You are on page 1of 6

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI THI KẾT THÚC HỌC


PHẦN
MÔN: LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ BÀI:

Đề số 8: Phân tích, đánh giá và đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy
định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu.

Họ và tên: Triệu Ngọc Thuyết

MSSV : 461658

Lớp : N08

Hà Nội, 08/2022
1
MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU.............................................................................................3
B. NỘI DUNG.........................................................................................3
1. Căn cứ pháp lý , quy định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu.................................................................................3
2. Phân tích, đánh giá về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu.........................................................................................3
3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật...........................................................5
C.KẾT LUẬN..........................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................................6

2
A. MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự luôn tồn tại xung quanh chúng ta trong quá trình kinh tế và vì
vậy không thể tránh khỏi trường hợp các giao dịch đó bị vô hiệu vì nhiều nguyên
nhân khác nhau. Các giao dịch vi phạm vào một trong các điều kiện có hiệu lực của
giao dịch dân sự gọi là giao dịch dân sự vô hiệu. Khi đó, tùy theo yêu cầu của các
bên có quyền và lợi ích liên quan hoặc theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà
nước có thẩm quyền sẽ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả
pháp lý của việc tuyên bố đó.

B. NỘI DUNG
1. Căn cứ pháp lý, quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bèn khỏi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giả thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi
tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vỏ hiệu liên quan đến quyền nhàn
thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

2. Phân tích, đánh giá về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự
vô hiệu
Hậu quả pháp lý chung nhất mà các chủ thể phải chịu là mục đích, mong muốn
của họ khi xác lập giao dịch không đạt được. Theo Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015,
khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên trên thực tế việc hoàn trả này không thực sự
3
đảm bảo lợi ích của các chủ thể vì sự chênh lệch số lượng tài sản. Lúc này tài sản 2
bên thường không còn có giá trị ngang nhau như lúc mới giao dịch. Sau khi giao
dịch dân sự được thiết lập, thường các đối tượng của giao dịch đã bị sửa đổi, cải
tạo, không còn nguyên vẹn. Đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu này là những
loại tài sản có giá trị biến đổi nhanh, trị giá tiền không ổn định. Những trường hợp
giao dịch dân sự bị vô hiệu này rất khó xử lý việc hoàn trả tài sản.
Tại khoản 3, Điều 131 của BLDS năm 2015 về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô
hiệu quy định: “Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại
hoa lợi, lợi tức đó”. Từ quy định này có thể hiểu là khi giải quyết hợp đồng vô hiệu
thì không được tịch thu tài sản giao dịch, không tịch thu hoa lợi, lợi tức từ hợp
đồng vô hiệu. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ đối tượng của hợp đồng bên nào sẽ được
hưởng phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định. Tuy nhiên, nếu trong
quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án nếu Tòa án căn cứ theo quy định tại khoản 3,
Điều 131 của BLDS năm 2015 chỉ phán quyết dừng lại ở việc bên không ngay tình
phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó thì có thể sẽ không đúng, việc xem xét giải
quyết vụ án chưa toàn diện. Bởi lẽ, để có được hoa lợi đó, phần giá trị lớn hơn từ
khi hoa lợi đó được sản sinh ra có phần chi phí, công sức của người thu hoa lợi.
Khi giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu thì một trong những vấn đề
quan trọng là phải xác định được mức độ lỗi của các bên làm cho hợp đồng vô hiệu
để có mức bồi thường tương xứng. Nhưng thực tế từ khi BLDS năm 2015 có hiệu
lực thi hành, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề
này mà đa phần dựa vào việc đánh giá chứng cứ do các bên cung cấp của Thẩm
phán khi giải quyết vụ án. Mặt khác, những hướng dẫn chi tiết trước đây lại chỉ áp
dụng với hợp đồng mua bán nhà ở vô hiệu, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất vô hiệu mà các hợp đồng khác không được dẫn chiếu.
Cũng trong quy định xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu, nhóm hành vi lừa dối,
giả tạo, đe dọa, cưỡng ép... ngoài việc khiến hợp đồng vô hiệu nó còn vi phạm về

4
mặt đạo đức, gây ảnh hưởng đến tinh thần của bên bị lừa dối. Vì vậy, việc bồi
thường thiệt hại tại khoản 4, Điều 131 của BLDS năm 2015 chưa được rõ ràng.

3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật


Cần ban văn bản hướng dẫn cho các trường hợp có sự chênh lệch giá mà
phát sinh thiệt hại để bồi thường khoản tiền chênh lệch cho bên bị thiệt hại đối
với loại tài sản biến động về giá trị.

Cần xem xét công sức, chi phí mà bên không ngay tình bỏ ra để buộc bên được
nhận hoa lợi này thanh toán công sức, chi phí này cho họ nếu họ có yêu cầu. Vì vậy
tại khoản 3, Điều 131 của BLDS năm 2015 nên quy định rõ trong trường hợp bên
không ngay tình phải trả lại hoa lợi, lợi tức thì phải xem xét buộc bên nhận lại hoa
lợi, lợi tức thanh toán công sức, chi phí đã tạo ra hoa lợi, lợi tức cho bên không
ngay tình nếu họ có yêu cầu.
Cần có một văn bản hướng dẫn việc xác định yếu tố lỗi, các khoản cần phải bồi
thường trong hợp đồng vô hiệu được sử dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng
khi bị tuyên vô hiệu thì việc xử lý hậu quả của nó ngoài việc căn cứ vào quy định
của BLDS năm 2015 sẽ căn cứ vào văn bản pháp luật này để xử lý, đồng thời nên
bổ sung quy định xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Pháp luật cần quy định rõ ngoài việc bên có lỗi gây thiệt hại đối với nhóm hành
vi lừa dối, giả tạo, đe dọa, cưỡng ép... thì phải bồi thường, cần quy định rõ tại
khoản 4, Điều 131 của BLDS năm 2015 bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường
về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần cho bên bị lừa dối (nếu có yêu cầu)
và bên bị lừa dối không cần thiết phải chứng minh thiệt hại về tinh thần.

C.KẾT LUẬN
Việc phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hậu quả pháp
lý của giao dịch dân sự vô hiệu là một việc làm hết sức cần thiết, từ đó đưa ra kiến
nghị giúp hoàn thiện về bộ Luật này. Việc có một Bộ luật dân sự tiên tiến, hoàn
thiện giúp các giao dịch dân sự được đảm bảo, từ đó thúc đẩy nền kinh tế đất nước.

5
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ luật dân sự năm 2015

2. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam. Tập 1 / Trường Đại học Luật Hà Nội ;
Chủ biên: Đinh Văn Thanh, Nguyễn Minh Tuấn ; Vũ Thị Hồng Yến ... ]

3. Link tham khảo: https://luatduonggia.vn/dinh-huong-va-kien-nghi-hoan-


thien-phap-luat-ve-hop-dong-vo-hieu/#22_Mot_so_kien_nghi

You might also like