
thỏa thuận.

Yêu cầu bên A thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài
sản mượn theo thoả thuận với bên A.

Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản;
nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa theo thoả thuận với bên A.

Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của
bên A.

Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn hoặc trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn
đã đạt được.

Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
Chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

2. Quyền, nghĩa vụ của bên B:

Đòi lại tài sản ngay sau khi bên B hết thời hạn mượn tài sản theo hợp đồng này.

Đòi lại tài sản khi bên B sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng
cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của
bên A.

Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản (nếu
có).

Thanh toán cho bên B chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản theo thỏa
thuận.

Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều 5. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định
của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).

Điều 6. Chi phí khác

Lệ phí công chứng, chứng thực hợp đồng này do bên … chịu trách nhiệm thực hiện
thanh toán theo đúng quy định của pháp luật.

Chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo vệ tài sản mượn, … do bên … chịu
trách nhiệm thực hiện thanh toán theo đúng quy định của pháp luật (Bên A và bên
B thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng này).

Điều 7. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên
A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp
lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có
quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Cam đoan của các bên

1. Bên A cam đoan:

Thông tin về nhân thân, tài sản mượn ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Tài sản mượn thuộc trường hợp được cho mượn theo quy định của pháp luật;

Tại thời điểm giao kết hợp đồng này: Tài sản mượn không có tranh chấp; Tài sản
mượn không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép
buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.

2. Bên B cam đoan:

Những thông tin về nhân thân ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản mượn tại Điều 1 của hợp đồng này và các giấy tờ
về quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản mượn (nếu có);

Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép
buộc;

Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng này.

Điều 9. Các thoả thuận khác

Hai bên đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả
pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và
không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như
nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

Câu 3: Theo Điều 587 BLDS 2015, vấn đề bồi thường thiệt hại liên đới chỉ đặt ra
đối với trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại. Bên gây thiệt hại phải là
nhiều người cùng gây thiệt hại. Như vậy, điều kiện “cùng gây thiệt hại” là là căn
cứ để phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên đới và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại riêng rẽ. Do đó, cần phải hiểu như thế nào là “cùng gây thiệt
hại”.Điều kiện “cùng gây thiệt hại” là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại liên đới:

Một là, về ý chí của những người cùng gây thiệt hại.

Hai là, về hành vi của những người cùng gây ra thiệt hại.

Ba là, những người gây thiệt hại cùng thống nhất với nhau về mặt hậu quả.

Bốn là, tất cả những người gây thiệt hại phải đều có lỗi.

Năm là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây thiệt hại
với hậu quả xảy ra

Hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cấu thành tăng nặng của tội có hai loại lỗi (cố ý
và vô ý) được quy định đối với những tình tiết khách quan khác nhau.

Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với tất cả các tình tiết khách quan được
miêu tả trong cấu thành cơ bản của tội phạm. Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ được quy
định trong cấu thành tăng nặng của một số tội phạm, khi dấu hiệu lỗi trong cấu
thành cơ bản là cố ý, nhưng trong cấu thành tăng nặng của tội phạm đó, người
phạm tội đã vô ý gây ra hậu quả nhất định. Trường hợp hỗn hợp lỗi chỉ có thể xảy
ra đối với người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội của mình và vô ý đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.

You might also like