You are on page 1of 3

Nguyễn Ngọc Thùy Linh:

Hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu:


- Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không ? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.
 Không. Vì:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 137 BLDS 2005 quy định: “ giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của0 các bên kể từ thời điểm xác lập”. Và khoản
1 Điều 131 BLDS 2015 cũng quy định khi giao dịch dân sự vô hiệu thì không làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
- Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vô hiệu thì Công ty Phú Mỹ có phải
thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc Công ty
Orange đã thực hiện không ? Vì sao?
 Có. Vì:
Theo khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 quy định:” khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi
phục lại tình trạng ban đầu, hoản trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả
được bằng hiện vật thì giá trị thành tiện để hoàn trả”.
Như vậy, trong trường hợp trên Công ty Phú Mỹ phải trả hoặc phải thanh toán cho Công ty
Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc đã thực hiện.
- Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán về với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào ?
 Hội đồng thẩm phán xem xét và nhận thấy khối lượng công việc mà Công ty Orange đã làm
và yêu cầu Công ty Phú Mỹ thanh toán số tiền tương ứng với khối lượng công việc đó.
- Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối
lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu.
 Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán liên quan tới khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện khi xác định hợp đồng vô hiệu là hoàn toàn hợp lí. Vì phù hợp với khoản 2
Điều 131 BLDS 2015 quy định và theo hướng giải quyết trên hai bên đều công bằng, tránh 1 bên
có hại và một bên có lợi từ hợp đồng.
- Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã
thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu ?
 Nếu Hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công
ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo
thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
- Nội dung xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào ? Suy
nghĩ của anh/chị về chủ đề này như thế nào ?
 - Hợp đồng vô hiệu: Buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị
tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp
đồng.
- Hợp đồng hợp pháp: Buộc Công ty Phú Mỹ phải thanh toán cho Công ty Orange phần giá trị
tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp
đồng cùng tiền lai xuất do chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Trong quyết định số 75, vì sao Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô
hiệu ?
 Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã xác định rằng hợp đồng chuyển nhượng này không có
vi phạm về mặt nội dung như Tòa phúc thẩm đã tuyên do nó đã thỏa mãn ba điều kiện để giao
dịch dân sự có hiệu lực, quy định tại khoản 1 điều 117 BLDS 20154 . Thế nhưng Trong quyết
định số 75, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao vẫn xác định hợp đồng vô hiệu là do hợp đồng
chuyển nhượng này vi phạm về mặt hình thức theo quy định tại điều 129 BLDS 2015 : Giao dịch
dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu. ( Do lỗi của vợ chồng
anh Dự không chịu hợp tác để hoàn thiện các hình thức của hợp đồng chứ không phải lỗi của ông
Sanh )
- Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô
hiệu trên.
 Việc Tòa dân sựTòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu trong Quyết định trên là
hợp lí. Vì căn cứ theo quyết định số75 thì Toà án nhân dân huyện Yên Lạc đã có Quyết định
số 01/TA vào ngày 18/10/2010 gia hạn để các bên thực hiện quy định về hình thức của hợp đồng
nhưng vợ chồng anh Dư, chị Chúc vẫn không chịu hợp tác đểhoàn thiện các thủ tục về hình thức
của hợp đồng. Lẽ ra, hợp đồng phải được tuyên vô hiệu ở Tòa án cấp sơ thẩm. Vì vậy, việc Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vô hiệu là hoàn toàn hợp lý với điều 129 của
BLDS 2015.
- Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi
thường thiệt hại bao nhiêu ? vì sao ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
 Theo quyết định số 75 thì hợp đồng vô hiệu là do lỗi của anh Dư và chị Chúc không hợp tác
để hoàn tất các thủ tục về mặt hình thức của hợp đồng chứ không phải do ông Sanh và theo quy
định tại Điều 129 BLDS 2015 và khoản 2 và khoản 4 Điều 131. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những đã nhận. ….
Như vậy, anh Dư và chị Chúc phải chịu bồi thường thiệt hại cho ông Sanh tương đương với phần
giá trị hợp đồng đã thanh toán

- Trong bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận giấy chứng nhận cấp cho
anh Đậu và ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để
được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu
không? Vì sao?
 Trong bản án số 133, tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và ghi nhận
cho ông Văn bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là hệ quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Vì căn cứ theo khoảng 2 điều 131
BLDS 2015 : Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu , hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận.

Trên thực tế diện tích đất 350𝑚2 đất giáp quốc lộ 47, thôn Tân Cộng, xã Đông Tân, huyện Đông
Sơn là của vợ chồng ông Bùi Tiến Văn và bàu Nguyễn Thị Tằm. Năm 2008 anh vợ chồng ông
Văn đã đồng ý cho v/c anh Dậu mượn trích lục đất để thế chấp vay ngân hàng làm ăn. Thế nhưng
lợi dụng lúc bà Tằm đi vắng, anh Dậu đã lập sẵn các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất cho
anh Dậu, anh Bình và anh Sinh mà không phải là đi thế chấp ngân hàng như đã nói. Do tin tưởng
anh Dậu nên ông Văn không đọc kĩ hợp đồng và ký thay bà Tằm. Sau quá trình giám định chữ kí
trên các tài liệu thì nhận thấy không phải là cùng một người ký và viết ra. Vậy nên tòa án quyết
định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu là điều có căn cứ.
tViệc giao dịch dân sự bị tòa án tuyên bố vô hiệu đã làm vô hiệu hợp đồng tặng cho giữa ông
Văn, bà Tằm và anh Dậu, qua đó cũng làm vô hiệu hợp đồng tặng cho giữa anh Dậu, anh Bình và
anh Sinh. Vì vậy, Tòa án đã hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và cho ông Văn, bà Tằm
quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền đế cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đúng
như ban đầu theo trình bày trong bản án.

You might also like