You are on page 1of 15

BỘGIÁO

BỘ GIÁO DỤC
DỤCVÀVÀ
ĐÀO TẠOTẠO
ĐÀO
TRƯỜNGĐẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HỌCLUẬT
LUẬTTP.TP.
HỒ HỒ
CHÍ MINH
CHÍ MINH

KHOA LUẬT
KHOA LUẬT DÂN
DÂN SỰ SỰ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: NHỮNG QUYMÔN: ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT
DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN : Giao dịch dân sự vô hiệu


do vi phạm về hình thức theo BLDS năm 2015

Người thực hiện:

MSSV:
Người thực hiện: Nguyễn Trúc Quỳnh
Lớp:
MSSV: 2053801015107
Lớp: CLC45C

Contents THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO...................................................................0
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................2
NỘI DUNG.............................................................................................................2
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM
VỀ HÌNH THỨC.................................................................................................................................. 2
1.1. Khái quát chung về giao dịch dân sự vô hiệu..........................................................................2
1.1.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu.....................................................................................2
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu...................................................................................3
1.1.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu.....................................................................3
1.2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức.................................................4
2. QUY ĐINH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM VỀ HÌNH
THỨC................................................................................................................................................... 4
2.1. Điều kiện giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức..................................................4
2.2. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức.................................5
2.3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức...........6
2.4. Các trường hợp ngoại lệ..........................................................................................................6
3. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ
HIỆU DO VI PHẠM VỀ HÌNH THỨC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ..............7
3.1. Một số vướng mắc trong việc áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về
hình thức............................................................................................................................................ 7
3.2. Một số giải nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm
về hình thức....................................................................................................................................... 9
KẾT LUẬN...........................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................11
1

MỞ ĐẦU
Giao dịch dân sự là một trong những căn cứ quan trọng và phổ biến nhất làm phát sinh quan hệ
pháp luật dân sự, là phương tiện pháp lý để các chủ thể trong xã hội thiết lập các quan hệ về tài sản và
nhân thân, là một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Đặc
biệt, trong giai đoạn đất nước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thì
hình thức của giao dịch dân sự lại càng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, trong một số trường hợp, pháp
luật quy định rõ hình thức giao dịch dân sự là điều kiện để có hiệu lực của giao dịch nhằm bảo vệ tốt
nhất lợi ích của các chủ thể tham gia, đồng thời tạo ra sự ổn định, tính hợp lí và hiệu quả của giao dịch.
Thực tế giải quyết tại Tòa án nhân dân thì vấn đề giải quyết các hậu quả khi giao dịch dân sự vô hiệu
không thuần túy chỉ căn cứ vào quy định của bộ Luật dân sự, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Chính vì vậy, để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài số 93 : “Giao dịch dân sự vô hiệu
do vi phạm về hình thức theo BLDS năm 2015”.

NỘI DUNG
1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM
VỀ HÌNH THỨC
1.1. Khái quát chung về giao dịch dân sự vô hiệu
1.1.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” (Điều 116 BLDS năm 2015)

Giao dịch dân sự được xem là sự kiện pháp lý thông dụng, phổ biến trong đời sống xã hội hiện
đại. Theo đó giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương biểu đạt ý chí về việc xác
lập và thực thi quyền, nghĩa vụ của các chủ thể nhằm đạt được một hoặc một số lợi ích nhất định của
từng chủ thể, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.

Nhìn chung dù giao dịch dân sự là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương thì đều có đặc
điểm sau: thể hiện được ý chí của các bên tham gia; các bên tham gia giao dịch tự nguyện; nội dung,
mục đích không trái luật, không trái đạo đức xã hội; chế tài trong giao dịch dân sự mang tính chất bắt
buộc nhưng cũng rất linh hoạt; hậu quả phát lý của giao dịch quân sự và làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không phát sinh hậu quả pháp lý mà các bên mong muốn.
Đây là nguyên lý chung mà pháp luật các nước đều ghi nhận. Nhìn chung, giao dịch dân sự vô hiệu là
giao dịch mà các chủ thể không tuân theo các điều kiện mà pháp luật quy định đối với giao dịch dân sự
2

có hiệu lực (như vi phạm điều 117 BLDS năm 2015). Như vậy, ta có thể đi đến một khái niệm khoa học
về giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch mà khi xác lập các bên đã có vi phạm ít nhất một trong các điều
kiện có hiệu lực do pháp luật quy định dẫn tới hậu quả pháp lý là không làm phát sinh bất kì một quyền
hay nghĩa vụ dân sự nào.1

Về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 132 BLDS năm 2015.

1.1.2. Đặc điểm của giao dịch dân sự vô hiệu

Đặc điểm chung của giao dịch dân sự vô hiệu là không đáp ứng đủ yêu cầu của luật. Khi giao
dịch vô hiệu thì các bên tham gia phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định. Giao dịch dân sự vô hiệu
thường có đặc điểm chung sau:

+ Không đáp ứng được một trong số các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với giao dịch dân sự
có hiệu lực

- Không đáp ứng điều kiện về năng lực hành vi dân sự của người tham gia giao dịch.

- Mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

- Chủ thể tham gia không tự nguyện.

- Hình thức giao dịch không đúng với quy định pháp luật.

+ Các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định.

1.1.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Được quy định rõ tại Điều 131 BLDS năm 2015 như sau :

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các
bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những
gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

1
Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội
Luật gia Việt Nam, năm 2017.
3

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này,
luật khác có liên quan quy định.”

1.2. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức

Hình thức giao dịch dân sự không phải là điều kiện bắt buộc của mọi giao dịch dân sự không
phải điều kiện bắt buộc của mọi giao dịch dân sự. Nó chỉ là điều kiện bắt buộc trong trường hợp pháp
luật quy định. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức là giao dịch dân sự không thể hiện
hình thức bắt buộc mà pháp luật quy định, gây ra khả năng không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các
bên mong muốn.2

2. QUY ĐINH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU DO VI PHẠM VỀ
HÌNH THỨC
2.1. Điều kiện giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức

Hình thức của giao dịch dân sự là phương thức thể hiện nội dung giao dịch. Các bên chủ thể có
quyền lựa chọn hình thức phù hợp để xác lập giao dịch. Tuy nhiên trong một số trường hợp pháp luật
quy định hình thức bắt buộc thì các bên phải tuân theo. Đối với một số hình thức bắt buộc (phải bằng
văn bản, văn bản công chứng, chứng thực) nếu vi phạm thì giao dịch dân sự sẽ vô hiệu. Khoản 2, Điều
117 BLDS năm 2015 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự trong trường hợp luật có quy định.” Pháp luật ở đây được hiểu là Bộ luật Dân sự, luật chuyên
ngành và các văn bản dưới luật. Ngoài BLDS năm 2015, các luật chuyên ngành hoặc các văn bản dưới
luật nếu có quy định về hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự thì khi đó, hình thức giao dịch trở
thành điều kiện có hiệu lực của giao dịch đó.

Khi pháp luật có quy định về hình thức bắt buộc của giao dịch dân sự mà chủ thể tham gia giao
dịch đó không tuân thủ quy định về hình thức bắt buộc thì giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu.

Ví dụ : Ông A chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông B. Theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai
năm 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực,
nhưng ông A và ông B chỉ viết tay giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất và kí tên vào mà không thực
hiện việc công chứng, chứng thực. Hợp đồng giữa ông A và ông B đã không thỏa mãn về điều kiện

2
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo quy định của BLDS 2015, Luận văn Thạc sĩ Luật học/
Nguyễn Thị Tố Tâm; PGS.TS Bùi Đăng Hiếu hướng dẫn
4

hình thức bắt buộc. Theo quy định tại Điều 122 BLDS năm 2015, giao dịch dân sự giữa ông A và ông
B là giao dịch dân sự vô hiệu.

Cả trường hợp chủ thể tham gia giao dịch biết về quy định hình thức bắt buộc của giao dịch mà
không tuân thủ lẫn trường hợp các bên chủ thể không biết về quy định bắt buộc về hình thức dẫn đến
việc không đáp ứng yêu cầu về hình thức đều được xem là không tuân thủ quy định về hình thức.

Như vậy, khi thỏa mãn hai điều kiện nói trên là pháp luật có quy định bắt buộc về hình thức bắt
buộc của giao dịch dân sự và chủ thể tham gia giao dịch không tuân thủ quy định bắt buộc về hình thức
thì giao dịch đó vô hiệu, thuộc trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình
thức.

2.2. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức

Điều 131 BLDS năm 2015 đã khẳng định hậu quả pháp lý đầu tiên của giao dịch dân sự vô hiệu nói
chung và giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức nói riêng là giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Đây là hậu
quả pháp lý đặc trưng của bất kì một giao dịch dân sự vô hiệu nào. Đối với giao dịch vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức, tại thời điểm xác lập giao dịch, các bên đã không hoàn thành yêu cầu
bắt buộc về hình thức nên không làm phát sinh hiệu lực của giao dịch. Bởi giao dịch chỉ phát sinh hiệu
lực khi hoàn thiện đầy đủ hình thức giao dịch, ví dụ giao dịch phải công chứng, chứng thực thì chỉ phát
sinh hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Nếu
các bên chỉ dừng lại ở việc thỏa thuận miệng hoặc lập văn bản mà không công chứng thì giao dịch đó
không phát sinh hiệu lực. Vì giao dịch không phát sinh hiệu lực ngay từ thời điểm xác lập nên không
thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.

Từ hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ của các bên, đồng nghĩa với việc các bên coi như chưa xác lập giao dịch thì khi giao dịch dân
sự vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Thông
thường khi xác lập giao dịch thì các bên sẽ trao đổi cho nhau những lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh
thần, đó là đối tượng của giao dịch dân sự. Do vậy, khôi phục lại tình trạng ban đầu, các bên có nghĩa
vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Đó là việc hoàn trả những lợi ích mà các bên đã chuyển giao
cho nhau để đạy được mục đích xác lập giao dịch dân sự. Trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật
thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

Theo nguyên tắc khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn
trả cho nhau những gì đã nhận thì hoa lợi, lợi tức là vấn đề khó giải quyết. Bởi lẽ, hoa lợi, lợi tức là
những lợi ích phát sinh từ tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu và nó xuất hiện sau khi giao
5

dịch xác lập. “Hoa lợi, lợi tức là những thứ không có ở tình trạng ban đầu”. Căn cứ Điều 180 BLDS
năm 2015: “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có
quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”, khoản 2 Điều 581 BLDS năm 2015 “Người chiếm hữu, người
sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn
trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản,
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật,…” thì người ngay tình, họ không phải hoàn trả lại hoa
lợi, lợi tức.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo quy
định tại Điều 131 BLDS năm 2015 còn đề cập đến vấn đề bồi thường thiệt hại: “Bên có lỗi gây thiệt hại
thì phải bồi thường.” Lỗi ở đây được hiểu là hành vi làm cho giao dịch dân sự vô hiệu. Khi hành vi làm
cho giao dịch dân sự vô hiệu gây ra thiệt hại cho bên còn lại thì bên có hành vi làm cho giao dịch dân
sự vô hiệu phải bồi thường. Việc bồi thường thiệt hại được xem xét như trường hợp bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Bởi việc bồi thường phát sinh do hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, không
phải do sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp
thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức, phương thức bồi thường. Khi bên bị thiệt
hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

2.3. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức

Điều 132 BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu. Trong đó, đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức,
thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự
được xác lập. Việc BLDS năm 2015 ấn định thời gian cụ thể để các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nhằm đảm bảo sự tham gia tự nguyện, tự do ý chí, thống nhất ý chí.
Nếu quy định thời hiệu này là vô hạn thì có thể sau khi các bên đã hoàn thành xong quyền và nghĩa vụ
cho nhau, và sau một khoảng thời gian dài, một bên lại yêu cầu Tòa tuyên bố giao dịch vô hiệu thì lúc
đó việc giải quyết của Tòa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy, việc giới hạn thời gian yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu trong trường hợp này là cần thiết để đảm bảo trật tự, tạo điều kiện
thuận lợi cho Tòa án thụ lý các vụ án phù hợp. Bên cạnh đó, việc không tuân thủ các quy định về hình
thức là lỗi của các chủ thể, do đó, các bên phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi do lỗi của mình gây
ra.

Khoản 2 Điều 132 BLDS năm 2015 quy định: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà
không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.” Giao dịch dân sự
không tuân thủ quy định về hình thức là giao dịch dân sự không phát sinh hiệu lực tại thời điểm giao
6

kết. Do đó, khi hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì các giao dịch dân sự nghiễm
nhiên có hiệu lực.

2.4. Các trường hợp ngoại lệ

Căn cứ Điều 129 BLDS năm 2015, có hai trường hợp ngoại lệ của giao dịch dân sự vô hiệu:

“…1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng
quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch
thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;

Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công
chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong
giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực
của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng
thực.”

Điều 129 nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự phức tạp, đặc biệt là những tranh chấp về giao dịch
nhà ở và quyền sử dụng đất. Trên thực tế, có nhiều giao dịch về nhà ở và quyền sử dụng đất (đặc biệt
đất dùng vàọ việc xây dựng nhà ở) được xác lập, nhưng các bên chủ thể hoặc một bên chủ thể không
quan tâm hoặc cố ý không thực hiện hình thức và thủ tục của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, khi
có tranh chấp, gây ra những phức tạp và lãng phí về tài sản và thời gian của các bên tham gia tranh
tụng. Với mục đích thừa nhận các giao dịch tuy có vi phạm về hình thức, thủ tục luật định, nhưng trên
thực tế các bên đã thực hiện cho nhau các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch một phần hoặc toàn
bộ, thì không thể tuyên giao dịch này vô hiệu.
Quy định trên phản ánh yêu cầu tôn trọng sự tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên đương
sự. Bởi vì, xét về bấn chất, hình thức không phải là ý chí của các bên mà chỉ là phương tiện biểu đạt ý
chí của các bên (như lời nói, hành vi, văn bản). Do đó, nếu phương tiện biểu đạt lại quyết định hủy bỏ
kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện cam kết của các bên thì ở góc độ nhất định, có thể hiểu tương ứng
với sự không coi trọng, thậm chí là coi nhẹ ý chí của các bên. Chính vì vậy, cho dù hình thức của văn
bản chưa được các bên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật nhưng các bên thực sự đã thống nhất
ý chí, hoàn toàn tự nguyện và đã thực hiện theo sự thống nhất đó thì không nên áp đặt sự vô hiệu, chấm
dứt hiệu lực đối với giao dịch dân sự họ đã xác lập.
3. MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG VIỆC ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ
VÔ HIỆU DO VI PHẠM VỀ HÌNH THỨC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ
7

3.1. Một số vướng mắc trong việc áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi
phạm về hình thức

Trên cơ sở các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức từ
BLDS 2005, BLDS 2015 đã có sự kế thừa và phát triển thành các quy định mới. So với BLDS 2005,
BLDS 2015 đã hủy bỏ một số loại hợp đồng phải tuân thủ quy định hình thức bắt buộc, giúp đơn giản
hoá quá trình xác lập giao dịch dân sự, tôn trọng sự tự do thể hiện ý chí của các bên 3. Tuy nhiên, những
quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức của BLDS 2015 vẫn còn
vướng phải những hạn chế nhất định như sau :

Thứ nhất, BLDS 2015 quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có luật
định, tuy nhiên lại không có quy định rõ ràng, cụ thể về các loại hợp đồng phải thỏa mãn điều kiện về
hình thức. Yêu cầu về hình thức hợp đồng nằm rải rác ở các điều khoản khác trong bộ luật hoặc luật
chuyên ngành, điều này khiến cho những người ít tìm hiểu về pháp luật sẽ gặp phải khó khăn khi lựa
chọn hình thức hợp đồng phù hợp. Họ rất khó để tìm được quy định cụ thể về hình thức hợp đồng mà
họ đang muốn xác lập để chọn đúng hình thức hợp đồng mà pháp luật yêu cầu.

Thứ hai, BLDS năm 2015 quy định về nội dung của các hình thức giao dịch dân sự cũng chưa rõ
ràng. Khoản 2 Điều 119 BLDS 2015 quy định:

“Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng
thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó". Cụm từ “công chứng, chứng thực" xuất hiện đi liền với
nhau trong khác nhiều điều luật có quy định về hình thức bắt buộc. Tuy nhiên, hoạt động công chứng
và - hoạt động chứng thực là hai hoạt động khác nhau. Theo quy định tại Nghị định của Chính phủ số
23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ kí và chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ kí là việc cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người
yêu cầu chứng thực.4 Chứng thực hợp đồng, giao dịch là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy
định tại Nghị định này chúng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi
dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chi của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Như vậy,
văn bản được công chúng sẽ được công chứng viên kiểm tra tính hợp pháp về nội dung còn đối với văn

3
Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự, PGS.TS Nguyễn Văn Cừ-PGS.TS Trần Thị Huệ, Nxb Công an nhân dân.

4
http://toaandaklak.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/mot-so-vuong-mac-trong-thuc-tien-xet-xu-tuyen-bo-giao-dich-dan-su-vo-hieu-nhung-
khong-xu-ly-hau-qua-cua-hop-dong-vo-hieu-5461.html
8

bản được chứng thực, cơ quan, có thẩm quyền chứng thực sẽ không chịu trách nhiệm về nội dung của
giao dịch mà chỉ ghi nhận sự kiện pháp lý giữa các chủ thể. Hợp đồng được công chứng sẽ chặt chẽ, có
tỉnh chính xác hơn hợp đồng được chứng thực. Do đó, khi quy định hình thức bắt buộc về giao dịch dân
sự phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực, các nhà làm luật cần phân biệt giữa các giao dịch cần
phải công chứng và các giao dịch phải chứng thực. Xét về thực tế, quan hệ trái quyền phải có hiệu lực
trước thì quan hệ vật quyền mới có giá trị pháp lý. Do đó, theo quan điểm của người viết, quy định về
hình thức đăng ký là hình thức bắt buộc và là căn cứ phát sinh hiệu lực như hiện nay là không hợp lý.

Thứ ba, Vấn để xác định hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng là vấn đề khó khăn. Đối tượng
của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng có thể một khoản tiền, vật, một công việc phải thực hiện. Nếu đối
tượng của giao dịch dân sự là công việc thì việc phân chia hai phần ba nghĩa vụ là điều không thể vì chỉ
khi công việc hoàn thành thì mục đích của các bên mới đạt được. Trong hợp đồng song vụ, nghĩa vụ
được xác định là công nghĩa vụ của cả hai bên hay là nghĩa vụ của từng bên. Ví dụ trường hợp, bên
mua nhà đã trả hết tiền mua nhà nhưng bên bản chưa giao nhà; hay trường hợp bên mua đã trả một
phần tiền nhà ở. hơn hai phần ba tổng số tiền phải trả và bên bán giao nhà cho bên mua; hoặc bên bán
đã giao nhà nhưng chưa giao giấy tờ nhà... Đối với các giao dịch bảo đảm, việc xác định ít nhất hai
phần ba nghĩa vụ là việc hết sức khó. Lúc này, nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ trong hợp đồng bảo
đảm hay là xác định theo nghĩa vụ được bảo đảm. Đặc biệt, giao dịch dân sự bao gồm hành vi pháp lý
đa phương và hành vị pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, khoản 1, khoản 2 Điều 129 chỉ hướng đến hành
vi pháp lý đa phương. Vì khi di chúc vi phạm quy định về hình thức nghĩa là di chúc không hợp pháp.
Di chúc đó không thể thực hiện được.

Thứ tư, Vấn đề hậu quả pháp lý do giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình
thức được BLDS 2015 quy định đúng với mặt lý thuyết, nhưng về mặt thực tiễn, giải quyết hậu quả của
giao dịch dân sự vô hiệu không phải là điều dễ dàng. Thực tế thị trường bất động sản cho thấy, giá trị
bất động sản thay đổi liên tục và có xu hướng tăng giá trị nhanh chóng

Thứ năm, Bên cạnh đó, một vấn đề khác khi xử lý hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu do không
tuân thủ quy định về hình thức là khi một bến cải tạo, sửa chữa làm tăng giá trị đối tượng của giao dịch
thì khi các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, phần giá trị tài sản tăng thêm đó, các bên có
phải thanh toán cho nhau không.

3.2. Một số giải nâng cao hiệu quả việc áp dụng quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do
vi phạm về hình thức
9

Thứ nhất, không cần thiết phải quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp các bên có thỏa thuận vì khi một bên không thực hiện đúng hình thức đã thỏa thuận
nghĩa là đã vi phạm nội dung hợp đồng, bên vi phạm sẽ bị áp dụng trách nhiệm dân sự.
Thứ hai, để tạo nên tính đồng bộ của các quy phạm pháp luật, BLDS nên quy định cụ thể các
giao dịch dân sự phải thỏa mãn quy định về hình thức bắt buộc. Hình thức bắt buộc của giao dịch dân
sự là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc tự do xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự, do đó, các nhà làm luật
cần liệt kê những giao dịch dân sự phải tuân thủ quy định bắt buộc về hình thức hoặc quy định nguyên
tắc xác định một giao dịch phải tuân theo hình thức bắt buộc để giao dịch đó có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba, BLDS cần xác định rõ hình thức giao dịch dân sự là văn bản có công chứng và hình
thức văn bản có chứng thực. Hình thức văn bản có công chứng là hình thức phù hợp cho các giao dịch
liên quan bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu. Còn đối với các giao dịch chi cần
đảm bảo yếu tố xác nhận sự kiện xác lập giao dịch của các bên thì chỉ cần hình thức chứng thực giao
dịch là đủ.
Thứ tư, quy định về hình thức đăng kí là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy
định trong BLDS còn khá mơ hồ, cần phải phân biệt giữa đăng kí tài sản và đăng kí giao dịch.
Thứ năm, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
theo BLDS 2015 chưa phù hợp, cần phải sửa đổi. BLDS 2015 không nên căn cứ vào việc một bên hoặc
các bên đã thực hiện được ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch để Tòa án công nhận giao dịch
có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, giao dịch dân sự bao gồm hành vi pháp lý đa phương và hành vi
pháp lý đơn phương. Khi không thỏa mãn về hình thức bắt buộc thi trường hợp vô hiệu của hợp đồng
và di chúc là khác nhau. Đối với hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, các bên có
thể hoàn tất hình thức để đảm bảo hiệu lực hợp đồng. Còn đối với di chúc, nếu di chúc không tuân thủ
quy định về hình thức thì di chúc để xem như vô hiệu. Tòa án không thể buộc các bên phải hoàn chỉnh
lại hình thức di chúc, vì di chúc là ý chí của người để lại di sản, chỉ có người để lại di sản mới có quyền
định đoạt tài sản của mình và lập di chúc để lại di sản cho người thừa kế. Di chúc chi phát sinh hiệu lực
sau khi người để lại di sản chết, khi người để lại di chúc đã chết thì không thể khôi phục hay hoàn thiện
hình thức di chúc.
Thứ sáu, về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, BLDS nên quy định thêm nguyên tắc
xác định việc khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; đặc biệt vấn đề đối
tượng của giao dịch đã được cải tạo, sửa chữa làm tăng giá trị hoặc bị hư hỏng, giảm sút giá trị, vấn đề
trượt giá, mất giá hoặc tăng giá tại thời điểm phát sinh tranh chấp so với thời điểm xác lập giao dịch.
Trong trường hợp không thể hoàn trả bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả, giả ở đây được xác
định như thế nào, cơ quan nào có quyền xác định giá. Theo đó, BLDS nên quy định theo hướng: trường
hợp đối tượng của giao dịch được cải tạo, sửa chữa làm tăng giá trị thì bên giao tài sản (bên bán, bên
tặng cho, bến thế chấp...) phải trả cho bên nhận tài sản (bên mua, bên được tặng cho, bên nhận thế
chấp...) một khoản tiền tương ứng với khoản tiền mà bên nhận tài sản đã bỏ ra để cải tạo tăng giá trị tài
sản. Trường hợp đối tượng của giao dịch bị hư hỏng, giảm sút giá trị thi nếu bên nhận tài sản có lỗi
trong việc bảo quản, sử dụng khiến tài sản bị hư hỏng, giảm sút giá trị thì bên nhận tài sản có nghĩa vụ
10

bồi thường cho bên giao tài sản một khoản tiền tương ứng với phần tài sản bị hư hỏng, trong trường
hợp tài sản bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng thì bên nhận tài sản không phải bồi thường. Về giá để
xác định số tiền hoàn lại khi giao dịch dân sự vô hiệu là giá của hiện vật tại thời điểm phát sinh tranh
chấp, chất lượng của vật ở mức trung bình.
Thứ bảy, các giải pháp có vai trò tác động tích cực đến việc áp dụng có hiệu quả các quy định
của pháp luật như: Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân và nâng cao ý thức pháp luật trong
cộng đồng dân cư giúp cho các chủ thể tham gia giao dịch dân sự biết được các hình thức bắt buộc của
giao dịch, tạo ra tâm lý tôn trọng pháp luật để thực hiện các quy định của pháp luật một cách nghiêm
túc. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chất lượng công chứng
viên.
11

KẾT LUẬN

Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức là một tranh chấp gặp khá nhiều ở các Tòa án.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các chủ thể không đáp ứng được quy định về hình thức. Nhưng
dù sao, đó cũng là lỗi của các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch và các chủ thể phại chịu trách
nhiệm pháp lý do nó gây ra. Bài làm của em đã nghiên cứu những cơ sở lý luận chung về giao dịch dân
sự vô hiệu do vi phạm về hình thức cũng như quy định của vấn đề trên trong Bộ luật dân sự năm 2015.
Qua đó đưa ra một số vướng mắc trong thực tiễn áp dụng quy định này tại Việt Nam và một số giải
pháp cá nhân đề xuất để nâng cao hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ bài làm của em,do kiến thức còn hạn hẹp, bài làm không tránh khỏi những sai sót,
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô.

Em xin cảm ơn !
12
13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Những quy định chung về Luật dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, năm 2017.
2. Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập I, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an
Nhân dân.
3. Bộ luật dân sự 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005.
4. Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.
5. Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự, PGS.TS Nguyễn Văn Cừ-PGS.TS Trần Thị Huệ, Nxb
Công an nhân dân.
6. Hướng dẫn môn học Luật Dân sự 1, PGS.TS Phạm Văn Tuyết.
7. Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, Luận
án Tiến sĩ Luật học/ Nguyễn Văn Cường; PGS.TS Hoàng Thế Liên, TS Đinh Ngọc Hiện hướng
dẫn.
8. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức theo quy định của BLDS
2015, Luận văn Thạc sĩ Luật học/ Nguyễn Thị Tố Tâm; PGS.TS Bùi Đăng Hiếu hướng dẫn.
9. Các đường link :
- http://toaandaklak.gov.vn/trao-doi-nghiep-vu/mot-so-vuong-mac-trong-thuc-tien-xet-xu-
tuyen-bo-giao-dich-dan-su-vo-hieu-nhung-khong-xu-ly-hau-qua-cua-hop-dong-vo-hieu-
5461.html
- https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/upload/stp/File/VBPQ/T%E1%BB%AB%20Minh%20Li
%C3%AAn(2).pdf

You might also like