You are on page 1of 3

 Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL

- Vụ án: “Tranh chấp thừa kế tài sản”


- Nguyên đơn: chị Phùng Thị H1, chị Phùng Thị N1, chị Phùng Thị H2, chị Phùng
Thị P
- Bị đơn: anh Phùng Văn T và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm chị
Phùng Thị N2, chị Phùng Thị H3.
- Nội dung:
Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích
131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của
thửa đất là 267,4m 2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m 2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh
Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển
nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng
không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà
Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K
cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì
vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G
chuyển nhượng diện tích 131m 2 nêu trên cho ông Phùng Văn K.
Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông
Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác
định di sản là tổng diện tích đất 398m 2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông
Phùng Văn K) để chia là không đúng.”
7. Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
không được coi là di sản để chia, bởi vì:
1. Căn cứ Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Khi một bên vợ, chồng chết
hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của
vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản
hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.”.
Vì vậy khi ông N khi chết không để lại di chúc, cũng không chỉ định người
quản lý tài sản của mình nên bà G có quyền quản lý tài sản chung của vợ
chồng
2. những người thừa kế (bà Phùng Thị G và 06 người con là chị Phùng Thị H1, chị
Phùng Thị N1, chị Phùng Thị H2, anh Phùng Văn T, chị Phùng Thị P, chị Phùng
Thị N2) đều không yêu cầu chia di sản thừa kế.
3. Chị Phùng Thị N2 trình bày là chị biết mẹ chị là bà G dùng số tiền chuyển
nhượng đất đó để trang trải nợ nần và nuôi các con
4. ông K được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức công
nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đó là hợp pháp, bên nhận
chuyển nhượng có quyền sử dụng đối với diện tích đất đó.
- Do đó, diện tích 131m² đất ở thời điểm mở thừa kế là di sản thừa kế nhưng phần di
sản ấy đã được bà G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K mà không có sự phản
đối của những người đồng thừa kế nhằm trang trải cuộc sống cho những đồng thừa
kế cho nên không thuộc phần tài sản trong di sản để chia.

8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần
diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
- Hướng giải quyết trong Án lệ liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông K
là hợp lý, bởi:
1. Điều 500 BLDS 2015 ghi nhận về Hợp đồng quyền sử dụng đất thì hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất 131m² giữa bà G là hợp pháp
(trong đó bên chuyển nhượng là người đồng thừa kế xác lập, có quyền đối với
tài sản, ở đây là bà G và bên sử dụng đất chuyển nhượng, là ông K. Giữa bà G
và ông K đã hoàn thành nghĩa vụ của mỗi bên, trong đó bà G chuyển giao
quyền sử dụng đất còn ông K là thanh toán giá trị của quyền sử dụng đất.
Ngoài ra số tiền được nhận sau khi chuyển nhượng sử dụng đất thì bà G dùng
cho mục đích trang trải nợ nần và nuôi các con, không phải vì mục đích cá
nhân nên hợp đồng chuyển nhượng này là hợp pháp.
2. Điều 223 BLDS năm 2015 ghi nhận về xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là theo quy định của pháp luật
nên ông K có quyền sử dụng đất và ông K đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các con của ông N, tức những
người đồng thừa kế còn lại đều biết việc này: “Việc bà Phùng Thị G chuyển
nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng
không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà
Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con”. Khi đó, quyền sử
dụng diện tích đất 131m² không còn nằm trong khối di sản để chia cho người
thừa kế nữa mà thuộc quyền sở hữu của ông K.
Như vậy, hướng giải quyết của Tòa án là phù hợp

9. Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng
tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để
chia không? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng tiền
đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó vẫn được coi là di sản để chia, tuy nhiên sẽ
chia theo một cách khác chứ không còn chia như bản án.
Vì việc bán đất trên của bà G chỉ dùng để lo cho cá nhân, không dùng cho mục
đích chung của các đồng thừa kế. Điều này sẽ được hiểu bà G đang định đoạt phần tài sản
riêng của mình, không phải định đoạt di sản chung giữa các đồng thừa kế để đảm bảo
quyền lợi của các đồng thừa kế được hưởng thừa kế từ đất của cha (tức ông N) để lại.
Tuy nhiên, trong tình huống này phải chia ra hai trường hợp để phân chia phù hợp:
Trường hợp thứ nhất, nếu lấy được số tiền thu về từ việc chuyển nhượng quyền sử
dụng diện tích 131m đất cho ông K thì số tiền này sẽ thay vào vị trí di sản để định đoạt,
2

chia thừa kế.


Trường hợp thứ hai, nếu không lấy được số tiền thu về từ việc chuyển nhượng quyền
sử dụng đất trên thì xác định chia miếng đất 398m theo khoản 2 Điều 66 Luật hôn
2

nhân và gia đình 2014 có quy định về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi
một bên đã chết và Điều 213 BLDS 2015 về sở hữu chung của vợ chồng thì nếu như
không có thỏa thuận khác thì tài sản chung ấy sẽ được chia đôi cho cả vợ và chồng,

You might also like