You are on page 1of 141

Phần 1 – Những vấn đề chung về nghĩa vụ

1. Trình bày khái niệm và phân tích dấu hiệu của nghĩa vụ theo BLDS hiện hành.

Khái niệm: Theo Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015 thì nghĩa vụ là việc mà theo đó, một
hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật,
chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được
thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi
chung là bên có quyền).

Dấu hiệu:

+ Là sự ràng buộc pháp lý giữa ít nhất là hai người đứng về hai phía chủ thể khác
nhau: Bên có nghĩa vụ phải làm một công việc nếu không làm sẽ phải gánh chịu chế
tài của luật.

+ Quyền và nghĩa vụ dân sự của hai bên chủ thể đối lập nhau một cách tương ứng và
chỉ có hiệu lực trong phạm vi giữa các chủ thể đã được xác định: Quyền của bên này
sẽ là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại

+ Các bên chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ luôn được xác định rõ: Mối quan hệ về
quyền và nghĩa vụ trong quan hệ này không liên quan đến người khác ngoài các chủ
thể đã được xác định cụ thể.

Trong một số TH, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có thể liên quan đến người thứ
ba, nhưng người này đã được xác định cụ thể từ trước, ví dụ: Trong quan hệ cho vay,
bên có quyền đòi nợ là người đã cho vay, bên có nghĩa vụ trả nợ là người vay nhưng
cũng có thể người phải trả khoản nợ đó lại là người thứ ba (là người bảo lãnh đã được
các bên xác định từ trước)

+ Quan hệ nghĩa vụ là quan hệ trái quyền ⇒ quyền của các bên chủ thể là quyền đối
nhân: Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, quyền của chủ thể được thực hiện thông qua
hành vi của chủ thể phía bên kia ⇒ Quyền của bên này chỉ được áp dụng khi bên kia
đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ.
2. Trình bày quy định về đối tượng của nghĩa vụ. Phân biệt đối tượng của
nghĩa vụ với đối tượng của hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

- Đối tượng của nghĩa vụ là cái mà các bên tác động tới trong việc xác lập,
thực hiện quan hệ nghĩa vụ với nhau.
- Đối tượng của nghĩa vụ theo Điều 276 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
+ Đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được
thực hiện.
+ Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.

⇒ Chỉ những tài sản có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được
mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ
dân sự.

- Phân biệt đối tượng của nghĩa vụ với đối tượng của hợp đồng:

Đặc điểm Đối tượng của nghĩa vụ Đối tượng của hợp đồng

Cơ sở phát sinh Có thể phát sinh từ Chỉ phát sinh từ hợp


nhiều căn cứ khác nhau, đồng
trong đó có hợp đồng

Chủ thể Do chủ thể nghĩa vụ Do các bên tham gia


thỏa thuận hợp đồng thỏa thuận

Mục đích Để thực hiện nghĩa vụ Để thực hiện mục đích


của các bên mà các bên mong muốn

Tính chất Có thể là tài sản, công Phải là tài sản hoặc
việc phải thực hiện hoặc công việc có thể thực
không được thực hiện. hiện được

Ví dụ 1: A và B thỏa thuận mua bán một chiếc xe máy. Trong hợp đồng, các
bên đã thỏa thuận về giá cả, thời gian giao xe, phương thức thanh toán,... Đối
tượng của nghĩa vụ trong trường hợp này là chiếc xe máy mà A phải giao cho B.

Ví dụ 2: C và D thỏa thuận thuê nhà của C để ở. Trong hợp đồng, các bên đã
thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê,... Đối tượng của nghĩa vụ trong trường
hợp này là công việc là cho thuê nhà của C cho D.

3. Trình bày về quan hệ nghĩa vụ dân sự, chủ thể nghĩa vụ dân sự. Cho ví dụ
minh họa.

- Quan hệ nghĩa vụ dân sự là quan hệ pháp luật dân sự giữa các chủ thể, theo
đó một bên (bên có nghĩa vụ) phải thực hiện một hoặc nhiều hành vi nhất
định vì lợi ích của bên kia (bên có quyền).
- Các yếu tố của quan hệ nghĩa vụ:
+ Chủ thể: Những người tham gia vào quan hệ nghĩa vụ gồm, cá nhân, pháp
nhân, Nhà nước CHXHCNVN. Các chủ thể này có quyền và nghĩa vụ phát
sinh từ quan hệ nghĩa vụ mà họ tham gia.
● Bên có quyền: Được pháp luật bảo đảm quyền được yêu cầu
bên có nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một
hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của mình
● Bên có nghĩa vụ: Bắt buộc phải thực hiện hoặc không thực hiện
một hoặc một số hành vi nhất định vì lợi ích của bên có quyền.

⇒ Quan hệ song vụ

● Trong 1 số TH, tồn tại quan hệ đơn vụ ⇒ 1 bên chỉ có quyền


hoặc nghĩa vụ, không có đồng thời cả hai.
“+ Nội dung của nghĩa vụ là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ
nghĩa vụ dân sự.(Tham khảo nếu cô hỏi)”
● Quyền của bên có quyền là quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa
vụ của mình.
● Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ là nghĩa vụ phải thực hiện công việc, trả
tiền hoặc bồi thường thiệt hại cho bên có quyền.
+ Khách thể của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được
thực hiện. (Tham khảo nếu cô hỏi)

Ví dụ: A và B thỏa thuận mua bán một chiếc xe máy. Trong hợp đồng, các
bên đã thỏa thuận về giá cả, thời gian giao xe, phương thức thanh toán,...
Trong trường hợp này, A là bên có nghĩa vụ giao xe cho B, còn B là bên có
quyền nhận xe.

Ví dụ: C và D thỏa thuận thuê nhà của C để ở. Trong hợp đồng, các bên đã
thỏa thuận về thời hạn thuê, giá thuê,... Trong trường hợp này, C là bên có
nghĩa vụ cho thuê nhà cho D, còn D là bên có quyền thuê nhà.

4. Phân tích nội dung quy định về chuyển giao quyền yêu cầu. Cho ví dụ minh
họa.

“Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu

1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho
người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc
không được chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì
người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu
không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ
biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường
hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà
phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh
toán chi phí này”.

⇒ Phân tích: Chuyển giao quyền yêu cầu là sự thỏa thuận của các bên mà theo đó bên
có quyền yêu cầu sẽ chuyển giao quyền yêu cầu cho người thứ ba. Thực chất chuyển
giao quyền yêu cầu là một hợp đồng, bởi sự chuyển giao dựa trên thỏa thuận và thống
nhất ý chí của bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao. Khác với thực hiện quyền
yêu cầu thông qua người thứ ba (ủy quyền), khi quyền yêu cầu được chuyển giao,
quan hệ giữa bên chuyển giao và bên có nghĩa vụ sẽ chấm dứt làm phát sinh quan hệ
mới là quan hệ giữa bên nhận chuyển giao và bên có nghĩa vụ.

Ví dụ: A vay tiền của B, B chuyển giao quyền đòi nợ cho C. Khi quyền yêu cầu trả tiền được
chuyển giao từ B sang C, sẽ làm chấm dứt quan hệ của bên B và A, làm phát
sinh quan hệ mới giữa C và B.

5. Phân tích nội dung quy định về chuyển giao nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa.

“Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ


1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên
có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ
hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”.

Phân tích: Chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa thuận của bên có nghĩa vụ và bên thứ ba
trong đó bên có nghĩa vụ sẽ chuyển giao nghĩa vụ đó cho bên thứ ba. Khi nghĩa vụ
được chuyển giao thì bên thứ ba được gọi là là bên thế nghĩa vụ. Quan hệ giữa bên có
nghĩa vụ và bên có quyền chấm dứt, làm phát sinh quan hệ mới là quan hệ giữa bên
thế nghĩa vụ và bên có quyền, bên thế nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ với bên có
quyền.

Ví dụ: A vay B 50 triệu đồng, thời hạn là 01 năm. Vì C mua xe của A mới trả được
một nửa và vẫn còn nợ lại 50 triệu, nên A đã chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho B sang
C. Theo đó, đáng lẽ C phải trả nợ cho A và A phải trả nợ cho B, nhưng A đã chuyển
giao nghĩa vụ cho C. Lúc này, người C phải thực hiện nghĩa vụ không phải là A mà là
B, đồng thời A cũng không còn nghĩa vụ trả nợ cho B, mà là C. Quan hệ nghĩa vụ giữa
A và B, C và A chấm dứt, làm phát sinh quan hệ giữa C và B.

Phần 2 – Căn cứ phát sinh và căn cứ chấm dứt nghĩa vụ

6. Phân biệt việc hình thành nghĩa vụ do hợp đồng và hành vi pháp lý đơn
phương. Cho ví dụ minh họa.

Điều 116 BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự: “ Giao dịch dân sự là hợp đồng
hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự”.

Điều 385 BLDS 2015 quy định về hợp đồng: “ Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

- Hợp đồng:
+ Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều chủ thể
nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
+ Bản chất tạo nên hợp đồng là sự thoả thuận. Hay nói cách khác, trong hợp đồng
bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia tạo thành hợp đồng ⇒ thống
nhất ý chí chung của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: hợp đồng hợp tác, hợp đồng mua bán tài sản,
hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng dịch vụ, v.v…
- Hành vi pháp lý đơn phương
+ Là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
+ Hành vi pháp lý đơn phương có điểm khác biệt cơ bản nhất với hợp đồng đó là
cách thức thể hiện ý chí của chủ thể. Nếu như trong hợp đồng dân sự đề cao sự
thỏa thuận, coi thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản nhất thì hành vi pháp lý
đơn phương lại chỉ thể hiện ý chí của một bên chủ thể trong giao dịch dân sự.
+ Thực tế, do tính chất của loại giao dịch dân sự này đơn thuần là ý chí của một
bên chủ thể, vì vậy hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý
khi có những người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do chủ thể
xác lập giao dịch này đưa ra. Bên tham gia này phải đáp ứng được các điều
kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch.
+ Ví dụ như hứa thưởng, thi có giải, v.v… Còn một số trường hợp hầu như không
phải đáp ứng điều kiện gì để tham gia giao dịch dân sự có dạng hành vi pháp lý
đơn phương như: lập di chúc, từ chối hưởng thừa kế,...

BẢNG SO SÁNH ĐỂ DỄ HIỂU:

Đặc điểm Hợp đồng Hành vi pháp lý đơn


phươn
g
Cơ sở phát sinh Hợp đồng Ý chí của một bên chủ thể
Số lượng bên tham gia Ít nhất hai bên
Một bên
Tính chất Tương đối Tuyệt đối
Chủ thể tham gia Cá nhân, pháp Cá nhân, pháp nhân
nhân
Hình thức Thỏa thuận giữa Lập văn bản
các bên
Nội dung Thỏa thuận bằng lời nói, Một bên thể hiện ý chí về
bằng văn bản hoặc bằng quyền và nghĩa vụ của
hành vi cụ thể mình
Thủ tục Các bên thỏa thuận về
quyền và nghĩa vụ của Một bên thực hiện theo ý
mình chí của mình

Ví dụ 1: A và B thỏa thuận mua bán một chiếc xe máy. Trong hợp đồng, các
bên đã thỏa thuận về giá cả, thời gian giao xe, phương thức thanh toán,... Trong
trường hợp này, nghĩa vụ của A là giao xe cho B, nghĩa vụ của B là thanh toán
tiền cho A. Nghĩa vụ này phát sinh do hợp đồng, dựa trên thỏa thuận của hai
bên.
Ví dụ 2: C lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho con cái sau khi chết.
Trong di chúc, C đã chỉ định tài sản của mình được chia cho các con như thế
nào. Trong trường hợp này, nghĩa vụ của các con C là nhận tài sản theo di chúc.
Nghĩa vụ này phát sinh do hành vi pháp lý đơn phương, dựa trên ý chí của C.

7. Phân biệt nghĩa vụ hình thành do thực hiện công việc có ủy quyền và thực hiện
công việc không có ủy quyền. Cho ví dụ minh họa.

- Nghĩa vụ hình thành do thực hiện công việc có ủy quyền là nghĩa vụ phát
sinh từ việc một người (bên được ủy quyền) thực hiện công việc theo ủy
quyền của người khác (bên ủy quyền).
- Nghĩa vụ hình thành do thực hiện công việc không có ủy quyền là nghĩa vụ
phát sinh từ việc một người tự nguyện thực hiện công việc vì lợi ích của
người khác mà người này không biết hoặc biết mà không phản đối.

BẢNG SO SÁNH ĐỂ DỄ HIỂU:

Nghĩa vụ hình thành do Nghĩa vụ hình thành do


thực hiện công việc có thực hiện công việc
Đặc điểm ủy quyền không có ủy quyền
Ủy quyền của bên ủy Hành vi tự nguyện của
Cơ sở phát sinh quyền bên thực hiện công việc
Số lượng bên
tham gia Ít nhất hai bên Hai bên
Tính chất Tương đối Tuyệt đối
Chủ thể tham
gia Cá nhân, pháp nhân Cá nhân, pháp nhân
Hình thức Không bắt buộc Không bắt buộc

Bên thực hiện công việc


Các bên thỏa thuận về có quyền yêu cầu bên
quyền và nghĩa vụ của có lợi ích được hưởng
Nội dung mình công việc thực
hiện thanh toán các chi
phí hợp lý mà mình đã
bỏ ra để thực hiện công
việc
Bên thực hiện công việc
thông báo cho bên có
Các bên thỏa thuận và lợi ích được hưởng
thực hiện theo thỏa công việc về việc mình
Thủ tục thuận đã thực hiện công việc

Ví dụ 1: A ủy quyền cho B mua một chiếc xe máy cho mình. Trong trường
hợp này, A là bên ủy quyền, B là bên được ủy quyền. B có nghĩa vụ mua
chiếc xe máy cho A và A có nghĩa vụ thanh toán tiền cho B. Nghĩa vụ này
phát sinh do thực hiện công việc có ủy quyền, dựa trên thỏa thuận giữa A và
B.

Ví dụ 2: C tự nguyện giúp đỡ N dọn nhà khi N bị ốm. Trong trường hợp này,
C là bên thực hiện công việc, N là bên có lợi ích được hưởng công việc. C có
quyền yêu cầu N thanh toán các chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để dọn nhà
cho N. Nghĩa vụ này phát sinh do thực hiện công việc không có ủy quyền,
dựa trên hành vi tự nguyện của C.

8. Phân biệt các trường hợp hình thành nghĩa vụ do chiếm hữu, sử dụng tài
sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Cho ví dụ minh họa.

Chiếm hữu, sử dụng tài Được lợi về tài sản


sản không có căn cứ pháp không có căn cứ pháp
Tiêu chí luật luật
Người chiếm hữu, Không có quyền đối
sử dụng tài sản Có quyền đối với tài sản với tài sản
Nguồn gốc của tài Có thể từ các nguồn hợp Có thể từ các nguồn
sản pháp hoặc không hợp hợp pháp hoặc không
pháp hợp pháp
Kể từ thời điểm người
Thời điểm phát sinh chiếm hữu, sử dụng tài Kể từ thời điểm người
nghĩa vụ sản được lợi về tài sản
Trả lại tài sản hoặc bồi
thường thiệt hại cho
Trả lại tài sản cho chủ sở chủ sở hữu hoặc người
hữu hoặc người có quyền có quyền khác đối với
Nội dung nghĩa vụ khác đối với tài sản đó tài sản đó
Ví dụ 1: A nhặt được một chiếc điện thoại trên đường. A biết chiếc điện thoại đó
không phải của mình nhưng vẫn mang về sử dụng. Trong trường hợp này, A là người
chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. A có nghĩa vụ trả lại chiếc điện thoại
cho chủ sở hữu của nó.

Ví dụ 2: B mua một chiếc xe máy của C nhưng C không phải là chủ sở hữu của chiếc
xe máy đó. Trong trường hợp này, B là người được lợi về tài sản không có căn cứ
pháp luật. B có nghĩa vụ trả lại chiếc xe máy cho chủ sở hữu của nó.

9. Phân biệt nghĩa vụ hình thành khi vi phạm nghĩa vụ và khi gây thiệt hại
do hành vi trái pháp luật. Cho ví dụ minh họa.

Tương đồng

● Cả hai loại nghĩa vụ đều là nghĩa vụ dân sự, phát sinh giữa các chủ thể trong
xã hội.
● Cả hai loại nghĩa vụ đều có đối tượng là vật, tiền, giấy tờ có giá, công
việc, quyền hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
● Cả hai loại nghĩa vụ đều có mục đích là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể.

Khác biệt
Đặc điểm Nghĩa vụ hình thành khi vi phạm nghĩa Nghĩa vụ hình thành
vụ khi gây thiệt hại do
hành vi trái pháp luật

Nguyên Do bên có nghĩa vụ không thực hiện Do bên gây thiệt hại
nhân hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thực hiện hành vi trái
phát được xác lập pháp luật gây thiệt hại
sinh cho người khác

Đối Vật, tiền, giấy tờ có giá, công việc, Thiệt hại do hành vi
tượng quyền hoặc không được thực hiện công trái pháp luật gây ra
việc nhất định theo thỏa thuận giữa các
bên hoặc theo quy định của pháp luật

Mục Buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện Buộc bên gây thiệt hại
đích nghĩa vụ đã được xác lập phải bồi thường thiệt
hại cho người bị thiệt
hại

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: A và B ký hợp đồng mua bán, theo đó A có nghĩa vụ giao hàng cho B. Tuy
nhiên, A đã không giao hàng cho B đúng thời hạn. Trong trường hợp này, A đã vi
phạm nghĩa vụ đã được xác lập, và phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho B do
chậm giao hàng.
Ví dụ 2: C lái xe ô tô gây tai nạn cho D, làm D bị thương và mất khả năng lao động.
Trong trường hợp này, C đã gây thiệt hại cho D do hành vi trái pháp luật, và phát sinh
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho D.

10. Phân biệt chấm dứt nghĩa vụ do được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ và chấm
dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa.

- Nghĩa vụ là việc một chủ thể phải thực hiện giao tài sản, thực hiện hoặc
không thực hiện một việc cho chủ thể còn lại.
- Theo đó, chấm dứt nghĩa vụ là việc một người có nghĩa vụ phải giao tài sản,
thực hiện một công việc nhằm đáp ứng lợi ích cho bên có quyền sẽ không
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó nữa. Việc chấm dứt nghĩa vụ sẽ giải
phóng cho bên có nghĩa vụ khỏi việc phải thực hiện nghĩa vụ mà không bị
coi là vi phạm và phải chịu bất kỳ chế tài nào.
- Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ
+ “Điều 381. Chấm dứt nghĩa vụ do hết thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ. Khi
thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết thì nghĩa vụ chấm dứt”.
+ Khoản 1 Điều 149 BLDS năm 2015 quy định: “Thời hiệu là thời hạn
do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả
pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định”. Có 04 loại
thời hiệu: thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ,
thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong
đó, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 150
BLDS năm 2015 là: “Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn
mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn
việc thực hiện nghĩa vụ”.
+ Khi nghĩa vụ kết thúc, dù trong trường hợp nào, các bên cũng không còn
quan hệ với nhau, không chỉ bên có quyền không còn quyền yêu cầu bên
có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ với mình, mà bên có nghĩa vụ cũng
không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó nữa.
- Chấm dứt nghĩa vụ do được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ .
+ Việc thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ thường được thực hiện với sự
thương lượng, thống nhất ý chí của cả bên có nghĩa vụ và bên có
quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, bên có quyền có thể tự
mình chấm dứt nghĩa vụ bằng cách miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên
có nghĩa vụ. Điều 376 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chấm dứt
nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa vụ như sau:

“Điều 376. Chấm dứt nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa vụ
1. Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có
nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng
chấm dứt”.
+ Thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để đáp ứng nhu cầu về lợi ích của bên có quyền,
theo đó, bên có quyền có thể từ chối bằng cách miễn thực hiện nghĩa vụ cho
bên có nghĩa vụ.
+ Nghĩa vụ được miễn là toàn bộ nghĩa vụ thì sau khi bên có quyền miễn, nghĩa
vụ chấm dứt, bên có nghĩa vụ không còn bị ràng buộc trong quan hệ với bên có
quyền nữa.

11. Phân biệt chấm dứt nghĩa vụ do được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ với chấm dứt
nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác. Cho ví dụ minh họa.

- Nghĩa vụ là việc một chủ thể phải thực hiện giao tài sản, thực hiện hoặc
không thực hiện một việc cho chủ thể còn lại.
- Theo đó, chấm dứt nghĩa vụ là việc một người có nghĩa vụ phải giao tài sản,
thực hiện một công việc nhằm đáp ứng lợi ích cho bên có quyền sẽ không
phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó nữa. Việc chấm dứt nghĩa vụ sẽ giải
phóng cho bên có nghĩa vụ khỏi việc phải thực hiện nghĩa vụ mà không bị
coi là vi phạm và phải chịu bất kỳ chế tài nào.
- Chấm dứt nghĩa vụ do được miễn trừ thực hiện nghĩa vụ .
+ Việc thỏa thuận chấm dứt nghĩa vụ thường được thực hiện với sự
thương lượng, thống nhất ý chí của cả bên có nghĩa vụ và bên có
quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, bên có quyền có thể tự
mình chấm dứt nghĩa vụ bằng cách miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên
có nghĩa vụ. Điều 376 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định chấm dứt
nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa vụ như sau:

“Điều 376. Chấm dứt nghĩa vụ do được miễn thực hiện nghĩa vụ
1. Nghĩa vụ chấm dứt khi bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên có
nghĩa vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Khi nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được miễn thì biện pháp bảo đảm cũng
chấm dứt”.
+ Thực hiện nghĩa vụ là cơ sở để đáp ứng nhu cầu về lợi ích của bên có quyền,
theo đó, bên có quyền có thể từ chối bằng cách miễn thực hiện nghĩa vụ cho
bên có nghĩa vụ.
+ Nghĩa vụ được miễn là toàn bộ nghĩa vụ thì sau khi bên có quyền miễn, nghĩa
vụ chấm dứt, bên có nghĩa vụ không còn bị ràng buộc trong quan hệ với bên có
quyền nữa.
- Chấm dứt nghĩa vụ do được thay thế bằng nghĩa vụ khác:
+ Thay thế có thể hiểu là việc vứt bỏ cái cũ, thay vào cái mới. Do đó, khi nghĩa
vụ mới được thay thế thì nghĩa vụ cũ đương nhiên chấm dứt hiệu lực ⇒ quyền
và nghĩa vụ của các bên chỉ được dịch chuyển sang một quan hệ mới, tức
không phải thực hiện nghĩa vụ cũ nhưng phải thực hiện nghĩa vụ mới.
+ Ví dụ: A thuê truyện của B nhưng đã làm mất. Nghĩa vụ ban đầu mà A phải
thực hiện là trả truyện cho B, nhưng đối tượng của nghĩa vụ không còn nên
không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được. Lúc này các bên thỏa thuận xác lập
nghĩa vụ mới là nghĩa vụ trả tiền, theo đó A phải thanh toán cho B khoản tiền
tương ứng với giá trị của cuốn sách đã mất.
+ Ví dụ: A mượn điện thoại của B nhưng làm hỏng, nên đã đem tiền sang trả,
mặc dù các bên không có thỏa thuận từ trước nhưng B đã tiếp nhận tiền A đưa
nên nghĩa vụ xem như đã thực hiện xong.
+ Có những nghĩa vụ không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác. Đó là những trường
hợp liên quan đến quyền nhân thân không thể chuyển giao cũng như không thể
thay thế, cụ thể là nghĩa vụ cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các nghĩa vụ khác gắn liền với
nhân thân. Bởi lẽ những nghĩa vụ này ngoài yếu tố tài sản còn gắn liền với yếu
tố tinh thần, nhân thân của chủ thể trong quan hệ.

12. Phân biệt chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ và chấm dứt nghĩa vụ do hòa
nhập bên có nghĩa vụ và bên có quyền. Cho ví dụ minh họa.

Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ nghĩa vụ và chấm dứt nghĩa vụ do hòa nhập bên có nghĩa
vụ và bên có quyền là hai căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân sự được quy định tại Điều
378 và 380 Bộ luật Dân sự 2015.

Đặc điểm Chấm dứt nghĩa vụ do bù trừ Chấm dứt nghĩa vụ do hòa
nghĩa vụ nhập bên có nghĩa vụ và bên
có quyền

Nguyên Hai bên có nghĩa vụ cùng có Bên có nghĩa vụ trở thành


nhân quyền yêu cầu đối với nhau và bên có quyền đối với chính
chấm dứt có thể thực hiện nghĩa vụ đối trừ nghĩa vụ đó

Điều kiện Hai nghĩa vụ phải cùng là nghĩa Hai bên có nghĩa vụ phải là
chấm dứt vụ tài sản, có đối tượng và mức hai chủ thể khác nhau
độ trái ngược nhau

Hậu quả Hai nghĩa vụ chấm dứt, nghĩa vụ Nghĩa vụ chấm dứt, không
pháp lý mới không phát sinh phát sinh nghĩa vụ mới
Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: A vay B 10 triệu đồng. Sau đó, A mua hàng của B với giá 12 triệu đồng.
Trong trường hợp này, nghĩa vụ của A trả nợ cho B và nghĩa vụ của B bán hàng cho A
có thể được bù trừ. Nghĩa vụ của A trả nợ cho B sẽ chấm dứt.

Ví dụ 2: A và B là hai người bạn. A nợ B 10 triệu đồng. Sau đó, A được B tặng cho
một căn nhà trị giá 12 triệu đồng. Trong trường hợp này, A trở thành bên có quyền đối
với nghĩa vụ trả nợ cho B. Nghĩa vụ của A trả nợ cho B chấm dứt.

13. Phân biệt chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân
chấm dứt tồn tại với chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn. Cho ví dụ minh
họa.
Chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại
và chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn là hai căn cứ chấm dứt nghĩa vụ dân
sự được quy định tại Điều 382 và 383 Bộ luật Dân sự 2015.

Đặc điểm Chấm dứt nghĩa vụ khi bên có Chấm dứt nghĩa vụ khi
quyền là cá nhân chết hoặc pháp vật đặc định không còn
nhân chấm dứt tồn tại

Nguyê Sự kiện bên có quyền là cá nhân Sự kiện vật đặc định


n nhân chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn không còn tồn tại
chấm tại
dứt

Điều Không có Vật đặc định là đối


kiện tượng của nghĩa vụ
chấm không còn tồn tại
dứt
Hậu Nghĩa vụ chấm dứt, không phát Nghĩa vụ chấm dứt,
quả sinh nghĩa vụ mới không phát sinh nghĩa
pháp vụ mới

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: A thuê B 1 căn nhà để ở. Sau đó, A chết. Trong trường hợp này, nghĩa vụ của
B trả tiền thuê nhà cho A chấm dứt.

Ví dụ 2: A mua của B một chiếc xe ô tô. Sau đó, chiếc xe ô tô bị cháy. Trong trường
hợp này, nghĩa vụ của A trả tiền mua xe cho B chấm dứt.

Tóm lại, chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm
dứt tồn tại và chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn là hai căn cứ chấm dứt
nghĩa vụ dân sự khác nhau. Việc xác định đúng căn cứ chấm dứt nghĩa vụ có ý nghĩa
quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ.

Một số lưu ý

- Đối với chấm dứt nghĩa vụ khi bên có quyền là cá nhân chết hoặc pháp nhân chấm
dứt tồn tại, cần xác định rõ đối tượng của nghĩa vụ là một nghĩa vụ cá nhân hay một
nghĩa vụ có tính chất xã hội. Nghĩa vụ cá nhân là nghĩa vụ mà bên có quyền không
thể chuyển giao cho người khác, ví dụ như nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại do lỗi của người chết để lại. Trong trường hợp này, nghĩa vụ sẽ chấm dứt khi
bên có quyền là cá nhân chết. Nghĩa vụ có tính chất xã hội là nghĩa vụ mà bên có
quyền có thể chuyển giao cho người khác, ví dụ như nghĩa vụ trả tiền mua hàng,
nghĩa vụ trả tiền thuê nhà. Trong trường hợp này, nghĩa vụ sẽ không chấm dứt khi bên
có quyền là cá nhân chết.
- Đối với chấm dứt nghĩa vụ khi vật đặc định không còn, cần xác định rõ vật đặc định
có phải là đối tượng của nghĩa vụ hay không. Vật đặc định là vật xác định được theo
số lượng, chất lượng, đặc điểm riêng biệt. Trong trường hợp vật đặc định là đối tượng
của nghĩa vụ, nghĩa vụ sẽ chấm dứt khi vật đặc định không còn tồn tại. Tuy nhiên,
nếu vật đặc định chỉ là một trong các đối tượng của nghĩa vụ, nghĩa vụ sẽ không chấm
dứt khi vật đặc định không còn tồn tại.

Phần 3 – Thực hiện nghĩa vụ

14. Phân tích quy định về địa điểm thực hiện nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa.

Theo quy định hiện hành tại Điều 277 Bộ luật dân sự 2015 thì địa điểm thực hiện
nghĩa vụ dân sự được quy định như sau:

- Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận.

- Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như
sau:

+ Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;

+ Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là
bất động sản.

- Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và
phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.

Phân tích:

- Địa điểm thực hiện nghĩa vụ là nơi - địa điểm không gian xác định để các bên
chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Ví dụ 1: A và B thỏa thuận mua bán một chiếc xe máy. Trong thỏa thuận, các
bên đã thỏa thuận địa điểm giao xe là tại cửa hàng của A. Trong trường hợp
này, A có nghĩa vụ giao xe cho B tại cửa hàng của mình.
- Ví dụ 2: C vay tiền của D. Trong trường hợp này, địa điểm thực hiện nghĩa vụ
trả tiền là nơi cư trú hoặc trụ sở của D, trừ trường hợp C và D có thỏa thuận
khác

15. Phân tích quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo Điều 278 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

- Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc
theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có
quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành
đúng thời hạn.

- Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại
khoản 1 Điều 278 BLDS 2015 thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu
thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia biết trước
một thời gian hợp lý.

Phân tích:

- Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của quan hệ cũng như điều kiện, hoàn cảnh
của mình mà các bên có thể thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Khi đã xác
định được thời hạn theo thỏa thuận, các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng
thời hạn đó.
- Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định hoặc theo quyết định của cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền ấn định thời hạn thực hiện nghĩa vụ, thì các bên
chủ thể phải tuân theo.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng thời hạn đã xác định, trừ
một số trường hợp đặc biệt mà pháp luật có quy định khác, ví dụ: trong hợp
đồng cho vay có tài sản đảm bảo, một tài sản có thể cùng lúc đảm bảo cho
nhiều khoản vay khác nhau, lúc này khoản 3 Điều 296 BLDS năm 2015 quy
định: “Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các
nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng
nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản”.
- Trên thực tế, người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa trước thời hạn. Lúc này
nếu bên có quyền chấp nhận việc thực hiện trước đó, thì nghĩa vụ được xem
như hoàn thành đúng hạn. Ví dụ: Trong hợp đồng cho vay tài sản, các bên thỏa
thuận thời hạn trả nợ là 01 năm kể từ thời điểm chuyển giao tiền. Tuy nhiên bên
có nghĩa vụ có thể trả tiền trong vòng 06 tháng, và bên cho vay chấp nhận, thì
nghĩa vụ trả nợ đó được xem là hoàn thành đúng thời hạn.
- Khi các bên không có thỏa thuận, pháp luật cũng không quy định về thời hạn
thực hiện nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ, hoặc bên có
quyền có thể yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bất kỳ lúc nào.
⇒ Quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ không chỉ đáp ứng quyền lợi cho
các bên, mà còn là căn cứ để xác định thời hạn khởi kiện khi phát sinh tranh
chấp.

16. Phân tích việc thực hiện nghĩa vụ giao vật, thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Cho
ví dụ minh họa.

“Điều 279. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và
đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và
chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao
vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác”

Phân tích:

- Nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn vật


+ Bên có nghĩa vụ giao vật chính là bên đang thực hiện việc chiếm hữu vật đó, vì
vậy họ có điều kiện để bảo quản, giữ gìn vật đó hơn so với các chủ thể khác.
+ Để bảo vệ quyền lợi của bên có quyền khi nhận vật chuyển giao đúng với với
tình trạng mà các bên đã thỏa thuận ban đầu, thì bên có nghĩa vụ có trách
nhiệm giữ gìn, bảo quản vật đó.
+ Nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài vật chấm dứt khi vật đó được chuyển giao cho
người khác. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán xe máy, bên mua có trách nhiệm
giữ gìn, bảo quản xe cho đến khi chiếc xe được chuyển giao cho bên mua.
- Nghĩa vụ giao vật với từng loại vật cụ thể
+ Vật trong quan hệ nghĩa vụ bao gồm: vật đặc định, vật cùng loại và vật đồng
bộ. Đối với từng loại vật, nghĩa vụ thực hiện giao vật của chủ thể sẽ có sự khác
nhau phù hợp với đặc điểm, tính chất của vật:
● Vật đặc định: có thể hiểu vật đặc định là vật phân biệt được với các vật
khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất
liệu, đặc tính, vị trí. Bên có nghĩa vụ phải giao vật đúng vật đó và đúng
tình trạng như đã cam kết. Với đặc tính riêng biệt, không bị nhầm lẫn
với vật khác, vật đặc định là vật mà người có quyền đã lựa chọn, do đó
vật được giao không thể thay thế bằng vật khác được. Ví dụ: A thỏa
thuận với B mua chiếc xe ôtô hiệu Lamborghini Aventador LP700-4,
màu bạc. B chỉ được xem là đã hoàn thành đúng nghĩa vụ khi giao đúng
mẫu xe này và màu sắc mà A đã lựa chọn.
● Vật cùng loại: là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử
dụng và xác định được bằng đơn vị đo lường. Trong trường hợp này bên
có nghĩa vụ phải giao vật đúng số lượng, chất lượng như đã thỏa thuận.
Nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì chất lượng của vật được xác
định theo chất lượng trung bình. Vì vật cùng loại không có đặc tính
riêng biệt, nên những vật có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
Cũng vì tính chất đó, mà khi chuyển giao vật cùng loại chỉ cần đáp ứng
yêu cầu về số lượng và chất lượng mà không cần giao đúng vật như vật
đặc định. Ví dụ: A thỏa thuận với B nhập một tấn gạo loại 1. Gạo là vật
cùng
loại, do đó B có thể nhập cho A gạo của bất kỳ hãng nào, nhưng phải
đảm bảo số lượng là 1 tấn và chất lượng tốt nhất theo yêu cầu của A.
● Vật đồng bộ: là vật bao gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ
với nhau tạo thành một chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các
bộ phận hoặc có phần, bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì
không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng giảm sút. Ví dụ: các vật đi đôi
với nhau như: giầy, dép, găng tay; các bộ phận cấu thành một vật cụ thể:
các bộ phận lắp ráp máy tính, điện thoại,…Do đặc tính luôn phải đi cùng
nhau, nên khi chuyển giao vật đồng bộ, bên có nghĩa vụ phải chuyển
giao đồng thời, đúng và đầy đủ tất các các vật có liên quan.
- Nghĩa vụ thanh toán chi phí
+ Vì nghĩa vụ chuyển giao vật là nghĩa vụ của bên thực hiện chuyển giao, nên
mọi chi phí chuyển giao phải do bên có nghĩa vụ thanh toán.
+ Ví dụ: Trong quan hệ mua bán điều hòa. Bên mua có nghĩa vụ vận chuyển đến
nơi mà bên mua yêu cầu và chịu hoàn toàn chi phí cho việc vận chuyển đó. Bên
mua có nghĩa vụ thanh toán tiền. Tuy nhiên, các bên có thể có thỏa thuận khác
về việc thanh toán chi phí vận chuyển.
“Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm
và phương thức đã thỏa thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác”
Phân tích: Tiền là đối tượng của của quan hệ nghĩa vụ dân sự. Theo đó, bên có nghĩa
vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định pháp luật, nhằm thỏa mãn nhu cầu
lợi ích của bên có quyền.

- Nghĩa vụ trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa
thuận
+ Nghĩa vụ trả tiền thường xuất hiện trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch
vụ; hợp đồng cho vay; hợp đồng trao đổi;….Theo đó một bên có nghĩa vụ cung
cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ. Bên còn lại có quyền nhận và thanh toán một
khoản tiền cho bên cung cấp khi đến hạn.
+ Trong nghĩa vụ trả tiền, khoản tiền phải trả là một khoản tiền xác định rõ ràng
gắn với giá trị của hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ,…mà bên có quyền đã cung cấp
trước đó.
+ Nghĩa vụ trả tiền là nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ,
do đó nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền, thì bên có
quyền có quyền khởi kiện yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
+ Ví dụ: A và B ký hợp đồng mua bán căn hộ giá 10 tỷ, vào ngày 20/01/2020. A
đã bàn giao căn hộ cho B, và B đã thanh toán trước 8 tỷ vào ngày 20/02/2020,
hai bên thỏa thuận thanh toán toàn bộ số tiền còn lại vào ngày 01/10/2020 theo
hình thức chuyển khoản tại ngân hàng. Theo đó B có nghĩa vụ trả tiền cho A
vào đúng ngày 01/10/2020, bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của
của A theo đúng thỏa thuận.
- Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả lãi
+ Lãi là khoản tiền tăng lên được xác định theo số tiền chưa trả, thời hạn và lãi
suất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
+ Bên có nghĩa vụ trả tiền phải trả cả khoản tiền lãi và tiền gốc cho bên có quyền.
Các bên có thể thỏa thuận về việc trả tiền lãi trên nợ gốc, tức các bên có thể
thỏa thuận trả lãi hoặc không.
+ Trong các quan hệ nghĩa vụ có phát sinh nghĩa vụ trả tiền nếu các bên không có
thỏa thuận khác, nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc
+ Ví dụ: trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên mua chưa thanh toán tiền cho
bên bán. Nếu các bên không thỏa thuận bên mua không phải trả lãi đối với
khoản tiền chưa thanh toán. Thì bên mua đương nhiên phải trả lãi trên số tiền
cần phải thanh toán cho người bán.

17. Phân biệt giữa thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba và thực hiện nghĩa
vụ có điều kiện. Cho ví dụ minh họa.

Điều 283. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba

Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba
thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu
người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Việc ủy quyền phải được người có quyền ủy quyền đồng ý: Pháp luật không
quy định việc đồng ý của bên có quyền có phải thể hiện dưới hình thức bằng
văn bản không hay chỉ cần bằng lời nói ⇒ sự đồng ý không nhất thiết phải lập
thành văn bản. Tuy nhiên, việc yêu cầu bên có quyền đồng ý bằng văn bản sẽ
dễ chứng minh khi phát sinh tranh chấp giữa các bên.
- Bên có nghĩa vụ vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền

+ Mặc dù đã giao người khác thay mình thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền
nhưng trong trường hợp người thứ ba được ủy quyền không thực hiện hoặc
không thực hiện đúng nghĩa vụ với bên có quyền thì bên có nghĩa vụ đã ủy
quyền vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự với bên có quyền.

+ Bên có quyền vẫn có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa
vụ dân sự hoặc phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận.

+ Lưu ý:

● Có một số loại nghĩa vụ phải do chính người có nghĩa vụ thực hiện mà không
thể thực hiện thông qua người thứ ba, đó là các nghĩa vụ liên quan đến nhân
thân như nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến
sức khỏe.

● Các chủ thể mang nghĩa vụ không thể đưa ra lý do là đã ủy quyền cho người
khác để mình không phải thực hiện nghĩa vụ này .

● Đối với nghĩa vụ không thể thực hiện một công việc không thể ủy quyền cho
bên thứ ba thực hiện vì trong trường hợp này đòi hỏi chính các chủ thể mang
nghĩa vụ phải thực hiện.

Điều 284. Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực
hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
2. Trường hợp điều kiện không xảy ra hoặc xảy ra do có sự tác động của một bên thì
áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 120 của Bộ luật này.

- Nghĩa vụ có điều kiện là nghĩa vụ chỉ được thực hiện khi phát sinh các sự kiện
nhất định trong tương lai. Điều kiện có thể được dữ liệu bởi các trường hợp
sau:
+ Do thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận của các bên về điều kiện làm phát sinh
nghĩa vụ được ghi nhận tại khoản 1 Điều 120 BLDS năm 2015, như sau:
“Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao
dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy
bỏ”. Quy định tại Điều 284 là sự nối tiếp và thống nhất với quy định tại Điều
120.
● Điều kiện mà các bên thỏa thuận có thể mang tính khách quan hoặc chủ
quan phụ thuộc vào tính chất của hợp đồng.
● Ví dụ: trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, các bên thỏa thuận công ty
bảo hiểm chỉ phải chi trả tiền bảo hiểm khi hàng hóa bị hư hỏng, mất
mát do các yếu tố tự nhiên mang tính khách quan như: bão, gió, lốc,…
Hay trong hợp đồng gửi giữ tài sản, các bên thỏa thuận bên nhận gửi giữ
chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản bị mất mát, hư
hỏng do lỗi bất cẩn của nhân viên bên nhận gửi giữ.
+ Do quy định của pháp luật.
● Bên có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện khi điều kiện mà pháp luật quy định
xảy ra.
● Ví dụ: khoản 3 Điều 30 BLDS năm 2015 quy định: “Trẻ em sinh ra mà
sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh
và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải
khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu”. Như
vậy, nghĩa vụ khai sinh, khai tử của bố mẹ cho con cái chỉ phát sinh khi
đứa trẻ sinh ra và sống được từ 24 giờ trở lên.
+ Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi điều kiện xảy ra, các bên cũng
phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều kiện sẽ không được chấp nhận khi nó
xảy ra do ý chí cố tình tác động đến của các bên. Cụ thể, khoản 2 Điều 120
BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ
giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc
gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì
coi như điều kiện đó không xảy ra”.

⇒ Điều kiện làm phát sinh nghĩa phải xảy ra tự nhiên, không có tác động của các bên
trong quan hệ.

- Ví dụ: trong hợp đồng bảo hiểm tài sản, các bên thỏa thuận công ty bảo hiểm sẽ
chi trả tiền bảo hiểm nếu tài sản bị thiệt hại. Trong trường hợp này, vì muốn lấy
tiền bảo hiểm mà khách hàng đã cố tình làm hư hỏng tài sản, thì công ty bảo
hiểm không có nghĩa vụ phải bồi thường cho thiệt hại đó. Ngược lại, bên có
nghĩa vụ mà cố tình tác động làm cho điều kiện không xảy ra, thì bị xem là đã
xâm phạm đến lợi ích của bên có quyền, do đó lúc này mặc dù sự kiện không
xảy ra nhưng vẫn bị xem là đã xảy ra, mà bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ của mình.

18. Phân biệt giữa thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn và thực hiện
nghĩa vụ thay thế được. Cho ví dụ minh họa

Điều 285. Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn

1. Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều
tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tùy ý lựa chọn, trừ trường
hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.

2. Bên có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền biết về việc tài sản hoặc công
việc được lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp bên có quyền đã xác định thời
hạn thực hiện nghĩa vụ được lựa chọn thì bên có nghĩa vụ phải hoàn thành đúng thời
hạn.

3. Trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩa vụ phải giao
tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó.
- Thứ nhất là tài sản. Tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 105 BLDS năm
2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Do đó, bên có nghĩa
vụ có thể lựa chọn một trong các tài sản có giá trị tương đương nhau để thực
hiện nghĩa vụ. Ví dụ: Trong hợp đồng cho vay, bên vay có nghĩa vụ phải trả
tiền vay đúng hạn. Tuy nhiên, đến hạn mà bên vay không có tiền mặt để trả cho
bên cho vay. Thì bên vay có thể thực hiện nghĩa vụ bằng việc trả bằng hiện vật
có giá trị tương đương như: quyền sử dụng nhà đất, cổ phiếu, trái phiếu,…
- Thứ hai: là công việc. Khoản 1 Điều 281 BLDS năm 2015 quy định: “Nghĩa vụ
phải thực hiện là một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải
thực hiện đúng công việc đó”. Như vậy, bên có nghĩa vụ rất khó để thay thế
bằng một công việc khác. Vì vậy, chỉ khi các bên thỏa thuận phát sinh loại
nghĩa vụ mà trong đó vừa có đối tượng là công việc, vừa có đối tượng là tài
sản, thì bên có nghĩa vụ mới có thể tùy ý lựa chọn thực hiện nghĩa vụ là tài sản
hoặc công việc. Ví dụ: trong hợp đồng cho vay tài sản, hai bên thỏa thuận bên
vay có thể trả tiền hoặc thực hiện một công việc nhất định cho bên cho vay. Lúc
này, bên có nghĩa vụ tức bên đi vay có thể lựa chọn thực hiện nghĩa vụ bằng
việc trả tiền, hoặc thực hiện công việc đó.

Điều 286. Thực hiện nghĩa vụ thay thế được: Nghĩa vụ thay thế được là nghĩa vụ
mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một
nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ đó.

- Thay thế nghĩa vụ xuất hiện khi các bên có thỏa thuận, mà theo đó, bên có
nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một
nghĩa vụ khác.
- Vì trên thực tế, không phải lúc nào bên có nghĩa vụ cũng có đủ điều kiện để
thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó để tạo điều kiện cho họ thực hiện nghĩa
vụ, và bảo vệ lợi ích của bên có quyền, pháp luật cho phép bên có nghĩa vụ
có thể thay thế nghĩa vụ thực hiện.
- Ví dụ: A thỏa thuận bán cho B mảnh đất của mình. Theo đó, A có nghĩa vụ
giao đất và quyền nhận tiền từ B, còn B có nghĩa vụ giao tiền và quyền nhận
mảnh đất từ A. Tuy nhiên A đã chuyển giao đất và giấy tờ liên quan cho B,
nhưng B chưa có tiền trả cho A nên đã thỏa thuận sẽ thiết kế cho căn nhà sắp
xây dựng của A, A đồng ý.
- Trong thực hiện nghĩa vụ thay thế, mọi đối tượng có giá trị tương đương đều
có thể thay thế cho nhau, tài sản có thể thay thế bằng một công việc cụ thể có
giá trị như nhau và ngược lại.
- Khác với thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn, là bên có nghĩa vụ
có thể tùy ý lựa chọn đối tượng để thực hiện nghĩa vụ mà chỉ cần thông báo
cho bên có quyền biết. Trong thực hiện nghĩa vụ thay thế được, bên có nghĩa
vụ chỉ được thay thế đối tượng thực hiện nghĩa vụ khi được bên có quyền
chấp nhận. Pháp luật đã sử dụng từ “chấp nhận” thay vì “đồng ý” như các
quy định khác. Bởi trên thực tế, bên có quyền bị đặt vào tình thế “sự đã rồi”,
không còn sự lựa chọn nào khác đành phải chấp nhận nghĩa vụ thay thế. Ví
dụ: Trong hợp đồng cho thuê tài sản, bên thuê vô tình làm hư hỏng tài sản.
Lúc này bên thuế phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên có tài
sản cho thuế. Bên cho thuê lúc này không còn sự lựa chọn nào khác là nhận
tiền bồi thường, thay vì nhận lại tài sản cho thuê(đã hư hỏng).

19. Phân biệt giữa thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ và thực hiện nghĩa vụ liên đới.
Cho ví dụ minh họa.

Điều 287. Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ: Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa
vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ
phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.

Điều 288. Thực hiện nghĩa vụ liên đới

1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền
có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ.

2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những
người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với
mình.
3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên
đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người
còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.

4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những
người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những
người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ”

Phân tích:

+ Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ mà có nhiều người cùng thực hiện. Khi một nghĩa
vụ được xác định là nghĩa vụ liên đới và có nhiều người có nghĩa vụ thì những
người đó gọi là người có nghĩa vụ liên đới. Vì vậy, bên có quyền có thể yêu cầu
bất kỳ ai trong số những người có nghĩa vụ liên đới phải thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ với mình.
+ Ví dụ: A và B thuê xe oto tự lái của C. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng chiếc
xe va chạm trên đường và bị hư hỏng. Lúc này A và B phát sinh nghĩa vụ liên
đới bồi thường thiệt hại cho C, do cùng thuê xe và cùng có lỗi dẫn đến chiếc xe
bị hỏng nên, phần nghĩa vụ của A và B được xác định là 50-50. Mặc dù đã xác
định phần nghĩa vụ của hai bên, nhưng C vẫn có quyền yêu cầu A hoặc B thanh
toán toàn bộ khoản tiền bồi thường cho mình. (Đây là điểm khác biệt nhất so
với nghĩa vụ riêng rẽ, trong thực hiện nghĩa vụ liên đới, người có nghĩa vụ
không chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình, mà còn phải thực hiện nghĩa
vụ thay cho người khác khi người đó không có khả năng thực hiện)
+ Những người chưa thực hiện nghĩa vụ, phải thanh toán phần nghĩa vụ mà người
khác đã thực hiện thay mình. Trong thực hiện nghĩa vụ liên đới, phần nghĩa vụ
của từng người được xác định rõ ràng ⇒ khi một người đã thực hiện toàn bộ
nghĩa vụ, thì họ có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải
thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
+ Thực hiện nghĩa vụ liên đới được xác lập dựa trên cơ sở thỏa thuận. Theo đó,
bên có quyền có thể miễn trách nhiệm cho các bên mang nghĩa vụ như sau:
● Bên có quyền chỉ định người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với mình, sau
đó lại miễn trách nhiệm cho người đó ⇒ quan hệ nghĩa vụ chấm dứt
hoàn toàn. Những người có nghĩa vụ còn lại cũng không cần tiếp tục
thực hiện nghĩa vụ hoàn trả của mình.
● Bên có quyền không chỉ định người thực hiện nghĩa vụ, nhưng miễn
trách nhiệm cho một hoặc một số người có nghĩa vụ ⇒ ì nghĩa vụ của
họ chấm dứt, những người có nghĩa vụ còn lại vẫn phải thực hiện nghĩa
vụ theo phần nghĩa vụ của mình.
+ Trong quan hệ nghĩa vụ liên đới có thể có nhiều người có quyền, những người
đó gọi là người có quyền liên đới ⇒ người có quyền không chỉ có quyền yêu
cầu người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ với mình, mà còn có thể yêu
cầu người có nghĩa vụ thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người
có quyền khác.

⇒ Phân biệt:

- Khái niệm: Theo Điều 287 BLDS 2015 và Điều 288 BLDS 2015 ở trên
- Tính chất
+ Trong nghĩa vụ riêng rẽ thì mỗi người có những nghĩa vụ độc lập với nhau.
Không có sự liên quan giữa những người cùng thực hiện nghĩa vụ cũng như
không có sự liên quan giữa những người có quyền trong việc thực hiện quyền
yêu cầu.
+ Trong nghĩa vụ liên đới thì nhiều người cùng có nghĩa vụ chung với nhau. Nếu
bên có nghĩa vụ có nhiều người thì giữa họ luôn liên quan với nhau trong việc
thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ trước bên có quyền
- Trách nhiệm của chủ thể mang nghĩa vụ
+ Đối với nghĩa vụ riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ
của mình. Nếu nhiều người có nghĩa thì nghĩa vụ được xác định thành
từng phần và mỗi người thực hiện nghĩa vụ theo phần của mình một
cách riêng rẽ, người nào thực hiện xong phần nghĩa vụ của mình thì
quan hệ nghĩa vụ giữa người đó với người có quyền sẽ chấm dứt.
+ Đối với nghĩa vụ liên đới thì mỗi người phải có trách nhiệm thực hiện
toàn bộ phần nghĩa vụ, kể cả phần nghĩa vụ của người khác. Nói cụ thể
hơn, bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ theo phần của mình, những người
có nghĩa vụ còn phải thực hiện nghĩa vụ thay phần của người có nghĩa
vụ khác nếu họ không có khả năng thực hiện phần nghĩa vụ của họ
- Cơ sở phát sinh nghĩa vụ
+ Trong nghĩa vụ riêng rẽ nếu như không có thỏa thuận hoặc pháp luật không
quy định thì đương nhiên nghĩa vụ đó sẽ được coi là nghĩa vụ riêng rẽ
+ Trong nghĩa vụ liên đới thì phát sinh theo thỏa thuận hoặc trên cơ sở luật định.
- Hậu quả pháp lý khi thực hiện xong nghĩa vụ
+ Với nghĩa vụ riêng rẽ thì không phát sinh nghĩa vụ hoàn lại
+ Nghĩa vụ liên đới có thể phát sinh thêm nghĩa vụ hoàn lại giữa các chủ
thể mang nghĩa vụ.

20. Phân biệt thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần với thực hiện nghĩa
vụ không phân chia được theo phần. Cho ví dụ minh họa.

- Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần: “Điều 290. Thực hiện nghĩa
vụ phân chia được theo phần

1. Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể
chia thành nhiều phần để thực hiện.

2. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác”

+ Nếu là vật, thì vật đó phải tồn tại dưới hình thức chia được: khi vật đó bị chia
làm nhiều phần thì tính năng, công dụng, giá trị vẫn còn nguyên vẹn.
● Ví dụ: A mua trả góp chiếc điện thoại trị giá 20 triệu đồng, số tiền trả góp hàng
tháng là 2 triệu đồng; trong trường hợp này A đang thực hiện nghĩa vụ phân
chia theo phần, vì 20 triệu có thể chia nhỏ thành nhiều phần, khi A thực hiện trả
tiền thành nhiều lần không làm giảm sút giá trị của số tiền ban đầu.
+ Nếu là công việc, thì công việc này cũng phải tồn tại ở tình trạng có thể thực
hiện thành nhiều lần khác nhau, mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng công
việc đó.
● Ví dụ: A thỏa thuận với B về việc xây dựng một căn biệt thự; theo đó, A
có thể chia căn biệt thự thành nhiều hạng mục khác nhau để thực hiện
trong thời hạn đã thỏa thuận với B; vì bản chất của công việc xây dựng
là không thể thực hiện trong một lần, nó bắt buộc phải chia làm nhiều
lần mới có thể thực hiện được.
- Thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần: “Điều 291. Thực
hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần

1. Nghĩa vụ không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ
phải được thực hiện cùng một lúc.

2. Trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được
theo phần thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc”

+ Nếu là vật thì phải tồn tại dưới dạng không thể phân chia được: tức nếu bị phân
chia thì vật đó không thể giữ nguyên được tính chất và tính năng ban đầu, giá
trị của nó sẽ giảm sút hoặc không còn.
● Ví dụ: A cho B thuê một chiếc bình cổ trong thời hạn 10 ngày, sau 10
ngày đó B có trách nhiệm trả chiếc bình lại cho A; vậy, khi đến hạn B
phải trả chiếc bình cho A mà không thể chia làm nhiều lần để thực hiện,
vì chiếc bình không thể chia làm nhiều phần, nếu nó được chia ra thì sẽ
không còn giá trị nữa.
+ Nếu đối tượng của quan hệ nghĩa vụ là công việc thì phải tồn tại dưới hình thức
không thể thực hiện làm nhiều lần: công việc đó phải được thực hiện trong một
lần duy nhất thì mới đáp ứng được nhu cầu lợi ích của bên có quyền.
● Ví dụ: trong hợp đồng vận chuyển hành khách, nếu A thỏa thuận chở B từ Hà
Nội đến Bắc Giang thì đây là công việc không thể chia được; vì công việc vận
chuyển này phải thực hiện liền mạch vào một thời điểm nhất định, bên vận
chuyển không thể chia nhỏ công việc vào các khoảng thời gian khác nhau để
thực hiện.

Phần 4 – Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

21. Phân tích về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm. Cho ví dụ minh họa.
- Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được quy định tại Điều 293 Bộ luật dân sự:

“1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo
quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm
vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền
phạt và bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hoặc
nghĩa vụ có điều kiện.

3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong
thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.“

- Thứ nhất, phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm được xác định dựa trên thỏa thuận của
các bên trong hợp đồng bảo đảm. Nếu các bên không có thỏa thuận thì nghĩa vụ được
bảo đảm là toàn bộ nghĩa vụ, kể cả tiền lãi và tiền bồi thường.

Ví dụ: Sau khi giao kết hợp đồng vay tài sản, các bên xác lập với nhau về biện pháp
thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đồng đó thì nghĩa vụ
được bảo đảm bảo gồm vốn gốc, tiền lãi, bồi thường (nếu có).

- Thứ hai, nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ hiện tại (là nghĩa vụ phát sinh trước khi
giao dịch bảo đảm được giao kết); nghĩa vụ trong tương lai (đó là nghĩa vụ phát sinh
sau khi giao dịch bảo đảm được giao kết, chẳng hạn doanh nghiệp B là khách hàng
của ngân hàng A thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng
tín dụng đã được giao kết nhưng trong hợp đồng thế chấp này, các bên có thể thỏa
thuận tài sản thế chấp được dùng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ các
hợp đồng tín dụng mà doanh nghiệp B sẽ ký kết với ngân hàng A về sau này); nghĩa
vụ có
điều kiện (là nghĩa vụ phát sinh khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
về điều kiện thực hiện nghĩa vụ).

Ví dụ: Giả sử bạn mua một chiếc xe hơi mới và bạn vay tiền từ ngân hàng để thanh
toán. Trong trường hợp này, chiếc xe hơi là tài sản được thế chấp - nếu bạn không trả
nợ, ngân hàng có quyền tịch thu chiếc xe của bạn để đòi nợ. Trong ví dụ này, phạm vi
nghĩa vụ được bảo đảm là số tiền bạn vay từ ngân hàng để mua xe. Nếu bạn không thể
trả nợ, ngân hàng có quyền bán chiếc xe để lấy lại số tiền mà bạn vay. Đây chính là
cách mà phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm hoạt động trong thực tế.

22. Phân tích quy định về tài sản bảo đảm. Cho ví dụ minh họa.

Quy định về tài sản bảo đảm


Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tài sản bảo đảm là tài sản dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản bảo đảm có thể được xử lý để thực hiện nghĩa
vụ được bảo đảm trong các trường hợp sau:
● Người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được
bảo đảm.
● Người có nghĩa vụ và người nhận bảo đảm thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm.
● Người có nghĩa vụ chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự,
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích, đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là
đã chết.
● Người có nghĩa vụ là tổ chức bị giải thể, phá sản.
● Người có nghĩa vụ là cá nhân bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Khái niệm tài sản bảo đảm


Tài sản bảo đảm là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Tài sản bảo
đảm có thể là bất động sản, động sản, quyền tài sản, lợi thế kinh doanh, quyền sử dụng
đất và các quyền tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Các loại tài sản bảo đảm


Tài sản bảo đảm được chia thành hai loại chính:
● Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chung: Tài sản bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự chung là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
dân sự khác nhau.
● Tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể: Tài sản bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự cụ thể là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ
dân sự cụ thể.

Điều kiện tài sản bảo đảm


Tài sản bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện sau:
● Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của
bên bảo đảm.
● Tài sản bảo đảm phải có giá trị để thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
● Tài sản bảo đảm phải có thể định giá được.

Ví dụ minh họa:
● Trường hợp 1: A vay tiền của ngân hàng B để mua nhà. A thế chấp nhà cho
ngân hàng B để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp này, nhà là tài sản
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cụ thể, đó là nghĩa vụ trả nợ cho ngân
hàng B.
● Trường hợp 2: A và B thỏa thuận mua bán một lô đất. A đặt cọc cho B 100
triệu đồng. Trong trường hợp này, số tiền đặt cọc là tài sản bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự chung, đó là nghĩa vụ thanh toán tiền mua đất cho B.

=> Quy định về tài sản bảo đảm nhằm bảo đảm quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong
trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
được bảo đảm.

23. Phân tích quy định trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện
nhiều nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa.

Điều 296. Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị
tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo
đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

=> Tuy nhiên, để vừa tại điều kiện cho bên mang nghĩa vụ, vừa bảo vệ quyền lợi cho
bên có quyền, thì điều kiện áp dụng đối với tài sản đảm bảo là phải có giá trị lớn hơn
tổng các nghĩa vụ được bảo đảm. Ví dụ: A thế chấp nhà để vay vốn của hai ngân hàng,
bao gồm: Ngân hàng B 100 triệu đồng, ngân hàng C 150 triệu đồng. Giá trị căn nhà
của A được định giá là 1 tỷ đồng. Nếu căn nhà của A có giá trị 200 triệu đồng (trong
khi giá trị tổng nghĩa vụ là 250 triệu đồng), thì việc thế chấp căn nhà để vay tiền của A
không được chấp nhận, A chỉ có thể thế chấp nhà cho một trong hai ngân hàng mà
thôi. Tuy nhiên, nếu các bên có thỏa thuận về việc tổng giá trị nghĩa vụ vượt quá
giá trị tài sản đảm bảo thì pháp luật vẫn tôn trọng và cho phép. Khi đó, phần giá
trị vượt quá sẽ coi như không có bảo đảm, vì vậy bên nhận bảo đảm phải chịu rủi ro về
phần nghĩa vụ vượt quá đó. Quy định này còn tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc
đưa tài sản vào lưu thông, làm tăng hiệu quả kinh tế và khai thác tối đa lợi ích
cũng như khả năng sinh lời của tài sản.

2. Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm
phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được
dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn
bản.

=> Việc sử dụng một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ không cần phải có
sự đồng ý của bên nhận bảo đảm, tuy nhiên bên có nghĩa vụ vẫn phải thông báo cho
bên nhận bảo đảm biết. Vì tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ có liên quan đến
nhiều chủ thể khác nhau, rủi ro cũng cao hơn với bên nhận bảo đảm, đồng thời tránh
tranh chấp khi xử lý tài sản bảo đảm, nên mỗi lần bảo đảm đều phải được lập thành
văn bản. Mặc dù pháp luật không quy định, nhưng để hạn chế rủi ro cho mình, bên
nhận bảo đảm sau phải xem xét khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, và giá
trị tài sản bảo đảm. Giá trị tài sản bảo đảm cần xem xét bao gồm cả giá trị hiện tại và
khả năng thay đổi giá trị trong tương lai. Như đã trình bày ở trên, bên nhận bảo đảm
phải xem xét giá trị của tài sản đảm bảo có vượt quá tổng giá trị nghĩa vụ hay không,
vì bên có nghĩa vụ vì lợi ích của mình mà có thể khai gian giá trị của tài sản. Và trong
tương lai, khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ chính, tài sản đó có bị sụt giảm giá trị
hay không, bởi, nếu trong tương lai tài sản bị xử lý do bên có nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ chính, thì phải đảm bảo giá trị tài sản bảo đảm sau khi giảm sút vẫn đủ
để bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ. Sở dĩ, pháp luật bắt buộc bên có nghĩa vụ phải
thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản dùng để bảo đảm nhiều nghĩa
vụ vì, thông tin này quyết định trực tiếp đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên
nhận bảo đảm, bên nhận bảo đảm sau luôn phải chịu nhiều rủi ro hơn. Bởi, thông
thường bên nhận bảo đảm trước có quyền được ưu tiên thanh toán cao hơn khi xử lý
tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, Điều 308 BLDS năm 2015 quy định quyền ưu tiên
thanh toán của bên nhận thế chấp, cầm cố sẽ bị hạn chế nếu trước đó có người thứ ba
đã xác lập quyền ưu tiên đối với chính tài sản đó, hoặc người có quyền cầm giữ tài sản
(khoản 1 Điều 318 BLDS năm 2015).

3. Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ
khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm
đều được tham gia xử lý tài sản.

Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu
các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.

Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể
thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các
nghĩa vụ chưa đến hạn.

=> Trong quan hệ bảo đảm nhiều nghĩa vụ cùng lúc, trong trường hợp xử lý tài sản để
thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn, nhưng vẫn
được xem là đến hạn và tất cả các bên nhận xử lý tài sản đều được tham gia xử lý tài
sản. Nếu các bên nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác, thì bên nhận đảm bảo đã
thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản (thông thường là bên mà
bên có nghĩa vụ có nghĩa vụ chính đến hạn đầu tiên). Bởi vì, việc xử lý tài sản khi đến
hạn của một nghĩa vụ sẽ làm ảnh hưởng đến những nghĩa vụ còn lại. Ví dụ: Thế chấp
nhà để vay vốn của hai ngân hàng cùng lúc, khi đến hạn trả nợ của một ngân hàng mà
khách hàng không đủ điều kiện thanh toán, thì ngôi nhà sẽ được xử lý để bảo đảm cho
khoản vay. Ngân hàng sẽ tiến hành bán tài sản thế chấp, khi tài sản đã được bán thì
đồng nghĩa với việc tài sản bảo đảm của khách hàng đó đối với ngân hàng còn lại
không còn. Như vậy, sau này khi khoản vay của ngân hàng còn lại đến hạn sẽ không
còn tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nữa. Do đó, pháp luật quy định như vậy là để
bảo vệ quyền, lợi ích của những bên nhận bảo đảm cùng một tài sản. Tuy nhiên, pháp
luật vẫn tạo điều kiện để các bên tiếp tục quan hệ dân sự, nếu bên bảo đảm dùng tài
sản khác để bảo đảm nghĩa vụ chưa đến hạn. Có nghĩa là, khi một nghĩa vụ đến hạn
thông thường các nghĩa vụ còn lại dù chưa đến hạn cũng bị xem là đến hạn để xử lý tài
sản, nhưng nếu bên bảo đảm có tài sản khác dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ còn lại
đó thì vẫn được tiếp tục quan hệ. Quy định này chỉ cho phép các bên có thể tiếp tục
quan hệ nghĩa vụ khi có tài sản đảm bảo khác thay thế, nhằm tạo điều kiện cho giao
dịch của các bên mà vẫn đảm bảo an toàn cho các bên nhận bảo đảm còn lại.

Như vậy, nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các khoản nợ phải trả thì có
thể sử dụng tài sản đó để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Đồng thời, có trách nhiệm báo
với cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Ví dụ: Giả sử bạn mua một ngôi nhà và bạn vay tiền từ ngân hàng để thanh toán.
Trong trường hợp này, ngôi nhà là tài sản bảo đảm - nếu bạn không trả nợ, ngân hàng
có quyền tịch thu ngôi nhà của bạn để đòi nợ. Trong ví dụ này, tài sản bảo đảm là ngôi
nhà mà bạn đã mua. Nếu bạn không thể trả nợ, ngân hàng có quyền bán ngôi nhà để
lấy lại số tiền mà bạn vay. Đây chính là cách mà tài sản bảo đảm hoạt động trong thực
tế.

24. Phân tích quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm. Cho ví dụ minh họa.

Theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP về Đăng ký biện pháp bảo đảm thì:

Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập
vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối
với bên nhận bảo đảm.

Tại sao cần phải đăng ký biện pháp bảo đảm?


Việc đăng ký giao dịch bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực trong
những trường hợp pháp luật quy định (các trường hợp này sẽ được đề cập dưới đây).
Nếu trong trường hợp luật định phải đăng ký biện pháp bảo đảm mà không đăng ký thì
giao dịch bảo đảm sẽ không phát sinh hiệu lực.

Mặc dù biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ ra đời nhằm mục đích tác động, dự
phòng, ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả do việc một bên không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ; tuy nhiên trên thực tế vẫn tồn tại rất nhiều rủi ro khi
xác lập các giao dịch bảo đảm. Do vậy, việc đăng ký biện pháp bảo đảm nhằm làm
giảm rủi ro cho các chủ thể khi tham gia giao dịch bảo đảm.

Đăng ký biện pháp bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ thời
điểm đăng ký.

Ngoài ra, việc đăng ký biện pháp còn có ý nghĩa nhằm thiết lập thứ tự ưu tiên thanh
toán trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm nhiều nghĩa vụ.

Các trường hợp nào cần đăng ký biện pháp bảo đảm?

Hiện nay, pháp luật có quy định về các trường hợp bắt buộc phải đăng ký biện pháp
bảo đảm bao gồm:

a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận
quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất;

c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

d) Thế chấp tàu biển. ( khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP).

Và các trường hợp các bên có thể thỏa thuận đăng ký biện pháp bảo đảm tại Khoản 2
Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn
liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là
động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu

Ví dụ minh họa: Giả sử bạn mua một chiếc xe hơi và bạn vay tiền từ ngân hàng để
thanh toán. Trong trường hợp này, chiếc xe hơi là tài sản được thế chấp - nếu bạn
không trả nợ, ngân hàng có quyền tịch thu chiếc xe của bạn để thu hồi nợ. Để giao
dịch này có hiệu lực, bạn cần phải tiến hành việc đăng ký biện pháp bảo đảm tại cơ
quan có thẩm quyền. Trong ví dụ này, chiếc xe hơi là tài sản được thế chấp, và số tiền
bạn vay từ ngân hàng là nghĩa vụ được bảo đảm.

25. Phân tích quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm. Cho ví dụ minh họa.

Quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm

Theo quy định của pháp luật, tài sản bảo đảm là tài sản dùng để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự. Tài sản bảo đảm có thể được xử lý để thực hiện nghĩa vụ được bảo
đảm trong các trường hợp sau:

● Người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo
đảm.
● Người có nghĩa vụ và người nhận bảo đảm thỏa thuận xử lý tài sản bảo đảm.
● Người có nghĩa vụ chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích, đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã
chết.
● Người có nghĩa vụ là tổ chức bị giải thể, phá sản.
● Người có nghĩa vụ là cá nhân bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Quyền xử lý tài sản bảo đảm


Quyền xử lý tài sản bảo đảm thuộc về người nhận bảo đảm. Người nhận bảo đảm có
quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý. Việc thu giữ tài sản bảo đảm được thực hiện
theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử
lý tài sản bảo đảm sau đây:

Bán đấu giá tài sản: Đây là phương thức xử lý tài sản bảo đảm phổ biến nhất. Tài sản
được bán thông qua hình thức đấu giá công khai, minh bạch để thu được giá trị cao
nhất.

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản: Bên nhận bảo đảm có quyền tự bán tài sản bảo đảm
mà không cần thông qua hình thức đấu giá. Tuy nhiên, phương thức này thường chỉ
được áp dụng trong trường hợp tài sản bảo đảm là động sản, có giá trị nhỏ và dễ tiêu
thụ.

Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên
bảo đảm: Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp tài sản bảo đảm là
tài sản đặc biệt, có giá trị cao và phù hợp với nhu cầu sử dụng của bên nhận bảo đảm.

Phương thức khác: Các bên có thể thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác,
phù hợp với nhu cầu và lợi ích của các bên.

Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 304 Bộ luật dân sự năm 2015
như sau:

Bước 1: Bên nhận bảo đảm thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm.

Bước 2: Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên bảo đảm giao tài sản bảo đảm cho
mình để bán đấu giá hoặc tự bán.

Bước 3: Bên nhận bảo đảm tiến hành bán đấu giá hoặc tự bán tài sản bảo đảm.

Bước 4: Bên nhận bảo đảm thanh toán số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm
cho bên bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Ví dụ minh họa:

Trường hợp 1: A vay tiền của ngân hàng B để mua nhà. A thế chấp nhà cho ngân hàng
B để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Sau khi vay tiền, A không trả nợ đúng hạn. Ngân hàng
B có quyền xử lý tài sản bảo đảm là nhà của A để thu hồi nợ. Ngân hàng B có thể thực
hiện việc xử lý tài sản bảo đảm theo các phương thức sau:

Bán đấu giá tài sản: Ngân hàng B sẽ tiến hành bán đấu giá nhà của A thông qua tổ
chức bán đấu giá tài sản.

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản: Ngân hàng B sẽ tự bán nhà của A cho người có
nhu cầu mua.

Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của
bên bảo đảm: Ngân hàng B sẽ giữ lại nhà của A để sử dụng cho mục đích của mình.

Trường hợp 2: A và B thỏa thuận mua bán một lô đất. A đặt cọc cho B 100 triệu đồng.
Sau khi đặt cọc, A không thực hiện nghĩa vụ mua đất. B có quyền xử lý tài sản bảo
đảm là số tiền đặt cọc của A để thu hồi khoản tiền còn lại của hợp đồng. B có thể thực
hiện việc xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bán đấu giá hoặc tự bán.

26. Phân tích quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp. Cho ví dụ
minh họa.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế
chấp được quy định tại Điều 303 như sau:

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm

1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương
thức xử lý tài sản bảo đảm sau đây:

a) Bán đấu giá tài sản;

b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy
định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy
định khác.

Phân tích:

Khái niệm: Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là cách thức mà bên nhận
bảo đảm thực hiện việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ.

Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp:

Bán đấu giá tài sản: Đây là phương thức xử lý tài sản bảo đảm phổ biến nhất. Tài
sản được bán thông qua hình thức đấu giá công khai, minh bạch để thu được giá trị
cao nhất.

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản: Bên nhận bảo đảm có quyền tự bán tài sản bảo
đảm mà không cần thông qua hình thức đấu giá. Tuy nhiên, phương thức này
thường chỉ được áp dụng trong trường hợp tài sản bảo đảm là động sản, có giá trị
nhỏ và dễ tiêu thụ.

Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của
bên bảo đảm: Phương thức này thường được áp dụng trong trường hợp tài sản bảo
đảm là tài sản đặc biệt, có giá trị cao và phù hợp với nhu cầu sử dụng của bên nhận
bảo đảm.

Phương thức khác: Các bên có thể thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm
khác, phù hợp với nhu cầu và lợi ích của các bên.

Thẩm quyền quyết định phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015, bên bảo đảm và bên
nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận phương thức xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp không có thỏa thuận, tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có
quy định khác.

Ví dụ minh họa:
Trường hợp 1: A vay tiền của ngân hàng B để mua nhà. A thế chấp nhà cho ngân
hàng B để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Sau khi vay tiền, A không trả nợ đúng hạn.
Ngân hàng B có quyền xử lý tài sản bảo đảm là nhà của A để thu hồi nợ. Ngân hàng
B có thể lựa chọn phương thức xử lý tài sản là bán đấu giá, tự bán hoặc nhận chính
tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của A.

Trường hợp 2: A và B thỏa thuận mua bán một lô đất. A đặt cọc cho B 100 triệu
đồng. Sau khi đặt cọc, A không thực hiện nghĩa vụ mua đất. B có quyền xử lý tài
sản bảo đảm là số tiền đặt cọc của A để thu hồi khoản tiền còn lại của hợp đồng. B
có thể lựa chọn phương thức xử lý tài sản là bán đấu giá hoặc tự bán.

=> Quy định về phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhằm bảo đảm quyền
lợi của bên nhận bảo đảm trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm. Các bên có thể thỏa thuận phương
thức xử lý tài sản bảo đảm phù hợp với nhu cầu và lợi ích của các bên.

27. Phân tích quy định về thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế
chấp. Cho ví dụ minh họa.

Quy định về thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm
cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế
chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
● Chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.
● Các khoản lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
● Nghĩa vụ được bảo đảm.
● Các khoản nợ khác của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm.

Khái niệm thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp là việc bên nhận bảo
đảm trả tiền cho bên bảo đảm hoặc các bên có quyền khác theo quy định của pháp
luật.

Thứ tự ưu tiên thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu
tiên sau đây:

● Chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp.
Chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản, thu giữ và xử lý
tài sản cầm cố, thế chấp, bao gồm:

* Chi phí thuê kho bãi, bảo hiểm, bảo vệ tài sản;

* Chi phí vận chuyển, bốc xếp tài sản;

* Chi phí đấu giá tài sản;

* Chi phí khác phát sinh trong quá trình bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố,
thế chấp.

● Các khoản lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
Các khoản lãi này bao gồm lãi suất theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo
đảm, lãi suất theo quy định của pháp luật và các khoản tiền phạt do chậm thực hiện
nghĩa vụ được bảo đảm.

● Nghĩa vụ được bảo đảm.


Nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm nghĩa vụ gốc và các khoản lãi, tiền phạt phát sinh do
chậm thực hiện nghĩa vụ gốc.

● Các khoản nợ khác của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm.
Các khoản nợ này bao gồm các khoản nợ phát sinh từ các giao dịch dân sự khác giữa
bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.

Ví dụ minh họa:
Trường hợp 1: A vay tiền của ngân hàng B để mua nhà. A thế chấp nhà cho ngân hàng
B để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Sau khi vay tiền, A không trả nợ đúng hạn. Ngân hàng
B tiến hành xử lý tài sản thế chấp là nhà của A.
Số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sẽ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên
sau đây:

* Chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp.

* Các khoản lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

* Nghĩa vụ được bảo đảm là khoản tiền vay của A đối với ngân hàng B.

Trường hợp 2: A mua xe ô tô của B trả góp. A dùng xe ô tô làm tài sản cầm cố cho B
để đảm bảo nghĩa vụ trả góp. Sau khi mua xe, A không trả góp đúng hạn. B tiến
hành xử lý tài sản cầm cố là xe ô tô của A.

Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố sẽ được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau
đây:

* Chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố.

* Các khoản lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.

* Nghĩa vụ được bảo đảm là khoản tiền trả góp của A đối với B.

=> Quy định về thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhằm
đảm bảo quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong trường hợp người có nghĩa vụ không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo đảm.

28. Phân tích quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản
bảo đảm. Cho ví dụ minh họa.

Quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên
cùng nhận tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng với
người thứ ba của các biện pháp bảo đảm.

Khái niệm thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm là thứ tự mà các bên
cùng nhận tài sản bảo đảm được thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo
đảm.

Thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba của các biện pháp bảo đảm
Thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba của các biện pháp bảo đảm được
xác định theo quy định tại Điều 308 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
● Biện pháp bảo đảm được đăng ký trước có hiệu lực đối kháng với người thứ
ba trước.
● Trường hợp các biện pháp bảo đảm được đăng ký cùng một thời điểm thì biện
pháp bảo đảm có giá trị cao hơn có hiệu lực đối kháng với người thứ ba
trước.
● Trường hợp các biện pháp bảo đảm có giá trị ngang nhau thì các bên cùng
nhận tài sản bảo đảm được thanh toán theo thỏa thuận giữa họ.

Ví dụ minh họa:

Trường hợp 1: A vay tiền của ngân hàng B và ngân hàng C để mua nhà. A thế
chấp nhà cho ngân hàng B và ngân hàng C để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Ngân hàng B và ngân hàng C cùng nhận tài sản bảo đảm là nhà của A. Thứ tự ưu tiên
thanh toán giữa ngân hàng B và ngân hàng C được xác định theo thứ tự đăng ký biện
pháp bảo đảm.
Nếu ngân hàng B đăng ký biện pháp bảo đảm trước ngân hàng C thì ngân hàng B có
quyền ưu tiên thanh toán trước ngân hàng C.

Trường hợp 2: A vay tiền của ngân hàng B và ngân hàng C để mua nhà. A thế
chấp nhà cho ngân hàng B và ngân hàng C để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Ngân hàng B và ngân hàng C cùng nhận tài sản bảo đảm là nhà của A. Thứ tự ưu tiên
thanh toán giữa ngân hàng B và ngân hàng C được xác định theo giá trị của biện
pháp bảo đảm.
Nếu giá trị biện pháp bảo đảm của ngân hàng B cao hơn giá trị biện pháp bảo đảm
của ngân hàng C thì ngân hàng B có quyền ưu tiên thanh toán trước ngân hàng C.
Trường hợp 3: A vay tiền của ngân hàng B và ngân hàng C để mua nhà. A thế chấp
nhà cho ngân hàng B và ngân hàng C để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.
Ngân hàng B và ngân hàng C cùng nhận tài sản bảo đảm là nhà của A. Thứ tự ưu tiên
thanh toán giữa ngân hàng B và ngân hàng C được xác định theo thỏa thuận giữa họ.

=> Quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm
nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên cùng nhận tài sản bảo đảm trong trường hợp
người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ được bảo
đảm.

29. Trình bày để phân biệt thế chấp và cầm cố. Cho ví dụ minh họa.

Tiêu chí Cầm cố Thế chấp


Khái niệm Giao tài sản thuộc quyền Dùng tài sản thuộc sở hữu
sở hữu của mình cho bên của mình để bảo đảm thực
kia để bảo đảm thực hiện hiện nghĩa vụ và không
nghĩa vụ giao tài sản cho bên kia

Chủ thể Bên cầm cố; Bên nhận Bên thế chấp; Bên nhận
cầm cố thế chấp; Bên giữ tài sản
(nếu có)
Đối tượng Tài sản của bên cầm cố, Tài sản thế chấp có thể là
như động sản, các loại vật, quyền tài sản, giấy tờ
giấy tờ có giá có giá, tài sản hiện có
hoặc tài sản hình thành
trong tương lai hoặc tài
sản đang cho thuê, cho
mượn
Bản chất Phải có sự chuyển giao tài Không chuyển giao tài
sản sản, chỉ giao các loại giấy
tờ chứng minh tình trạng
pháp lý của tài sản
Hình thức Phải lập thành văn bản Phải lập thành văn bản;
Đối với trường hợp luật
định phải công chứng,
chứng thực
Hậu quả pháp lý Khi việc cầm cố tài sản Bên nhận thế chấp trả các
chấm dứt, tài sản cầm cố, giấy tờ cho bên thế chấp
giấy tờ liên quan đến tài sau khi chấm dứt thế chấp
sản cầm cố được trả lại đối với trường hợp các
cho bên cầm cố. bên thỏa thuận bên nhận
thế chấp giữ giấy tờ liên
Hoa lợi, lợi tức thu được quan đến tài sản thế chấp.
từ tài sản cầm cố cũng
được trả lại cho bên cầm
cố, trừ trường hợp có thoả
thuận khác
Cơ sở pháp lý Điều 309-316 Điều 317-327

Ví dụ minh họa:
Trường hợp 1: A vay tiền của ngân hàng B để mua nhà. A thế chấp nhà cho ngân hàng
B để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Trong trường hợp này, ngân hàng B là bên nhận bảo
đảm và nhà là tài sản thế chấp.

Trường hợp 2: A mua xe ô tô của B trả góp. A dùng xe ô tô làm tài sản cầm cố cho B
để đảm bảo nghĩa vụ trả góp. Trong trường hợp này, B là bên nhận bảo đảm và xe ô tô
là tài sản cầm cố.

30. Trình bày để phân biệt bảo lãnh và tín chấp. Cho ví dụ minh họa.

Tiêu chí Tín chấp Bảo lãnh


Khái niệm Tổ chức chính trị - xã hội Người thứ ba cam kết với
ở cơ sở có thể bảo đảm bên có sẽ thực hiện nghĩa
bằng tín chấp cho cá nhân, vụ thay cho bên có nghĩa
hộ gia đình nghèo vay một vụ, nếu khi đến thời hạn
khoản tiền tại tổ chức tín thực hiện nghĩa vụ mà bên
dụng của pháp luật được bảo lãnh không thực
hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ.

Chủ thể Bên vay, bên cho vay; Tổ Bên bảo lãnh, bên nhận
chức chính trị-xã hội cơ bảo lãnh và bên được bảo
sở lãnh
Đối tượng Tiền, uy tín của tổ chức Tài sản của bên bảo lãnh
bảo đảm và người vay
Bản chất Bảo đảm thực hiện nghĩa Bảo lãnh là một biện pháp
vụ dân sự thuộc trái quyền đảm bảo được dùng trong
quan hệ pháp luật dân sự
nhằm bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự thuộc trái
quyền
Hình thức Phải lập thành văn bản Phải lập thành văn bản;
Đối với trường hợp luật
định phải công chứng,
chứng thực
Hậu quả pháp lý Bên cho vay có quyền Bên bảo lãnh sẽ thực hiện
kiểm soát việc sử dụng nghĩa vụ thay cho bên
vốn vay và có quyền chấm được bảo lãnh nếu khi đến
dứt hợp đồng trước thời thời hạn thực hiện nghĩa
hạn và thu hồi vốn nếu vụ mà bên được bảo lãnh
người vay sử dụng vốn không thực hiện hoặc thực
không đúng mục đích hiện không đúng nghĩa vụ
Cơ sở pháp lý Điều 344-345 Điều 335-343

Ví dụ minh họa:
Trường hợp 1: A vay tiền của ngân hàng B để mua nhà. B là bên có quyền, A là bên
có nghĩa vụ, C là bên bảo lãnh. Trong trường hợp này, C có quyền yêu cầu A thực hiện
nghĩa vụ trả nợ của mình. Nếu A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
trả nợ thì C có quyền yêu cầu ngân hàng B thanh toán cho mình khoản tiền mà mình
đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho A.

Trường hợp 2: A là thành viên của tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở. A vay tiền của
ngân hàng B để mua nhà. Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở là bên bảo đảm cho A.
Trong trường hợp này, tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở không có quyền yêu cầu A
thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Nếu A không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có quyền yêu cầu ngân
hàng B thanh toán cho mình khoản tiền mà mình đã thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho A.

31. Trình bày để phân tích quy định về đặt cọc. Cho ví dụ minh họa.
Quy định về đặt cọc
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự do một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý
hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) để bảo đảm giao kết
hoặc thực hiện hợp đồng.

Khái niệm đặt cọc


Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nghĩa vụ dân sự là việc một
hoặc nhiều bên (gọi là bên có nghĩa vụ) phải làm hoặc không làm một việc nhất định
vì lợi ích của một hoặc nhiều bên (gọi là bên có quyền).

Hình thức của hợp đồng đặt cọc


Hợp đồng đặt cọc phải được lập thành văn bản hoặc có bằng chứng khác chứng minh
đã giao kết.

Mục đích của đặt cọc


Mục đích của đặt cọc là để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Thủ tục đặt cọc


Thủ tục đặt cọc được quy định tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
● Bên đặt cọc giao tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc.
● Bên nhận đặt cọc nhận tài sản đặt cọc và giao cho bên đặt cọc giấy biên nhận.
● Giấy biên nhận phải có nội dung theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đặt cọc
● Quyền của bên đặt cọc:
○ Yêu cầu bên nhận đặt cọc giao tài sản đặt cọc cho mình trong trường
hợp bên nhận đặt cọc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ của mình.
○ Yêu cầu bên nhận đặt cọc bồi thường thiệt hại nếu bên nhận đặt
cọc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của
mình.
● Nghĩa vụ của bên đặt cọc:
○ Giao tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc.
○ Thực hiện nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
● Quyền của bên nhận đặt cọc:
○ Yêu cầu bên đặt cọc thực hiện nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện
hợp đồng.
○ Yêu cầu bên đặt cọc bồi thường thiệt hại nếu bên đặt cọc không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.
● Nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc:
○ Nhận tài sản đặt cọc từ bên đặt cọc.
○ Giao tài sản đặt cọc cho bên đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc
thực hiện nghĩa vụ giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
○ Bồi thường thiệt hại cho bên đặt cọc nếu bên nhận đặt cọc không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Tình huống đặt cọc


● Trường hợp 1: A và B thỏa thuận mua bán một chiếc xe ô tô. A đặt cọc cho B
100 triệu đồng để đảm bảo giao kết hợp đồng. Nếu A không thực hiện giao
kết hợp đồng thì B có quyền yêu cầu A trả lại tiền đặt cọc và bồi thường thiệt
hại. Nếu B không thực hiện giao kết hợp đồng thì A có quyền yêu cầu B trả
lại tiền đặt cọc và bồi thường thiệt hại.
● Trường hợp 2: A và B thỏa thuận thuê nhà. A đặt cọc cho B 1 tháng tiền thuê
nhà để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Nếu A không thực hiện hợp đồng thì B
có quyền yêu cầu A trả lại tiền đặt cọc và bồi thường thiệt hại. Nếu B không
thực hiện hợp đồng thì A có quyền yêu cầu B trả lại tiền đặt cọc và bồi thường
thiệt hại.

=> Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phổ biến. Việc đặt
cọc có thể giúp các bên thực hiện nghĩa vụ của mình một cách thuận lợi và hạn chế
tranh chấp.

32. Trình bày để phân biệt ký cược và ký quỹ. Cho ví dụ minh họa.
Tiêu chí
Ký cược Ký quỹ

Khái niệm Ký cược là việc bên thuê tài sản Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi
là động sản giao cho bên cho một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá
thuê một khoản tiền hoặc kim quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản
khí quý, đá quý hoặc vật có giá phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để
trị khác trong một thời hạn để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
bảo đảm việc trả lại tài sản
thuê.

Mục đích Bảo đảm việc trả lại tài sản thuê. Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.

Tài sản bảo Tiền hoặc kim khí quý, đá quý Tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc
đảm hoặc vật có giá trị khác. giấy tờ có giá.

Chủ thể - Bên ký cược là bên thuê tài sản - Bên ký quỹ
hoặc là người thứ ba.
- Tổ chức tín dụng nhận ký quỹ
- Bên nhận ký cược là bên cho
- Bên có quyền
thuê tài sản
Hậu quả pháp - Tài sản thuê được trả lại thì bên Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc
lý thuê được nhận lại tài sản ký thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên
cược sau khi trả tiền thuê; có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký
quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do
- Nếu bên thuê không trả lại tài
bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi
sản thuê thì bên cho thuê có
phí dịch vụ.
quyền đòi lại tài sản thuê; nếu tài
sản thuê không còn để trả lại thì
tài sản ký cược thuộc về bên cho
thuê.

Cơ sở pháp lý Điều 329 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015

Ví dụ minh họa:
- Trường hợp 1: A thuê xe ô tô của B. A giao cho B 10 triệu đồng tiền ký cược để
đảm bảo việc trả lại xe ô tô. Nếu A không trả lại xe ô tô thì B có quyền yêu cầu A trả
lại tiền ký cược và bồi thường thiệt hại. Nếu B không trả lại xe ô tô thì A có quyền
yêu cầu B trả lại xe ô tô và bồi thường thiệt hại.

- Trường hợp 2: A vay tiền của ngân hàng B. A ký quỹ cho ngân hàng B 100 triệu
đồng để đảm bảo việc trả nợ. Nếu A không trả nợ thì ngân hàng B có quyền yêu cầu
A trả nợ và bồi thường thiệt hại. Nếu ngân hàng B không cho A vay tiền thì A có
quyền yêu cầu ngân hàng B trả lại tiền ký quỹ.

33. Trình bày để phân biệt bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Cho ví dụ minh
họa.
Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự phổ biến. Cả hai biện pháp này đều có chung mục đích là đảm bảo cho việc
thực hiện nghĩa vụ dân sự của một bên (bên có nghĩa vụ) đối với bên kia (bên có
quyền). Tuy nhiên, giữa hai biện pháp này cũng có những điểm khác biệt cơ bản như
sau:
Dưới góc độ chủ thể
● Bảo lưu quyền sở hữu: Bên bảo lưu quyền sở hữu là bên bán tài sản.
● Cầm giữ tài sản: Bên cầm giữ tài sản là bên có quyền.

Dưới góc độ đối tượng


● Bảo lưu quyền sở hữu: Tài sản bảo lưu quyền sở hữu là tài sản được bán.
● Cầm giữ tài sản: Tài sản cầm giữ là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên
có nghĩa vụ.

Dưới góc độ hình thức


● Bảo lưu quyền sở hữu: Không quy định về hình thức.
● Cầm giữ tài sản: Không quy định về hình thức.

Dưới góc độ mục đích


● Bảo lưu quyền sở hữu: Bảo đảm việc thanh toán tiền mua tài sản.
● Cầm giữ tài sản: Bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Dưới góc độ quyền và nghĩa vụ của các bên


● Bảo lưu quyền sở hữu:
○ Quyền của bên bán tài sản:
■ Yêu cầu bên mua tài sản thanh toán tiền mua tài sản.
■ Yêu cầu bên mua tài sản bồi thường thiệt hại nếu bên mua tài
sản không thanh toán tiền mua tài sản hoặc thanh toán tiền mua
tài sản không đúng.
○ Nghĩa vụ của bên bán tài sản:
■ Giao tài sản cho bên mua tài sản.
● Cầm giữ tài sản:
○ Quyền của bên có quyền:
■ Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
■ Yêu cầu bên có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại nếu bên có nghĩa
vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
○ Nghĩa vụ của bên có quyền: Giữ gìn tài sản cầm giữ. Trả lại tài sản
cầm giữ cho bên có nghĩa vụ khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ minh họa:
● Trường hợp 1: A bán xe ô tô cho B. A và B thỏa thuận A bảo lưu quyền sở hữu
xe ô tô cho đến khi B thanh toán hết tiền mua xe ô tô. Nếu B không thanh toán
hết tiền mua xe ô tô thì A có quyền yêu cầu B thanh toán hết tiền mua xe ô tô
và bồi thường thiệt hại. Nếu A không giao xe ô tô cho B thì A có quyền yêu
cầu B trả lại tiền mua xe ô tô và bồi thường thiệt hại.
● Trường hợp 2: A vay tiền của ngân hàng B. A cầm cố nhà cho ngân hàng B để
đảm bảo nghĩa vụ trả nợ. Nếu A không trả nợ thì ngân hàng B có quyền yêu
cầu A trả nợ và bồi thường thiệt hại. Nếu ngân hàng B không cho A vay tiền thì
A có quyền yêu cầu ngân hàng B trả lại nhà.

Kết luận:
Bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự có những điểm khác biệt cơ bản về chủ thể, đối tượng, hình thức, mục đích và
quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc lựa chọn biện pháp bảo đảm nào phù hợp phụ
thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Cụ thể, bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phổ
biến trong hợp đồng mua bán tài sản. Trong trường hợp này, bên bán tài sản vẫn giữ
quyền sở hữu tài sản cho đến khi bên mua tài sản thanh toán hết tiền mua tài sản. Nếu
bên mua tài sản không thanh toán hết tiền mua tài sản thì bên bán tài sản có quyền yêu
cầu bên mua tài sản thanh toán hết tiền mua tài sản và bồi thường thiệt hại.

Còn cầm giữ tài sản là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phổ biến trong
các hợp đồng song vụ. Trong trường hợp này, bên có quyền có quyền chiếm giữ tài
sản thuộc quyền sở hữu của bên có nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có
quyền có quyền xử lý tài sản cầm giữ để thu hồi nợ.
Phần 5 – Hứa thưởng, thi có giải…

34. Trình bày nội dung quy định của pháp luật về hứa thưởng. Cho ví dụ minh
họa.

- Điều 570 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hứa thưởng như sau:

“1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện
công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.

2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi
phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”.

→ Như vậy, hứa thưởng là sự tuyên bố công khai ý chí của một chủ thể nhất
định về việc chủ thể này sẽ trả thưởng cho người thực hiện công việc theo yêu
cầu mà người tuyên bố trả thưởng đã đặt ra.

- Đặc điểm của hứa thưởng

+ Việc hứa thưởng là một hành vi pháp lý đơn phương;

Trong hoạt động hứa thưởng chỉ thể hiện ý chí đơn phương của bên đưa ra lời
hứa thưởng.

+ Là nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng;

Giữa các bên chủ thể trong quan hệ này không có hợp đồng. Mà trong việc
tuyên bố hứa thưởng, quan hệ nghĩa vụ phát sinh kể từ khi người thực hiện
công việc được hứa thưởng hoàn thành công việc theo yêu cầu. Khi đó, bên hứa
thưởng có nghĩa vụ thực hiện việc trả thưởng như đã tuyên bố trước đây.

- Các chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ phát sinh do hứa thưởng

Chủ thể trong quan hệ này bao gồm 2 bên:


+ Bên có nghĩa vụ: là bên đã đưa ra cam kết hứa thưởng. Bên này có nghĩa vụ
phải trả thưởng theo nội dung đã công bố.

+ Bên có quyền: là người đã hoàn thành công việc hứa thưởng đúng với yêu
cầu mà bên hứa thưởng đã nêu trong tuyên bố hứa thưởng. Bên này có quyền
nhận thưởng mà bên hứa thưởng đã cam kết. Bên có quyền này có thể là do
một người thực hiện hoặc do nhiều người thực hiện.

- Ví dụ: Khi một tổ chức, cá nhân hay doanh nghiệp công khai hứa sẽ trao giải
thưởng cho người nào tìm được vật bị mất, giải quyết được một vấn đề nào đó
hoặc đạt được một thành tựu nào đó

- Rút tuyên bố hứa thưởng

Căn cứ Điều 571 BLDS năm 2015 thì:

“Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc thì người hứa thưởng có quyền
rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình. Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải
được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng đã được
công bố”.

Theo đó, người đã tuyên bố hứa thưởng có thể rút lại tuyên bố hứa thưởng với
các điều kiện sau:

- Khi chưa đến thời hạn bắt đầu thực hiện công việc;

- Phải theo cách thức của việc hứa thưởng;

- Trên phương tiện mà việc tuyên bố hứa thưởng đã công bố

- Nội dung trả thưởng

Căn cứ Điều 572 BLDS năm 2015 thì khi công việc được hoàn thành theo đúng yêu
cầu mà bên hứa thưởng đã đưa ra thì bên hứa thưởng có nghĩa vụ trả thưởng cho
người đã hoàn thành công việc đó:
- Nếu một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện thì khi công việc hoàn
thành, người thực hiện công việc đó được nhận thưởng.

- Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi
người thực hiện độc lập với nhau thì người hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng.

- Nếu nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời
điểm thì phần thưởng được chia đều cho những người đó.

- Nếu nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người
hứa thưởng yêu cầu thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng tương ứng
với phần đóng góp của mình.

35. Trình bày nội dung quy định của pháp luật về thi có giải. Cho ví dụ minh họa.

Điều 573. Thi có giải

1. Việc tổ chức các cuộc thi văn hóa, nghệ thuật, thể thao, khoa học, kỹ thuật và các
cuộc thi khác không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Người tổ chức các cuộc thi phải công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải
thưởng và mức thưởng của mỗi giải.

Việc thay đổi điều kiện dự thi phải được thực hiện theo cách thức đã công bố trong
một thời gian hợp lý trước khi diễn ra cuộc thi.

3. Người đoạt giải có quyền yêu cầu người tổ chức thi trao giải thưởng đúng mức đã
công bố.

Ví dụ:

Thi Học sinh giỏi quốc gia: Đây là kỳ thi được tổ chức hàng năm cho các học sinh phổ
thông từ lớp 9 đến lớp 12 theo 12 môn thi: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin
học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga và Tiếng Trung.
Mục tiêu của kỳ thi là tìm ra những học sinh xuất sắc nhất trong từng môn để trao tặng
các giải thưởng và cấp chứng chỉ. Ngoài ra, kỳ thi cũng là cơ sở để tuyển chọn các đội
tuyển quốc gia tham dự các kỳ thi quốc tế.
36. Trình bày nội dung quy định của pháp luật về thực hiện công việc không có
ủy quyền. Cho ví dụ minh họa.

Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền

“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực
hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”

- Là một nghĩa vụ ngoài hợp đồng

Ví dụ: A để xe máy ngoài sân, vội đi công tác từ cơ quan, A không kịp về nhà cất
xe. B là hàng xóm, tình nguyện di chuyển xe của A vào nhà mình để cất giữ.

–> Người tự nguyện thực hiện công việc hoàn toàn vì lợi ích của người có công
việc.

Điều 575. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền

1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc
phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.

2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như công
việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì
phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.

3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc
được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường
hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền
không biết nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.

4. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm
dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải
tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của
người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
5. Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy
quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc
được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ
người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.

→ Người thực hiện cv không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp
với khả năng, điều kiện của mình và phải thực hiện cv như cv của mình. Quy định
này yêu cầu tinh thần trách nhiệm của người thực hiện đối với cv. Theo đó, họ có
nghĩa vụ sử dụng khả năng và các điều kiện mà mình có để tiến hành công việc, có
thái độ ý thức đối với công việc

Điều 576. Nghĩa vụ thanh toán của người có công việc được thực hiện

1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện
công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý
mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc,
kể cả trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.

2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không
có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi
cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.

Ví dụ: trong thời gian gđ A đi du lịch, kho lúa nhà A bị gió, bão lùa tốc mái, cho
nên B đã bỏ tiền mua 3 tấm tôn để lợp lại mái nhà kho. Chi phí mua 3 tấm tôn này
A phải thanh toán cho B.

Điều 577. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại

1. Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi
thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực
hiện.

2. Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại trong
khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có
thể được giảm mức bồi thường.
→ Việc thực hiện công việc không có ủy quyền xuất phát từ sự tự nguyện của một
bên, tuy vậy sự tự nguyện này cần tuân thủ quy định của pháp luật. Quy định 1)
hiểu rằng với những thiệt hại xảy ra mà bên thực hiện công việc mong muốn cho nó
xảy ra và chủ động trong việc thúc đẩy hậu quả xảy ra thì được coi là cố ý gây thiệt
hại cho bên có công việc được thực hiện.

Trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, tuy
nhiên căn cứ vào mức độ lỗi, bên gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường đối
với thiệt hiện mà mình gây ra.

Điều 578. Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền

Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện.

2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người
có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc.

3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công
việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật này.

4. Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt
tồn tại, nếu là pháp nhân.

37. Trình bày nội dung quy định của pháp luật về nghĩa vụ hoàn trả tài sản do
chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Cho ví dụ
minh họa.

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp
luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu
không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt
hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này.

Ví dụ: A ăn trộm của B một con bò, sau một thời gian, con bò sinh ra con bê con. A
được xác định là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. A phải hoàn trả
toàn bộ tài sản thu được, bao gồm cả tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản.

Điều 580. Tài sản hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn
trả toàn bộ tài sản đã thu được.

2. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật
đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.

3. Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả
vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả khoản lợi về
tài sản đó cho người bị thiệt hại bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

Ví dụ: A ăn trộm của B một bức tranh nguyên gốc của họa sỹ Bùi Xuân Phái, sau đó,
B phát hiện yêu cầu A trả lại bức tranh nhưng do sơ suất, bức tranh đã bị rách nát. B
thỏa thuận với A giao cho B bức tượng cổ của A để thay thế cho nghĩa vụ đền bù
khoản tiền tương đương với bức tranh của họa sỹ BXP.

38. Trình bày nội dung quy định của pháp luật về nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi
tức do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Cho
ví dụ minh họa.

Điều 581. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có
căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời
điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Ví dụ: A ăn trộm của B một con bò, sau một thời gian, con bò sinh ra con bê con. A
được xác định là người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. A phải hoàn trả
toàn bộ tài sản thu được, bao gồm cả tài sản gốc và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản.

Phần 6 – Hợp đồng (Phần chung)

39. Trình bày khái niệm và phân tích đặc điểm của hợp đồng. Phân biệt với hành vi
pháp lý đơn phương. Cho ví dụ minh họa.

Khái niệm: Theo Điều 385 BLDS 2015: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Nói đến hợp
đồng là nói đến tất cả các khía cạnh của việc hứa hẹn, cam kết, giữ lời và không giữ
lời đối với sự hứa hẹn, cam kết đó, trong khi thực tế luôn xảy ra lời hứa, sự cam kết,
chấp thuận như là cái vốn có của đời sống

Đặc điểm:

- Được hình thành từ hành vi của nhiều bên chủ thể


- Sự thỏa thuận của các bên cùng hướng tới một mục đích, hậu quả pháp
lý nhưng mỗi bên nhằm đạt được lợi ích khác nhau
- Là sự bày tỏ và thống nhất ý chí của các chủ thể về những vấn đề nhất
định
- Nội dung của hợp đồng là ý chí của các bên tham gia hợp đồng được thể
hiện thông qua một hình thức nhất định

Ví dụ: Một người mời bạn của mình ăn tối và được người kia nhận lời, một
doanh nghiệp đồng ý nhận một người vào làm việc tại doanh nghiệp của mình,...

Phân biệt với “hành vi pháp lý đơn phương”:


Khái niệm: là sự thể hiện ý chí của 1 bên chủ thể nhằm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

Đặc điểm:

- Được hình thành từ hành vi của một bên chủ thể


- Tự do, tự định đoạt của 1 bên chủ thể mà không đòi hỏi phải có sự đồng
ý của phía bên kia
- Là sự thể hiện, bày tỏ và thống nhất của một bên chủ thể về những vấn
đề nhất định
- Nội dung thường do 1 bên chủ thể được thể hiện thông qua một hình
thức nhất định

Ví dụ: A hứa thưởng B một chiếc xe nếu đậu Đại Học

40. Xác định và phân tích các điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Cho ví
dụ minh họa.

Do hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự theo Điều 116 Bộ luật Dân sự
năm 2015 nên điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cũng chính là điều kiện để
hợp đồng có hiệu lực.

Theo đó, căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng là:

- Các bên tham gia hợp đồng: Có năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự phù hợp với loại hợp đồng được xác lập và hoàn toàn tự nguyện. Ví
dụ, hợp đồng liên quan đến bất động sản của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18
tuổi phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (theo khoản 4 Điều 21 Bộ
luật Dân sự năm 2015).

- Mục đích, nội dung giao kết hợp đồng: Không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của hợp đồng: Nếu pháp luật yêu cầu hình thức của hợp
đồng là điều kiện để hợp đồng đó có hiệu lực thì các bên trong hợp đồng phải
tuân theo quy định đó.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư bắt buộc phải lập bằng văn bản có
công chứng thì các bên phải công chứng hợp đồng này.

41. Phân tích và chứng minh trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của
luật.

Theo Điều 123 BLDS 2015:

- Khái niệm: Là những giao dịch dân sự chứa đựng những điều khoản xác lập
quyền, nghĩa vụ không phù hợp với yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của pháp
luật.
- Hệ quả: gây hại đến những lợi ích của các chủ thể xung quanh, có thể là lợi
ích của cộng đồng, quốc gia. Tài sản giao dịch và lợi tức thu được có thể bị
tịch thu, sung quỹ nhà nước
- Ví dụ: hợp đồng mua bán pháo nổ, súng quân dụng, thuốc phiện, động vật
quý hiếm,..

42. Phân tích và chứng minh trường hợp hợp đồng vô hiệu do giả tạo. (Điều 124)
- Khái niệm: là các bên trong giao dịch đó hoàn toàn thống nhất với nhau trong
việc xác lập giao dịch nhưng lại cố ý bày tỏ ý chí không đúng với mong muốn
đích thực của họ.
- 2 trường hợp giả tạo:
+ TH1: là các bên xác lập một giao dịch dân sự giả tạo nhằm che giấu một
giao dịch khác. Lúc này, giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che
dấu có hiệu lực nếu giao dịch đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện có
hiệu lực của giao dịch dân sự. Giao dịch giả tạo trong trường hợp này
thường là những giao dịch nhằm trốn tránh pháp luật. Ví dụ: Để không
bị kê biên tài sản, A gửi B nhà ở và ký hợp đồng mua bán nhà ở. Hợp
đồng gửi giữ là hợp đồng có thật và có hiệu lực pháp luật, hợp đồng mua
bán là giả tạo, không có hiệu lực pháp luật.
+ TH2: là những hợp đồng được giao kết nhằm trốn tránh nghĩa vụ với
người thứ ba. Ba điều kiện xuất hiện hợp đồng giả tạo loại này: 1. hạn
thực hiện, 2. ngoài tài sản mà người có nghĩa vụ định đoạt thì không còn
tài sản nào khác để thực hiện nghĩa vụ và 3. định đoạt tài sản đó nhằm
mục đích trốn việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba. Ví dụ: A ký hợp
đồng vay tiền với B và đến hạn nếu không trả thì B có quyền lấy nhà của
A để xiết nợ nên A đã bán nhà cho người khác nhằm trốn tránh việc trả
nợ.

43. Phân tích và chứng minh trường hợp hợp đồng vô hiệu do không đảm bảo tư
cách của chủ thể tham gia hợp đồng. (Điều 125)

- Khái niệm: là giao dịch do những chủ thể không có hoặc chưa có đủ khả
năng tham gia, thực hiện nội dung giao dịch. Những giao dịch này bao gồm:
GDDS do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự (Điều 125 BLDS 2015).
- Đặc điểm pháp lý: Tuy nhiên giao dịch này chỉ vô hiệu tương đối trừ khi có
yêu cầu của những người đại diện, người có quyền, lợi ích liên quan và Tòa
án tuyên bố GDDS vô hiệu. Chủ thể đã xác lập giao dịch với những người
không đảm bảo tư cách chủ thể thì không có quyền yêu cầu hợp đồng vô
hiệu.
- Ví dụ: A (18t) mua điện thoại Iphone 15 của B (14t) thì hợp đồng giữa A và
B chỉ vô hiệu khi người đại diện theo pháp luật của B yêu cầu và Tòa án
tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong khi đó, A lại không có quyền yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trừ TH B lừa dối A cung cấp những
thông tin che giấu độ tuổi sinh học và năng lực chủ thể của B
44. Phân tích và chứng minh trường hợp hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn. (Điều 126)
- Khái niệm: Nhầm lẫn là việc các bên hình dung sai về nội dung, về chủ thể
của giao dịch mà tham gia giao dịch. Sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của
một
bên hoặc của các bên. Nếu bên bị nhầm lẫn chứng minh được sự nhầm lẫn của
mình thì giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu.
- Cách giải quyết: Có 2 cách giải quyết
+ Cách 1: giao dịch có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn bất kể do lỗi
của bên nào gây ra. Nếu bên nào có lỗi sẽ phải bồi thường thiệt hại cho
bên kia. Điều 126 BLDS 2015 quy định theo quan điểm này.
+ Cách 2: cho rằng giao dịch chỉ bị tuyên bố vô hiệu nếu như sự nhầm lẫn
xảy ra do lỗi vô ý của bên kia. Nếu chính bên bị nhầm lẫn có lỗi thì giao
dịch không bị vô hiệu, bên nhầm lẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng

45. Phân tích và chứng minh trường hợp hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa,
cưỡng ép. (Điều 127)

- Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng
hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
- Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc
người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm
tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản
của mình hoặc của người thân thích của mình.
- Những giao dịch loại này chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của bên bị lừa dối, bị
đe dọa, bị cưỡng chế và Tòa án chấp nhận yêu cầu đó
- VD: A đe dọa B nếu không bán 500m2 đất trồng cây lâu năm cho A thì A sẽ
cưa gãy 200 cây bưởi 3 năm tuổi của B, buộc B phải bán với giá thấp hơn thị
trường 40%
46. Phân tích và chứng minh trường hợp hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy
định về hình thức. (Điều 129)

- Theo nguyên tắc chung thì các chủ thể được tự do lựa chọn hình thức của giao
dịch, chỉ những giao dịch pháp luật quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn
bản, phải có chứng thực, công chứng, đăng ký mà các bên không tuân thủ quy
định này mới bị vô hiệu. Khi các bên không tuân thủ các quy định này thì vô
hiệu, trừ những TH sau đây:
+ Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản
nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên
đã thực hiện ít nhất ⅔ nghĩa vụ trong giao dịch thì giao dịch đó có hiệu
lực pháp luật do Tòa án công nhận
+ Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định
bắt buộc về công chứng, chứng thực. Thực tế xảy ra những trường hợp
các bên mua bán bất động sản đã thực hiện hợp đồng nhưng chưa hoàn
thành thủ tục về hình thức khi giá bất động sản biến động thì một bên lợi
dụng việc chưa hoàn thành về hình thức yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng
để giành lợi thế cho mình và gây khó khăn trong việc giải quyết tranh
chấp.

47. Phân tích và chứng minh trường hợp hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể
thực hiện được.

- Ngoài các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 122- Điều 133 BLDS
2015 thì hợp đồng dân sự còn bị vô hiệu khi có đối tượng không thể thực hiện
được. Tuy nhiên, chỉ những trường hợp khách quan mà đối tượng của hợp đồng
không thể thực hiện được thì hợp đồng vô hiệu, còn nếu không phải trường hợp
khách quan thì hợp đồng vẫn không bị vô hiệu. (Khoản 1)
- Về trách nhiệm, có 2 trường hợp xảy ra:
+ TH1: Nếu cả 2 bên đều không biết và không buộc phải biết đối tượng
của hợp đồng không thể thực hiện được thì khi hợp đồng bị vô hiệu, các
bên không phải bồi thường thiệt hại cho nhau
+ TH2: Nếu một bên biết hoặc buộc phải biết về việc hợp đồng có đối
tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia làm
cho bên kia bị thiệt hại thì phải bồi thường
- Đối với trường hợp hợp đồng chứa đựng nhiều phần đối tượng mà trong đó có
phần đối tượng không thể thực hiện được, có phần có thể thực hiện được thì
phần thực hiện được vẫn sẽ có giá trị pháp lý và phần không thể thực hiện được
thì vô hiệu.
48. Phân biệt hợp đồng vô hiệu toàn bộ và hợp đồng vô hiệu từng phần. Cho ví dụ
minh họa.

Tiêu chí Vô hiệu toàn bộ Vô hiệu từng phần

Khái niệm Là khi toàn bộ mục đích, Là khi 1 phần của giao
nội dung hợp đồng vi diện vô hiệu nhưng không
phạm điều cấm của pháp làm ảnh hưởng đến hiệu
luật, trái đạo đức của xã lực của phần còn lại của
hội hợp đồng

Mục đích Ngăn chặn hành vi, hợp Tránh ảnh hưởng đến
đồng trái pháp luật, làm phần khác của hợp đồng
ảnh hưởng đến lợi ích và
an toàn xã hội

Phạm vi vô hiệu Toàn bộ hợp đồng 1 phần hợp đồng

Nguyên nhân Do nội dung hợp đồng vi 1 phần nội dung hợp đồng
phạm điều cấm của luật vi phạm nhưng không ảnh
hưởng đến phần khác của
hợp đồng

Tác động đến hợp đồng Có thể ảnh hưởng toàn bộ Chỉ 1 phần bị vô hiệu,
hợp đồng không ảnh hưởng tới phần
khác hay hợp đồng khác

Hậu quả pháp lý Không làm phát sinh, thay Chỉ phần bị vô hiệu mới
đổi, chấm dứt quyền, không làm phát sinh, thay
nghĩa vụ dân sự của các đổi, chấm dứt NVDS của
bên từ thời điểm xác lập các bên

Ví dụ A và B ký hợp đồng mua A và B ký hợp đồng giao


bán ma túy => HĐ vô hàng tới cổng C nhưng lại
hiệu toàn bộ giao nhầm sang cổng D

49. Trình bày quy định về bảo vệ quyền của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị
vô hiệu. Cho ví dụ minh họa.

- Theo quy định tại Điều 133 BLDS 2015, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
những giao dịch có đối tượng tài sản là động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu, nếu đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình bằng giao dịch có
đền bù (như thông qua mua bán, trao đổi tài sản,...) thì giao dịch với người thứ
ba vẫn có hiệu lực.
- Tuy nhiên, nếu người thứ ba có tài sản này thông qua giao dịch không có đền
bù (như HĐ tặng cho tài sản) thì giao dịch này không có hiệu lực vì nó không
làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba.
- Tài sản là bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được
chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch
với người thứ ba bị vô hiệu.
- Trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu
giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ
sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa thì giao dịch của người thứ ba
ngay tình vẫn có hiệu lực
- VD: A mượn B chiếc máy ảnh để đem đi chụp trong chuyến thám hiểm. Lúc
về, C (bạn gái của A) có ra đón A và thấy chiếc máy ảnh nên tưởng đó là quà A
mua tặng. Vì sĩ diện nên A tặng luôn chiếc máy ảnh cho bạn gái. Sau một thời
gian, B thấy C đang cầm chiếc máy ảnh của mình thì mới biết là A đã tặng cho
C. B có ý đòi lại nhưng C không chịu. Trong TH này thì C phải trả lại chiếc
máy ảnh cho B vì C là người thứ ba có tài sản này thông qua giao dịch không
có đền bù (như HĐ tặng cho tài sản) thì giao dịch này không có hiệu lực vì nó
không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người thứ ba.
50. Phụ lục hợp đồng là gì. Phân tích quy định của pháp luật và cho ví dụ minh họa.
(Điều 403)

- Phụ lục hợp đồng là văn bản do các bên thỏa thuận lập ra nhằm cụ thể hóa một
hoặc một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục của hợp đồng có thể ký kết cùng
với thời điểm ký kết hợp đồng, hoặc được ký kết khi hợp đồng đã có hiệu lực
và đang được thực hiện. Nội dung của của phụ lục hợp đồng phải phù hợp với
nội dung được quy định trong hợp đồng
- Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì phụ lục hợp đồng vẫn giữ nguyên giá
trị như thời điểm có hiệu lực.
- Nếu các bên chấp thuận phụ lục hợp đồng có điều khoản không phù hợp với
điều khoản trong hợp đồng thì phụ lục hợp đồng được coi là bản thỏa thuận về
việc sửa đổi một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng. Lúc này điều khoản
trong hợp đồng sẽ được sửa đổi theo thỏa thuận của các bên.
- VD: A và B ký kết hợp đồng cho thuê nhà với các điều khoản đã được quy định
tại hợp đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian cho thuê, B muốn thêm vài điều
khoản nhất định như thông báo tăng tiền thuê theo năm,... vào hợp đồng nên đã
thỏa thuận với A ký phụ lục hợp đồng

51. Hợp đồng theo mẫu là gì? Phân tích quy định của pháp luật và cho ví dụ minh họa.

- Khái niệm: Theo Điều 405 BLDS 2015: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng
gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một
thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận
toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.”
- Đây là loại hợp đồng mà tất cả các điều khoản của hợp đồng đều do bên đề
nghị đưa ra. Tức là bên được đề nghị chỉ có thể trả lời chấp nhận hoặc không
chấp nhận mà không được đưa ra bất cứ sự sửa đổi hoặc yêu cầu sửa đổi nào
khác.
- Việc chấp nhận những điều khoản này có thể khiến cho bên được đề nghị giao
kết gặp phải những bất lợi nhất định nên để đảm bảo bên đưa ra hợp đồng theo
mẫu phải công khai HĐ theo những trình tự và thể thức theo quy định của pháp
luật để bên được đề nghị biết.
- Nếu việc giải thích điều khoản không rõ ràng thì phải dựa trên nguyên tắc bảo
vệ lợi ích của người được đề nghị giao kết, tức là bên đưa ra hợp đồng mẫu
phải chịu bất lợi nếu bên được đề nghị giao kết hiểu sai điều khoản.
- Nếu trong hợp đồng có điều khoản miễn trách nhiệm dân sự của bên đưa ra
mẫu hợp đồng mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm thì điều khoản đó
vô hiệu. Ngược lại, nếu hợp đồng có điều khoản tăng trách nhiệm của bên được
đề nghị giao kết hợp đồng mà trái với quy định về trách nhiệm dân sự do vi
phạm nghĩa vụ thì điều khoản đó vô hiệu. Hoặc nội dung của hợp đồng có điều
khoản loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên được đề nghị giao kết hợp đồng thì
điều khoản đó vô hiệu.
- VD: Với hợp đồng cung cấp dịch vụ viễn thông của tập đoàn FPT, họ có rất
nhiều khách hàng lớn nhỏ trên khắp cả nước, nếu khi giao kết hợp đồng với
một khách hàng lại phải thỏa thuận một hợp đồng riêng thì sẽ rất mất thời gian,
chưa kể còn khó khăn trong việc kiểm soát từng hợp đồng với những nội dung
khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện trong việc ký kết hợp đồng, một hợp đồng theo
mẫu sẽ là lựa chọn hàng đầu.

52. Giao kết hợp đồng là gì? Xác định những nội dung pháp lý cơ bản của quy định
về giao kết hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

- Giao kết hợp đồng là trình tự, trong đó mỗi bên thể hiện ý chí của mình về
các vấn đề liên quan đến hợp đồng cần xác lập để đạt được sự thỏa thuận
giữa các bên về hợp đồng đó. Thực chất, trình tự giao kết hợp đồng là một
quá trình đàm phán, “mặc cả” giữa các bên về các điều khoản trong nội dung
của hợp đồng để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên từ hợp đồng định
giao kết.
- Nội dung pháp lý cơ bản của quy định về giao kết hợp đồng: Khi muốn
xác lập một hợp đồng thì ý muốn đó phải được thể hiện ra bên ngoài theo
một hình thức nhất định đủ để đối tác nhận biết về ý muốn đó và các thông
tin về việc xác lập hợp đồng. Vì vậy, giao kết hợp đồng gồm 2 bước là đề
nghị giao kết HĐ và trả lời đề nghị:
+ Trong đề nghị giao kết phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng với
chính người được đề nghị, thể hiện rõ các nội dung chủ yếu của hợp
đồng, và gửi tới bên đã được xác định hoặc công chứng
+ Khi trả lời đề nghị, có thể không chấp nhận, chấp nhận toàn bộ nội
dung của đề nghị hoặc một phần nội dung của đề nghị, phần còn lại có
nêu điều kiện hoặc sửa đổi. Người được đề nghị có thể bày tỏ ý chí
của mình đối với đề nghị thông qua một xử sự hành động như lời nói,
sự trả lời bằng văn bản nhưng cũng có thể thông qua một xử sự không
hành động như sự im lặng (nếu có thỏa thuận). Thời hạn trả lời do các
bên thỏa thuận và nếu không có thỏa thuận thì thời hạn trả lời phải
trong một thời hạn hợp lý.
- VD: A đề nghị với B kí kết hợp đồng hợp tác sản xuất thạch rau câu. Do cần
thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng thì B đã thỏa thuận với A sẽ trả lời bằng văn
bản trong 1 tuần và nếu không có hồi âm thì tức là B không đồng ý đề nghị
hợp tác.

53. Phân tích điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.
(Điều 406)

- Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể đưa ra các điều kiện giao dịch chung
nhằm thông báo cho những người tham gia giao kết hợp đồng biết về một số
điều khoản của hợp đồng mà không cần phải thỏa thuận. Điều kiện giao dịch
chung là những điều khoản mang tính nguyên tắc mang tính nguyên tắc chung,
được áp dụng đối với cả những người tham gia hợp đồng. Những điều kiện
giao kết chung phải được công khai cho bên đề nghị giao kết hợp đồng biết.
- Nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết thì coi như chấp nhận các điều khoản
này. Khi đã chấp nhận những điều kiện giao dịch, bên được đề nghị sẽ phải
chịu trách nhiệm cho những thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng
- Nếu bên đề nghị không công khai các điều kiện giao dịch chung và bên được
đề nghị không buộc phải biết các điều kiện các điều kiện giao dịch chung này
thì
các điều kiện giao dịch chung sẽ không có hiệu lực đối với bên xác lập giao
dịch
- Trường hợp điều kiện giao dịch chung được đưa vào nhằm miễn trách nhiệm
của bên đưa ra những điều kiện này, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi
của bên kia thì các điều kiện này không có hiệu lực. Quy định này nhằm bảo
đảm sự bình đẳng về quyền và lợi ích giữa các bên giao kết, bảo đảm sự phù
hợp của các điều kiện này với các nguyên tắc chung của luật dân sự và lẽ công
bằng

54. Phân tích quy định về thời điểm giao kết hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

- Các bên có thể thỏa thuận về hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng dân sự như: trả lời trực tiếp, trả lời thông qua văn bản; sự im lặng;...:
+ Trong trường hợp có thỏa thuận sự im lặng là chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng thì coi như chấp nhận đề nghị giao kết khi hết thời hạn trả lời
đề nghị. (Khoản 2)
+ Đối với trường hợp hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì quá trình đề
nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết sẽ kết thúc khi các bên thỏa
thuận về nội dung của hợp đồng. Thông thường, quá trình giao kết hợp
đồng được thực hiện thông qua lời nói sẽ diễn ra trực tiếp (các bên trao
đổi trực tiếp) và với các hợp đồng có giá trị nhỏ, việc giao kết và thực
hiện diễn ra trong thời gian ngắn. Thực tế, đối với hợp đồng được thỏa
thuận về tất cả các nội dung của hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, các bên
chỉ cần thỏa thuận về các điều khoản cơ bản của hợp đồng thì hợp đồng
d94 được coi là giao kết. (Khoản 3)
+ Đối với các hợp đồng có hình thức xác lập bằng văn bản thì quá trình
giao kết hợp đồng sẽ kết thúc khi các bên đã ký vào văn bản hoặc bằng
hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản (điểm chỉ hoặc vừa
ký vừa điểm chỉ). Nếu ban đầu hợp đồng được giao kết bằng lời nói sau
đó xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp là thời điểm các bên
đã thỏa thuận bằng lời nói về nội dung của hợp đồng. (Khoản 4)
- Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý nhất định như:
+ Là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp các bên không
có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác
+ Là căn cứ để xác định giá của tài sản trong HĐ mua bán tài sản khi các
bên không thỏa thuận về giá, hoặc xác định giá của dịch trong trường
hợp các bên không có thỏa thuận về giá của dịch vụ,...

55. Trình bày tóm lược nội dung quy định của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng.
Cho ví dụ minh họa. (Khoản 1 Điều 386)

- Khái niệm: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp
đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được
xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)
- Phương thức: Đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện trực tiếp mặt
đối mặt; có thể trực tiếp lời đối lời thông qua điện thoại hoặc bằng các phương
tiện thông tin khác hoặc cũng có thể thực hiện gián tiếp bằng việc chuyển văn
bản, giấy tờ thông qua bưu điện
- Thời hạn trả lời được xác định theo thỏa thuận của 2 bên nếu đề nghị giao kết
hợp đồng thực hiện theo phương thức trực tiếp còn theo phương thức gián tiếp
thì thời hạn trả lời do bên đề nghị chủ động xác định.
- VD: A đề nghị với B kí kết hợp đồng hợp tác sản xuất thạch rau câu. Do cần
thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng thì B đã thỏa thuận với A sẽ trả lời bằng văn
bản và nếu không có hồi âm thì tức là B không đồng ý đề nghị hợp tác. A cho
B 1 tuần để hồi âm.

56. Phân tích quy định của pháp luật về phụ lục hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

- Phụ lục hợp đồng là văn bản do các bên thỏa thuận lập ra nhằm cụ thể hóa một
hoặc một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục của hợp đồng có thể ký kết cùng
với thời điểm ký kết hợp đồng, hoặc được ký kết khi hợp đồng đã có hiệu lực
và đang được thực hiện. Nội dung của của phụ lục hợp đồng phải phù hợp với
nội dung được quy định trong hợp đồng
- Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì phụ lục hợp đồng vẫn giữ nguyên giá
trị như thời điểm có hiệu lực.
- Nếu các bên chấp thuận phụ lục hợp đồng có điều khoản không phù hợp với
điều khoản trong hợp đồng thì phụ lục hợp đồng được coi là bản thỏa thuận về
việc sửa đổi một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng. Lúc này điều khoản
trong hợp đồng sẽ được sửa đổi theo thỏa thuận của các bên.
- VD: A và B ký kết hợp đồng cho thuê nhà với các điều khoản đã được quy định
tại hợp đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian cho thuê, B muốn thêm vài điều
khoản nhất định như thông báo tăng tiền thuê theo năm,... vào hợp đồng nên đã
thỏa thuận với A ký phụ lục hợp đồng

57. Phân tích quy định của pháp luật về giải thích hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.
(Điều 404)

- Nguyên tắc giải thích hợp đồng là trước tiên phải dựa vào ý chí của các bên
trong giao kết, xác lập, thực hiện hợp đồng để giải thích các điều khoản không
rõ ràng. Điều khoản không rõ ràng là điều khoản không xác định được nội dung
một cách chính xác. (Khoản 1)
- Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nghĩa khác nhau, thì
khi giải thích hợp đồng, phải xác định điều khoản hoặc ngôn từ đó thuộc tên
của hợp đồng hoặc một điều khoản nào đó của hợp đồng để đưa ra cách giải
thích phù hợp. Nếu ngôn từ đó thuộc một điều khoản cụ thể của hợp đồng thì
việc giải thích ngôn từ đó không chỉ căn cứ vào tính chất của hợp đồng mà việc
giải thích còn phải đảm bảo khi điều khoản đó được thực hiện có lợi cho các
bên. Việc giải thích điều khoản hoặc ngôn từ của hợp đồng phải phù hợp với
mục đích và tính chất của hợp đồng (Khoản 2)
- Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải giải thích theo tập
quán tại địa điểm giao kết hợp đồng. Ví dụ, nhiều địa phương sử dụng từ:
“mượn tiền”, “giật tiền”, “giật nóng”, “giật tạm” thay thế cho từ “vay” hoặc
“nhượng” thay cho bán lại (Khoản 3)
- Phải tuân thủ nguyên tắc là những nội dung cần giải thích phải được giải thích
trong mối liên hệ với các nội dung khác của hợp đồng. Nếu không tuân thủ thì
nội dung sẽ không phù hợp với các điều khoản của hợp đồng dẫn đến quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên bị ảnh hưởng. (Khoản 4)
- Các nội dung của hợp đồng luôn xuất phát từ ý chí chung của các bên giao kết
hợp đồng. Do đó, việc mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử
dụng trong hợp đồng rất hiếm khi xảy ra. Nếu xảy ra thì giải thích theo ý chí
chung đó. (Khoản 5)
- Để đạt được những mục đích đặt ra khi giao kết hợp đồng, các chủ thể có thể
chấp nhận cả những nội dung không có lợi cho mình. Do đó, trong hợp đồng có
thể có những điều khoản có lợi cho bên này, không có lợi cho bên kia. Tuy
nhiên, nếu bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi
giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia. (Khoản 6)

58. Thực hiện hợp đồng là gì? Xác định những nội dung pháp lý cơ bản của quy định
của pháp luật về thực hiện hợp đồng. Cho ví dụ minh họa. (GT Luật dân sự tập 2, tr
230-241)

- Thực hiện hợp đồng được hiểu là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi
bên tham gia hợp đồng phải thực hiện nhằm đáp ứng những quyền dân sự
tương ứng của bên kia. Khi thực hiện hợp đồng các bên phải tuân theo những
nguyên tắc nhất định được pháp luật ghi nhận.
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng không được quy định riêng mà được ghi nhận
theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS
2015:
+ Thứ nhất, khi thực hiện hợp đồng các bên phải đảm bảo sự bình đẳng và
cân bằng lợi ích giữa các bên
+ Thứ hai, khi thực hiện hợp đồng cá nhân, pháp nhân phải thực hiện trên
cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
+ Thứ ba, khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng các bên phải
thực hiện một cách thiện chí và trung thực
+ Thứ tư, khi thực hiện hợp đồng không được xâm phạm đến lợi ích quốc
gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người
khác
+ Thứ năm, chủ thể trong quan hệ hợp đồng phải tự chịu trách nhiệm về
việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
- Nội dung cụ thể:
+ Thứ nhất, thực hiện hợp đồng song vụ
+ Thứ hai, thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
+ Thứ ba, thực hiện hợp đồng có thỏa thuận vi phạm
+ Thứ tư, thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

59. Phân tích nội dung quy định của pháp luật về thực hiện hợp đồng khi hoàn
cảnh thay đổi cơ bản. Cho ví dụ minh họa.

Điều 420. Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp
đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay
đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không
được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ
gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho
phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ
ảnh hưởng đến lợi ích.

2. Trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên có lợi ích bị ảnh hưởng có quyền
yêu cầu bên kia đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

3. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một
thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án:

a) Chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm xác định;
b) Sửa đổi hợp đồng để cân bằng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên do hoàn cảnh
thay đổi cơ bản.

Tòa án chỉ được quyết định việc sửa đổi hợp đồng trong trường hợp việc chấm dứt
hợp đồng sẽ gây thiệt hại lớn hơn so với các chi phí để thực hiện hợp đồng nếu được
sửa đổi.

4. Trong quá trình đàm phán sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, Tòa án giải quyết vụ việc,
các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác.

→ Mục đích giao kết hợp đồng của các bên có thể đạt được hay không không chỉ phụ
thuộc vào việc bên kia có tuân thủ hợp đồng hợp đồng hay không, mà còn phụ thuộc
vào những điều kiện, hoàn cảnh khách quan mang lại. Do đó, nếu hoàn cảnh thực hiện
hợp đồng thay đổi cơ bản khiến cho một bên có thể bị thiệt hại nghiêm trọng nếu tiếp
tục thực hiện hợp đồng, thì theo yêu cầu của bên đó, hợp đồng có thể chấm dứt hoặc
sửa đổi nhằm bảo đảm sự cân bằng về quyền và lợi ích của các bên.

60. Chấm dứt hợp đồng là gì? Xác định những nội dung pháp lý cơ bản của quy
định pháp luật về chấm dứt hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

Chấm dứt hợp đồng là việc kết thúc việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia hợp đồng.

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà
hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.

Hợp đồng chấm dứt khi hợp đồng được hoàn thành là trường hợp các bên trong hợp
đồng đã thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận.

Hợp đồng chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên là trường hợp hợp đồng chấm dứt
khi các quyền và nghĩa vụ chưa được thực hiện hoặc chưa được thực hiện xong.

Ví dụ minh họa: An và Bình ký kết một hợp đồng mua bán xe máy. Theo hợp đồng,
An sẽ thanh toán cho Bình 20 triệu đồng vào ngày 15/10/2023 và nhận xe máy từ
Bình. Tuy nhiên, vào ngày 10/10/2023, An gọi điện thoại cho Bình và nói rằng anh
không muốn mua xe máy nữa. Bình không đồng ý với quyết định của An và yêu cầu
anh phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, An không có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng vì không có lý do chính đáng. Nếu An không thực hiện
nghĩa vụ thanh toán tiền và nhận xe máy theo hợp đồng, Bình có quyền kiện An ra tòa
để yêu cầu anh thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại.

61. Trình bày về quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng

1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi
thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các
bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia
biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường.

3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải
quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần
nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên
kia được bồi thường.

5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy
định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác
định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của
Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.

Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chỉ không có giá trị đối
với phần hợp đồng chưa được thực hiện. Phần hợp đồng đã được thực hiện vẫn có giá
trị pháp lý.

Ví dụ minh họa: Hùng và Lan ký kết một hợp đồng thuê nhà. Theo hợp đồng, Hùng
sẽ thanh toán tiền thuê nhà hàng tháng cho Lan và Lan sẽ cung cấp cho Hùng một
căn nhà ở tại số 12, Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP. HCM. Tuy nhiên, sau một thời
gian ở nhà, Hùng phát hiện ra rằng căn nhà đã bị Lan cầm cố cho ngân hàng và ngân
hàng đã ra quyết định tịch thu căn nhà. Hùng liên lạc với Lan để yêu cầu giải thích
nhưng Lan không trả lời. Trong trường hợp này, Hùng có quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng vì Lan đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng. Hùng cần
gửi thông báo cho Lan biết về quyết định chấm dứt hợp đồng và lý do chấm dứt.
Hùng không phải bồi thường thiệt hại cho Lan và có quyền yêu cầu Lan bồi thường
thiệt hại do việc mất nhà ở gây ra. Hùng cũng có nghĩa vụ trả lại căn nhà cho Lan
hoặc ngân hàng theo quyết định của tòa án.

Phần 7 – Các loại hợp đồng (Mua bán, tặng cho, trao đổi, vay, thuê…)

62. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng mua bán tài sản. Cho ví
dụ minh họa.

- Khái niệm: căn cứ Điều 430 BLDS 2015 quy định như sau “Hợp đồng mua
bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở
hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán”

VD: A mua căn nhà của B, giữa A và B có kí kết một hợp đồng mua bán tài
sản.
- Đối tượng: căn cứ Điều 431 BLDS 2015 quy định như sau

“1. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng
mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế
chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp
với các quy định đó.

2. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.”

VD: A mua căn nhà của B, giữa A và B có kí kết một hợp đồng mua bán tài
sản. Đối tượng trong trường hợp này là căn nhà.

- Chất lượng của tài sản mua bán: căn cứ Điều 432 BLDS

2015 “1. Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa

thuận.

2. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất
lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu
chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất
lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu
chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.”

- Giá và phương thức thanh toán: căn cứ Điều 433 BLDS 2015

“1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ
ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương
thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa
thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.

2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương
thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán
được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng”

- Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán: căn cứ Điều 434 BLDS 2015
“1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải
giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao
tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.

2. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu
bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ
lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

3. Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc
xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời
điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.”

- Địa điểm giao tài sản: căn cứ Điều 435 BLDS 2015

“Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì áp
dụng quy định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này.”

- Phương thức giao tài sản: căn cứ Điều 436 BLDS 2015

“1. Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có
thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.

2. Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà
bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ
phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

=> Đặc điểm: là hợp đồng song vụ, có đền bù, Mục đích chuyển giao quyền sở hữu

63. Phân tích và minh họa quy định của pháp luật về mua bán quyền tài sản.

Điều 450. Mua bán quyền tài sản

“1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.

2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng
thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán,
nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận
được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc
chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.”

Quyền tài sản là một trong bốn loại tài sản đã được quy định trong BLDS. Tuy nhiên,
quyền tài sản không tồn tại một cách hữu hình như vật và tiền, mà sự tồn tại của quyền
tài sản chỉ được thể hiện thông qua các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu quyền tài
sản đó hoặc sự thừa nhận của các bên trong quan hệ nghĩa vụ liên quan đến quyền tài
sản đó. Trên thực tế, việc chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản từ bên bán sang
cho bên mua thực chất chỉ là chuyển giao các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối
với các quyền tài sản của bên bán. Bên bán có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở
hữu quyền tài sản cho bên mua nếu pháp luật có quy định (quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu trí tuệ...).

Nếu quyền tài sản được mua bán là quyền đòi nợ thì sẽ xảy ra hai trường hợp: (i) Nếu
bên bán quyền đòi nợ cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên
bán trở thành bên bảo lãnh cho nghĩa vụ trả nợ của người mắc nợ. Đồng thời, cả bên
bán quyền và người mắc nợ sẽ phải liên đới trong việc thanh toán cho bên mua, nếu
khi đến hạn mà người mắc nợ không trả; (ii) Nếu bên bán quyền đòi nợ không cam kết
bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán không phải chịu trách
nhiệm về khả năng trả nợ của người mắc nợ.

Về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản cho bên mua:

Nếu quyền tài sản thuộc loại quyền không phải đăng ký quyền sở hữu (ví dụ như
quyền đòi nợ) thì thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm
bên mua nhận được các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên bán. Đối với các
trường hợp không có giấy tờ chứng minh quyền (ví dụ như hợp đồng vay được xác lập
dưới hình thức miệng) thì thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản cho
bên mua là thời điểm bên có nghĩa vụ thừa nhận nghĩa vụ đối với bên bán quyền.

Nếu quyền tài sản thuộc loại quyền phải đăng ký (ví dụ như quyền sử dụng đất) thì
thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản cho bên mua chính là thời điểm
hoàn thành thủ tục đăng ký quyền cho bên mua.

64. Phân tích và minh họa quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản
Điều 451. Bán đấu giá tài sản

“Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định
của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất
cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.

Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch,
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy
định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.”

Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có
từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi
có người trả giá cao nhất. Như vậy, bán đấu giá tài sản có rất nhiều điểm khác biệt so
với bán tài sản thông thường. Theo phương thức này, bên tham gia mua tài sản luôn có
từ hai người trở lên, mỗi người có quyền trả giá nhiều lần cho đến khi có người trả giá
cao nhất và mua được tài sản. Người thực hiện việc bán đấu giá là Tổ chức bán đấu
giá.
Khi có nhu cầu bán đấu giá, cá nhân là chủ sở hữu tài sản ký hợp đồng bán đấu giá với
Tổ chức bán đấu giá tài sản. Trường hợp bán đấu giá tài sản để thi hành án hoặc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bán đấu giá quyền sử dụng đất thì phải tuân theo các
quy định của pháp luật về bán đấu giá.

Trong trường hợp tài sản mang bán đấu giá là tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều
người, thì phải có sự đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu đó, trừ khi các đồng chủ
sở hữu có thỏa thuận dành quyền định đoạt tài sản cho một đồng chủ sở hữu hoặc
pháp luật có quy định khác

65. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng trao đổi tài sản. Cho ví dụ
minh họa.

- Khái niệm: căn cứ khoản 1 Điều 455 BLDS 2015 “ Hợp đồng trao đổi tài sản
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở
hữu đối với tài sản cho nhau.”

VD: A và B kí kết hợp đồng trao đổi tài sản, theo đó thì A giao B quyền sở hữu
chiếc điện thoại Samsung cho B và B giao quyền sở hữu chiếc xe máy cho A.

- Hình thức: căn cứ khoản 2 Điều 455 BLDS 2015 “Hợp đồng trao đổi tài sản
phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu
pháp luật có quy định.”
- Quyền đối với tài sản: căn cứ khoản 3 Điều 455 BLDS 2015 “Trường hợp một
bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc
không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu
cầu bồi thường thiệt hại”
- Chuộc lại tài sản đã trao đổi: căn cứ Điều 454 BLDS 2015
“1. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán
sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.

Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì
thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản
kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong
thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho
bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và
địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở
hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.”

- Thanh toán giá trị chênh lệch: căn cứ Điều 456 BLDS 2015 “Trường hợp tài
sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần
chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.”
- Chất lượng tài sản, giá và phương thức thanh toán, thời hạn thực hiện hợp
đồng, địa điểm giao tài sản, phương thức giao tài sản tương tự như hợp đồng
mua bán tài sản được quy định lần lượt tại Điều 432, 433, 434, 435, 436 BLDS
2015
- Hợp đồng trao đổi được coi là hợp đồng mua bán kép. Mỗi bên đều được
coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản
nhận về - căn cứ khoản 4 Điều 455 BLDS 2015 “Mỗi bên đều được coi là
người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản
nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ
Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối
với hợp đồng trao đổi tài sản.”

=> Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ, có đền bù

66. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng tặng cho tài sản. Cho ví
dụ minh họa.
- Khái niệm: căn cứ Điều 457 BLDS 2015 “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển
quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng
cho đồng ý nhận.”
- Đặc điểm:
+ Tài sản được tặng cho phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người tặng
cho
+ Người được tặng cho có quyền từ chối nhận tài sản tặng cho.
+ Hợp đồng có hiệu lực kể từ khi được ký kết. Quyền sở hữu tài sản
chuyển sang người được tặng cho kể từ thời điểm hiệu lực của hợp
đồng.
+ Đây là hợp đồng thực tế.
- Tặng cho tài sản bao gồm:
+ Tặng cho bất động sản

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực
hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của
luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động
sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời
điểm chuyển giao tài sản.

+ Tặng cho động sản

Điều 458. Tặng cho động sản

1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận
tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho
có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

- Tặng cho có điều kiện:


Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ
trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã
hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh
toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không
thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: Ông A là chủ sở hữu căn hộ chung cư tại Hà Nội. Ông muốn tặng căn hộ này
cho con gái là chị B. Hai bên ký kết hợp đồng tặng cho căn hộ trên giấy, có chữ ký của
ông A và chị B. Kể từ ngày ký, quyền sở hữu căn hộ chuyển từ ông A sang chị B. Chị
B có quyền từ chối nhận tặng cho nếu không muốn.

67. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vay tài sản. Cho ví dụ
minh họa.

- Khái niệm: căn cứ Điều 463 BLDS 2015 “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến
hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng
số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định.”
- Đặc điểm:
+ Đây là hợp đồng song vụ, hai bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
+ Hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng có đền bù nếu các bên có
thỏa thuận về việc trả lãi hoặc pháp luật có quy định. Là hợp đồng
không đền bù nếu các bên có thỏa thuận bên vay không phải trả lãi.
- Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn
+ Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi => bên cho vay
có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên
vay một thời gian hợp lý (căn cứ khoản 1 Điều 469)
+ Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi =>bên cho vay có quyền
đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, còn bên vay cũng có quyền trả lãi bất cứ
lúc nào và chỉ trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng phải báo trước
cho bên vay một thời gian hợp lý (căn cứ khoản 2 Điều 469)
- Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn
+ Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không lãi => bên vay có quyền trả
tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước, còn bên cho vay chỉ được
đòi tài sản trước kỳ hạn nếu được bên vay đồng ý (căn cứ khoản 1
Điều 470)
+ Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi => bên vay có quyền trả lại
tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn (căn cứ
khoản 2 Điều 470)

Ví dụ: Ông A vay của ông B 100.000.000 đồng trong vòng 6 tháng từ 1/5/2023 đến
1/11/2023 để phục vụ cho công việc văn phòng. Lãi suất là 1.000.000 đồng/tháng.
Ông A đồng ý trả lãi vào ngày 5 hàng tháng.

68. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng thuê tài sản. Cho ví dụ
minh họa.

- Khái niệm: căn cứ Điều 472 BLDS 2015 “Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử
dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.”
- Đặc điểm
+ Là hợp đồng song vụ, có tính đền bù
+ Bên thuê có quyền khai thác công dụng, hưởng thụ, hoa lợi, lợi tức từ
tài sản thuê.
+ Người thuê không có quyền cho thuê lại tài sản thuê, trừ trường hợp
có thỏa thuận
- Giá thuê: do các bện thỏa thuận hoặc do người thứ 3 xác định theo yêu cầu
các bên (căn cứ khoản 1 Điều 473), trường hợp không thỏa thuận thì giá xác
định theo giá thị trường (căn cứ khoản 2 Điều 473)
- Thời hạn: do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thời hạn thuê và thời
hạn thuê không xác định được theo mục đích thuê thì các bên có quyền chấm
dứt bất kỳ lúc nào nhưng phải báo trước (căn cứ Điều 474)

Ví dụ: Ông A thuê chiếc xe của ông B trong thời hạn 1 tháng và 2 bên thỏa thuận
giá thuê là 5.000.000 đồng và thời hạn trả tiền thuê là khi ông A giao xe cho ông B.
Ông B phải thanh toán tiền thuê cho ông A khi nhận được xe.

69. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng thuê khoán tài sản. Cho ví
dụ minh họa

- Khái niệm: căn cứ Điều 483 BLDS” “Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê
khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê
khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”
- Đặc điểm
+ Đối tượng của hợp đồng thuê khoán: đất đai, rừng, mặt nước chưa khai
thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng
trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức
+ Đây là hợp đồng song vụ
- Thời hạn thuê khoán: do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận
hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định
theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê
khoán (căn cứ Điều 485 BLDS 2015)
- Giá thuê khoán: do các bên thỏa thuận, nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì
giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu (căn cứ Điều 486
BLDS 2015)

Ví dụ: ông A cho ông B thuê mảnh đất rộng 1000m2 trong thời hạn 1 năm từ ngày
1/1/2023 đến ngày 1/1/2024 để ông B trồng rau và cây ăn quả. Giá thuê thỏa thuận
giữa 2 bên là 5.000.000 đồng, thời hạn thanh toán khi ông A giao đất ông B. Ông B
phải thanh toán tiền cho ông A khi ông A giao đất

70. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng mượn tài sản. Cho ví dụ
minh họa.

- Khái niệm: căn cứ Điều 494 BLDS 2015 “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử
dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản
đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”
- Đặc điểm
+ Bên mượn không phải thanh toán tiền cho bên cho mượn
+ Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế, không có tính đền bù
+ Đối tượng: Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng
của hợp đồng mượn tài sản như điện thoại, xe, bàn, ghế…
+ Các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau => hợp đồng song vụ (được
quy định từ Điều 496 đến 499 BLDS 2015)

Ví dụ: A cho B mượn chiếc điện thoại trong 3 ngày, 3 ngày sau B phải trả điện thoại
cho A và B không phải trả bất cứ khoản tiền nào cho A.

71. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng về quyền sử dụng đất.
Cho ví dụ minh họa

- Khái niệm: Căn cứ Điều 500 BLDS “Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng
đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia;
bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.”
- Đặc điểm
+ Hợp đồng phải được lập bằng văn bản
+ Hợp đồng song vụ, có tính đền bù
+ Các bên tham gia hợp đồng: bao gồm bên chuyển quyền sử dụng đất và
bên nhận chuyển quyền sử dụng đất.
- Hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất: Việc chuyển quyền sử dụng đất
có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai (căn cứ
Điều 503)

Ví dụ: Ông A chuyển nhượng quyền sử dụng 100m2 đất tại địa chỉ X cho ông B để
ông B xây nhà ở. Giá chuyển nhượng là 300 triệu đồng. Thời hạn sử dụng lâu dài.
Ông A có nghĩa vụ bàn giao đất trống cho ông B. Ông B có nghĩa vụ thanh toán và
sử dụng đất đúng mục đích. Các điều khoản khác thực hiện theo quy định pháp luật.

Phần 8 – Các loại hợp đồng (dịch vụ, vận chuyển, gia công, ủy quyền…)

72. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng hợp tác. Cho ví dụ minh
họa.

Theo quy định tại Điều 505 Bộ luật Dân sự 2015, nội dung pháp lý cơ bản của hợp
đồng hợp tác bao gồm:

Mục đích, thời hạn hợp tác: Các bên tham gia hợp đồng hợp tác cần xác định rõ mục
đích của hợp tác, thời hạn hợp tác để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng hiệu quả và
đúng tiến độ.

Đối tượng hợp tác: Các bên tham gia hợp tác cần xác định rõ đối tượng hợp tác là
gì, cụ thể là công việc, sản phẩm, dịch vụ mà các bên hợp tác thực hiện.

Đóng góp tài sản, công sức: Các bên tham gia hợp tác cần xác định rõ việc đóng góp
tài sản, công sức của từng bên để thực hiện hợp đồng.

Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức: Các bên tham gia hợp tác cần xác định rõ
phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức thu được từ việc thực hiện hợp đồng.

Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác: Các bên tham gia hợp tác cần xác định rõ
quyền, nghĩa vụ của từng bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Quyền, nghĩa vụ của người đại diện hợp tác: Trường hợp hợp đồng hợp tác có thành
lập người đại diện hợp tác thì các bên cần xác định rõ quyền, nghĩa vụ của người đại
diện hợp tác.

Ngoài những nội dung pháp lý cơ bản nêu trên, các bên tham gia hợp đồng hợp tác
có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác phù hợp với nhu cầu và mục đích của hợp
đồng.

Dưới đây là một số ví dụ minh họa về nội dung pháp lý của hợp đồng hợp tác:

Mục đích, thời hạn hợp tác: Hai cá nhân A và B cùng góp vốn để thành lập một
công ty dịch vụ du lịch. Mục đích của hợp tác là thành lập công ty dịch vụ du lịch,
thời hạn hợp tác là 10 năm.

Đối tượng hợp tác: Một nhóm các doanh nghiệp cùng hợp tác để sản xuất một loại
sản phẩm mới. Đối tượng hợp tác là việc sản xuất loại sản phẩm mới này.

Đóng góp tài sản, công sức: Một cá nhân góp vốn 100 triệu đồng, một pháp nhân
góp vốn 200 triệu đồng để thành lập một doanh nghiệp. Cá nhân góp vốn bằng tiền
mặt, pháp nhân góp vốn bằng tài sản là nhà xưởng, máy móc.

Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức: Hai cá nhân A và B cùng góp vốn để mở
một cửa hàng kinh doanh. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức là chia theo tỷ lệ
vốn góp, A góp 50% vốn, B góp 50% vốn, do đó A và B sẽ chia lợi nhuận thu được
theo tỷ lệ 50%:50%.

Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác: Một nhóm các doanh nghiệp cùng hợp tác
để xây dựng một dự án bất động sản. Theo hợp đồng hợp tác, mỗi doanh nghiệp sẽ
có trách nhiệm thi công một phần của dự án.

Quyền, nghĩa vụ của người đại diện hợp tác: Một nhóm các cá nhân cùng hợp tác để
kinh doanh nông sản. Theo hợp đồng hợp tác, nhóm các cá nhân sẽ bầu ra một
người đại diện hợp tác để chịu trách nhiệm đại diện cho nhóm trong các giao dịch
với bên thứ ba.
Trên đây là những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng hợp tác. Việc nắm rõ
những nội dung này sẽ giúp các bên tham gia hợp đồng hợp tác thực hiện hợp đồng
một cách hiệu quả và đúng pháp luật.

73. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng dịch vụ. Cho ví dụ minh
họa

Theo quy định tại Điều 513, 514 Bộ luật Dân sự 2015, nội dung pháp lý cơ bản của
hợp đồng dịch vụ bao gồm:

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: Các bên tham gia hợp đồng dịch vụ cần xác định
rõ đối tượng của hợp đồng là gì, cụ thể là công việc, sản phẩm, dịch vụ mà bên cung
ứng dịch vụ sẽ thực hiện cho bên sử dụng dịch vụ.

Chất lượng dịch vụ: Các bên tham gia hợp đồng dịch vụ cần thỏa thuận rõ về chất
lượng dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện.

Thời hạn thực hiện hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng dịch vụ cần xác định rõ
thời hạn thực hiện hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đúng tiến độ.

Giá dịch vụ: Các bên tham gia hợp đồng dịch vụ cần thỏa thuận rõ về giá dịch vụ
mà bên sử dụng dịch vụ phải trả cho bên cung ứng dịch vụ.

Quyền, nghĩa vụ của các bên: Các bên tham gia hợp đồng dịch vụ cần xác định rõ
quyền, nghĩa vụ của từng bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng dịch vụ cần xác định
rõ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của từng bên trong trường hợp một bên vi
phạm hợp đồng.

Ngoài những nội dung pháp lý cơ bản nêu trên, các bên tham gia hợp đồng dịch vụ
có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác phù hợp với nhu cầu và mục đích của hợp
đồng.

Dưới đây là một số ví dụ minh họa về nội dung pháp lý của hợp đồng dịch vụ:
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: Một cá nhân thuê một công ty dịch vụ vận chuyển
hàng hóa để vận chuyển một lô hàng từ Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh. Đối
tượng của hợp đồng dịch vụ là việc vận chuyển lô hàng này.

Chất lượng dịch vụ: Một doanh nghiệp thuê một công ty luật để tư vấn pháp lý cho
doanh nghiệp trong việc thành lập một chi nhánh. Theo hợp đồng dịch vụ, công ty
luật phải cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ tư vấn pháp lý có chất lượng, đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp.

Thời hạn thực hiện hợp đồng: Một công ty thuê một nhóm nhân viên kỹ thuật để sửa
chữa một hệ thống máy tính. Thời hạn thực hiện hợp đồng là 10 ngày.

Giá dịch vụ: Một cá nhân thuê một thợ sửa xe để sửa chữa chiếc xe ô tô của mình.
Giá dịch vụ là 1 triệu đồng.

Quyền, nghĩa vụ của các bên: Một doanh nghiệp thuê một công ty quảng cáo để
thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm của doanh nghiệp. Theo hợp
đồng dịch vụ, doanh nghiệp có quyền yêu cầu công ty quảng cáo thực hiện chiến
dịch quảng cáo theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Công ty quảng cáo có quyền
yêu cầu doanh nghiệp thanh toán đầy đủ chi phí cho dịch vụ quảng cáo.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Một công ty thuê một công ty bảo vệ để bảo vệ
tài sản của công ty. Nếu công ty bảo vệ không thực hiện đúng các nghĩa vụ bảo vệ
tài sản của công ty thì công ty có quyền yêu cầu công ty bảo vệ bồi thường thiệt hại.

Trên đây là những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng dịch vụ. Việc nắm rõ
những nội dung này sẽ giúp các bên tham gia hợp đồng dịch vụ thực hiện hợp đồng
một cách hiệu quả và đúng pháp luật.

74. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hành khách.
Cho ví dụ minh họa.

Theo quy định tại Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vận chuyển hành khách là
sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý
đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận
chuyển.

Nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hành khách bao gồm:

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách: Các bên tham gia hợp đồng vận
chuyển hành khách cần xác định rõ đối tượng của hợp đồng là gì, cụ thể là việc vận
chuyển hành khách và hành lý từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Chất lượng dịch vụ vận chuyển: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hành khách
cần thỏa thuận rõ về chất lượng dịch vụ vận chuyển, bao gồm các tiêu chí về an toàn,
tiện nghi, thời gian vận chuyển,...

Thời hạn thực hiện hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hành khách cần
xác định rõ thời hạn thực hiện hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đúng
tiến độ.

Giá cước vận chuyển: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hành khách cần thỏa
thuận rõ về giá cước vận chuyển mà hành khách phải trả cho bên vận chuyển.

Quyền, nghĩa vụ của các bên: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hành khách cần
xác định rõ quyền, nghĩa vụ của từng bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển hành
khách cần xác định rõ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của từng bên trong trường
hợp một bên vi phạm hợp đồng.

Ví dụ minh hoạ: Một hành khách mua vé máy bay của hãng hàng không Vietnam
Airlines để đi từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. Trong hợp đồng vận chuyển
hành khách, các bên sẽ thỏa thuận rõ các nội dung sau:

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách: là việc vận chuyển hành khách và
hành lý từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đến sân bay Tân Sơn Nhất (thành phố Hồ Chí
Minh).
Chất lượng dịch vụ vận chuyển: bao gồm các tiêu chí về an toàn, tiện nghi, thời gian
vận chuyển,... Theo quy định của hãng hàng không Vietnam Airlines, chuyến bay này
sẽ khởi hành lúc 10h00 sáng và hạ cánh lúc 12h00 trưa.

Thời hạn thực hiện hợp đồng: là 2

giờ. Giá cước vận chuyển: là 2 triệu

đồng.

Quyền, nghĩa vụ của các bên: Bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hành khách và
hành lý đến địa điểm đã định an toàn, đúng giờ. Bên hành khách có nghĩa vụ mua vé,
tuân thủ các quy định của hãng hàng không và của pháp luật.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Nếu bên vận chuyển không thực hiện đúng các
nghĩa vụ của mình thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên hành khách.

Ngoài những nội dung pháp lý cơ bản nêu trên, các bên tham gia hợp đồng vận chuyển
hành khách có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác phù hợp với nhu cầu và mục
đích của hợp đồng.

Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách:

Khi mua vé vận chuyển hành khách, hành khách cần kiểm tra kỹ thông tin trên vé, bao
gồm thông tin về hành khách, tuyến đường, thời gian khởi hành, thời gian hạ cánh, giá
cước vận chuyển,...

Hành khách cần tuân thủ các quy định của bên vận chuyển và của pháp luật khi tham
gia vận chuyển hành khách.

Trong trường hợp bên vận chuyển không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình, hành
khách có quyền yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại

75. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển tài sản. Cho ví
dụ minh họa

Theo quy định tại Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vận chuyển tài sản là sự
thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa
điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê
vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.

Nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển tài sản bao gồm:

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển tài sản: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển
tài sản cần xác định rõ đối tượng của hợp đồng là gì, cụ thể là việc vận chuyển tài sản
từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Địa điểm nhận và giao tài sản: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển tài sản cần xác
định rõ địa điểm nhận tài sản và địa điểm giao tài sản.

Thời hạn thực hiện hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển tài sản cần xác
định rõ thời hạn thực hiện hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đúng tiến độ.

Giá cước vận chuyển: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển tài sản cần thỏa thuận
rõ về giá cước vận chuyển mà bên thuê vận chuyển phải trả cho bên vận chuyển.

Quyền, nghĩa vụ của các bên: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển tài sản cần xác
định rõ quyền, nghĩa vụ của từng bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng vận chuyển tài sản cần
xác định rõ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của từng bên trong trường hợp một bên
vi phạm hợp đồng.

Ví dụ minh họa:

Một doanh nghiệp thuê một công ty vận tải để vận chuyển một lô hàng máy móc từ
Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. Trong hợp đồng vận chuyển tài sản, các bên sẽ
thỏa thuận rõ các nội dung sau:

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển tài sản: là việc vận chuyển lô hàng máy móc từ
kho của doanh nghiệp tại Hà Nội đến kho của doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí
Minh.
Địa điểm nhận và giao tài sản: là kho của doanh nghiệp tại Hà Nội và kho của doanh
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.

Thời hạn thực hiện hợp đồng: là 3 ngày.

Giá cước vận chuyển: là 10 triệu đồng.

Quyền, nghĩa vụ của các bên: Bên vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển lô hàng máy
móc đến địa điểm đã định an toàn, đúng thời hạn. Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ
giao lô hàng máy móc cho bên vận chuyển đúng thời hạn và trả cước phí vận chuyển.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Nếu bên vận chuyển không thực hiện đúng các
nghĩa vụ của mình thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển.

Ngoài những nội dung pháp lý cơ bản nêu trên, các bên tham gia hợp đồng vận
chuyển tài sản có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác phù hợp với nhu cầu và mục
đích của hợp đồng.

Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng vận chuyển tài sản:

Khi giao kết hợp đồng vận chuyển tài sản, các bên cần xác định rõ đối tượng của hợp
đồng, địa điểm nhận và giao tài sản, thời hạn thực hiện hợp đồng, giá cước vận
chuyển, quyền, nghĩa vụ của các bên và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Các bên cần kiểm tra kỹ các điều khoản của hợp đồng trước khi ký kết để đảm bảo
quyền lợi của mình.

Trong trường hợp bên vận chuyển không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình, bên
thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại.

76. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng gia công. Cho ví dụ
minh họa.
Theo quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng gia công là sự thỏa
thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản
phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền
công.
Nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng gia công bao gồm:

Đối tượng của hợp đồng gia công: Các bên tham gia hợp đồng gia công cần xác
định rõ đối tượng của hợp đồng là gì, cụ thể là việc tạo ra sản phẩm gì theo yêu cầu
của bên đặt gia công.

Chất lượng sản phẩm: Các bên tham gia hợp đồng gia công cần thỏa thuận rõ về
chất lượng sản phẩm mà bên nhận gia công phải tạo ra.

Thời hạn thực hiện hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng gia công cần xác định rõ
thời hạn thực hiện hợp đồng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đúng tiến độ.

Giá công: Các bên tham gia hợp đồng gia công cần thỏa thuận rõ về giá công mà
bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công.

Quyền, nghĩa vụ của các bên: Các bên tham gia hợp đồng gia công cần xác định rõ
quyền, nghĩa vụ của từng bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Các bên tham gia hợp đồng gia công cần xác
định rõ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng của từng bên trong trường hợp một bên vi
phạm hợp đồng.

Ví dụ minh họa: Một doanh nghiệp may thuê một xưởng may để gia công một lô áo
sơ mi. Trong hợp đồng gia công, các bên sẽ thỏa thuận rõ các nội dung sau:

Đối tượng của hợp đồng gia công: là việc gia công một lô áo sơ mi theo mẫu do
doanh nghiệp may cung cấp.

Chất lượng sản phẩm: áo sơ mi phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng, kiểu dáng, kích
thước,... theo yêu cầu của doanh nghiệp may.

Thời hạn thực hiện hợp đồng: là 1

tháng. Giá công: là 100.000 đồng/chiếc.

Quyền, nghĩa vụ của các bên: Bên nhận gia công có nghĩa vụ gia công lô áo sơ mi
theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp may, bên đặt gia công có nghĩa vụ trả tiền công
cho bên nhận gia công theo đúng thỏa thuận.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Nếu bên nhận gia công không thực hiện đúng
các nghĩa vụ của mình thì sẽ phải bồi thường thiệt hại cho bên đặt gia công.

Ngoài những nội dung pháp lý cơ bản nêu trên, các bên tham gia hợp đồng gia công
có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác phù hợp với nhu cầu và mục đích của hợp
đồng.

Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng gia công:

Khi giao kết hợp đồng gia công, các bên cần xác định rõ đối tượng của hợp đồng,
chất lượng sản phẩm, thời hạn thực hiện hợp đồng, giá công, quyền, nghĩa vụ của
các bên và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Các bên cần kiểm tra kỹ các điều khoản của hợp đồng trước khi ký kết để đảm bảo
quyền lợi của mình.

Trong trường hợp bên nhận gia công không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình,
bên đặt gia công có quyền yêu cầu bên nhận gia công bồi thường thiệt hại.

77. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng gửi giữ sản. Cho ví dụ
minh họa.

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa bên giữ (gọi là kho hàng) nhận tài sản
của bên gửi (gọi là chủ hàng) để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho chủ hàng khi
hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ
không phải trả tiền công.

Những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng gửi giữ tài sản bao gồm:
● Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng gửi giữ là tài sản có thể
lưu thông, có thể được giao dịch.
● Thời hạn của hợp đồng: Thời hạn của hợp đồng gửi giữ do các bên thỏa
thuận, nếu không có thỏa thuận thì thời hạn gửi giữ được xác định là 30 ngày.
● Quyền và nghĩa vụ của bên giữ:
○ Quyền:
■ Yêu cầu chủ hàng trả tiền công gửi giữ.
■ Yêu cầu chủ hàng bồi thường thiệt hại nếu tài sản gửi giữ bị
mất, hư hỏng do lỗi của chủ hàng.
○ Nghĩa vụ:
■ Bảo quản tài sản gửi giữ cẩn thận.
■ Trả lại chính tài sản đó cho chủ hàng khi hết thời hạn hợp đồng.
● Quyền và nghĩa vụ của bên gửi:
○ Quyền:
■ Yêu cầu bên giữ trả lại chính tài sản đó khi hết thời hạn hợp đồng.
■ Yêu cầu bên giữ bồi thường thiệt hại nếu tài sản gửi giữ bị
mất, hư hỏng do lỗi của bên giữ.
○ Nghĩa vụ:
■ Trả tiền công gửi giữ cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ
không phải trả tiền công.
● Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Bên có lỗi gây thiệt hại cho bên kia phải
bồi thường thiệt hại.

Ví dụ minh họa:
● Trường hợp 1: A là chủ một chiếc xe ô tô. A gửi xe ô tô cho B là một cửa
hàng sửa chữa ô tô để bảo quản. A và B thỏa thuận thời hạn gửi giữ là 1 tháng,
tiền công gửi giữ là 1 triệu đồng. Khi hết thời hạn gửi giữ, B trả lại xe ô tô cho
A.
● Trường hợp 2: C là chủ một căn nhà. C gửi nhà cho D là một công ty dịch vụ
bảo vệ để trông coi. A và B thỏa thuận thời hạn gửi giữ là 6 tháng, tiền công
gửi giữ là 5 triệu đồng. Trong thời gian gửi giữ, nhà của C bị cháy do lỗi của
D. D phải bồi thường thiệt hại cho C.

=> Hợp đồng gửi giữ tài sản là một loại hợp đồng phổ biến trong đời sống. Việc nắm
vững những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng gửi giữ tài sản sẽ giúp các bên
tham gia hợp đồng thực hiện hợp đồng một cách hiệu quả và tránh được những rủi ro
pháp lý.
78. Trình bày những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng ủy quyền. Cho ví dụ minh
họa.

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền (gọi là
người đại diện) có nghĩa vụ thực hiện công việc theo ủy quyền của bên ủy quyền (gọi
là bên giao đại diện).

Những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng ủy quyền bao gồm:

● Đối tượng của hợp đồng: Đối tượng của hợp đồng ủy quyền là việc thực
hiện một công việc cụ thể. Công việc ủy quyền có thể là hành vi pháp lý xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của bên ủy quyền.
● Thể thức của hợp đồng: Hợp đồng ủy quyền có thể được giao kết bằng
miệng, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
● Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền:
○ Quyền:
■ Yêu cầu người đại diện thực hiện công việc theo ủy quyền.
■ Yêu cầu người đại diện báo cáo về việc thực hiện công việc.
■ Yêu cầu người đại diện bồi thường thiệt hại nếu người đại diện
vi phạm nghĩa vụ.
○ Nghĩa vụ:
■ Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho người đại diện thực
hiện công việc.
■ Thanh toán thù lao cho người đại diện, nếu có thỏa thuận.
● Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
○ Quyền:
■ Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết
để thực hiện công việc.
■ Yêu cầu bên ủy quyền thanh toán thù lao, nếu có thỏa thuận.
○ Nghĩa vụ:
■ Thực hiện công việc theo ủy quyền của bên ủy quyền.
■ Báo cáo về việc thực hiện công việc cho bên ủy quyền.
■ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ.
● Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Bên có lỗi gây thiệt hại cho bên kia phải
bồi thường thiệt hại.

Ví dụ minh họa:
● Trường hợp 1: A ủy quyền cho B bán căn nhà của A. A và B thỏa thuận rằng B
được quyền ký hợp đồng mua bán nhà với người mua nhà. Khi B ký hợp đồng
mua bán nhà với người mua nhà, A được coi là đã đồng ý với nội dung của
hợp đồng mua bán nhà.
● Trường hợp 2: C ủy quyền cho D ký hợp đồng vay tiền của ngân hàng. A và
B thỏa thuận rằng D được quyền ký hợp đồng vay tiền với ngân hàng với số
tiền tối đa là 1 tỷ đồng. Khi D ký hợp đồng vay tiền của ngân hàng với số tiền
500 triệu đồng, C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng với số
tiền là 500 triệu đồng.

=> Hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng phổ biến trong đời sống. Việc nắm vững
những nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng ủy quyền sẽ giúp các bên tham gia hợp
đồng thực hiện hợp đồng một cách hiệu quả và tránh được những rủi ro pháp lý.

Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng ủy quyền:


● Cần xác định rõ đối tượng của hợp đồng ủy quyền là việc thực hiện một
công việc cụ thể.
● Thỏa thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
● Lưu ý về hình thức của hợp đồng ủy quyền.
● Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cần thiết cho người đại diện để thực
hiện công việc.
● Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ.

Phần 9 – Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ


79. Trình bày và phân biệt trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ và trách
nhiệm dân sự do gây thiệt hại bởi hành vi trái pháp luật. Cho ví dụ minh họa.

Phân biệt
trách nhiệm dân sự do vi trách nhiệm dân sự do
phạm nghĩa vụ gây thiệt hại bởi hành vi
trái pháp luật.

Khái niệm Là hậu quả pháp lý mà


người vi phạm nghĩa vụ
dân sự phải gánh chịu

Dấu hiệu - Áp dụng khi có VP


và cho người VP
- Biểu hiện sự cưỡng
chế của nhà nước
- Là hậu quả bất lợi
cho người vi phạm
- Luôn liên quan trực
tiếp tới tài sản
- VP nghĩa vụ trong

Ví dụ Vi phạm nghĩa vụ trong


hợp đồng mua bán: Công
ty A ký kết hợp đồng mua
bán với công ty B hàng
hóa là 2 tấn bột mỳ. Theo
thỏa thuận bên A có trách
nhiệm giao hàng cho bên
B vào ngày 24/8/2022.
Tuy nhiên, đến ngày giao
hàng mà A đã mang thiếu
số lượng hàng hóa theo
thỏa thuận, điều này đã
làm ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất của bên B

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên
có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn,
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa
vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

→ Đây là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý
thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân
thân phi tài sản. Cụ thể, chủ thể vi phạm trong trường hợp này không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân
sự.

80. Xác định và phân tích quy định pháp luật về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
Cho ví dụ minh họa.

Điều 361. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ

1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về
tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút.

3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

Ví dụ, một bên nhận vận chuyển hàng có nghĩa vụ giao hàng vào ngày X nhưng đã
giao hàng chậm vào ngày Y. Trong trường hợp này, bên vận chuyển hàng đã vi phạm
hợp đồng và có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

81. Xác định và phân tích để phân biệt về các loại lỗi trong trách nhiệm dân sự.
Cho ví dụ minh họa.

Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho
người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để
mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây
thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra
hoặc có thể ngăn chặn được.

Lỗi là thái độ tâm lý của người vi phạm nghĩa vụ dân sự, phản ánh nhận thức của
người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện.

Cố ý, ví dụ, đến thời hạn thỏa thuận giao tài sản trong hợp đồng mua bán mà các
bên đã thỏa thuận nhưng bên bán không giao tài sản cũng không có sự thông báo về
việc chậm trễ của mình với bên có quyền.

Vô ý, ví dụ, Giả sử bạn có một hợp đồng mua bán hàng hóa với một công ty khác.
Theo hợp đồng, bạn phải giao hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng.
Tuy nhiên, do một số lý do ngoài ý muốn như trục trặc trong quá trình sản xuất hoặc
vận chuyển, bạn không thể giao hàng đúng hạn. Trong trường hợp này, bạn đã vi
phạm hợp đồng do lỗi vô ý.

Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nguyên tắc chung là dù người gây thiệt
hại có lỗi vô ý hay cố ý hay không có lỗi thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người
có thiệt hại.

82. Phân tích nội dung quy định của pháp luật về hoãn thực hiện nghĩa vụ.
Cho ví dụ minh họa.

Điều 354. Hoãn thực hiện nghĩa vụ

1. Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải
thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường
thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách
quan không thể thông báo.

2. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý.
Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.

Ví dụ, trong hợp đồng lao động: Một nhân viên đã ký hợp đồng lao động với công
ty, nhưng do một số lý do cá nhân, nhân viên không thể tiếp tục làm việc theo thời
gian đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nhân viên phải thông báo cho công ty và xin
tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng.

83. Xác định và phân tích quy định của pháp luật về trách nhiệm do không
thực hiện nghĩa vụ giao vật. Cho ví dụ minh họa

Điều 356. Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng
thì phải thanh toán giá trị của vật.
2. Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có
quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại
khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.

3. Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà
gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.

→ Nếu đối tượng phải giao là vật đặc định - vật phân biệt được với vật khác bằng
những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí thì
bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó như đã thỏa thuận. Nếu vật không còn hoặc
bị hư hỏng phải thanh toán giá trị của vật. Việc thanh toán giá trị vật đặc định có thể
dựa trên sự thỏa thuận hoặc thẩm định giá.

Nếu đối tượng phải giao là vật cùng loại - vật có cùng hình dáng tính chất, tính năng
sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường mà bên có nghĩa vụ không
thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại thì phải thanh toán giá trị của vật.

Ví dụ, trường hợp thuê nhà: Bạn đã ký hợp đồng thuê một căn hộ và đã thanh toán
tiền thuê nhà cho tháng đầu tiên. Tuy nhiên, chủ nhà không giao căn hộ cho bạn vào
ngày đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, chủ nhà đã không thực hiện nghĩa vụ
giao vật và phải chịu trách nhiệm.

84. Xác định và phân tích quy định của pháp luật về trách nhiệm do chậm thực
hiện nghĩa vụ trả tiền. Cho ví dụ minh họa.

Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền
chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên
nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ
luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468
của Bộ luật này.
→ 2) không vượt quá mức lãi suất giới hạn là 20%/năm/ số tiền phải trả. TH các bên
không thỏa thuận về lãi suất thì bên chậm trả phải trả lãi suất bằng 50% lãi suất giới
hạn.

85. Trình bày và phân biệt trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ và chậm tiếp
nhận thực hiện nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa

Phân biệt Chậm thực hiện nghĩa vụ Chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa
vụ

Điều 353. Chậm thực hiện Điều 355. Chậm tiếp nhận việc
Điều luật nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ

1. Chậm thực hiện nghĩa vụ là 1. Chậm tiếp nhận việc thực hiện
nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực
hoặc chỉ được thực hiện một phần hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ
khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền
đã hết. không tiếp nhận việc thực hiện

2. Bên chậm thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ đó.

phải thông báo ngay cho bên có 2. Trường hợp chậm tiếp nhận đối
quyền về việc không thực hiện tượng của nghĩa vụ là tài sản thì
nghĩa vụ đúng thời hạn. bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản
tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp
dụng biện pháp cần thiết khác để
bảo quản tài sản và có quyền yêu
cầu thanh toán chi phí hợp lý.
Trường hợp tài sản được gửi giữ
thì bên có nghĩa vụ phải thông báo
ngay cho bên có quyền.

3. Đối với tài sản có nguy cơ bị hư


hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền
bán tài sản đó và phải thông báo
ngay cho bên có quyền, trả cho
bên có quyền khoản tiền thu được
từ việc bán tài sản sau khi trừ chi
phí hợp lý để bảo quản và bán tài
sản đó.

Bình luận Là việc bên có nghĩa vụ không Là hành vi vi phạm của bên có
hoàn thành nghĩa vụ đúng hạn quyền
Đây là sự vi phạm về thời hạn
thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ Nếu bạn mua một sản phẩm trực Nếu bạn mua một sản phẩm trực
tuyến và người bán không gửi sản tuyến và sản phẩm được gửi đến
phẩm cho bạn trong thời gian đã bạn, nhưng bạn không nhận sản
thỏa thuận, người bán đó đã chậm phẩm trong thời gian đã thỏa
thực hiện nghĩa vụ. thuận, bạn đã chậm tiếp nhận việc
thực hiện nghĩa vụ.

86. Trình bày và phân biệt trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ và trách
nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ. Cho ví dụ minh họa

Điều 359. Trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ

Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên
có nghĩa vụ thì phải bồi thường thiệt hại cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí
phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

→ bên có quyền có nghĩa vụ như sau:

- Phải bồi thường thiệt hại cho người đó. Việc bồi thường thiệt hại cho bên có
nghĩa vụ phải thỏa mãn các điều kiện: (i) việc chậm tiếp nhận việc thực hiện
nghĩa vụ thực tế đã đem lại thiệt hại cho bên có nghĩa vụ; (ii) bên có nghĩa vụ
phải chứng minh thiệt hại xảy ra hoàn toàn do bên có quyền chậm tiếp nhận
thực hiện nghĩa vụ.

- Phải chịu mọi rủi ro xảy ra kể từ thời điểm chậm tiếp nhận. Rủi ro là cái xảy
đến với đối tượng của nghĩa vụ mà các bên trong quan hệ nghĩa vụ đã xác lập
với nhau. Toàn bộ rủi ro đối với đối tượng của nghĩa vụ sẽ được chuyển giao
từ bên thực hiện nghĩa vụ sang bên có quyền kể từ thời điểm bên có quyền kể
từ thời điểm bên có quyền chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hóa: Bên A ký kết hợp đồng với bên B là sẽ
giao 10.000 tấn cám lợn trong vòng 1 tháng3. Tuy nhiên, khi bên A giao hàng đúng
và đủ trong vòng 1 tháng, bên B không tiếp nhận hàng. Trong trường hợp này, bên B
đã chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và sẽ phải chịu trách nhiệm

87. Trình bày và phân biệt trách nhiệm do không thực hiện công việc và trách
nhiệm do không được thực hiện một công việc. Cho ví dụ minh họa.

Điều 358. Trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công
việc

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực
hiện thì bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình
thực hiện hoặc giao người khác thực hiện công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ
thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại.

2. Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công
việc đó thì bên có quyền được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực
hiện, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại.

Ví dụ, 1) A thuê B vận chuyển 100 tấn gạo từ Hải Phòng về Hà Nội, trong thời gian
1 tuần. Kết thúc thời gian đó mà B vẫn chưa vận chuyển tài sản đó cho A. Theo quy
định, A có thể lựa chọn một trong các cách giải quyết sau: Thứ nhất, tiếp tục yêu
cầu B thực hiện việc vận chuyển 100 tấn gạo cho mình; thứ hai, giao cho một bên
thứ ba để họ thực hiện việc vận chuyển thay cho B và yêu cầu B thanh toán chi phí
hợp lý cho mình; thứ ba, bồi thường thiệt hại (nếu có thiệt hại xảy ra).

2) A thuê B phá dỡ căn bếp để xây lại. Nhưng B phá dỡ bếp và cả tường bao quanh
bếp cách đó 1m. B phải dừng lại việc phá dỡ tường bao và bồi thường thiệt hại.

88. Phạt vi phạm hợp đồng là gì? Phân tích quy định về thỏa thuận phạt vi
phạm hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

Điều 418 BLDS năm 2015, quy định về thỏa thuận phạt vi phạm:

“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm
nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy
định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi
phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa
phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc
vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa
vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Nghiên cứu nội dung quy định này có thể hiểu, không có giới hạn về mức phạt vi
phạm trong dân sự, các bên có thể thỏa thuận chỉ bị phạt vi phạm mà không phải
BTTH. Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm, nhưng không đề cập việc
vẫn phải BTTH thì bên vi phạm sẽ không phải BTTH.

Ví dụ, Công ty A và Công ty B thỏa thuận (trong hợp đồng bán hàng) là Công ty B
sẽ thanh toán tiền mua hàng vào ngày 25/4/2017. Nhưng đến ngày đó, Công ty B
không thanh toán. Như vậy Công ty B bị xem là vi phạm hợp đồng. Cụ thể hơn là vi
phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong điều khoản nội dung Hợp đồng bán hàng giữa hai
bên có quy định: Nếu Công ty B chậm thanh toán tiền mua hàng, thì sẽ bị phạt 1%
giá trị lô hàng cho mỗi ngày chậm. Đây chính là thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.
Việc phạt vi phạm hợp đồng không mang tính bắt buộc, mà do các bên thỏa thuận
với nhau. Tuy nhiên thỏa thuận này (nếu có), thì phải thể hiện rõ trong hợp đồng.
Nếu trong hợp đồng không có nội dung này thì xem như hai bên không thỏa thuận.

89. Phân biệt giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng.
Cho ví dụ minh họa.

Tiêu chí Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại

Khái niệm Là việc bên bị vi phạm yêu cầu Là việc bên vi phạm bồi thường
bên vi phạm trả một khoản tiền những tổn thất do hành vi vi phạm
phạt do vi phạm hợp đồng nếu hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
trong hợp đồng có thoả thuận

Căn cứ áp dụng - Có sự thỏa thuận của các bên - Có hành vi vi phạm hợp đồng
trong hợp đồng (Nếu hai bên
không thỏa thuận thì sẽ không - Có thiệt hại thực tế
phát sinh)
- Hành vi vi phạm hợp đồng là
- Có hành vi vi phạm theo thỏa nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại
thuận trong hợp đồng

- Không cần thiết phải có thiệt


hại xảy ra
Mức phạt/Mức bồi - Mức phạt đối với vi phạm Bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực
thường nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do
mức phạt đối với nhiều vi phạm bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực
do các bên thoả thuận trong hợp tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được
đồng; hưởng nếu không có hành vi vi
phạm.
- không quá 8% giá trị phần
nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Mục đích - Bảo vệ quyền lợi của cả hai - Bảo vệ lợi ích bên bị vi phạm
bên
- Nhằm khôi phục, bù đắp những lợi
- Ngăn ngừa, hạn chế các hành ích vật chất bị mất của bên vi phạm
vi vi phạm hợp đồng có thể xảy
ra

- Tăng ý thức của các bên phải


thực hiện nghiêm túc các thỏa
thuận

Ví dụ 2) A lái xe ô tô tải ngủ gật đâm vào xe máy của B làm B bị gãy tay và chân, xe
máy của B cũng bị hư hỏng nặng. Trường hợp này, qua xác minh, cảnh sát giao thông
xác định lỗi hoàn toàn thuộc về A, A có trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng cho B với những thiệt hại mà mình gây ra

90. Trình bày và phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa
vụ với bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi. Cho ví dụ
minh họa.

Điều 360. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định
khác.

→ Trách nhiệm btth phát sinh dựa trên những điều kiện; (i) phải có thiệt hại thực tế
xảy ra, (ii) phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ, (iii) phải có mqh nhân quả giữa hành
vi vi phạm nghĩa vụ và thiệt hại xảy ra; (iv) phải có lỗi của người thực hiện hành vi
vi phạm nghĩa vụ

Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm
thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.

Phần 10 – Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

91. Phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

*Phân tích căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín,
tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi
thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường
hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị
thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại
khoản 2 Điều này.”

Thông thường trách nhiệm pháp lý nói chung và trách nhiệm thường thiệt hại phải có
đủ điều kiện phát sinh, trong đó hành vi trái pháp luật và lỗi là yếu tố bắt buộc. Tuy
nhiên, trong trách nhiệm dân sự yếu tố lỗi có thể được suy đoán mà không cần chứng
minh. Theo lý thuyết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại có 04 điều kiện phát sinh:

- Thứ nhất, có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại xảy ra là tiền đề, là điều kiện tiên quyết của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- thiệt hại là điều kiện bắt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nên không có thiệt hại thì không phải bồi thường.

Thiệt hại xảy ra bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về
vật chất được hiểu là những mất mát về tài sản, thể chất mà người bị thiệt hại phải
gánh chịu. Còn thiệt hại về tinh thần là sự tổn thất về giá trị tinh thần, tình cảm hoặc
sự suy sụp về tâm lý, tình cảm của cá nhân. Hình thức biểu hiện thiệt hại về tinh thần
rất đa dạng như: suy sụp, hoang mang, lo lắng, đau buồn... Trong khi việc xác định
thiệt hại vật chất khá rõ ràng, chi tiết, cụ thể thì việc xác định thiệt hại tinh thần phức
tạp và khó khăn hơn vì thiệt hại về tinh thần là những thiệt hại phi vật chất, không có
tiêu chí chung để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân
là không giống nhau.

- Thứ hai, có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại.

Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hành động hoặc không hành động. Hành động
gây thiệt hại có thể tác động trực tiếp vào người bị thiệt hại hoặc tác động gián tiếp
thông qua công cụ, phương tiện gây thiệt hại. Không hành động gây thiệt hại là một
hình thức của hành vi gây thiệt hại, nó làm biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể bằng việc chủ thể không làm một việc
pháp luật quy định bắt buộc phải làm mặc dù có đầy đủ điều kiện làm việc đó.

Không phải trong mọi trường hợp hành vi gây thiệt hại đều là hành vi trái pháp luật
mà hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó
theo nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các
hành vi đó (ví dụ, bác sĩ cắt bỏ bộ phận cơ thể người hoặc làm các phẫu thuật)... Trong
những trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra,
người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính
đáng (Điều 594 BLDS), trong tình thế cấp thiết (khoản 2 Điều 595 BLDS) hoặc trong
trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại.

- Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp
luật.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi
trái pháp luật phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc có ý nghĩa quyết định đối với thiệt
hại xảy ra. Phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận
trọng, khách quan và toàn diện để từ đó rút ra đúng nguyên nhân và xác định đúng
trách nhiệm của người gây thiệt hại.

- Thứ tư, người gây thiệt hại có lỗi.

Xét về hình thức thì lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi gây ra thiệt hại.
Lỗi được thể hiện dưới hai dạng là lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như
người không có năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự thì không
có lỗi trong việc thực hiện hành vi gây thiệt hại nên họ không phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này thì cha mẹ, người giám hộ, bệnh viện,
trường học là những người theo quy định của pháp luật phải chăm sóc, giáo dục, quản
lý người gây thiệt hại... được suy đoán là có lỗi khi không thực hiện nghĩa vụ trên và
họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của mình.

Lỗi của pháp nhân, cơ quan nhà nước trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác
định thông qua lỗi của nhân viên các cơ quan này trong khi thực hiện nhiệm vụ được
giao. Vì vậy, các cơ quan này phải bồi thường thiệt hại do thành viên của họ gây ra
khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Lỗi là yếu tố cần phải xem xét khi xác định trách nhiệm pháp lý nói chung và trách
nhiệm dân sự nói riêng.

*Nguyên tắc bồi thường thiệt hại


Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu
không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây
thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay
đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần
thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do
không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho
chính mình.”

Khi có thiệt hại thực tế xảy ra thì bên bồi thường và bên bị thiệt hại có thể thỏa thuận
về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên
không thỏa thuận được thì việc giải quyết bồi thường sẽ được thực hiện theo nguyên
tắc sau đây:

- Thứ nhất, thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.

Bồi thường toàn bộ được hiểu là trên thực tế xảy ra những thiệt hại nào thì
người chịu trách nhiệm bồi thường phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó. Bồi
thường kịp thời là việc bồi thường được tiến hành một cách khẩn trương, nhanh
chóng ngay sau khi có thiệt hại xảy ra nhằm khắc phục tổn thất cho người bị
thiệt hại.

- Thứ hai, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm
mức bồi thường, nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây thiệt hại quá lớn
so với khả năng kinh tế của mình.
Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao
nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp
nếu áp dụng nguyên tắc trên sẽ không mang lại hiệu quả trong việc áp dụng
pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể bồi thường
toàn bộ thiệt hại. Cho nên, pháp luật dự liệu các trường hợp giảm mức bồi
thường thiệt hại cho người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Để được giảm
mức bồi thường thiệt hại cần có hai điều kiện sau:

+ Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô
ý. Tức là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không lường trước
được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho chủ thể khác.
+ Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách
nhiệm bồi thường. Điều này có nghĩa là xét tại thời điểm bồi thường
cũng như trong tương lai thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
không có khả năng kinh tế để bồi thường phần lớn hay toàn bộ thiệt hại
mà mình đã gây ra. Đây là một quy định mang tính nhân văn cũng như
mang tính hỗ trợ cao cho việc thực thi pháp luật.
- Thứ ba, khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt
hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác đổi mức bồi thường.

Bên gây thiệt hại hoặc bên bị thiệt hại có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường
khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Nghĩa là do có sự thay đổi
về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả hoặc do có sự thay đổi về
tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại hoặc do có sự
thay đổi về khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại…
mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện
thực tế. Khi xảy ra những điều kiện trên, thì người bị thiệt hại hoặc người chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Thứ tư, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi
thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Đây là trường hợp người bị thiệt
hại cũng có lỗi trong việc gây ra thiệt hại xảy ra với chính họ. Do đó, với những
thiệt hại xảy ra tương ứng với mức độ lỗi của họ thì không được bồi thường.
- Thứ năm, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt
hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế thiệt hại cho chính mình. Nguyên tắc này nâng cao trách nhiệm của bên bị
thiệt hại, nhằm hạn chế thấp nhất các trường hợp bên bị thiệt hại để mặc cho
thiệt hại xảy ra nhằm được hưởng lợi.

92. Phân tích quy định pháp luật về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng của cá nhân. Cho ví dụ minh họa.
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con
chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần
còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải
bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ
đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám
hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi
thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có
lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Cá nhân phải tự chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại khi họ có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ. Đây là những người có khả năng nhận thức và làm chủ hành
vi của mình nên phải chịu trách nhiệm về hành vi gây thiệt hại do mình gây ra.

Đối với cá nhân là người chưa thành niên gây thiệt hại thì việc xác định năng lực
bồi thường theo hai khả năng sau:

- Nếu người gây thiệt hại dưới mười lăm tuổi thì người chịu trách nhiệm bồi thường
là cha, mẹ của người đó; trong trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi
thường mà người con đã gây ra thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để
bồi thường phần còn thiếu. Nếu người con không có tài sản riêng thì cha, mẹ của
người gây thiệt hại phải tiếp tục thực hiện việc bồi thường khi có tài sản;

- Nếu người gây thiệt hại đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi thì người
gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình. Nếu tài sản không đủ
để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu. Theo quy định của pháp
luật lao động, người từ đủ mười lăm tuổi tới chưa đủ mười tám tuổi có thể tham gia
vào quan hệ lao động trong một số lĩnh vực, cho nên lứa tuổi này có thể tạo ra thu
nhập cho bản thân, vì vậy phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có tài sản.

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về phương thức lấy tài sản của cha, mẹ đã ly
hôn để bồi thường thay cho con chưa thành niên. Tuy nhiên theo nguyên tắc bình
đẳng, tự do thỏa thuận thì phần tài sản mà cha, mẹ phải bồi thường thay cho người
chưa thành niên sẽ được phân chia theo sự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được
thì phần bồi thường sẽ được lấy theo tỷ lệ bằng nhau, có tính đến khả năng kinh tế
của mỗi người.

Đối với trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám
hộ thì việc xác định trách nhiệm bồi thường được tiến hành như sau:
- Nếu người gây thiệt hại có đủ tài sản để bồi thường toàn bộ thiệt hại thì người
giám hộ lấy tài sản của họ để bồi thường

- Nếu người gây thiệt hại không có tài sản hoặc tài sản không đủ để bồi thường thì
người giám hộ phải lấy tài sản của mình để bồi thường trừ trường hợp họ chứng
minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ.

93. Trình bày quy định pháp luật về xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Cho ví dụ minh họa.

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Ví dụ: A lấy trộm xe của B và đem đi bán để lấy tiền

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị
mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực
tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức
thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải
có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc
chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù
đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối
đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ
sở do Nhà nước quy định.

Ví dụ: A gây tai nạn cho B, mặc dù A đã thanh toán các chi phí phát sinh từ việc chữa
trị, hồi phục sức khỏe cho B. Nhưng do bị thương quá nặng nên B phải cắt bỏ một bên
thận.

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa
kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người
bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại
được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị
xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Ví dụ: A gây tai nạn làm B chết, trước khi chết vợ A mang bầu được 6 tháng, 3 tháng
sau đứa trẻ chào đời. Như vậy, khi con A ra đời thì B mới có trách nhiệm cấp dưỡng
cho đứa trẻ.

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều
này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa
thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Ví dụ: A lăng mạ B trên tiktok bằng những thông tin sai lệch, trái với sự thật làm ảnh
hưởng đến danh dự và uy tín ảnh hưởng đến việc kinh doanh của A. Thì B phải bồi
thường khoản thu nhập bị hao hụt của A và bù đắp về tổn thương về tin thần mà A
gánh chịu.

Điều 593. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm
phạm

1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt
hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi
chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp
dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị
xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống
sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường
hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có
thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng
cho đến khi chết.

3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm
người này sinh ra và còn sống.

Ví dụ: A đánh B và làm B trở thành người thực vật, không còn khả năng lao động thì
A phải bồi thường thiệt hại từ thời điểm A trở thành người thực vật và đến khi A chết

94. Phân tích nội dung pháp lý cơ bản của quy định pháp luật về bồi thường thiệt
hại trong trường hợp vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng. Cho ví dụ minh
họa.

Điều 594. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng

“Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường
cho người bị thiệt hại.

Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho
người bị thiệt hại.”

Hiện nay, BLDS chưa có văn bản hướng dẫn thi hành, bản thân BLDS 2015 cũng như
các văn văn bản hướng dẫn thi hành BLDS 2005 trước đây mà còn hiệu lực chưa có
quy định cụ thể về hành vi được coi là phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, ĐIều 15
BLHS 2009 và khoản 1 Điều 22 BLHS 2015 quy định: “phòng vệ chính đáng là hành
vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính mình, của người khác hoặc lợi ích của
Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có
hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên". Như vậy, phòng vệ chính đáng được coi là
hành vi hợp pháp nên theo quy định của pháp luật, người gây thiệt hại trong trường
hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Một hành vi
gây thiệt hại được coi là phòng vệ chính đáng khi đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Thứ nhất, có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc xâm phạm tới lợi
ích của chính bản thân người phòng vệ chính đáng.
+ Thứ hai, hành vi xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể trong xã hội đang xảy ra
hoặc có nguy cơ sẽ xảy ra, đe dọa trực tiếp đến các đối tượng được pháp luật
bảo vệ. Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng nhằm ngăn chặn thiệt hại
đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra. Nếu thiệt hại đã xảy ra mà người bị thiệt
hại mới có hành vi chống trả và gây thiệt hại ngược trở lại thì không thể coi là
phòng vệ chính đáng.
+ Thứ ba, hành vi phòng vệ chính đáng là hành vi đáp trả lại hành vi trái pháp
luật và gây ra thiệt hại đối với chính người có hành vi trái pháp luật. Bởi vì,
chính hành vi trái pháp luật đang gây ra thiệt hại hoặc sẽ gây ra thiệt hại ngay
lập tức nếu không được ngăn chặn kịp thời.
+ Thứ tư, hành vi gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng phải là cần
thiết và tương xứng với hành vi xâm hại. Hành vi phòng vệ chính đáng được
coi là cần thiết khi người thực hiện hành vi này không có sự lựa chọn nào khác
trong trường hợp lợi ích của mình hoặc của các chủ thể khác đang bị thiệt hại
hoặc có nguy cơ xảy ra thiệt hại. Còn hành vi phòng vệ chính đáng được coi là
tương xứng khi hành vi này xảy ra đúng với mức độ và tính chất của hành vi
trái pháp luật.

Nếu hành vi phòng vệ chính đáng không cần thiết hoặc không tương xứng thì người
gây thiệt hại vẫn phải bồi thường thiệt hại. Đây chính là trường hợp người phòng vệ
chính đáng đã có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Tại khoản 2 Điều 22
BLHS 2015 quy định: “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ
ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
của hành vi xâm hại”. Đối với người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng gây ra thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại toàn bộ thiệt hại xảy ra.

Ví dụ: trên đường đi học về A bị B bắt, trong lúc giằng co thì A đâm B và làm cho B
chết, hành vi của A đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
95. Phân tích nội dung pháp lý cơ bản của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại
trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết. Cho ví dụ minh họa.

Điều 595. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết

“1. Trường hợp thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người
gây thiệt hại phải bồi thường phần thiệt hại xảy ra do vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết cho người bị thiệt hại.

2. Người đã gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải bồi thường cho
người bị thiệt hại.”

Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa
trực tiếp lợi ích hợp công cộng, quyền, lợi ích pháp của mình hoặc của người khác mà
không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
phải ngăn chặn (khoản 1 Điều 171 BLDS). Một người gây thiệt hại trong tình thế cấp
thiết không phải bồi thường thiệt hại, bởi vậy, việc xác định đúng tình thế cấp thiết có
ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt
hại. Một tình thế xảy ra trên thực tế được coi là cấp thiết khi đáp ứng đủ các yếu tố sau
đây:

- Tình thế cấp thiết chỉ đang tồn tại dưới dạng khả năng mà chưa xảy ra trên thực tế
nhưng phải là nguy cơ có thực. Nếu nguy cơ không có thực hoặc đã xảy ra thì không
thể tồn tại tình thế cấp thiết. Nguy cơ gây ra thiệt hại của tình thế cấp thiết có thể xuất
phát từ hành vi con người hoặc do tác động của thiên nhiên hay động vật.

- Trường hợp người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra một thiệt hại lớn hơn
thiệt hại cần ngăn ngừa thì được coi là gây ra thiệt hại do vượt quá yêu cầu của tình
thế cấp thiết và phải bồi thường phần thiệt hại do vượt quá đó cho người bị thiệt hại.

- Người gây ra thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải bồi thường thiệt hại. Trách
nhiệm bồi thường chỉ đặt ra khi vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết và người gây
thiệt hại chỉ phải bởi thường phần thiệt hại do vượt quá theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp một người gây ra tình thế cấp thiết dẫn đến thiệt hại xảy ra thì người đó
phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Bởi vì người gây ra tình thế cấp thiết không
trực tiếp gây ra những tổn thất cho người bị thiệt hại nhưng là người đã tạo ra nguy cơ
đe dọa gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác nên phải chịu trách
nhiệm bồi thường.

- Trường hợp nếu nguy cơ gây thiệt hại không phải do hành vi của con người mà do
thiên nhiên gây ra (lũ lụt, bão, cháy, động đất...) thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong tình thế cấp thiết không đặt ra và phải coi là rủi ro mà bản thân người bị thiệt hại
phải gánh chịu.

Ví dụ: Nhà ông A một vụ cháy nhỏ, ông B vô tình đi ngang và thấy nên đã trèo rào
vào nhà trong lúc trèo ông B đã làm gẩy hàng rào và giá trị của hàng rào cao hơn vật
đang cháy trong nhà. Trong trường hợp này ông B đã vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết

96. Phân tích nội dung pháp lý cơ bản của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại
trong trường hợp do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự
gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý. Cho ví
dụ minh họa.

Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực
hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác
trực tiếp quản lý

“1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây
thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian
bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi
thường thiệt hại xảy ra.

3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này
không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong
trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất
năng lực hành vi dân sự phải bồi thường”
Người chưa đủ 15 tuổi là người chưa thành niên, khả năng nhận thức và làm chủ hành
vi còn hạn chế. Người mất năng lực hành vi dân sự là người không có khả năng nhận
thức và làm chủ được hành vi của mình. Đây là những chủ thể tiềm ẩn khả năng gây
thiệt hại cao mà chính bản thân họ không kiểm soát được nên những chủ thể có trách
nhiệm quản lý những đối tượng này phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị
thiệt hại.

Người chưa đủ 15 tuổi trong thời hạn học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học
phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho
người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện,
pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Đối với các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở thì trong thời gian học tập trên lớp,
thời gian sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn đội, hoặc các hoạt động tập thể khác, thì thầy
cô giáo là người trực tiếp quản lý các em học sinh. Tuy nhiên, có những thời gian nhà
trường không quản lý trực tiếp các em như thời gian trước và sau khi học tập. Đối với
người mất năng lực hành vi dân sự thì bệnh viện, pháp nhân có nghĩa vụ trông coi
người này trong suốt thời gian trực tiếp quản lý. Tuy nhiên có những thời gian người
mất năng lực hành vi dân sự do gia đình chăm sóc... Đây là những thời gian bệnh viện,
pháp nhân khác không trực tiếp quản lý người mất năng lực hành vi dân sự. Trong
trường hợp người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho
người khác mà nhà trường, bệnh viện, pháp nhân không trực tiếp quản lý thi cha mẹ,
người giám hộ phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A là học sinh tiểu học, trong giờ học môn toán A lẻn ra phía ngoài trường mua
đồ ăn và trong lúc chạy nhanh quá A tông vào xe hoa của cụ B. Trong trường hợp này
nhà trường phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho cụ B.

97. Phân tích nội dung pháp lý cơ bản của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại
trong trường hợp do người của pháp nhân hoặc người làm công, người học nghề gây
ra. Cho ví dụ minh họa.
Điều 600. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra

“Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề
gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công,
người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy
định của pháp luật.”

Người làm công là người thực hiện một công việc thường xuyên hay vụ việc để nhận
một khoản tiền. Người làm công khác với người lao động. Người lao động làm việc
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh… có ký kết hợp đồng lao động với một tổ chức,
doanh nghiệp và được hưởng các chế độ theo pháp luật lao động quy định.

Người học nghề là người đang theo học một nghề nghiệp có tính chuyên môn trong
các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học... để sau này hành nghề
kiếm sống.

Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây
ra nếu người làm công, người học nghề gây thiệt hại trong khi thực hiện công việc do
cá nhân, pháp nhân giao.

Trường hợp thiệt hại xảy ra không liên quan đến công việc làm công, đến việc học
nghề thì cá nhân, pháp nhân thuê người làm công, có người học nghề không phải bồi
thường thiệt hại.

Sau khi cá nhân, pháp nhân đã bồi thường cho người bị thiệt hại thì có quyền yêu cầu
người làm công, người học nghề hoàn trả một khoản tiền bồi thường. Việc xác định số
tiền hoàn trả căn cứ vào mức độ, lỗi của người gây ra thiệt hại, vào sự thỏa thuận giữa
các bên trong hợp đồng làm công, hợp đồng học nghề hoặc sự thỏa thuận sau khi thiệt
hại xảy ra. Nếu như các bên không thỏa thuận trong hợp đồng làm công, học nghề hay
khi thiệt hại xảy ra không thỏa thuận được mức hoàn trả thì được giải quyết theo quy
định của pháp luật.

Ví dụ: A là người làm công cho công ty B, trong lúc gia công đồ A đã làm gãy hàng
của khách, trong trường hợp này công ty B phải bồi thường thiệt hại và có thể yêu cầu
A hoàn trả lại khoản tiền này.
98. Phân tích nội dung pháp lý cơ bản của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại
trong trường hợp do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cho ví dụ minh họa.

Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ
thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy
định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ,
vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người
này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người
đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt
hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc
để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi
thường thiệt hại.”

Điều 601 BLDS không đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ theo tính chất, đặc
điểm mà quy định theo phương thức liệt kê các đối tượng được coi là nguồn nguy
hiểm cao độ. Theo đó, Điều luật liệt kê những nguồn nguy hiểm cao độ sau:
- Phương tiện giao thông vận tải cơ giới: gồm phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ như ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo, xe
mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy

- Nhà máy công nghiệp: là nơi lắp đặt các máy móc, trang thiết bị nhằm phục vụ cho
hoạt động sản xuất hàng hóa.

Theo quy định tại Điều 601 BLDS thì không phải phương tiện giao thông vận tải cơ
giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp trong bất kỳ trường hợp nào cũng là
nguồn nguy độ, những đối tượng này được coi là nguồn nguy hiểm cao độ khi đang
hoạt động.Trường hợp phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà
máy công nghiệp đang không hoạt động, tức là đang ở trạng thái tĩnh thì không được
coi là nguồn nguy hiểm cao độ.

- Vũ khí: là những phương tiện được sử dụng với mục đích sát thương nhanh. Vũ khí
thường được sử dụng trong chiến tranh, dẹp bạo loạn, truy bắt tội phạm... bao gồm: vũ
khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn... (khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử
dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ).

- Chất nổ: là những chất có tính chất dễ phát nổ với mức độ mạnh, nhanh tỏa nhiệt và
ánh sáng như thuốc nổ, thuốc pháo, thuốc súng.

- Chất cháy: được hiểu là những chất tồn tại dưới dạng khí, lỏng, rắn có đặc tính tự
bốc cháy khi tiếp xúc với ôxy trong không khí, nước hoặc dưới tác động của nhiệt như
phốt pho, xăng, dầu, cồn, ga...

- Chất độc: là những chất khi thâm nhập vào cơ thể con người, động thực vật hay môi
trường tự nhiên gây ra những phản ứng nguy hiểm do đặc tính độc tố của những chất
đó.

- Chất phóng xạ: là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức
năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn
trừ (khoản g Điều 3 Luật năng lượng nguyên tử 2008)

- Thú dữ: là động vật bậc cao, có lông mao, có tuyến vú, nuôi con bằng sữa, rất hung
dữ như hổ, báo, sư tử, gấu... Đây là những động vật tiềm ẩn sự nguy hiểm, có thể gây
ra thiệt hại lớn về người và tài sản.
Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là thiệt hại phải do chính sự tác động của
bản thân nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do hoạt động nội tại của nguồn nguy hiểm gây
ra (ví dụ, xe ô tô đang chạy với tốc độ cao đột nhiên mất phanh, mất lái hoặc nổ lốp
gây ra thiệt hại...) chứ không phải do hành vi của con người tác động vào nguồn nguy
hiểm cao độ làm cho nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại. Những trường hợp thiệt
hại có liên quan đến nguồn nguy hiểm cao độ nhưng do tác động của con người, do
hành vi của con người gây ra thì là trường hợp bồi thường thiệt hại do hành vi của con
người gây ra (ví dụ, một người dùng súng hoặc chất nổ, chất cháy gây thiệt hại về sức
khỏe, tính mạng cho một chủ thể khác; hoặc người vi phạm giao thông cố ý dùng xe ô
tô, mô tô đâm vào người khác; hoặc hành vi vượt ẩu, lạng lách đâm vào người đi
đường...). Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ hay do hành vi con người có ý nghĩa rất lớn trong việc định ra chủ thể bồi
thường thiệt hại.

Các chủ thể phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm, cao độ gây ra bao gồm:

- Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.


- Người chiếm hữu, người sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt
hại cả khi không có lỗi trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người
bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác. Thông thường nguồn nguy hiểm cao độ gây
thiệt hại không phải do hành vi trái pháp luật và lỗi của người quản lý, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ. Tuy nhiên, có những trường hợp do lỗi gián tiếp của người quản lý,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ như không bảo dưỡng định kỳ phương tiện máy móc
hoặc sử dụng phương tiện cơ giới quá cũ, cho nên những nguồn nguy hiểm cao độ này
có nhiều khả năng gây ra thiệt hại.

Trường hợp người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật mà
nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường được quy định như
sau:

- Nếu chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hoàn toàn
không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm
cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì phải liên đới bồi thường cùng người chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật.

99. Phân tích nội dung pháp lý cơ bản của quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại
trong trường hợp do súc vật hoặc cây cối gây ra. Cho ví dụ minh họa.

Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm
hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người
khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng
có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu,
sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật
đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”

Khi súc vật gây ra thiệt hại thì chủ thể phải bồi thường bao gồm những người sau đây:

- Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra: Chủ sở hữu là người
trực tiếp chiếm hữu, khai thác, sử dụng súc vật, nên họ phải có trách nhiệm quản lý,
kiểm soát súc vật để không gây ra thiệt hại cho người khác.
- Người chiếm hữu, sử dụng súc vật là người được chủ sở hữu giao cho chiếm hữu, sử
dụng hoặc người chiếm hữu súc vật dựa trên căn cứ khác do pháp luật quy định (như
chiếm hữu gia súc thất lạc...)

- Người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây ra thiệt hại cho người khác thì
người thứ ba phải bồi thường thiệt hại.

Người thứ ba không phải là chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm
hữu, sử dụng gia súc trái pháp luật, nhưng đã thực hiện một hoặc nhiều hành vi làm
cho súc vật gây thiệt hại cho người khác. Trường hợp người thứ ba và chủ sở hữu cùng
có lỗi thì phải liên đới bồi thường. Ví dụ, A để chó chạy theo xe đạp của mình ngoài
đường phố, B dùng cây đánh chó và chó cắn C. Trong trường hợp này A và B phải
liên đới bồi thường cho C.

- Người chiếm hữu, sử dụng súc vật trái pháp luật: là cá nhân, pháp nhân đã thực hiện
hành vi chiếm hữu, sử dụng súc vật ngoài ý chí của chủ sở hữu như trộm cắp, cướp...
thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu,
người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để người khác chiếm hữu, sử dụng
trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Ngoài những trường hợp nêu trên, nếu người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc để súc
vật gây thiệt hại cho mình thì cả người bị thiệt hại và chủ sở hữu, người chiếm hữu
hợp pháp súc vật đều phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra. Các bên phải chịu
thiệt hại theo phần lỗi của mình. Trong trường hợp không xác định được mức độ lỗi
của các bên thì chia đều trách nhiệm về thiệt hại. Nếu lỗi hoàn toàn thuộc về người bị
thiệt hại thì tự họ phải chịu trách nhiệm với toàn bộ thiệt hại xảy ra.

- Ngoài ra, theo khoản 4 Điều 603 BLDS, trong trường hợp súc vật thả rông theo tập
quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại theo tập quán, nếu tập
quán đó không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Ví dụ: con chó của ông A chạy ra đường và gây tai nạn giao thông, thì ông A phải bồi
thường thiệt hại cho người bị tai nạn.

Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra


“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do
cây cối gây ra.”

Thiệt hại do cây cối gây ra là tự bản thân cây cối đổ, gãy cây ra thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe hoặc tài sản của người khác. Trường hợp do hành vi của con người tác động
vào cây cối gây ra thiệt hại là bồi thường thiệt hại do hành vi con người gây ra (ví dụ,
A chặt cây và để cây đổ vào người B làm B gẫy chân).

Các chủ thể sau đây phải bồi thường thiệt hại:

- Chủ sở hữu.

Chủ sở hữu cây cối không phải bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn đo
lỗi của người bị thiệt hại (ví dụ, một người đu lên cành cây của người khác, cành bị
gẫy khiến người đu rơi xuống đất ngã gẫy tay...) hay trong trường hợp bất khả kháng
(ví dụ, mưa, bão lớn làm đổ cây vào người đi đường...).

- Người được giao quản lý.

Người đang quản lý cây cối có thể là cá nhân, pháp nhân là người được chủ sở hữu
giao quản lý theo hợp đồng hoặc giao nghĩa vụ quản lý cây cối. Ví dụ, chủ sở hữu cho
người khác thuê vườn cây ăn trái để làm dịch vụ du lịch. Trong trường hợp này, cây
cối gây ra thiệt hại thì người đang quản lý cây cối là người thuê vườn cây phải bồi
thường, bởi vì, người đang trông coi, quản lý là người . hưởng hoa lợi từ cây cối và
buộc phải biết tình trạng của cây cối và kịp thời chặt bỏ, phát, tỉa cành hay chặt cây
mục ruỗng... nhằm tránh nguy cơ cây cối đổ, gẫy gây ra thiệt hại.

- Người chiếm hữu cây cối: là người được chủ sở hữu giao cho trông coi, chăm sóc
cây cối theo hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Trong thời gian chiếm hữu mà
cây cối gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: cây me của ông A rất to và được trồng sát lộ nhưng ông A không tỉa bớt cành
cho Nó. Hôm nay trên đường đi làm về, chị B chạy ngang cây me và bị cành cây gẫy
rơi chúng làm chị bị gãy tay. Trong trường hợp này ông A phải chịu trách nhiệm bồi
thường đói với chị B.
100. Phân tích nội dung pháp lý cơ bản của quy định của pháp luật về bồi thường
thiệt hại trong trường hợp do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra. Cho ví dụ
minh họa.

Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình
xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây
thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt
hại thì phải liên đới bồi thường.”

Các chủ thể phải bồi thường khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại cho
người khác bao gồm:

- Chủ sở hữu.

Chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác
nên khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại cho người khác thì chủ sở hữu
phải bồi thường thiệt hại.

- Người chiếm hữu.

Người chiếm hữu nhà cửa, công trình xây dựng khác là người trực tiếp trông coi tài
sản theo hợp đồng với chủ sở hữu, cho nên có nghĩa vụ phát hiện, sửa chữa hoặc yêu
cầu chủ sở hữu khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của nhà cửa, công trình xây dựng
khác. Nếu nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại cho người khác thì người
chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại.

- Người được giao quản lý, sử dụng.

Người được giao quản lý có thể là cá nhân, pháp nhân quản lý tài sản thông qua hợp
đồng hoặc được chủ thể khác giao cho quản lý, sử dụng (cơ quan nhà nước, tổ chức).
Trong trường hợp chủ sở hữu chuyển giao quyền quản lý, khai thác, sử dụng nhà cửa,
công trình xây dựng khác cho người khác thông qua hợp đồng thì người được chuyển
giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác đó phải bồi thường thiệt hại.
Người được chuyển giao quyền quản lý, sử dụng có thể là người thuê nhà để ở lâu dài
hoặc thuê công trình xây dựng để kinh doanh. Khi chủ sở hữu chuyển giao toàn bộ
quyền khai thác, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác, thì người thuê trực tiếp
quản lý, trông coi nhà cửa, công trình xây dựng khác để khai thác, sử dụng. Nếu nhà
cửa, công trình xây dựng khác gây ra thiệt hại trong thời gian được chuyển giao quyền
quản lý, sử dụng, thì người thuê có trách nhiệm bồi thường.

- Người thi công.

Người thi công là người đang trực tiếp xây dựng nhà cửa, công trình xây dựng khác
của chủ sở hữu. Nếu người thi công có lỗi trong việc thi công để nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Trường hợp này phát sinh trách nhiệm liên đới do pháp luật quy định.

Ví dụ: ông A là chủ căn nhà X. căn nhà nào đã rất lâu và chưa được tu sửa, các mấu
nối trong ngôi nhà trở nên lỏng lẻo. Hôm nay, ông B đi ngang nhàn ông A là bị tường
nhà ông A rơi vào người gây thương tích. Trong trường hợp này ông A phải chịu trách
nhiệm bồi thường cho ông B.

You might also like