You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI

ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA


GIAO DỊCH DÂN SỰ THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015

LỚP: L03. NHÓM: 06. HK211

GVHD: CAO HỒNG QUÂN

SINH VIÊN THỰC HIỆN

MỨC ĐỘ
ĐIỂM GHI
STT MSSV HỌ TÊN LÀM
BTL CHÚ
VIỆC
1 2010239 Trần Thế Hoàng Hoàn thành
2 1913490 Võ Quang Huân Hoàn thành
3 2013370 Nguyễn Việt Hùng Hoàn thành
4 2013271 Bạch Đông Huy Hoàn thành
5 2010291 Nguyễn Nhật Huy Hoàn thành

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 9 NĂM 2021

i
BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

STT Nội dung Người Đánh Ký Ghi


Thực hiện giá nộp chú
1 Phần mở đầu Nguyễn Hoàn
Nhật Huy thành
2 Chương 1: Khái quát về giao dịch dân sự Bạch Đông Hoàn
và điều kiện có hiệu lực của giao dịch Huy thành
dân sự
1.1. Khái niệm giao dịch dân sự theo
pháp luật dân sự
3 1.2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch Võ Quang Hoàn
dân sự theo pháp luật dân sự Huân thành
4 1.3. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả Bạch Đông Hoàn
pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân Huy thành
sự vô hiệu theo pháp luật dân sự
5 Chương 2: Điều kiện có hiệu lực của Trần Thế Hoàn
giao dịch dân sự - từ thực tiễn xét xử đến Hoàng thành
kiến nghị hoàn thiện pháp luật
2.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ
việc và quan điểm của toàn án
6 2.2. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về Nguyễn Hoàn
tranh chấp và một số kiến nghị hoàn Nhật Huy thành
thiện quy định pháp luật hiện hành
7 Chương 3: Vận dụng và đánh giá chế Nguyễn Hoàn
định điều kiện có hiệu lực của giao Việt Hùng thành
dịch dân sự
8 Kết luận Nguyễn Hoàn
Việt Hùng thành
9 Tổng hợp bài tiểu luận Nguyễn Hoàn
Nhật Huy thành

ii
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ


HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ .............................................................. 3

1.1. Khái niệm giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự .................................... 3
1.2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự ........... 4
1.2.1. Điều kiện về năng lực của chủ thể ...................................................... 4
1.2.1.1. Chủ thể .................................................................................................. 4
1.2.1.2. Năng lực pháp luật dân sự .................................................................... 5
1.2.1.3. Năng lực hành vi dân sự ....................................................................... 6
1.2.1.4. Tính phù hợp của năng lực hành vi dân sự của cá nhân ...................... 7
1.2.1.5. Tính phù hợp của năng lực pháp luật dân sự ....................................... 7
1.2.2. Điều kiện về tính tự nguyện ................................................................ 8
1.2.3. Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm
của luật, không trái đạo đức xã hội .............................................................. 9
1.2.3.1. Nội dung giao dịch dân sự .................................................................... 9
1.2.3.2. Mục đích giao dịch dân sự .................................................................... 9
1.2.3.3. Điều cấm, đạo đức xã hội ..................................................................... 9
1.2.4. Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự ................................... 11
1.3. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu theo pháp luật dân sự ............................................................. 12
1.3.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu .................................................. 12
1.3.2. Một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu điển hình ................... 13
1.3.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu ................................ 15

CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ - TỪ
THỰC TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ...... 18

2.1. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu theo pháp luật dân sự ........................................................ 18
2.1.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc............................................. 18
iii
2.1.2. Quan điểm của Toà án xét xử vụ việc .............................................. 19
2.2. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và một số kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật hiện hành .......................................................... 19

CHƯƠNG III. VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CÓ
HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ ............................................................ 25

3.1. Vận dụng chế định ...................................................................................... 25


3.2. Đánh giá chế định........................................................................................ 28

KẾT LUẬN ............................................................................................................ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 30

iv
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Giao dịch dân sự là một phần thuộc lĩnh vực dân sự, nó là một loại giao dịch thường
xuyên phát sinh trong cuộc sống xã hội. Để đảm bảo các giao dịch dân sự mà mình thực
hiện không vi phạm quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì bạn
nên nắm rõ các quy định của pháp luật.. Tùy theo từng giao dịch cụ thể mà giao dịch đó
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ như khi một giao dịch
dân sự chuyển nhượng mua bán đất xảy ra sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của cả
bên bán và bên mua.

Động cơ và mục đích của các bên tham gia trong giao dịch dân sự giữ vị trí vô cùng
quan trọng trong việc xác định tính hiệu lực hay vô hiệu của giao dịch. Mục đích của giao
dịch dân sự khác với động cơ xác lập giao dịch. Động cơ xác lập giao dịch dân sự là nguyên
nhân thúc đẩy các bên tham gia giao dịch, nếu động cơ không đạt được không làm ảnh
hưởng đến hiệu lực của giao dịch. Động cơ của giao dịch không mang tính chất pháp lý.
Mục đích luôn luôn được xác định còn động cơ thì không.

Trong các giao dịch dân sự ở nước ta đã xảy ra không ít các vụ tranh chấp về giao
dịch dân sự. Và thực tế có rất nhiều là rất nhiều trong số đó là những giao dịch dân sự vô
hiệu, từ đó rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi: giao dịch dân sự có hiệu lực là gì? Điều kiện
phát sinh của nó là như thế nào? Để người đọc có một cái nhìn tổng quát hơn về thế nào là
“Điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự năm (BLDS) 2015”
nhóm tác giả xin đưa ra một vài quan điểm của bản thân, hy vọng sẽ giúp cho người đó
hiểu thêm phần nào về những kiến thức trong hệ thống luật Việt Nam.

2. Nhiệm vụ của đề tài

Một là, làm rõ lý luận về khái niệm của chế định giao dịch dân sự trong BLDS 2015.

Hai là, làm sáng tỏ những điều kiện để phát sinh hiệu lực của một giao dịch dân sự,
bao gồm điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức.

Ba là, phân tích từng điều kiện phát sinh hiệu lực giao dịch dân sự dưới góc độ lý
luận và thực tiễn.

1
Bốn là, nhận xét vấn đề từ góc độ thực tiễn, phát hiện những bất cập của quy định
hiện hành.

Năm là, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chế định điều kiện phát sinh hiệu lực giao
dịch dân sự theo Bộ luật Dân sự 2015.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài thực hiện nghiên cứu về những điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân
sự theo Bộ luật Dân sự 2015

4. Phạm vị nghiên cứu

Không gian: Việt Nam

Thời gian: hiện nay

Nghiên cứu dựa trên: Bộ luật Dân sự năm 2015

5. Bố cục tổng quát của đề tài

Gồm 3 chương:

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ


HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ.

CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ - TỪ


THỰC TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT.

CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU
LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ.

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn thầy Cao Hồng Quân đã dành nhiều thời gian
để đọc bản thảo và đóng góp những ý kiến xác đáng. Đây là lần đầu tiên nhóm tác giả thực
hiện nghiên cứu một vấn đề về pháp luật nên những thiếu sót là không tránh khỏi. Mọi ý
kiến đóng góp của bạn đọc sẽ là động lực giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong
những báo cáo của mình.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021

Nhóm tác giả

2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ VÀ ĐIỀU KIỆN CÓ
HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ

1.1. Khái niệm giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự

Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực
dân sự. Trong cuộc sống thường ngày xung quanh chúng ta tồn tại nhiều hoạt động thực
hiện giao dịch dân sự để đáp ứng cho hoạt động sinh hoạt, tiêu dùng, kinh doanh hằng ngày
của con người, nhưng chủ thể dân sự họ tiến hành xác lập những giao dịch dân sự trong
đời sống của họ. Những chủ thể dân sự này là những phương tiện, cầu nối để đáp ứng nhu
cầu vật chất và tinh thần của các cá nhân, tổ chức trong xã hội. Ví dụ: mua bán hàng hóa
tại các quầy tạp hoá, mua áo quần, sách vở, … Do đó, trong phần chung, pháp luật dân sự
có quy định về chủ đề này.

Theo Điều 116 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi
pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” 1 Vậy
có hai loại giao dịch dân sự:

Một là hợp đồng. Theo Điều 385 BLDS 2015 quy định:” Hợp đồng là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
sự.”2. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hằng
ngày. Thông thường hợp đồng có hai hay nhiều bên tham gia trong đó thể hiện sự
thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể. Trong hợp đồng ý chí
của một bên đòi hỏi sự đáp lại của bên kia, tạo thành sự thống nhất ý chí của các
bên, từ đó hình thành hợp đồng. Ví dụ: Anh Bên lập hợp đồng thỏa thuận cho anh
Tiến thuê nhà giá 10.000.000 Vnđ/ 1 tháng. Anh ben có quyền được thu tiền thuê
nhà và anh tiến có nghĩa vụ phải đóng tiền thuê nhà theo từng tháng.

Hai là hành vi pháp lý đơn phương. Thông thường giao dịch dân sự là sự
thống nhất ý chí của ít nhất hai chủ thể như hợp đồng mua bán giữa A và B. Giao
dịch dân sự cũng có thể do một chủ thể xác lập và lúc này là hành vi pháp lý đơn
phương. Về ý chí giao dịch dân sự lúc này chỉ là sự định đoạt hay các điều kiện do

1
Điều 116 BLDS 2015.
2
Điều 385 BLDS 2015.

3
một bên đưa ra, nghĩa vụ của bên tuyên bố ý chí phát sinh khi có chủ thể phía bên
khi tham gia và đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã nêu. Ví dụ: chị Chi sở hữu một
chiếc xe đạp nhưng vì quá cũ và chị đủ tài chính để mua một chiếc xe máy, chị Chi
đã quyết định vứt bỏ chiếc xe đạp này thì hành vi này không làm phát sinh, thay đổi
hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của một chủ thể khác.

Khái niệm giao dịch dân sự trong BLDS 2015 theo chúng tôi là đã đầy đủ và bao
quát, cách viết liệt kê từng loại giao dịch giúp chúng ta xác định được các chủ thể tham gia
giao dịch dân sự không phân vân, suy nghĩ xem mình có đang thực hiện giao dịch dân sự
hay không. Các hoạt động giao dịch dân sự có trong hợp đồng thì pháp luật sẽ thừa nhận
giao dịch dân sự và các chủ thể trong giao dịch cần thực hiện theo nội dung đã thống nhất,
được ghi nhận nhằm giúp chúng ta được đảm bảo quyền lợi khi tham gia giao dịch. Quá
trình thỏa thuận giao dịch dân sự cần có nội dung rõ ràng và được hiểu thống nhất. Để làm
được điều đó thì cần phải có thêm hoạt động giải thích giao dịch-là những chủ thể nắm bắt
rõ nhất nội dung của giao dịch và các bên trong giao dịch. Họ giúp cho các chủ thể liên
quan trong giao dịch dân sự hiểu rõ những nội dung còn chưa có cách hiểu chung và giải
quyết những nội dung còn tồn tại bất đồng. Qua đây chúng ta cần phải hiểu, nắm rõ khái
niệm giao dịch dân sự trước khi thực hiện hoạt động giao dịch.

1.2. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo pháp luật dân sự

1.2.1. Điều kiện về năng lực của chủ thể

1.2.1.1 Chủ thể

Pháp luật dân sự các nước trên thế giới nhìn chung đều ghi nhận sự tồn tại của các
chủ thể bao gồm: (BLDS 2015)

Một là cá nhân: Người có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

Hai là pháp nhân: Pháp nhân là tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài
sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Chủ thể này tham gia vào các
quan hệ pháp luật một cách độc lập và nhân danh chính mình.

Ba là tổ hợp tác: Là loại hình được thành lập dựa trên hợp đồng hợp tác kinh
doanh (có chứng thực của UBND xã, phường) của 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp
tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng có trách nhiệm và cùng có
lợi.
4
Bốn là hộ gia đình: Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để làm
kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số
lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định của pháp luật là chủ thể của quan hệ pháp
luật dân sự.

Năm là nhà nước: Với tư cách là chủ thể đặc biệt trong giao dịch dân sự. Nhà
nước là chủ thể của một số quan hệ như quan hệ thừa kế, quan hệ sở hữu…

1.2.1.2 Năng lực pháp luật dân sự

Đối với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân có từ khi sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.

Nội dung của năng luật pháp luật dân sự của cá nhân:

Một là là quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với
tài sản.

Hai là quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.

Ba là quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế , trừ trường hợp Bộ
luật dân sự, luật khác có liên quan quy định khác

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân:

Đầu tiên năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân
có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị
hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Thứ hai năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân
phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ
thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

Thứ ba năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm
chấm dứt pháp nhân

5
Thứ tư năng lực pháp luật của pháp nhân không bị hạn chế, nếu bị hạn chế
thì phải được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Sự tương đồng giữa NLPLDS cá nhân và NLPLDS pháp nhân:

Thứ nhất, cả năng lực chủ thể của pháp nhân và năng lực chủ thể của cá nhân
đều có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là một chủ thể và tự
mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia

Thứ hai, cả hai đều có năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai yếu tố là năng
lực pháp luật dân sự tức là khả năng do pháp luật quy định và năng lực hành vi dân
sự tức là khả năng tự có của chính chủ thể đó

Thứ ba, cả năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và của cá nhân đều là
tiền đề pháp lý để thực hiện năng lực hành vi nghĩa là phạm vi các quyền do pháp
luật quy định cho cá nhân, pháp nhân chỉ có các quyền và thực hiện các quyền đã
được pháp luật ghi nhận

Thứ tư năng lực hành vi dân sự của pháp nhân và năng lực hành vi dân sự
của cá nhân đều là phương tiện để hiện thực hóa năng lực pháp luật

Sự khác nhau giữa NLPLDS cá nhân và NLPLDS pháp nhân:

Pháp Nhân Cá nhân


Có từ khi thành lập Có từ khi sinh ra
Chấm dứt khi pháp nhân không còn tồn Chấm dứt khi chết (chỉ hạn chế nếu
tại pháp luật có quy định)
Xác định trong quyết định thành lập, điều Xác định trong các văn bản pháp luật
lệ của pháp nhân đó
Phụ thuộc vào từng pháp nhân Như nhau giữa các cá nhân

1.2.1.3 Năng lực hành vi dân sự

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Chủ thể có năng lực hành vi dân sự khi đủ 18
tuổi trở lên.

Về việc hạn chế năng lực hành vi dân sự

6
Đầu tiên đối với cá nhân mất năng lực hành vi dân sự. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần
hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị
coi là mất năng lực hành vi dân sự. Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm
quyền, toà án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của người
có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của những người này do người đại diện
của họ xác lập, thực hiện

Thứ hai, đối với cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi. Năng lực hành vi dân sự của
người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được quy định
tại Điều 24 BLDS 2015.Căn cứ vào tình trạng thực tế và theo yêu cầu của những người có
quyền, lợi ích liên quan, tổ chức hữu quan, toà án có thể ra quyết định tuyên bố một người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế
NLHVDS và phạm vi đại diện do toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản
của người bị hạn chế NLHVDS phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ
giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Khi không còn căn cứ tuyên bố một
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó
hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra
quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi.

Thứ ba người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài
sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự.Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên
quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

7
Việc hạn chế hành vi dân sự chỉ được áp dụng cho người thành niên. Mỗi người sẽ
có một sự mất kiểm soát hành vi, tình trạng bệnh lý khác nhau. Vì thế để có thể xác định
người đó có bị hạn chế NLHVDS hay không thì phải áp dụng một tiêu chuẩn do tòa án quy
định và chỉ có tòa án có thể quyết định để bảo đảm tính công bằng. Việc tuyên bố một
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện bởi người có quyền, lợi ích
liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có mối quan hệ với người đó. Tòa án cũng là cơ quan
duy nhất có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự.

Năng lực hành vi dân sự của pháp nhân

Những quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể, mang tính chủ quan của mỗi pháp nhân phát
sinh trên cơ sở năng lực hành vi của mỗi pháp nhân. Mặc dù Bộ luật dân sự không đề cập
tới năng lực hành vi của pháp nhân nhưng được hiểu là năng lực hành vi của pháp nhân do
người đại diện thực hiện phát sinh, chấm dứt cùng thời điểm phát sinh, chấm dứt năng lực
pháp luật, tức là năng lực hành vi tồn tại tương ứng với năng lực pháp luật.

Năng lực hành vi của pháp nhân được được thể hiện thông qua hành vi của người
đại diện. Bộ luật dân sự chỉ quy định về người đại diện theo pháp luật và người đại diện
theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự. Mọi hoạt động
của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện của pháp
nhân. Tuy nhiên cũng cần hiểu là hoạt động của pháp nhân còn được thực hiện thông qua
hành vi của các thành viên khác của pháp nhân, trong trường hợp này hành vi đó được thực
hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ được pháp nhân giao.

1.2.1.4 Tính phù hợp của năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Đối với người thành niên: (Điều 20 BLDS 2015)

Một là chủ thể có năng lực hành vi dân sự đầy đủ khi đủ 18 tuổi trở lên.

Hai là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp
mất năng lực hành vi có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi, hạn chế năng
lực hành vi dân sự

Đối với người chưa thành niên: (Điều 21 BLDS 2015)

Một là người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi

8
Hai là giao dịch dân sự của người chưa đủ 16 tuổi cho người đại diện theo
pháp luật của người đó xác nhận, thực hiện.

Ba là người chưa đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự
phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp lứa tuổi.

Bốn là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập thực hiện
giao dịch dân sự, trường giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải
đăng ký và giao dịch nhân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện
theo pháp luật đồng ý.

1.2.1.5 Tính phù hợp của năng lực pháp luật dân sự

BLDS không có quy định về tính phù hợp của năng lực pháp luật dân sự. Tuy nhiên
có một trường hợp ngoại lệ được pháp luật quy định là: “Người sinh ra và còn sống sau
thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết” vẫn
được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại. Như vậy, thai nhi đã được bảo lưu quyền
thừa kế nếu còn sống sau khi sinh ra.

Khi chủ thể không đảm bảo yêu cầu về NLPLDS và NLHVDS thì giao dịch dân sự
được xác lập thì giao dịch có thể bị vô hiệu (Điều 122 BLDS 2015)

1.2.2 Điều kiện về tính tự nguyện

Sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự, các chủ thể có quyền tự do quyết định tham gia hay không tham gia giao dịch dân
sự, không bị chi phối hoặc không bị ép buộc, cấm đoán, đe doạ.Tự nguyện bao gồm các
yếu tố cấu thành là tự do ý chí và bày tỏ ý chí, nguyện vọng. Nếu một trong hai yếu tố này
không có hoặc không thống nhất cũng không thể có tự nguyện. Sự tự nguyện của một bên
(hành vi pháp lí đơn phương) hoặc sự tự nguyện của các bên trong một quan hệ dân sự
(hợp đồng) là một trong các nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Dân sự
năm 2015. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Cá nhân,
pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ dân sự (Điều 3 BLDS 2015).

9
Điều kiện về tính tự nguyện trong giao dịch dân sự được đặt ra có mục đích phòng
tránh các trường hợp như sau:

Thứ nhất chủ thể xác lập giao dịch do nhầm lẫn;

Thứ hai chủ thể xác lập giao dịch do bị lừa dối;

Thứ ba chủ thể xác lập giao dịch do bị đe dọa;

Thứ tư chủ thể xác lập giao dịch do bị cưỡng ép;

Thứ năm chủ thể xác lập giao dịch trong tình trạng không nhận thức và làm
chủ được hành vi của mình.

Ví dụ: Hai bên chủ thể xác lập hợp đồng mua bán nhà ở thì bên bán có quyền nhận
tiền bán nhà, có nghĩa vụ giao nhà và giấy tờ nhà đất cho bên mua sử dụng. Còn bên mua
có quyền sử dụng căn nhà, có nghĩa vụ trả tiền mua theo thỏa thuận.

Nếu chủ thể tham gia giao dịch dân sự không đảm bảo yêu cầu về tính tự nguyện thì
giao dịch dân sự sẽ bị vô hiệu (Điều 122 BLDS 2015).

1.2.3 Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội

1.2.3.1 Nội dung giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 116 BLDS 2015). Từ quy định này ta
thấy giao dịch dân sự được xác định là kết quả của việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự
là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương – một bên hoặc nhiều
bên) làm phát sinh hậu quả pháp lý.

Nội dung của giao dịch dân sự được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng
của chủ thể. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ
thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia một giao dịch dân sự cụ thể.
Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu.
Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều thông qua người đại diện. Người đại

10
diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại
diện.

1.2.3.2 Mục đích giao dịch dân sự

Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà chủ thể mong muốn đạt được khi xác
lập giao dịch đó (Điều 118 BLDS 2015). Mục đích của giao dịch dân sự chính là hậu quả
pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch.
Nói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính pháp lý (mục đích pháp lý). Mục đích pháp
lý (mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng
nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

1.2.3.3 Điều cấm, đạo đức xã hội

Theo Điều 123 BLDS 2015 quy định: "Điều cấm là quy định của pháp luật không
cho phép thực hiện một hay một số hành vi nào đó’’. Điều cấm có thể là quy định dự liệu
trước không để cho hành vi xảy ra, cũng có thể là hình phạt đối với những người vi phạm
pháp luật.
Ngoài ra Điều 123 BLDS 2015 cũng quy định “Đạo đức xã hội là những chuẩn mực
ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng’’. Hiện tại
luật không quy định rõ “Chuẩn mực ứng xử’’ là gì. Theo nhóm tác giả “Chuẩn mức ứng
xử” là hệ thống các quy tắt, yêu cầu, đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người, trong
đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công về cái thiện và
cái ác, danh dự và trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần
xã hội.

Rất khó để xác định đâu là đạo đức xã hội. Bởi vì không hề có ai đứng ra để quy
định rằng đạo đức xã hội là gì? Đạo đức xã hội là những quy tắc bất thành văn nhưng chúng
đều là phương tiện định hướng, điều chỉnh các hành vi của cá nhân và các nhóm xã hội
trong những điều kiện xã hội nhất định đồng thời là phương tiện kiểm tra xã hội đối với
các hành vi của họ. Nhờ có các chuẩn mực đạo đức mà các cá nhân luôn phải xem xét, suy
nghĩ, kiểm nghiệm trước khi thực hiện hành vi xã hội nào đó: Hành vi đó đúng hay sai?
Phù hợp hay không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội? Nếu thực hiện thì có bị xã hội
phê phán, lên án hoặc trừng phạt không?

Điều đó có nghĩa là, tùy thuộc vào các đặc điểm, tính chất về mặt nhu cầu, lợi ích
vật chất hay tinh thần của đối tượng (nhóm đối tượng) xã hội nào, trong phạm vi không
11
gian xã hội nào và vào thời điểm, giai đoạn lịch sự nào, mà các chuẩn mực đạo đức thường
được định hướng sao cho phù hợp với thực tế xã hội hoặc phù hợp với lợi ích của đối tượng
này hay đối tượng khác, của giai cấp này hay giai cấp khác. Các chuẩn mực đạo đức không
mang tính chất bất biến mà thường ở trong trạng thái động. Chúng thường xuyên vận động,
biến đổi và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Ví dụ: A và B là hai tội phạm về buôn bán vũ khí quân dung. Hai bên có ký hợp
đồng mua bán với nhau nội dung A sẽ bán cho B một lô hàng là súng quân dụng với số
lượng và giá cả đã thỏa thuận. Hai bên tiến hành thực hiện hợp đồng nhưng xảy ra tranh
chấp. Đương nhiên trong trường hợp này hợp đồng giữa A và B là hợp đồng không có giá
trị pháp lý, không có giá trị, là một hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật. Vì
pháp luật Việt Nam cấm các hành vi như trên. Cụ thể Bộ luật Hình sự Việt Nam coi mua
bán vũ khí quân dụng là một loại tội phạm.

Nếu chủ thể không đảm bảo về yêu cầu về nội dung, mục đích thì giao dịch dân sự
sẽ bị vô hiệu.

1.2.4 Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự

Điều 119 BLDS 2015 có quy định: Các hình thức của giao dịch dân sự: lời nói, văn
bản và hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự bằng lời nói là hình thức xác lập giao dịch diễn ra tương đối thông
dụng trong cuộc sống ngày của con nguời. Nó được thực hiện trên cơ sự tin tưởng lẫn nhau
giữa các chủ thể tham gia vào giao dịch mà nội dung của giao dịch thường có giá trị nhỏ
chỉ cần hai bên đồng ý xác lập giao dịch thì giao dịch đó có hiệu lực. Tuy nhiên hình thức
này có hiệu lực rất thấp nên khi xảy ra tranh chấp giữa các bên thực hiện giao dịch, đưa ra
cơ quan có chức năng giải quyết như ra tòa thì sẽ rất khó chứng minh được nội dung mà
mình đã giao dịch cũng như các quyền và nghĩa vụ cần thực hiện khi giao dịch đã có hiệu
lực nếu bên kia phủ nhận.

Giao dịch dân sự văn bản là hình thức xác lập giao dịch cụ thể bằng văn bản hay
còn được gọi là hợp đồng giao dịch. Trong đó, nội dung của văn bản thông thường thể hiện
mong muốn của hai bên tham gia vào giao dịch sau khi đã thống nhất và có hiệu lực ngay
sau khi hai bên chủ thể ký kết. Hình thức này mang tính chất pháp lý cao, nếu trong trường
hợp sảy ra tranh chấp đưa ra pháp luật hay cơ quan có thẩm quyền để giải quyết thì bản

12
hợp đồng giao dịch giữa hai bên sẽ là chứng cứ cụ thể để pháp luật dựa vào đó mà pháp
xét đưa ra quyết định cho hai bên. Vì thế đối với những giao dịch có nội dung nhạy cảm
cũng như có giá trị lớn mang ra giao dịch thì nên sử dụng hình thức này.

Giao dịch dân hành vi cụ thể là loại giao dịch không đòi hỏi phải có sự thống nhất
ý chí của hai bên mà chỉ cần 1 bên bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể ví dụ
như viết di chúc. Đây là hình thức giao dịch dân sự mang tính chất rất phức tạp vì thế nên
việc xác định cụ thể trên thực tế rất khó khăn.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu
theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Giao
dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực, đăng ký hoặc xin
phép thì phải tuân theo các quy định đó (Điều 124 BLDS 2015) Theo đó, quy định này có
thể được hiểu: trong trường hợp pháp luật quy định chỉ được thể hiện bằng một trong ba
hình thức: văn bản có công chứng, văn bản có chứng thực hoặc văn bản có đăng ký thì các
bên chỉ được lựa chọn duy nhất một hình thức đó. Cách hiểu khác: nếu luật cho phép hình
thức giao dịch thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực và đăng ký thì giao dịch
đó phải thể hiện cả ba dạng văn bản này. Do vậy đối với các giao dịch dân sự cần thể hiện
bằng văn bản này thì cần có hướng dẫn cụ thể khi thực hiện pháp luật.3

Điều 122 BLDS 2015 quy định: Nếu chủ thể không đảm bảo yêu cầu về hình thức
trong trường hợp cả 2 bên không yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu về hình
thức Toà án cũng có quyền tuyên bố giao dịch đó vô hiệu. Tuy nhiên cũng có ý kiện cho
rằng hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác Vì thế chúng tôi nghĩ đây là vấn đề vẫn còn đang gây tranh cãi.

1.3. Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch
dân sự vô hiệu theo pháp luật dân sự

1.3.1. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

Theo Điều 122 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các
điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật
này có quy định khác.”4. “Vô hiệu” tức là không có hiệu lực, không còn giá trị. Theo đó

3
Luatduonggia.vn; Giao dịch dân sự là gì?Các hình thức của giao dịch dân sự?
4
Điều 122 BLDS 2015.
13
nếu giao dịch được thực hiện bởi người không có năng lực hành vi dân sự hoặc chưa đủ
tuổi để thực hiện giao dịch đó thì giao dịch bị vô hiệu vì không đảm bảo điều kiện về chủ
thể của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự được xác lập không do ý chí tự nguyện của cá
bên, hoặc thực hiện giao dịch dân sự vì mục đích trái pháp luật, trái đạo đức thì cũng vô
hiệu vì không đảm bảo điều kiện về ý chí, mục đích nội dung của giao dịch. Ngoài ra đối
với những trường hợp giao dịch dân sự có yêu cầu hình thức như hợp đồng phải được lập
thành văn bản, phải công chứng, chứng thực thì giao dịch dân sự phải đảm bảo điều kiện
đó nếu không sẽ bị vô hiệu.5

Một số đặc điểm cơ bản của một giao dịch dân sự được coi là vô hiệu hoá theo
BLDS 2015:

Thứ nhất, giao dịch ấy không đáp ứng một trong các điều kiện có hiệu lực
của giao dịch dân sự mà pháp luật đã quy định:

(i) Điều kiện năng lực chủ thể

(ii) Điều kiện về mục đích và nội dung

(iii) Điều kiện về ý chí chủ thể tham gia

(iv) Điều kiện về hình thức giao dịch

Thứ hai, các bên tham gia giao dịch phải gánh chịu hậu quả pháp lý nhất định
khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu. Một giao dịch bị tuyên bố là vô hiệu thì
mọi thoả thuận giữa các bên không có hiệu lực thi hành. Các bên phải chấm dứt
ngay việc thực hiện giao dịch đó, quay lại tình trạng ban đầu, hoàn lại cho nhau
những gì đã nhận.

1.3.2. Một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu điển hình

Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã
hội. Theo Điều 123 BLHS 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều
cấm của luật, trái đạo đức xã hội:

5
Trích dẫn từ nguồn” https://luatminhkhue.vn/giao-dich-dan-su-vo-hieu-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-
su-2015-.aspx”
14
“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức
xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện
những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được
cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”6

Về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật nhóm tác giả xin đưa ra
ví dụ: An và Tí là hai tội phạm ma tuý. Hai bên có ký hợp đồng mua bán với nội dung An
sẽ bán cho Tí một loại ma tuý đá với giá cả và số lượng thỏa thuận. Hai bên tiến hành thực
hiện hợp đồng nhưng tranh chấp xảy ra. Đương nhiên trong trường hợp này hợp đồng của
An và Tí là hợp đồng không có giá trị pháp lý, không có giá trị, là hợp đồng bị vô hiệu do
vi phạm pháp luật. Vì pháp luật Việt Nam cấm các hành vi mua bán và tàng trữ chất trái
phép.

Về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm đạo đức xã hội nhóm tác giả xin đưa ra ví
dụ: Anh và Tâm là hai anh em trong một gia đình, Anh và Tâm có tham gia chung một dự
án đầu tư nhưng cả hai đều thua lỗ. Nhận thấy bố mẹ ở nhà có một mảnh đất rộng bên nhà
để trồng rau và cây ăn trái. Tâm và Anh lập hợp đồng cùng nhau chiếm đoạt tài sản của bố
mẹ để phân chia đều nhau tiếp tục đầu tư dự án và cả 2 cùng ký tên. Đương nhiên hợp đồng
của Anh và Tâm bị vô hiệu do đây là hành vi bất hiếu, trái đạo đức của xã hội.

Thứ hai, giao dịch dân dự vô hiệu hoá do giả tạo. Theo Điều 124 BLDS 2015 quy
định:

“(i). Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu
một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân
sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy
định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

(ii). Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ
với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”7

6
Điều 123 BLDS 2015.
7
Điều 124 BLDS 2015.
15
Về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo nhóm tác giả đưa ra ví dụ: Ông Ân giao kết
hợp đồng với ông Ba tặng lại mảnh đất bên nhà nhằm trốn tránh việc trả nợ cho người
cho vay. Khi đó hợp đồng của ông Ân và ông Ba bị vô hiệu.

Thứ ba, giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. Theo Điều 126 BLDS 2015 quy
định:

“(i). Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một
bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị
nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường
hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

(ii). Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường
hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể
khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân
sự vẫn đạt được.”8

Về giao dịch vô hiệu do nhầm lẫn nhóm tác giả đưa ví dụ: Tuấn có chiếc laptop giá
35 triệu, Tuấn về quê nên để quên ở nhà của Hải. Trong một lần không để ý nên Hải đã
làm hỏng laptop của Tuấn nhưng không nói mà chỉ đem đi sửa rồi trả cho Tuấn. Do không
có nhu cầu sử dụng nên Tuấn bán cho Độ với giá 35 triệu và cam kết đây là hàng còn mới
chưa đem đi sửa. Khi Độ tình cờ phát hiện ra thì Độ đã yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch
với Tuấn là vô hiệu và yêu cầu Tuấn phải khắc phục sự nhầm lẫn của mình.

Thứ tư, giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Theo Điều 127
BLDS 2015 quy định:

“Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng
ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc
nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc
người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt

8
Điều 126 BLDS 2015.
16
hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của
người thân thích của mình.”9

Về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép nhóm tác giả đưa
ra. Ví dụ: Ông Tín có sợi dây chuyền kim cương thật. Ông Tài đe dọa nếu không
bán lại sợi dây chuyền với giá 1/2 thì sẽ kể chuyện ông Tín đi ngoại tình với vợ.
Trong trường hợp này giao dịch bán dây chuyền bị vô hiệu vì ông Tín không tự
nguyện thực hiện hợp đồng.

1.3.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Theo Điều 131 BLDS 2015 chúng ta có thể thấy được một số hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu.

Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.10

Như vậy, khi giao dịch dân sự vô hiệu quyền và nghĩa vụ của mỗi bên không được
pháp luật công nhận và bảo vệ. Nếu hợp đồng mới xác lập chưa thực hiện thì các bên không
thực hiện, còn trong trường hợp đang thực hiện thì không tiếp tục thực hiện nữa. Ví dụ:
Người bán và người mua lập hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và để đảm bảo nghĩa vụ
thanh toán của mình thì người mua giao kết hợp đồng bảo lãnh nghĩa vụ thanh toán đối với
ngân hàng. Vậy thì khi hợp đồng mua bán quốc tế giữa người bán và người mua bị vô hiệu
không ảnh hưởng đến hợp đồng giữa người mua và ngân hàng trong việc bảo lãnh nghĩa
vụ thanh toán của người mua đối vs người bán.

Thứ hai, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật
thì trị giá thành tiền để hoàn trả.9

Theo quy định của khoản 2 này thì việc trả lại hiện vật là ưu tiên, không thể trả bằng
hiện vật thì mới trả tiền. Trong thực tế, nhiều khi tài sản không còn nguyên vẹn như khi
giao nhưng tài sản chính vẫn còn thì vẫn phải trả, phải nhận, được bổ sung bằng việc thanh
toán cho nhau những chi phí hợp lý. Đó là hướng xử lý phù hợp với nguyên tắc quy định
ở Khoản 1 Điều 131 BLDS 2015. Ví dụ: Công ty X sử dụng nhà thuê trong thời gian 9

9
Điều 127 BLDS 2015.
10
Điều 131 BLDS 2015.
17
tháng không thể hoàn trả mặt bằng trong thời gian đã sử dụng nên phải trả bằng tiền tương
đương thời gian trên. Tòa án sơ thẩm buộc Công ty X phải trả cho Công ty A 3 tháng tiền
thuê nhà đã sử dụng chưa thanh toán là 120.000.000 VND, Công ty C chấp nhận và không
kháng cáo là phù hợp.

Thứ ba, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa
án có trách nhiệm xác định thiệt hại. về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên
kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường. Việc
xác định giá của tài sản trong giao dịch cũng là một vấn đề đáng lưu ý để xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường.
Trong đó, có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên. Trong trường hợp tồn tại lỗi
của hai bên làm cho giao dịch dân sự vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để
thấy được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên.
Ví dụ: A cho B vay tiền nhưng đến hạn B chưa trả đủ số tiền vay do chưa đủ khả năng. A
đã đến nhà B đòi tiền và đã đăng lên Facebook với hình ảnh của B kèm những từ ngữ thô
tục, vu khống khống B lừa đảo, ăn cắp vặt, ...Tòa án đã xem xét và xử lý hành vi vu khống,
A phải bồi thường cho B về hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của B.

Theo chúng tôi hậu quả pháp lý quan trọng nhất trong ba hậu quả là “bên có lỗi gây
ra thiệt hại thì phải bồi thường” vì trong đời sống hàng ngày thiệt hại về tài sản, tính mạng,
danh dự, uy tín của cá nhân hay tổ chức do hành vi trái pháp luật của một số cá nhân hay
tổ chức khác diễn ra khá nhiều. Việc BLDS quy định trách nhiệm dân sự nói chung và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên có lỗi là điều cần thiết để bù đắp tổn thất vật chất
thực tế tính được thành tiền, sau viên vi phạm gây ra bao gồm tất về tài sản, chi phí hợp lý
để ngăn chặn, hạn chế khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Khi
chúng ta tìm ra người có lỗi để chịu trách nhiệm bồi thường thì đảm bảo được sự công bằng
trong xã hội. Nếu cả hai bên đều có lỗi thì mỗi bên đều phải chịu trách nhiệm bồi thường
phần tương ứng. Ngoài ra trong một số trường hợp thì người có lỗi nhưng chưa gây ra thiệt
hại thực tế thì không bị bồi thường. Vậy nên với điều khoản này chúng ta thấy được sự
công bằng trong đó để người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự
thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý và gây ra thiệt hại thực tế.

18
CHƯƠNG II. ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ - TỪ
THỰC TIỄN XÉT XỬ ĐẾN KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
Giao dịch dân sự được xem là một trong những chế định trung tâm của pháp luật
dân sự hiện đại. Xuất phát từ sự phổ biến của giao dịch dân sự mà rất nhiều tranh chấp diễn
ra trên thực tế - trong đó tranh chấp về hiệu lực của các giao dịch dân sự là một điển hình.
Để làm sáng tỏ hơn những tranh chấp về tính hiệu lực của giao dịch dân sự, nhóm tác giả
tiến hành phân tích một vụ việc sau.
Tại xã Phú Thuận, Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã xảy ra một vụ việc hy hữu “chuyển
nhượng chồng với giá 50 triệu đồng”. Theo đó, ông Trần Văn Thương và bà Bùi Thị Nhị
sống chung với nhau từ năm 1992 và có 3 đứa con. Sau đó ông Thương có qua lại với một
người phụ nữ khác tên Bùi Thị Hiền. Sau khi hòa giải không thành, bà Nhị đồng ý nhận 50
triệu đồng và để ông Thương đến sống với bà Hiền. Giấy thỏa thuận giữa ba người có nội
dung: “Ngày 24-5-2010 âm lịch, tôi Bùi Thị Nhị đồng ý cho chồng tôi là Trần Văn Thương
sống chung với chị Bùi Thị Hiền ngụ tại… Nay chúng tôi làm tờ thỏa thuận này để làm
bằng chứng. Kể từ nay không ai xúc phạm tới ai”. Sau hai năm chung sống, ông Thương
bỏ đi, bà Hiền tìm gặp bà Nhị để đòi lại 50 triệu đồng. Ngày 28-6-2013, tại Tòa án nhân
dân huyện Thoại Sơn, bà Hiền cho rằng chỉ cho bà Nhị “mượn” chứ không phải “bỏ tiền
ra để mua chồng”. Phía bà Nhị khai trước đây mình không hề hỏi mượn gì cả, việc bà Hiền
đưa cho 50 triệu đồng là phụ tiếp mình nuôi con, nuôi mẹ chồng để mình chấp thuận…
giao chồng cho bà này. TAND huyện Thoại Sơn căn cứ tờ thỏa thuận này và việc hai bên
thừa nhận có đưa tiền, nhận tiền nên buộc bà Nhị và ông Thương có trách nhiệm trả 50
triệu đồng cùng tiền lãi phát sinh hơn 11 triệu đồng. Bà Nhị cho rằng tòa xử không đúng
nên kháng cáo toàn bộ nội dung bản án. Trong đơn kháng cáo, bà Nhị cho rằng bà Hiền tự
nguyện cho tiền mà tòa thụ lý vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản là không đúng.
2.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc và quan điểm của Toà án
2.1.1. Vấn đề pháp lý phát sinh trong vụ việc
Đây là bản án cấp sơ thẩm do Tòa án nhân dân huyện Thoại Sơn xét xử.
Yêu cầu của nguyên đơn - bà Hiền là đòi lại số tiền 50 triệu đồng mà trước đó bà
Hiền đã cho bà Nhị “mượn” để ông Thương - chồng bà Nhị đến sống chung với mình. Yêu
cầu trên có liên quan tới chủ đề của Bài tập lớn mà nhóm tác giả đang nghiên cứu đó là
“Điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch dân sự theo Bộ luật dân sự năm 2015” vì
19
trong vụ việc trên có hình thành giao dịch dân sự chuyển nhượng chồng với giá 50 triệu
đồng giữa 3 người là bà Hiền, bà Nhị và ông Thương. Để có thể giải quyết vụ việc thật
chính đáng thì cần xét đến nhiều yếu tố trong đó có việc xác định giao dịch dân sự trên có
hiệu lực hay không.
Các văn bản quy phạm pháp luật như BLDS 2015, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 (LHNGD) và Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS)
sẽ điều chỉnh tranh chấp này.
Trong vụ việc này, nhóm tác giả nhận thấy có những vấn đề phát sinh về mặt pháp
lí như:
Một là, có tồn tại thỏa thuận giữ nguyên đơn và bị đơn hay không?
Hai là, thỏa thuận này có được coi là một giao dịch dân sự hay không?
Ba là, giao dịch dân sự có hiệu lực pháp lí không? Tại sao?
Cuối cùng, vụ việc này cần giải quyết ra sao để thật thỏa đáng?
2.1.2. Quan điểm của Toà án xét xử vụ việc
Dựa vào nội dung tóm tắt trên, có thể thấy Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của nguyên
đơn. Khi giải quyết vụ việc này, TAND huyện Thoại Sơn nhận định thỏa thuận “chuyển
nhượng chồng với giá 50 triệu đồng” này là một giao dịch dân sự, coi như đây là vụ kiện
tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Theo điểm c khoảng 1 Điều 117 BLDS năm 2015 về điều
kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự: “Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không
vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội”, Tòa án xét xử vụ việc căn cứ tờ
thỏa thuận do bà Hiền đưa ra và việc hai bên thừa nhận có đưa tiền, nhận tiền nên coi đây
là một giao dịch dân sự vô hiệu. Theo khoản 2 Điều 131 BLDS: “Khi giao dịch dân sự vô
hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”,
Tòa đã buộc bà Nhị và ông Thương có trách nhiệm trả 50 triệu đồng cùng tiền lãi phát sinh
hơn 11 triệu đồng.
2.2. Nhận xét của nhóm nghiên cứu về tranh chấp và một số kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật hiện hành
Nhận xét của nhóm nghiên cứu
Theo Điều 116 BLDS 2015 : “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý
đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Trong thỏa
thuận “chuyển nhượng chồng” trên, bà Nhị đồng ý nhận tiền số tiền 50 triệu đồng và để
ông Thương đến sống với bà Hiền nên đây được coi là một giao dịch dân sự.
20
Xét về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, theo Điều 117 BLDS 2015
quy định, giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện. Thứ nhất, chủ thể có năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập.
Trong trường hợp này, cả bà Nhị và bà Hiền đều là những cá nhân có đầy đủ năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. Thứ hai, chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn
tự nguyện. Ở đây bà Nhị đã đồng ý bán và bà Hiền cũng đồng tình với giá 50 triệu đồng,
thuận mua vừa bán, giao dịch dân sự này thỏa mãn điều kiện số hai.
Tuy nhiên, theo điểm c khoảng 1 Điều 117 BLDS 2015 quy định: “Mục đích và
nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã
hội”. Như vậy, “hợp đồng chuyển nhượng (bán) chồng” này đã không có hiệu lực, không
phù hợp với xã hội Việt Nam vì cụ thể ở đây, giao dịch này đã vi phạm chế độ hôn nhân
gia đình một vợ, một chồng của nước ta được quay định tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật
Hình sự 2015 và điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia Đình (LHNGD) 2014.
Theo điểm c khoản 2 Điều 5 LHNGD 2014: “Cấm các hành vi sau đây : Người đang có
vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có
vợ.” Ngoài ra theo Điều 19 LHNGD 2014 về tình nghĩa vợ chồng: “1) Vợ chồng có nghĩa
vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia
sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2) Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau,
trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác,
học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng
khác”. Trong vụ việc này, bà Nhị đã nhận tiền rồi để cho chồng đến sống chung với người
khác, ông Thương đã gây khó dễ cho vợ mình để được đến sống chung với tình nhân, bà
Hiền bỏ tiền ra để được sống chung với người đã có vợ và 3 đứa con, trong vụ việc này cả
ba người là bà Nhị, ông Thương, bà Hiền đều vi phạm những điều luật nêu trên nên cũng
cần xét xử phạt hành chính, nếu tái phạm có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản
1 Điều 182 BLHS về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng: “Người nào đang có vợ, có
chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ,
chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là
đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt
cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: Làm cho quan hệ

21
hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm”.
Ngoài ra, người chồng không phải là tài sản để giao dịch, chuyển nhượng hay thế
chấp. Về bản chất, đây đã là một giao dịch dân sự trái pháp luật bởi vì đã vi phạm điểm c
khoản 1 Điều 150 BLHS 2015, điểm c khoản 1 Điều 150 BLHS 2015 đã quy định:
nghiêm cấm các hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc
lợi ích vật chất khác.

Dưới góc độ đạo đức xã hội, ông Thương có hành vi ngoại tình, vi phạm chế độ hôn
nhân gia đình một vợ một chồng ở nước ta là ông Thương đã sai. Ngoài ra trong khoảng
thời gian về sống với bà Nhị, trách nhiệm chăm sóc con cái và mẹ già giao hoàn toàn cho
bà Nhị lo, đây là một hành vi trái đạo đức, không hoàn thành trách nhiệm của một người
con đối với mẹ, người cha đối với con cái của mình. Đây là người đáng phải bị lên án, vì
những lỗi lầm của mình.
Về phía bà Nhị, với tâm lý muốn giải quyết mọi chuyện một cách êm đẹp mà đồng
ý nhận tiền để “bán” ông Thương, chấp nhận không lên án việc làm sai trái của ông Thương
và bà Hiền là một hành vi thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức đối với gia đình và con cái, vi
phạm điểm c khoản 1 Điều 150 BLHS 2015 về hành vi chuyển giao người để nhận tiền,
tài sản hay lợi ích vật chất khác.
Tuy nhiên, nếu xét ở một góc độ khác, nếu số tiền 50 triệu đồng này là để “hỗ trợ”
bà Nhị chăm sóc con cái và mẹ ông Thương thì liệu số tiền 50 triệu đồng có xứng đáng với
những gì bà Nhị phải đánh đổi? Một người phụ nữ giờ thành trụ cột của gia đình, phải gồng
gánh cả một gia đình với mẹ già và con, trách nhiệm vô cùng nặng nề và quyền lợi của một
người phụ nữ không được đảm bảo thì 50 triệu trong chừng ấy năm liệu có đủ với những
gì mà một người phụ nữ phải bỏ ra?
Theo quy định ở khoản 2 Điều 131 BLDS 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận,… trường
hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”. Như vậy toàn
tuyên bố buộc bà Nhị và ông Thương có trách nhiệm trả 50 triệu đồng cùng tiền lãi phát
sinh hơn 11 triệu đồng là đúng. Tuy nhiên với những thiệt thòi mà bà Nhị phải nhận phải,
bây giờ còn phải đền bù số tiền 50 triệu đồng cùng với lãi suất hơn 11 triệu đồng thì có quá
thiệt thòi cho bà Nhị? Theo quan điểm của nhóm tác giả, có lẽ bà Hiền cũng phải có một
phần trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây có thể chỉ là trách nhiệm về mặt tinh thần, không
nhất thiết phải là trách nhiệm về mặt tiền bạc hay vật chất.

22
Về phía bà Hiền, theo quan điểm của nhóm tác giả, ở đây bà Hiền đã có sự bội ước
so với thỏa thuận ban đầu. Trong thỏa thuận ban đầu, ba bên đã chấp nhận giao, nhận tiền
và im lặng, không kiện cáo để “đường ai nấy đi”. Bà Nhị đồng ý nhận 50 triệu đồng và để
ông Thương đến sống với bà Hiền. Giấy thỏa thuận giữa ba người có nội dung: “Ngày 24-
5-2010 âm lịch, tôi Bùi Thị Nhị đồng ý cho chồng tôi là Trần Văn Thương sống chung với
chị Bùi Thị Hiền ngụ tại… Nay chúng tôi làm tờ thỏa thuận này để làm bằng chứng… Như
vậy việc làm của bà Hiền đã chứng minh rằng số tiền 50 triệu đó là một phần trong thỏa
thuận giữa hai bên, hai bên đồng ý và thực hiện các điều khoản một cách tự nguyện. Do đó
việc bà Hiền cho rằng số tiền trên của bà Hiền chỉ dùng để cho mượn là không chính xác.
Hơn nữa, số tiền đó là trách nhiệm của ông Thương lo mẹ già và con nhỏ, trong trường
hợp này bà Hiền vì muốn sống chung với ông Thương mà tự nguyện trả số tiền đó.

Về hướng giải quyết vụ việc theo lẽ thường tình, nhóm tác giả cũng cảm thấy đồng
tình với một số ý kiến người dân cho rằng số tiền 50 triệu đồng trong vụ việc này có thể
phải được coi như tiền cấp dưỡng mà bài Hiền đã đưa cho bà Nhị bởi ông Thương là trụ
cột trong gia đình, khi ông sang sống chung với bà Hiền thì bà Nhị lấy tiền đâu để có thể
nuôi sống mẹ chồng và nuôi 3 đứa con ăn học. Lúc bấy giờ, bà Nhị đã dùng hết số tiền đó
để nuôi con, nuôi mẹ chồng nên bà Hiền cũng không được lật lọng, đòi lại bà Nhị số tiền
50 triệu đồng ấy nữa.

Vậy để đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên thì phải làm sao? Từ những điểm bất
cập trên chúng ta cần phải có những điều chỉnh để giải quyết các vướng mắc.

Ví dụ, đối với những điều cấm của luật, những điều trái với đạo đức xã hội chúng
ta cần phải quy định rõ hơn để chúng ta sẽ dần dần hình thành được một quy chuẩn những
điều gì được làm và không được làm.

Việc xác định đạo đức xã hội là rất khó khăn vì nó phụ thuộc nhiều vào văn hóa,
phong tục tập quán mỗi địa phương mỗi vùng miền, trong hệ thống pháp luật Việt Nam
cũng chưa có điều lệ nào để làm thước đo để đánh giá đâu là hợp với đạo đức xã hội, hợp
với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Vì vậy có lẽ đã đến lúc chúng ta nên nghĩ đến một
bộ “các quy tắc ứng xử” sao cho phù hợp với đặc trung văn hóa, phong tục tập quán của
Việt Nam.

Một yếu tố nữa cũng quan trọng không kém là sự tự nguyện, theo điểm b khoản 1
Điều 117 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau
23
đây: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện” Thế tự nguyện ở đây được
hiểu như thế nào? Tự nguyện bao nhiêu phần trăm? Ngay cả trong BLDS 2015 vẫn còn
nhiều lỗ trống chưa đánh giá hết được sự tự nguyện của mỗi chủ thể.

Và quan trọng nhất, chúng ta cần phải nâng cao ý thức người dân về pháp luật. Cụ thể
là phải xác định được: chồng không phải là tài sản có thể trao đổi và đối tượng chịu điều chỉnh
là luật hôn nhân gia đình.

24
CHƯƠNG III. VẬN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CÓ
HIỆU LỰC CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ

3.1. Vận dụng chế định

Tóm tắt bản án số 33/2018/DS-ST ngày 11/08/2017 của Tòa án Nhân dân quận 2,
TP. Hồ Chí Minh:

Bản án số 73/2017/DS-PT ngày 21/08/2017 của Tòa án Nhân dân quận 2, TP. Hồ
Chí Minh xét xử về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa
nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Lệ T với bị đơn là ông Huỳnh Bá D và bà Huỳnh Ngọc A
cùng những người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Ngày 15/09/2015, ông Huỳnh Bá D và bà
Huỳnh Ngọc A ký hợp đồng chuyển nhượng cho bà T diện tích đất 605 m2 có giá trị
3.680.000.000 đồng. Bà T đã đặt cọc số tiền 40.000.000 đồng, số tiền còn lại sẽ thanh toán
vào ngày 15/01/2016. Trong quá trình tìm hiểu, bà T được biết phần đất nhận chuyển
nhượng nguồn gốc ban đầu của bà Nguyễn Thị Là (đã chết), sau đó do bà Lê Thị Tính là
mẹ ruột của ông D và bà A đứng tên. Bà Lê Thị Tính đã chết, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đã bị thu hồi theo Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 của Ủy ban
nhân dân. Nhận thấy việc chuyển nhượng là không hợp pháp nên bà T đã yêu cầu trả lại
tiền cọc nhưng ông D và bà A không đồng ý trả lại. Tại phiên tòa, Tòa án xét thấy hợp
đồng giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật bởi lẽ tại thời điểm xác lập giao dịch, diện
tích đất mà các bên chuyển nhượng cho nhau do bà Lê Thị Tính (đã chết) đứng tên nhưng
trước thời điểm xác lập giao dịch, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AH341615 ngày
02/01/2007 của Ủy ban nhân dân Quận H đã bị thu hồi. Do đó, Tòa đã chấp nhận toàn bộ
yêu cầu của bà T, tuyên bố hợp đồng mua bán đất ngày 15/09/2015 là vô hiệu, buộc ông D
và bà A hoàn trả lại số tiền 40.000.000 đồng.

Phân tích, đánh giá nhận định của Tòa án:

(i) Về mặt hình thức:

Nhóm đồng ý với nhận định của Tòa án như sau:

Căn cứ vào tình tiết vụ việc, phía bị đơn - ông D và bà A có trình bày như
sau: “Khi các bên thỏa thuận chuyển nhượng, đất chưa được cấp giấy tờ chủ quyền,
chỉ có giấy tờ mua bán từ chủ cũ là bà Nguyễn Thị Là, không rõ còn sống hay đã

25
chết, không biết địa chỉ. Các bên chỉ ký giấy tay với nhau, không công chứng, chứng
thực.”

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai (LĐĐ) 2013 có nêu rõ:

“Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của
người sử dụng đất được thực hiện như sau: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế
chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản
quy định tại điểm b khoản này.”

Khi xác lập giao dịch, hợp đồng mua bán đất giữa hai bên cần được công
chứng, chứng thực tại các cơ quan có thẩm quyền. Đối chiếu với bản án, Hợp đồng
mua bán đất giữa ông D và bà A với bà T được lập thành văn bản nhưng chưa công
chứng, chứng thực. Do đó, Tòa có cơ sở để nhận định rằng giao dịch dân sự giữa
hai bên bị vô hiệu về mặt hình thức theo Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015: “Hình
thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường
hợp luật có quy định.”

(ii) Về mặt nội dung:

Tòa đưa ra nhận định như sau:

“Hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật bởi lẽ tại thời điểm xác lập giao
dịch, diện tích đất mà các bên chuyển nhượng cho nhau do bà Lê Thị Tính (đã chết)
đứng tên nhưng trước thời điểm xác lập giao dịch, Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất số AH341615 ngày 02/01/2007 của Ủy ban nhân dân Quận H đã bị thu hồi theo
Quyết định số 4528/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 của Ủy ban nhân dân Quận H. Do
đó, bà T yêu cầu tuyên bố Hợp đồng mua bán đất ngày 15/9/2015 vô hiệu là có căn
cứ.”

Căn cứ theo tình tiết vụ việc, phía nguyên đơn - bà T trình bày: “Sau khi đặt
cọc, bà T đến Ủy ban nhân dân phường B và Ủy ban nhân dân Quận H để hỏi thì
được biết phần đất nhận chuyển nhượng nguồn gốc ban đầu của bà Nguyễn Thị Là
(đã chết), sau đó do bà Lê Thị Tính là mẹ ruột của ông D và bà A đứng tên. Bà Lê
Thị Tính đã chết, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã bị thu hồi theo Quyết định

26
số 4528/QĐ-UBND ngày 05/4/2012 của Ủy ban nhân dân Quận H. Ông D và bà A
chưa được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...”

Về mặt pháp lý, theo Điểm a Khoản 1 Điều 188 LĐĐ 2013 quy định:

“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng
quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: Có Giấy chứng nhận, trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản
1 Điều 168 của Luật này.”

Đối chiếu với tình tiết vụ án, ông D và bà A không có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đối với lô đất trên do đã bị thu hồi từ năm 2012, nên không có quyền
chuyển nhượng sử dụng lô đất đó cho bà T. Do đó, Hợp đồng mua bán đất ngày
15/09/2015 bị vô hiệu do vi phạm Điểm a Khoản 1 Điều 188 LĐĐ 2013, dẫn đến
việc giao dịch dân sự giữa ông D và bà A bị vô hiệu theo Điểm c Khoản 1 Điều
117 BLDS 2015:

“Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội.”

Nhóm đồng ý quan điểm trên của Tòa, tuy nhiên nhóm cũng có những nhận định bổ
sung như sau:

Trong lời khai, bà T đã trình bày: “... Ông D và bà A chưa được nhà nước
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất đang có tranh chấp với Hội đồng
hương Ngũ Hành Sơn....” Đây là tình tiết mà Tòa đã chưa xác minh làm rõ.

Tại Điểm b Khoản 1 Điều 188 LĐĐ 2013 đã nêu:

“Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng
quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây: (b) Đất không có tranh chấp.”

Theo lời khai trên, đây là tình tiết cho thấy ông D và bà A đã chuyển nhượng
quyền sử dụng đất khi đang có tranh chấp, do đó giao dịch dân sự mà ông D và bà
A đã vi phạm điều cấm trong LĐĐ 2013. Đây cũng là một cơ sở để Tòa có thể nhận
định giao dịch dân sự bị vô hiệu theo Điểm c Khoản 1 Điều 117 BLDS 2015.

27
3.2. Đánh giá chế định:

Giao dịch dân sự là một trong những vấn đề phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực
dân sự bởi đây là một trong những cách thức để cụ thể hóa quyền và lợi ích hợp pháp của
chủ thể. Chính vì thế, việc làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân
sự sẽ góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan.

3.2.1. Giá trị của chế định trong thực tiễn:

Nước ta đang bước vào giai đoạn của nền kinh tế thị trường ổn định. Để giữ
được sự ổn định đó đòi hỏi vai trò không hề nhỏ của Pháp luật. Pháp luật không cho
phép thực hiện những giao dịch dân sự có điều kiện, nếu điều kiện đó xâm phạm
đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của người khác. Vì
vậy, Pháp luật đảm bảo gần như tuyệt đối quyền và lợi ích của chủ thể, giúp cho các
giao dịch dân sự diễn ra một cách có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế thị trường.

3.2.2. Giá trị của chế định trong học tập, đời sống:

Ngoài ra, giao dịch dân sự có điều kiện còn làm nảy sinh nhiều cơ hội cạnh
tranh tích cực khác trong học tập, đời sống.

Chẳng hạn trong Điều 120 BLDS 2015 có điều kiện như sau:

“(1) Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy
bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy
bỏ.

(2) Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự
không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba
thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người
thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự
xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra”.

Ví dụ: Một người bố hứa với con sẽ thưởng một chiếc Iphone 13 nếu con thi
đậu Đại học. Trong trường hợp người con thi đậu Đại học sẽ phát sinh hậu quả pháp
lý là người bố thưởng cho người con chiếc Iphone 13, và ngược lại.

28
Việc hiểu và áp dụng chế định liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện
sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn, hạn chế được những rủi ro, mang lại thị
trường giao dịch “sạch”.

29
PHẦN KẾT LUẬN

Qua các đánh giá, phân tích trên, ta có thể thấy rằng hợp đồng dân sự đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của hai bên, pháp luật Việt Nam đã có những điều kiện bắt buộc để hợp đồng có
hiệu lực: về chủ thể tham gia hợp đồng, về mặt nội dung, mục đích và hình thức của hợp
đồng, về tính tự nguyện của các bên tham gia hợp đồng.

Nhìn chung, các quy định về vấn đề này trong pháp luật Việt Nam hiện hành đã
hoàn thiện về cơ bản. Tuy nhiên, việc áp dụng vào thực tiễn xét xử các quy định trên vẫn
còn nhiều bất cập, vướng mắc. Vì vậy, pháp luật Việt Nam cần có những điều chỉnh, sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội để hạn chế các tranh chấp hợp đồng
không đáng có xảy ra trong cuộc sống.

Ngoài ra, việc hiểu và nắm rõ về giao dịch dân sự sẽ giúp chúng ta tránh được những
nhầm lẫn thiệt thòi không mong muốn, đồng thời sẽ thúc đẩy quá trình giao dịch ngày càng
phát triển.

30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:
33/2005/QH11) ngày 14 tháng 06 năm 2005, Hà Nội.
2. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật Dân sự (Luật số:
91/2015/QH13) ngày 24 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
3. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Đất đai (Luật số:
45/2013/QH13) ngày 29 tháng 11 năm 2013, Hà Nội.
4. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Nhà ở (Luật số:
65/2014/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.
5. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn
kỹ thuật (Luật số: 68/2006/QH11) ngày 29 tháng 06 năm 2006.
6. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 155/2016-NĐ-CP
Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường, Hà Nội.
7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 180/2007/NĐ-
CP Hướng dẫn chi tiết và quy định một số điều liên quan đến Luật, Hà Nội.
8. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật kinh doanh bất động sản
(Luật số: 66/2014/QH13) ngày 25 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.
9. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật xây dựng (Luật số:
50/2014/QH13) ngày 18 tháng 6 năm 2014, Hà Nội.
10. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật hình sự (Luật số:
100/2015/QH13) ngày 27 tháng 11 năm 2015, Hà Nội.
11. Nguyễn Ngọc Điện, Một số vấn đề bị bỏ quên – liên quan đến chế độ sở hữu trong
BLDS năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2011.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC


12. Tâm Lụa, Báo Tuổi Trẻ Online (19/05/2015), "Nhận 50 triệu đồng “chuyển nhượng
chồng” là trái luật", Truy cập từ: https://tuoitre.vn/nhan-tien-chuyen-nhuong-chong-la-
trai-luat-749130.htm

13. Đặng Tươi – Trà My – Bảo Bình, Báo Tuổi Trẻ Online (20/05/2015), "Lý – tình
trong vụ “nhượng chồng” 50 triệu đồng", Truy cập từ: https://tuoitre.vn/ly-tinh-trong-vu-
nhuong-chong-50-trieu-dong-749298.htm.

31
14. Phi Phong, Báo Dân Trí (31/05/2015), "Bi hài người vợ ký giấy “nhượng chồng”
cho tình địch giá 50 triệu đồng", Truy cập từ: https://dantri.com.vn/phap-luat/bi-hai-nguoi-
vo-ky-giay-chuyen-nhuong-chong-cho-tinh-dich-gia-50-trieu-dong-1433721659.htm.

15. Lê Minh Trường, Luatminhkhue.vn (11/7/2021), "Điều cấm là gì? Khái niệm về điều
cấm được hiểu như thế nào?", Truy cập từ: https://luatminhkhue.vn/dieu-cam-la-gi---khai-
niem-ve-dieu-cam-duoc-hieu-nhu-the-nao--.aspx.

16. Đinh Thùy Dung, Luatduonggia.vn (18/8/2021), "Thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao
dịch dân sự vô hiệu theo quy định mới", Truy cập từ: https://luatduonggia.vn/thoi-hieu-yeu-
cau-tuyen-bo-giao-dich-dan-su-vo-hieu-theo-quy-dinh-moi/

17. Thư viện Pháp luật, "Bản án 33/2018/DS-ST ngày 29/05/2018 về tranh chấp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất", Truy cập từ:
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-332018dsst-ngay-29052018-ve-tranh-
chap-hop-dong-chuyen-nhuong-quyen-su-dung-dat-
60869?fbclid=IwAR1Kihgl9ZeBM0Y4qLXtc96cfYAyC6-OG51vPR8u7z-
T0D8B2kxtUXw_dEA

32

You might also like