You are on page 1of 3

5.

Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp
đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Tại mục 3 Quyết định số 22/2020/DS-GĐT có nêu: “Theo đó, phần quyền sử
dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu
đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực. Còn phần quyền sử dụng, quyền sở
hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều 135
BLDS 2005”
6. Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển
nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
Hướng giải quyết của Hội đồng thẩm phán là hợp lí
- Theo nhận định của Tòa án “…Ngày 31/12/2003, UBND huyện Lộc Ninh cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng 252,6 m2 đất thổ cư là tài sản chung của bà Dung
(BL 323). Thời điểm này, hộ bà Dung có bà Dung (chủ hộ) và các con là anh
Khánh, anh Tuấn, chị Vy. Như vậy, có căn cứ xác định diện tích đất 252,6 m2 đất
thổ là tài sản chung của bà Dung và các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy…”.
- Theo quy định về sở hữu chung của các thành viên khoản 2 Điều 212 BLDS
2015 việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên trong gia
đình phải được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Theo quy định tại khoản
2 Điều 146 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính Phủ về
Luật đất đai “Hợp đồng chuyển nhượng bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử
dụng chung của hộ gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi
dân sự trong hộ gia đình đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo
quy định về pháp luật của dân sự”. BLDS 2015 có bổ sung quy định được áp dụng
tài sản liên quan của hộ gia đình tại khoản 2 Điều 212 “Trường hợp không có thỏa
thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật
này và luật khác có liên quan”. Việc khẳng định sở hữu chung của thành viên gia
đình là “sở hữu chung theo phần” củng cố thêm quan điểm nêu trên của Tòa án
nhân dân tối là vô hiệu một phần nếu tài sản có thể phân chia theo phần.
- Theo Điều 209 BLDS 2015 sở hữu chung theo phần là mỗi chủ sở hữu có quyền
và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu
của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp này các thành viên
trong gia đình không có thỏa thuận về sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền
với đất nên việc Tòa áp dụng quy định về tài sản chung theo phần để giải quyết là
hợp lý. Theo đó, việc Tòa quyết định phần quyền sử dụng, sở hữu của bà Dung để
chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật là có hiệu
lực. Phần quyền sử dụng, sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu.
- Việc tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu một phần mang tính linh hoạt, nhằm
đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp tối đa của các chủ thể trong giao dịch ở đây là
bà Dung và vợ chồng ông Học. Vì nếu theo nguyên tắc và quy định chung thì giao
dịch dân sự vô hiệu có thể bị hủy hoàn toàn, các bên phải hoàn trả cho nhau những
gì đã nhận từ nhau theo khoản 2 Điều 131 BLDS 2015. Tuy nhiên trong trường
hợp này, phần đất đó là sở hữu chung thì nên áp dụng sở hữu chung theo phần để
giải quyết, phần sở hữu nào của bà Dung thì bà vẫn có quyền chuyển nhượng theo
ý chí của bà, phần nào không phải của bà Dung thì sẽ bị vô hiệu và xử lí theo pháp
luật.
7. Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015
Điều 137 BLDS 2005 Điều 131 BLDS 2015
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao
lập. dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các
bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không trả cho nhau những gì đã nhận. Trường
hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật
trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi
theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức
gây thiệt hại phải bồi thường. đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch
dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân
thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan
quy định.
- Thứ nhất, các chế định hoa lợi, lợi tức và chủ thể bồi thường thệt hại, BLDS
2015 quy định hẳn sang một khoản khác, xem như ngang bằng với nghĩa vụ “khôi phục
tình trạng ban đầu, trả lại cho nhau những gì đã nhận”. Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 lại
theo hướng vấn đề hoa lợi và lợi tức là vấn đề “khôi phục lại tình trạng ban đầu” là chưa
hợp lý vì hoa lợi, lợi tức hoàn toàn có thể phát sinh sau khi giao dịch được xác lập, nếu
khôi phục lại tình trạng ban đầu sẽ thiếu công bằng đối với bên hưởng lợi từ hoa lợi, lợi
tức. Thấy rằng, BLDS 2015 tách vấn đề hoa lợi, lợi tức ra khỏi quy định về khôi phục lại
tình trạng ban đầu là phù hợp.
- Thứ hai, hoa lợi, lợi tức theo quy định tại BLDS 2015 nếu là “bên ngay tình” thì
“không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”; trong khi BLDS 2005 lại quy định theo
hướng hoa lợi, lợi tức không phải trả lại trong trường hợp “bị tịch thu theo quy định của
pháp luật”, tức là khi pháp luật có yêu cầu tịch thu hoa lợi, lợi tức thu được thì người thu
được nó phải nộp cho Nhà nước thay vì hoàn trả cho bên kia. Còn BLDS 2015 thì ngầm
định chỉ cần người đó ngay tình thì những hoa lợi, lợi tức thu được sẽ vẫn thuộc sở hữu
của người đó mà không phải hoàn trả lại cho người có quyền liên quan. Hướng quy định
mới này là tiến bộ, bảo vệ lợi ích của người ngay tình.
- Thứ ba, BLDS 2015 quy định thêm: “Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân
sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định”. Việc bổ sung thêm chế định này sẽ làm đầy đủ hơn trách nhiệm pháp lý của các
bên gây ra thiệt hại, đồng thời bảo vệ một cách tối đa nhất lợi ích của những người bị
xâm phạm đến các quyền nhân thân.
- Thứ tư, ngoài những thay đổi nêu trên, BLDS 2015 còn bỏ hẳn quy định về tịch
thu tài sản, hoa lợi, lợi tức được quy định tại Điều 137 BLDS 2005. Việc sửa đổi này
được tiến hành trong quá trình chỉnh lý Dự thảo tại Quốc hội với lý do việc tịch thu tài
sản, hoa lợi, lợi tức là việc của pháp luật hành chính, hình sự và không là việc của BLDS.

8. Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như
thế nào?
Trong Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự TAND
tối cao, Tòa giám đốc thẩm xác định hai bên cùng có lỗi, nhưng Toà án không cho biết
mức độ lỗi của mỗi người là như thế nào.
Trích đoạn số 02, phần XÉT THẤY của Quyết định cho thấy: “Tuy nhiên khi giải
quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm chưa xác
minh xác định chính xác mức độ lỗi của các đương sự làm cho hợp đồng vô hiệu. Trong
trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất
100.000.000 đồng, tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải
quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh
lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá trị thị trường”.

You might also like