You are on page 1of 2

Vấn đề 2: GIAO DỊCH XÁC LẬP CỦA NGƯỜI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG NHẬN

THỨC
Câu 2.4: Trong thực tiễn xét xử, có vụ việc nào giống hoàn cảnh của ông Hội không
và Tòa án đã giải quyết theo hướng nào? Cho biết tóm tắt vụ việc mà anh chị biết.
Bản án số 01/2006/DSST ngày 21/02/2006 Xét Tòa án Nhân dân huyện Văn Chấn tình
Yên Bái
- Tóm tắt vụ việc: Ông Cường và bà Bính có diện tích đất là 288m2 chuyển nhượng
cho anh Thăng (con riêng của bà Bính) là một phần trong tổng diện tích mà mẹ
ông Cường để lại sau khi chết không có di chúc. Thời điểm chuyển dịch quyền sử
dụng đất trên là ngày 20/01/2004.
Tòa án căn cứ quy định của pháp luật về thừa kế để chia cho ông Cường được sử
dụng 288m2 đất trên và đây được coi là tài sản riêng của ông Cường. Ngày
10/08/2005 anh Hưng là con trai của ông Cường với bà Chế (vợ cũ ông Cường)
mới đăng kí giám hộ cho ông Cường. Theo đề nghị của anh Hưng, TAND huyện
Văn Chấn đã ra Biên bản quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần với ông
Cường. Tại giám định pháp y tỉnh đã kết luận: “Ông Cường bị mắc bệnh ‘loạn
thần do sử dụng rượu’, thời điểm mắc bệnh là trước ngày 01/01/2004”. Trên cơ sở
giám định như trên, ông Cường được coi là người mất hoàn toàn năng lực hành vi
dân sự từ trước ngày 01/01/2004 thì bà Bính là vợ ông Cường trong mọi giao dịch
dân sự phải tham gia với tư cách là người giám hộ để đại diện cho ông Cường
nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của ông Cường. Nhưng trên thực tế
trong quá trình giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bà Bính đã
không tham gia giao kết với tư cách là người giám hộ của ông Cường, không tham
gia việc giám hộ mà kí kết hợp đồng như một chủ thể sở hữu tài sản với chính con
riêng của bà Bính là anh Thăng. Như vậy trong quá trình giao kết và thực hiện hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ông Cường không hề có người giám hộ
và không có ai đăng kí việc giám hộ cho ông Cường theo quy định của Điều 58 và
62 BLDS.
- Hướng giải quyết của Tòa án: TAND huyện Văn Chấn cho rằng anh Thăng đã kí
kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Cường là người mất năng
lực hành vi dân sự và bà Bính vẫn là người không có quyền định đoạt, xử lí tài sản
là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng mà không có sự tham gia của người đại
diện cho ông Cường. Vì vậy đã phát sinh một hợp đồng với các giao dịch dân sự
vô hiệu do vi phạm quy định tại Điều 133 BLDS. Vì vậy cần căn cứ vào quy định
tại Khoản 2 Điều 137 BLDS để hủy hợp đồng chuyển nhượng nêu trên và xử buộc
anh Thăng trả lại 288m2 đất thổ cư cho ông Cường và người đại diện và anh Hưng.
Câu 2.5: Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong vụ việc trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lí
khi đưa ra hướng xử lí.
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc liên quan đến giao dịch dân
sự do ông Hội xác lập là hợp lí.
Vì thực chất khi giao dịch dân sự được xác lập vào ngày 08/02/2010 thì ông Hội đã
không nhận thức làm chủ được hành vi của mình, không tự nguyện xác lập giao dịch, vậy
nên giao dịch dân sự đó bị vô hiệu.
Cơ sở pháp lí: theo Điều 122 và Điểm b Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015.
Câu 2.6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó
có bị vô hiệu không? Vì sao?
Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ông Hội thì giao dịch đó không bị vô
hiệu. Vì theo Khoản 2 Điều 125 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự của người quy định tại
Điểm b Khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây: giao dịch dân sự
chỉ làm phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho người thành niên, người có năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ”. Giao dịch tặng
cho ông Hội chỉ làm phát sinh quyền cho ông nên giao dịch này không bị vô hiệu.

You might also like