You are on page 1of 3

Câu hỏi cá nhân bài thảo luận buổi 3 _ Dân sự 2

Họ và tên: Huỳnh Vi Thụy Trang

MSSV: 2253801012263

Lớp: Dân sự 47.4

Bản án số 16
Thời điểm mà các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng là khi nào ?

Tại đoạn [3] phần Nhận định của Tòa án của Bản án số 16 có ghi nhận thời gian các bên
ký kết hợp đồng chuyển nhượng là vào ngày 10/8/2009: “ngày 10/8/2009 nguyên đơn
ông M, bà N cùng phía bị đơn ông C, bà L và anh Đoàn Tấn L1 thỏa thuận và lập “Giấy
chuyển nhượng đất thổ cư” (Bút lục 27), nội dung thỏa thuận là bị đơn và anh L1 chuyển
nhượng cho nguyên đơn một lô đất thuộc lô B, diện tích 5m x 20m (tự chọn khi Nhà nước
cấp đất) trong phần đất của gia đình bị đơn sẽ được cấp tái định cư với giá 90.000.000
đồng, anh L1 có trách nhiệm làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao đất trên
thực địa cho nguyên đơn, các bên tham gia giao dịch đều thống nhất ký tên”

Việc áp dụng BLDS 2015 Điều 116 và 129 để giải quyết thì có hợp lý hay không ?

Đoạn trong Bản án số 16 cho thấy Toà án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho hợp đồng
chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực là
đoạn tại mục 6 phần Nhận định của Tòa án: “Theo quy định tại Điều 116, khoản 2 Điều
129 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tuy giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các
bên không tuân thủ về hình thức được quy định tại khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự năm
2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị
đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong
giao dịch nên giao dịch được công nhận hiệu lực.”

Theo quy định tại Điều 116 BLDS 2015 thì hợp đồng được xem là một loại giao dịch dân
sự, vì thế các quy định áp dụng cho giao dịch dân sự cũng sẽ được áp dụng cho hợp đồng.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 407 có quy định rõ rằng các quy định về giao dịch dân sự vô
hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của BLDS 2015 cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô
hiệu.

Ở đây, hợp đồng giữa ông M và ông C vi phạm quy định về hình thức. Hợp đồng giao
dịch này chưa được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì ở
đây các bên đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng- ông C đã nên hợp đồng vẫn
được công nhận hiệu lực.
Ý nghĩa của án lệ số 55 ( phần lập luận)

Ghi nhận rằng phải công nhận hiệu lực của giao dịch dân sự hoặc hợp đồng được thiết lập
giữa các bên khi đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ. Dù hợp đồng đó có không tuân thủ về
mặt hình thức, thì khi các bên đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì vẫn có
thể xem là hợp đồng có hiệu lực. Điều này thể hiện sự mềm dẻo của pháp luật Việt Nam.
Ở đây, tuy pháp luật nước ta có quy định rõ ràng về vấn đề hình thức của hợp đồng nhưng
trong thực tiễn xét xử, vẫn sẽ có những trường hợp hợp đồng không tuân hủ theo quy
định của pháp luật về hình thức hợp đồng. Việc xét Bản án dân sự sơ thẩm số
16/2019/DS-PT ngày 19/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về vụ án “Tranh
chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” trở thành Án lệ số 55/20022/AL để
tránh bỏ sót những trường hợp ngoài quy định của pháp luật nhưng hợp đồng vẫn có hiệu
lực, nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên. Kết luận rằng, phải có sự công nhận hiệu lực đối
với các hợp đồng mà các bên đã thực hiện phần lớn nghĩa vụ dù hợp đồng đó bị vi phạm
các điều khoản quy định về hình thức hợp đồng để tránh tình trạng làm mất quyền lợi của
các bên hoặc người có quyền, nghĩa vụ liên quan.

Bản án số 93
Trong bản án, Tòa án đã giải quyết như thế nào để công nhận hiệu lực của hợp đồng
các bên đã xác lập ?

Tòa án ghi nhận đã công nhận hiệu lực của hợp đồng các bên đã xác lập tại Mục 5 phần
Nhận định của Tòa án :“...Giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất lập ngày
10/8/2009 giữa vợ chồng ông Cưu, bà Lắm với vợ chồng ông Mến, bà Nhiễm không được
công chứng, chứng thực là vi phạm về hình thức. Tuy nhiên, từ khi xác lập hợp đồng đến
ngày nguyên đơn khởi kiện 18/4/2017, đã quá thời hạn hai năm, bị đơn không yêu cầu
tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại khoản 1 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015. Do
đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên có hiệu lực theo khoản 2 Điều 132
Bộ luật Dân sự 2015.”

Theo quy định tại khoản 2 Điều 132 BLDS 2015 thì nếu đã hết thời hiệu quy định mà
không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự đó được xem là
có hiệu lực. Ở đây, giao dịch giữa vợ chồng ông Cưu và vợ chồng ông Mến là giao dịch
dân sự bị vô hiệu do không tuân thủ theo quy định về hình thức được quy định tại điểm đ
khoản 1 Điều 132 BLDS 2015 và thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu là
2 năm. Do trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày 10/8/2009 (ngày hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông Cưu và vợ chồng ông Mến được xác lập)
vợ chồng ông Cưu không yêu cầu Tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng chuyển nhượng giữa
ông bà và vợ chồng ông Mến nên hợp đồng trên được xem là có hiệu lực.

You might also like