You are on page 1of 5

VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ

Bản án số 08/2020/DSST (trang 209)


Án lệ số 16/3017/AL của hội đồng thẩm phán TANDTC
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản
án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Theo Toà án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng, Toà đã nhận định:
Tài sản của ông Hoà và bà Mai gồm 01 ngôi nhà 3 tầng, sân tường bao
quanh và một lán bán hàng xây dựng năm 2006 trên diện tích đất 169,5m 2
Trong đó, diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 84m 2,
còn lại 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy
nhiên hộ ông Hoà đã sử dụng ổn định, ranh giới các hộ xung quanh đều
rõ ràng và không có tranh chấp và cũng không thuộc diện quy hoạch phải
di dời, vị trí đất tăng nằm tiếp giáp với phía trước ngôi nhà và lán bán
hàng của hộ ông Hoà, giáp đường Nguyễn Viết Xuân, đất thuộc diện
được cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế (là
19.000.000đ/m2).
Ngày 31/01/2017, bà Mai chết và không để lại di chúc nên quy định tại
điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 về người thừa kế theo pháp luật:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;” do đó việc Tòa án nhận định
phần di sản của bà Mai là 85.5m2 đất chưa cấp giấy chứng nhận được ông
Hoà và hai con là anh Nam, chị Hương thừa kế 1/3 di sản thừa kế là hợp
lý.
Bên cạnh đó, Tòa cũng nhận định cả anh Nam và ông Hoà đều có quyền
quản lý, sử dụng phần đất chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng anh
Nam và ông Hoà phải có trách nhiệm liên hệ với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiện nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước.
Trong nhận định của Tòa án tại Bản án số 08, Toàn không đề cập gì đến
việc chị Hương có hay không quyền quản lý, sử dụng miếng đất chưa
được cấp giấy chứng nhận. Mặc dù cùng là con của ông Hòa và bà Mai,
nhưng anh Nam lại có quyền quản lý, sử dụng đất mà chị Hương lại
không có quyền quản lý, sử dụng miếng đất được nêu trên, do đó vấn đề
này cần phải được xác định rõ để đảm bảo quyền, lợi ích của các bên có
liên quan.
Căn cứ khoản c Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định về việc Nhà nước
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất cho những trường hợp: “c) Người được chuyển đổi,
nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng
đất;...” Do đó, chị Hương có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với miếng đất 85,5m 2 do bà Mai để lại khi chị thực hiện
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất phần di sản của
Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
Theo nhận định của Tòa án thì diện tích 398m2 đất là tài sản chung của vợ
chồng ông N và bà G. Năm 1991, bà G chuyển nhượng cho ông K 131m 2
đất nhằm trả nợ và nuôi gia đình.
Căn cứ khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về tài sản của vợ
chồng thì phần đất chuyển nhượng nêu trên được xem như là tài sản
chung:
“2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng
để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ
chồng.”
Như vậy, tài sản chung của vợ chồng ông N và bà G lúc này còn 267m 2.
Phần di sản của ông N là một nửa diện tích 267m 2 (tức 133,5m2) đất
chung của vợ chồng ông và bà G.
Các văn bản pháp luật hiện nay không quy định rõ phần của vợ hoặc
chồng trong khối tài sản chung. Nhưng theo khoản 2 Điều 59 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014, tài sản của của vợ chồng được chia đôi, tức mỗi
người được 1/2 khối tài sản chung. Nhưng nếu có chứng cứ chứng minh
có sự đóng góp khác nhau thì phần mỗi người không nhất thiết là ngang
nhau.
“2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu
tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát
triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình
được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh
và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu
nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”
Tuy nhiên, quy định này quy định trong trường hợp “vợ chồng ly hôn”.
Mặt khác khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy
định về vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết:
“2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được
chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận về chế độ tài sản. Phần
tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia
theo quy định của pháp luật về thừa kế...”
Như vậy, phần diện tích đất của ông N sẽ là 133.5m 2. Mặc dù ông N chết
và phần diện tích 267m2 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đứng tên bà G (phần đất chỉ còn 267m2 là vì bà đã chuyển nhượng cho
ông Phùng Văn K vào năm 1991 một phần diện tích đất nêu trên là 131m 2
và năm 1999 bà mới được cấp giấy chứn nhận quyền sử dụng đất) nhưng
phần đấy được hình thành trong thời kỳ hôn nhân, là tài sản chung của vợ
chồng. Do đó, phần di sản của ông N sẽ được tính là 1/2 tổng diện tích
đất chung của vợ chồng ông và bà G theo Điều 612 BLDS 2015: “Di sản
bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác.”
- Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông
Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng
Văn K không phải là di sản để chia. Vì bà Phùng Thị G đã chuyển
nhượng quyền sử dụng đất cho ông Phùng Văn K và đồng thời ông K
cũng được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử đất. Thêm
vào đó, việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K
các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì.
Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà G đã đồng ý để bà G chuyển
nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Do đó, phần đất
đã được chuyển nhượng là tài sản riêng của ông K và không liên quan gì
đến phần đất chung của hai vợ chồng ông N và bà G nên không được coi
là di sản để chia thừa kế của gia đình bà Phùng Thị G.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan
đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Hướng giải quyết của Án lệ khi quyết định không đưa 131m 2 đất đã bán
cho ông K vào phần di sản của ông N là hợp lý. Vì:
Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định về người
thừa kế theo pháp luật quy định:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau
đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi,
mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;”
Việc bà G chuyển nhượng đất nhằm đảm bảo cuộc sống cho gia đình.
Mặt khác, căn cứ theo điều luật nêu trên thì cả bà G và 6 người con đều
thuộc hàng thừa kế thứ nhất, đồng thời những người thừa kế cùng hàng sẽ
được hưởng phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp bà G đã chuyển
nhượng 131m2 đất cho ông K phải được sự đồng ý của tất cả các đồng
thừa kế. Trên thực tế, các đồng thừa kế đã biết việc bà G chuyển nhượng
quyền sử dụng và không có ý kiến gì về việc chuyển nhượng 131m 2 đất
cho ông K của bà G nên việc ông K có quyền sở hữu đối với diện tích đất
nêu trên là hợp lý.
Căn cứ Điều 223 BLDS 2015 về căn cứ xác lập quyền sở hữu theo hợp
đồng: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho,
trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định
của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó”. Do đó, việc bà G chuyển
nhượng cho ông K quyền sử dụng 131m2 đất có giấy chứng nhận của cơ
quan có thẩm quyền về quyền sử dụng của ông K nên đối với diện tích
đất nêu trên không được tính vào phần di sản của ông N là hoàn toàn phù
hợp với quy định của pháp luật, bởi vì lúc bấy giờ diện tích đất nêu trên
là thuộc quyền sở hữu của ông K.

You might also like