You are on page 1of 2

5.

Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08
về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo em hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý. Vì diện tích đất này hộ ông Hòa đã
quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng, không
có tranh chấp, không thuộc diện đất quy hoạch phải di dời, vị trí đất nằm tiếp giáp với phía
trước ngôi nhà và lán bán hàng của hộ ông Hòa. Theo điều 612 BLDS năm 2015: “Di sản bao
gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người
khác.”. Sau khi bà Mai mất thì phần đất này được giao cho ông Hòa tiếp tục thực hiện nghĩa
vụ tài chính với nhà nước và đã được cấp giấy chứng nhân sử dụng đất. Vì thế đây là tài sản
thuộc sở hữu riêng của ông Hòa.
6.Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn
N là bao nhiêu? Vì sao?
Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, thì phần di sản của Phùng Văn N
là 199m2. Ông Phùng Văn N mất ngày 07/7/1984 nên đây cũng là thời điểm mở thừa kế nên
tại thời điểm đó mảnh đất vẫn là tài sản chung của 2 vợ chồng nên phần tài sản chung được
chia đôi theo khoản 2 điều 66 bộ Luật Hôn nhân và gia đình thì : “ Khi có yêu cầu về chia di
sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về
chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia
theo quy định của pháp luật về thừa kế.”.
7.Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K
có được coi là di sản để chia không? Vì sao
Theo Án lệ trên phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không
được coi là di sản để chia vì bà đã chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K nên đây là tài
sản riêng của ông và khi bà chuyển nhượng thì các con của bà đều biết nhưng không ai có ý
kiến phản đối và cũng đã được nhà nước cấp giấy chứng nhận giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho bà G với diện tích là 267,4m2 và cho ông K với diện tích đất là 131m2. Trong
án lệ thể hiện điều đó qua đoạn : “Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng
Văn K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn
lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, diện tích 267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản
lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các
con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng
Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng
Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có
cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện
tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà
Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp
sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông
Phùng Văn K) để chia là không đúng.”.
8.Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần
diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Em thấy hướng giải quyết trong Án lệ trên lên quan đến phần diện tích đất đã chuyển
nhượng cho ông Phùng Văn K là vô cùng hợp lý vì Án lệ đã công nhận 131m2 của ông
Phùng Văn K là tài sản của riêng ông và không nằm trong khối tài sản được chia thừa kế. Tòa
án đã nhận định rằng bà Phùng Thị G đã bán đất để trang trải cuộc sống cho gia đình, các con
bà đều biết nhưng không phản đối hay có ý kiến j cả và giấy chuyển nhượng đất cũng đã
được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lúc này, ông K có quyền sở
hữu tài sản trong hợp đồng là 131m2 đất căn cứ theo Điều 223 BLDS năm 2015 về việc xác
lập quyền sở hữu theo hợp đồng như sau: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua
bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của
pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.”.

You might also like