You are on page 1of 3

5.

Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép điều 127
 Khi một bên tham gia hợp đồng dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.
 Lừa dối là những hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp
đồng nên đã xác lập giao dịch đó.
 Đe dọa, cưỡng ép là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia
buộc phải thực hiện hợp đồng dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của
mình.
 ( sẽ có hai trường hợp sau đây, mng hãy cho mình biết hợp đồng này vô hiệu do
là bị lừa dối hay là bị đe dọa cưỡng ép) ( cái phần này t sẽ hỏi để mọi người phân
biệt 2 cái lừa dối vs đe dọa cưỡng ép nên m chiếu 2 ví dụ trước rồi mới cái dấu
suy ra, còn mấy trường hợp tiếp theo thì t chỉ nói thôi chứ không hỏi nên không
cần trình bày giống trường hợp 5)
 Ví dụ thứ 1:Lừa dối. A và B ký kết hợp đồng mua bán nhà, theo hợp đồng Anh A
sẽ bán nhà cho Anh B. Tuy nhiên, tại thời điểm ký kết hợp đồng thì căn nhà này
đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù và Anh A đã biết nhưng lại không thông
báo cho Anh B. Anh B không biết nên đã xác lập giao dịch đó
=> Như vậy ở đây A đã có sự gian dối về tình trạng thông tin ngôi nhà . Vì vậy, Anh
B có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đó là vô hiệu.

 Ví dụ thứ 2: đe dọa cưỡng ép .A bắt cóc con trai của B và yêu cầu B làm hợp
đồng tặng A 100tr đồng nếu B không làm và không ký thì A sẽ giết con của B. Vì
lo lắng cho tính mạng con trai nên B đã lập và ký hợp đồng nếu trên và đưa tiền
cho A.

=> Trong trường hợp này, giao dịch giữa A và B là vô hiệu do A đe dọa B

6.Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình điều 128
 Người có năng lực hành vi dân sự nhưng xác nhận hợp đồng vào đúng thời điểm
không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
 Ví dụ: A là một người có năng lực hành vi dân sự bình thường. Tuy nhiên, vào
giai đoạn tháng 01/2017 A bị rơi vào trạng thái trầm cảm, không nhận thức được
hành vi của mình nên đã ký kết một hợp đồng tặng cho đất (A đang là người Giấy
chứng nhận quyền sở hữu) cho B trái với ý chí bình thường của A. Do đó, sau khi
khỏi bệnh vào tháng 08/2018, A có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng
cho trước đó là vô hiệu.
7.Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: điều 129
 Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức: Hợp đồng dân sự mà
pháp luật quy định phải thức hiện đúng hình thức nhất định, mà vi phạm thì vô
hiệu;
 (như hợp đồng mua bán, tặng cho nhà ở hay di chúc miệng thì đều phải có công
chứng, nếu không thực hiện công chứng thì sẽ vô hiệu.)( cái trong nghoặc là t nói
miệng không cần chèn vô slide) Tuy nhiên, trong 02 trường hợp sau đây thì vẫn
có hiệu lực:
 - Hợp đồng dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn
bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất
hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.
 - Hợp đồng dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt
buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất
hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa
án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Trong trường hợp này, các
bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Chúng ta để ý cụm từ 2/3
Như vậy, theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 việc thực hiện ít nhất hai ph ần ba ngh ĩa v ụ trong
giao dịch có thể hiểu là:

1. Vật hoặc tiền hoặc giấy tờ có giá so với tổng tiền, tổng giấy tờ được quy định trong h ợp
đồng

2. quyền trong hợp đồng

3. ba công việc đã thỏa thuận.

Khi đã thực hiện được “hai phần ba nghĩa vụ” như phân tích trên đây, một bên hoặc các bên
trong hợp đồng có quyền thông qua con đường Tòa án đ ể yêu c ầu công nh ận hi ệu l ực c ủa giao
dịch đó. Sau khi xem xét đầy đủ các điều kiện c ủa h ợp đ ồng và vi ệc th ực hi ện ngh ĩa v ụ nh ư đã
nêu phía trên, Tòa án sẽ ra quyết định công nhận hiệu lực của Hợp đồng.

8.Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
 1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
 2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp
đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia
biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia,
trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không
thể thực hiện được.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường
hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng
phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực" => ví dụ: Ví dụ 2:

A và B giao kết hợp đồng mua bán đất, theo đó A sẽ mua một mảnh đất của B với
giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng, A phát hiện ra rằng
một phần của mảnh đất này đã bị thu hồi để thực hiện dự án công cộng. Trong
trường hợp này, hợp đồng mua bán đất bị vô hiệu đối với phần đất bị thu hồi,
nhưng vẫn có hiệu lực đối với phần đất còn lại.

Ví dụ: Anh A và Chị B thỏa thuận bán 1 lứa heo gồm 10 con nhưng đợt đó có dịch
bệnh làm cho đàn heo của anh A mắc dịch và chết hết cả 10 con, làm cho thỏa thuận
mua bán giữa anh A và chị B không đạt được như mục đích ban đầu, đây là trường
hợp bất khả kháng làm cho anh A không thể thực hiện được những thỏa thuận trong
hợp đồng. Và đây là trường hợp làm cho hợp đông vô hiệu do đối tượng (là anh A)
không thể thực hiện được.
 Vậy nên là Hợp đồng dân sự sẽ bị vô hiệu trong trường hợp: Ngay từ thời điểm
ký kết hợp đồng, vì lý do khách quan hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện
được. Có thể do điều kiện bất khả kháng đối tượng không còn, hoặc vì điều kiện
khách quan mà đối tượng hợp đồng là tài sản hình thành trong tương lai không
thể hình thành

Và đây cũng chính là trường hợp cuối cùng làm hợp đồng dân sự vô hiệu, tiếp đến
nhóm chúng mình sẽ có 1 phần Q&A cho các bạn để cùng nhau củng cố kiến thức và
nhận được những phần quà nhỏ nhỏ xinh xinh đến từ nhóm 5 tụi mình

You might also like