You are on page 1of 4

Tóm tắt Án lệ số 05/2016/AL:

Vợ chồng cụ Hưng, cụ Ngự chết mà không để lại di chúc, phần di sản bị tranh chấp
là căn nhà do chị Phương (cháu của hai cụ) trực tiếp sử dụng, quản lý. Bên nguyên
đơn, bao gồm một số thành viên trong hàng thừa kế di sản, yêu cầu chia thừa kế tài
sản của cụ Ngự. Trong quá trình sử dụng, căn nhà đã được chị Phương cải tạo lại
và đã là chủ hộ khẩu từ năm 1982. Tuy chị Phương không thuộc hàng thừa kế thứ
nhất nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức, sửa chữa quản lý căn nhà.
Yêu cầu của chị Phượng là đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét
về công sức, cần phải được xem xét để giải quyết triệt để yêu cầu của đương sự.
Khái quát nội dung của án lệ:
Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một
phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa
kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về
thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào
việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho
các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia
thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức.
Câu 1. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ
phần thừa kế của cụ Hưng có thuyết phục không? Vì sao?
Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần
thừa kế cụ Hưng là hợp lý. Bởi vì:
Cụ Hưng chết năm 1978 không để lại di chúc nên ông Trải sẽ được hưởng
thừa kế theo pháp luật1. Vì tại thời điểm mở thừa kế thì bà Ngự, vợ của cụ Hưng
còn sống, nên hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 651
BLDS 2015 (tương ứng với điểm a, khoản 1, Điều 676 BLDS 2005) sẽ bao gồm vợ
là bà Ngự và 6 người con của cụ Hưng. Như vậy, ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần
thừa kế của cụ Hưng theo quy định của pháp luật.
Về thời hiệu khởi kiện thừa kế, căn cứ theo Án lệ số 05/2016/AL: “Các
đương sự đều xác định ông Trải định cư tại Mỹ trước ngày 01-7-1991. Tòa án cấp
sơ thẩm, phúc thẩm căn cứ Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27-7-
2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xác định thời hiệu khởi kiện thừa kế đối với
di sản của cụ Hưng vẫn còn là có cơ sở. Đối với di sản của cụ Ngự thì đã hết thời
hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế, nhưng ông Trải và các đồng thừa kế của hai cụ
đều thừa nhận di sản của cụ Ngự là tài sản chung của các thừa kế chưa chia và đều

1
Điểm a, khoản 1 Điều 650 BLDS 2015:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;”
nhất trí chia đều cho các thừa kế. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm căn cứ tiểu
mục a điểm 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình để chia phần di sản
của cụ Ngự cho các thừa kế là có căn cứ.”.
Như vậy, theo quy định tại tiểu mục a điểm 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004: “Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày
01/7/1996, thì thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được thực hiện theo quy định
tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết
02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
“hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế”
Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước
ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày
01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.”
Và tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990:
“1- Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền
khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác
2- Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có
quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người
chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

4- Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn
quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định ông Trải vẫn còn thời hiệu khởi kiện thừa kế đối
với di sản của cụ Hưng (nhưng đã hết thời hiệu khởi kiện đối với di sản của cụ
Ngự)
Câu 2. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được
hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư có thuyết
phục không? Vì sao?
Tòa án xác định phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung
của vợ chồng ông Trải, bà Tư có phần thuyết phục. Bởi vì:
Xét theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959: “Vợ và chồng
đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và
sau khi cưới.”, ta có thể thấy LHNVGĐ 1959 chưa có những quy định cụ thể và rõ
ràng về tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp trên, vì ông Trải nhận được
di sản thừa kế trong thời gian hôn nhân hợp pháp (tài sản có sau khi cưới) nên được
tính là tài sản chung của vợ chồng. Mặc dù trong hàng thừa kế thứ nhất theo pháp
luật của cụ Hưng không có bà Tư, đồng nghĩa với việc đó là phần di sản để lại thừa
kế riêng cho ông Trải. Nhưng khi áp dụng quy định trên thì phần tài sản mà ông
Trải được hưởng (1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng) là tài sản chung của vợ chồng.
Tuy nhiên, nếu xét theo quy định tại LHNVGĐ 2014 thì tài sản chung của vợ
chồng được quy định tại khoản 1 Điều 33:
“ Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao
động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và
thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ
chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng
hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Như vậy, theo LHNVGĐ 2014 thì trong trường hợp quyền sử dụng đất được thừa
kế riêng thì đó sẽ không phải tài sản chung của vợ chồng. Mà khi áp dụng quy định
này vào trường hợp của Án lệ số 05/2016/AL thì tài sản mà ông Trải được thừa kế
từ cụ Hưng lại không phải tài sản chung của vợ chồng, tức là không phải tài sản
chung của ông Trải và bà Tư.
Tuy nhiên, bởi vì thời điểm cụ Hưng chết là năm 1978 nên ở đây việc TAND Tối
cao áp dụng LHNVGĐ năm 1959 là phù hợp với quy định của pháp luật, bởi vì tại
thời điểm đó chưa ban hành LHNVGĐ năm 2000.
Câu 3. Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng
công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?
Hướng giải quyết của Tòa án trong việc chị Phượng được hưởng công sức quản lý
di sản là có phần thuyết phục. Bởi vì:
Đầu tiên, vì vấn đề về công sức quản lý di sản chưa được quy định rõ nét
trong các văn bản pháp luật hiện hành mà chỉ mới đề cập đến chi phí mà người
quản lý di sản bỏ ra khi quản lý di sản đó thôi. Vậy nên hướng giải quyết của
TAND trong việc ghi nhận công sức quản lý di sản của chị Phương là vô cùng
thuyết phục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người quản lý di sản, ở đây là
chị Phương.
Hơn nữa, chị Phương đã ở tại căn nhà này từ nhỏ và đã là chủ hộ khẩu từ
năm 1982, trong Án lệ cũng có đề cập đến: “Tuy chị Phượng không phải thừa kế
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ
và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà…”. Như vậy, chị Phương
đã có công sức tôn tạo, quản lý tài sản và điều này cần được ghi nhận để đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của chị Phương dù cho chị Phương không có yêu cầu cụ
thể về việc xem xét công sức đóng góp của mình trong việc quản lý, tôn tạo di sản
thừa kế (vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý
trả nhà đất cho các thừa kế). Bởi vì tuy yêu cầu của chị Phương là đề nghị xác định
quyền lợi của mình (không đồng ý giao lại di sản thừa kế cho bên nguyên đơn), mà
trong yêu cầu này cũng có hàm chứa yêu cầu xem xét về công sức quản lý di sản
của bị đơn; nhưng lại bị Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm bỏ sót, cũng đồng nghĩa
với việc yêu cầu của bị đơn chưa được giải quyết triệt để.
Như vậy, hướng giải quyết trên của Tòa án là có phần thuyết phục vì đã làm rõ
được các yêu cầu cơ bản của bị đơn, ghi nhận công sức của người quản lý di sản để
bảo vệ người quản lý di sản. Tuy nhiên, vẫn còn vài điểm chưa được xác định cụ
thể, rõ ràng: Về việc tính công sức của người quản lý di sản, công sức đó phải được
tính như thế nào, công sức cụ thể ra sao và quy đổi thành tiền là bao nhiêu? Và
đồng thời trong Án lệ cũng có đề cập đến việc chị Phương có cho bà Đào thuê một
phần nhà. Như vậy thì hướng xử lý hoa lợi thu được từ việc cho thuê đó, nói cách
khác là hoa lợi thu được từ việc quản lý di sản, vẫn chưa được đề cập đến trong án
lệ.

You might also like