You are on page 1of 2

1.1.

Đoạn nào trong bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền
sử dụng đất được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiệu lực và chưa được
công chứng, chứng thực?
Đoạn trong bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
được xác lập trước ngày BLDS 2015 có hiêu lực:
“Năm 2009, bị đơn cần tiền làm nhà cho con trai là anh Đoàn Tấn L1 nên thỏa
thuận và lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nguyên đơn, diện
tích đất chuyển nhượng là lô B trong phần đất của bị đơn khi được nhà nước
cấp đất tái định cư (Nhà nước thu hồi đất của bị đơn và đã thông báo sẽ cấp đất
tái định cư tại khu Làng Cá Sa Huỳnh) với giá 90.000.000 đồng.”
Đoạn trong bản án số 16 cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
được xác lập trước ngày BLDS 2015 chưa được công chứng, chứng thực:
“Khi lập hợp đồng, Nhà nước chưa cấp đất cho bị đơn nên không có đất để giao
cho nguyên đơn. Mặt khác, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải
được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực, đất là của hộ gia đình bị
đơn gồm nhiều thành viên nhưng chỉ có bị đơn thỏa thuận chuyển nhượng là
không đúng pháp luật.”
Và đoạn “[6] ... Như vậy, tuy thời điểm các bên thỏa thuận việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất thì phía bị đơn chưa được cấp đất nên chỉ lập giấy tay thể
hiện nội dung thỏa thuận, nhưng khi được cấp đất các bên đã thay đổi thỏa
thuận bằng lời nói thành chuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục thực hiện hợp
đồng bằng việc giao thêm tiền, giao đất, giao giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thời điểm giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang đứng tên bị đơn là
đủ điều kiện chuyển nhượng.”
1.2. Đoạn nào trong bản án số 16 cho thấy Tòa án đã áp dụng Điều 129
BLDS 2015 cho hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước
ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực?
Đoạn trong bản án số 16 cho thấy Tòa án đã áp dụng Điều 129 BLDS 2015 cho
hợp đồng chuyển nhượng dù hợp đồng được xác lập trước ngày BLDS năm
2015 có hiệu lực là: “Hợp đồng vi phạm hình thức nhưng đang được thực hiện
nên được áp dụng BLDS 2015 để giải quyết, theo quy định khoản 2 Điều 129
BLDS 2015 thì hợp đồng này được công nhận hiệu lực.”
1.5. Trong bản án số 16, đoạn nào cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS,
bên bán không có cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển
nhượng được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận
quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật?
Trong bản án số 16, đoạn cho thấy, khi áp dụng Điều 129 BLDS, bên bán
không có cần phải làm thủ tục chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
được liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được công nhận quyền sử
dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật là: “Theo quy định tại Điều 116,
khoản 2 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 thì tuy giao dịch chuyển nhượng quyền
sử dụng đất của các bên không tuân thủ về mặt hình thức được quy định tại
khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự 2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện
giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất
cho nguyên đơn là 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên giao dịch được công nhận
hiệu lực.”
Tóm tắt bản án số 16/ 2019/DS-PT ngày 19-03-2019 về vụ việc “Tranh chấp
hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi”
Nguyên đơn: Ông Võ Sĩ M, sinh năm 1970 và bà Phùng Thị N, sinh năm 1974
Bị đơn: Ông Đoàn C sinh năm 1946 và bà Trần Thị L
Nội dung vụ án:
Nội dung hợp đồng chuyển nhượng đất là Giấy chuyển nhượng đất thổ cư ngày
10/8/2009 đã được thực hiện bằng việc nguyên đơn giao 90.000.000 đồng cho
phía bị đơn. Sau đó vì bị đơn không được cấp đất tái định cư là lô B nên các
bên thay đổi thỏa thuận thành chuyển nhượng lô A với giá 120.000.000 đồng,
phía nguyên đơn đưa tiếp 20.000.000 đồng, còn 10.000.000 đồng sẽ giao khi
hoàn tất thủ tục chuyển nhượng. 10/06/2017, Nhà nước cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho bị đơn, nhưng phía bị đơn và anh L1 chỉ đưa giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất thửa 877 chứ không làm thủ tục chuyển nhượng cho
nguyên đơn. Nay nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải làm thủ tục chuyển nhượng
thửa 877. Trong quá trình giải quyết vụ án, khi lập hợp đồng nhà nước chưa
cấp đất cho bị đơn nên không có đất giao cho nguyên đơn. Mặt khác, hợp đồng
phải được lập thành văn bản phải có công chứng, chức thực. Vì vậy, bị đơn yêu
cầu vô hiệu hợp đồng và giải quyết hậu quả của hợp đồng là các bên hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận.
Bản án sơ thẩm tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, công
nhận hợp đồng chuyển nhượng, yêu cầu bị đơn làm thủ tục chuyển nhượng
quyền sử dụng đất. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn.
Bản án phúc thẩm tuyển xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn, chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn. Hợp đồng vi phạm hình thức
Quyết định của Tòa, đình chỉ xét xử phúc thẩm một phần, không chấp nhận
kháng cáo của bị đơn. Sửa một phần bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của nguyên đơn, công nhận hiệu lực của hợp đồng. Không chấp nhận toàn
bộ yêu cầu phản tố của bị đơn.

You might also like