You are on page 1of 37

KHOA QUẢN TRỊ

LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT K48 (B2)

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT


CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Bộ môn: Những quy định chung về luật dân sự, thừa kế tài sản
Giảng viên: Ths. Nguyễn Tấn Hoàng Hải
Nhóm: 3

1 Phạm Quỳnh Minh Thư 2353401020249

2 Trà Trân Trân 2353401020269

3 Huỳnh Thị Thảo Vân 2353401020288

4 Nguyễn Trịnh Phương Uyên 2353401020286

5 Nguyễn Thị Huyền Trân 2353401020267

6 Phan Thị Ngọc Trâm 2353401020262

7 Đặng Như Ngọc Uyên 2353401020284

8 Lại Thị Ngọc Yến 2353401020301

9 Đàng Nữ Xuân Trân 2353401020264

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2024


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

Bộ luật Dân sự năm 2005 BLDS 2005

Bộ luật Dân sự năm 2015 BLDS 2015

Luật Doanh nghiệp năm 2014 Luật Doanh nghiệp 2014

Luật Doanh nghiệp năm 2020 Luật Doanh nghiệp 2020

Công ty TNHH Dịch vụ - Xây Dựng – Công ty Ngọc Bích


Thương mại Ngọc Bích

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương Công ty Xuyên Á


mại Xuyên Á
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1. Năng lực hành vi dân sự cá nhân..................................................................2
1.1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân
sự và mất năng lực hành vi dân sự.......................................................................3
1.2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi......................6
1.3. Trong quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng lực
hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?........................................................7
1.4. Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục
không? Vì sao?.....................................................................................................7
1.5. Theo Tòa án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới
có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối cao
như vậy có thuyết phục không, vì sao?................................................................8
1.6. Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của
người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý).........................................................9
1.7. Theo quy định và Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám
hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông
Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của
Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.......................................................10
1.8. Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................................10
1.9. Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..............11
1.10. Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A là người giám hộ cho bà
E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời......................................................................................11
1.11. Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản
của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDS
năm 2015 có thuyết phục không? Vì sao?.........................................................12
2. Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý........................................................12
2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ
từng điều kiện)...................................................................................................13
2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại
diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không? Đoạn nào
của Bản án có câu trả lời....................................................................................14
2.3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ
tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?....................................15
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.....................16
2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS 2005 và BLDS
2015)..................................................................................................................16
2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân
có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..........................19
2.7. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam hà có ràng
buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...............19
3. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân............................................................19
3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách
nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ pháp nhân......................................19
3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty
Xuyên Á không? Vì sao?...................................................................................20
3.3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á
hay của bà Hiền? Vì sao?...................................................................................21
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa
cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích...................21
3.5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty
Xuyên Á đã bị giải thể?......................................................................................22
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Nhằm mục đích nâng cao hiểu biết và vận dụng một số kiến thức liên quan
đến năng lực của cá nhân, tư cách pháp nhân, mối quan hệ giữa pháp nhân và các
thành viên đối với nghĩa vụ phải thực hiện cho người thứ ba.
Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn
đề pháp lý.
Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án,
nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.
NỘI DUNG
1. Năng lực hành vi dân sự cá nhân
Nghiên cứu:
- Điều 22, 23, 24 BLDS 2015 (Điều 22, 23 BLDS 2005); và các quy định khác
có liên quan;
- Quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân
dân Quận S, TP. Đà Nẵng.

Tóm tắt Quyết định số 52/2020/DS-GĐT ngày 11/9/2020 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyên đơn là Ông Lê Văn Tiếu. Bị đơn Ông Lê Văn Chỉnh. Tòa án sơ thẩm
thành phố Hà Nội đã phân chia tài sản gây thiệt hại cho ông Chảng nhưng bà Bích
không kháng cáo chia lại tài sản. Bà Chung là vợ hợp pháp của ông Chảng nhưng
không được Tòa án xác định là đại diện hợp pháp của ông Chảng làm ảnh hưởng
đến quyền lợi hợp pháp của ông Chảng.
Quyết định của Tòa án: Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 07/2009/DSPT
ngày 14/01/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án
dân sự sơ thẩm số 10/2008/DSST ngày 31/01/2008 của Tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại theo thủ
tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.
Tóm tắt Quyết định số 15/2020/QĐST-DS của Tòa án nhân dân Quận S, TP. Đà
Nẵng.
Ngày 17/12/2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân quận S, thành phố Đà Nẵng mở
phiên họp sơ thẩm công khai giải quyết việc dân sự thụ lý số 15/2020/TLST-VDS
ngày 30 tháng 11 năm 2020, về việc “Yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi”, người tham gia tố tụng bao gồm bà Lê Thị A (là
người yêu cầu giải quyết việc dân sự) và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan bao gồm: bà Lê Thị Q, ông Lê Đức D, bà Lê Thị N, bà Lê Thị H và ông Lê
Đức L. Bà A yêu cầu Tòa án tuyên bố bà Nguyễn Thị E ( mẹ ruột của bà A) có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi đồng thời chỉ ra bà A làm người giám hộ, đại
diện theo pháp luật cho bà Nguyễn Thị E. Bà A sẽ đại diện cho bà E trong việc xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo pháp luật. Những
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều đồng ý với lời trình bày của A. Sau khi
nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự được thẩm tra tại phiên
họp, ý kiến của các bên tham gia thì Tòa án đã chấp nhận yêu cầu tuyên bố bà E có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của bà A và chỉ định bà A là người giám
hộ của bà E. Bà A phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ theo quy
định tại Điều 57,58 Bộ Luật dân sự 2015 và thực hiện quản lý tài sản của người
được giám hộ (bà E) theo quy định tại Điều 59 Bộ Luật Dân sự 2015.
1.1. Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi
dân sự và mất năng lực hành vi dân sự.

Tiêu chí Mất năng lực hành vi dân sự Hạn chế năng lực hành vi
dân sự

Cơ sở pháp lý Điều 22 BLDS 2015 Điều 24 BLDS 2015

GIỐNG NHAU

Độ tuổi Từ đủ 18 tuổi.

Căn cứ chứng Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
minh quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này
là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành
vi dân sự.

Cơ quan có Tòa án
thẩm quyền
tuyên bố

Chủ thể yêu cầu Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu
quan.

Năng lực hành Đã từng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ


vi dân sự trước
đó

Khả năng thực Không thể tự mình tham gia các giao dịch, phải có người đại diện
hiện giao dịch theo pháp luật thực hiện.
dân sự

Khôi phục năng Khi không còn căn cứ cho rằng họ bị mất năng lực hành vi dân
lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của
sự chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc
của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ
quyết định tuyên bố trước đó.

KHÁC NHAU

Đối tượng Người bị bệnh tâm thần hoặc Người nghiện ma túy, nghiện
mắc bệnh khác mà không thể các chất kích thích khác dẫn
nhận thức, làm chủ được hành đến phá tán tài sản của gia
vi. đình. (Như vậy, việc xác định
người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự là căn cứ vào khả
năng nhận thức của người này
- bị tác động bởi chất ma tuý
hoặc các chất kích thích khác.
Vì vậy, những người câm,
điếc, mù không phải là những
người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự mà họ chỉ bị khiếm
khuyết về mặt thể chất mà thôi.
Đây là điểm khác biệt so với
pháp luật của một số nước trên
thế giới).1

Cơ sở để Tòa án Trên cơ sở kết luận giám định Theo yêu cầu của người có
ra phán quyết pháp y tâm thần theo yêu cầu quyền, lợi ích liên quan hoặc
1
Trường ĐH Luật TPHCM (2019), Giáo trình những quy định chung về Luật Dân sự, NXB. Hồng Đức, tr.120
của người có quyền, lợi ích liên của cơ quan, tổ chức hữu quan.
quan hoặc của cơ quan, tổ chức Không cần phải có kết luận
hữu quan. giám định pháp y tâm thần.

Người đại diện Người đại diện cho người mất Người đại diện của người hạn
năng lực hành vi dân sự có thể chế năng lực hành vi dân sự do
là cá nhân hoặc pháp nhân và Tòa án quyết định theo pháp
được gọi là người giám hộ. luật và phạm vi đại diện.
Người đại diện có thể được chỉ
định hoặc đương nhiên trở
thành người đại diện theo quy
định của pháp luật
Người giám hộ đương nhiên
(Điều 53 BLDS 2015)
Người giám hộ cử (Điều 54
BLDS 2015)

Thực hiện giao Giao dịch dân sự của người mất Việc xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự năng lực hành vi dân sự phải do dịch dân sự liên quan đến tài
người đại diện theo pháp luật sản của người bị Tòa án tuyên
xác lập, thực hiện. (Tất cả bố hạn chế năng lực hành vi
thông qua người đại diện. Giao dân sự phải có sự đồng ý của
dịch dân sự mà người mất năng người đại diện theo pháp luật,
lực hành vi dân sự tự mình thực trừ giao dịch nhằm phục vụ
hiện sẽ bị coi là vô hiệu). nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
hoặc luật liên quan có quy định
khác. (Liên quan đến tài sản thì
thông qua người đại diện, nếu
người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự tự mình thực hiện
giao dịch dân sự mà chưa qua
đồng ý hay hợp pháp thì sẽ bị
coi là vô hiệu trừ giao dịch
phục vụ sinh hoạt hàng ngày
hoặc luật liên quan có quy định
khác.)

1.2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự và là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Nội dung Người bị hạn chế năng lực Người khó khăn trong trong
hành vi dân sự ( Điều 24 BLDS nhận thức, làm chủ hành vi
2015) (Điều 23 BLDS 2015)

Đối tượng Người nghiện ma túy, nghiện các Người thành niên do tình trạng
chất kích thích khác dẫn đến phá thể chất hoặc tinh thần mà không
tán tài sản của gia đình. (Như đủ khả năng nhận thức, làm chủ
vậy, việc xác định người bị hạn hành vi nhưng chưa đến mức mất
chế năng lực hành vi dân sự là năng lực hành vi dân sự.
căn cứ vào khả năng nhận thức
của người này - bị tác động bởi
chất ma tuý hoặc các chất kích
thích khác. Vì vậy, những người
câm, điếc, mù không phải là
những người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự mà họ chỉ bị
khiếm khuyết về mặt thể chất mà
thôi. Đây là điểm khác biệt so
với pháp luật của một số nước
trên thế giới).2

Chủ thể yêu Người có quyền, lợi ích liên Người này, người có quyền, lợi
cầu quan hoặc của cơ quan, tổ chức ích liên quan hoặc của cơ quan,
hữu quan. tổ chức hữu quan. (Đây là một
quy định mới phù hợp với thực

2
Trường ĐH Luật TPHCM (2019), Giáo trình những quy định chung về Luật Dân sự, NXB. Hồng Đức, tr.120
tiễn bởi thực tế có trường hợp
mắc các bệnh suy giảm trí nhớ
(bệnh Alzheimer) hay bệnh run
tay (Parkinson), họ có thể không
nhận thức hoặc làm chủ hành vi
của mình. Do vậy, để bảo vệ tốt
nhất quyền lợi của họ, pháp luật
cho phép họ được quyền yêu
cầu hoặc người có quyền lợi liên
quan, tổ chức hữu quan yêu cầu
Tòa án tuyên bố họ có khó khăn
trong nhận thức và làm chủ
hành vi.)3

Điều kiện Không cần phải có kết luận giám Trên cơ sở kết luận giám định
định pháp y tâm thần. pháp y tâm thần.

Người đại Người đại diện do Tòa án quyết Người giám hộ do Tòa án quyết
diện/ giám định. định.
hộ

Thực hiện Việc xác lập, thực hiện giao dịch Được xác lập các giao dịch dân
giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của sự. Tuy nhiên, người giám hộ có
dân sự người bị Tòa án tuyên bố hạn nghĩa vụ đại diện người được
chế năng lực hành vi dân sự phải giám hộ trong các giao dịch theo
có sự đồng ý của người đại diện quyết định của người được giám
theo pháp luật, trừ giao dịch hộ và Tòa án.
nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày hoặc luật liên quan có
quy định khác. (Liên quan đến
tài sản thì thông qua người đại
diện, nếu người bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự tự mình thực

3
Trường ĐH Luật TPHCM (2019), Giáo trình những quy định chung về Luật Dân sự, NXB. Hồng Đức, tr.119
hiện giao dịch dân sự mà chưa
qua đồng ý hay hợp pháp thì sẽ
bị coi là vô hiệu trừ giao dịch
phục vụ sinh hoạt hàng ngày
hoặc luật liên quan có quy định
khác.)

1.3. Trong quyết định số 52, Tòa án nhân dân tối cao đã xác định năng lực
hành vi dân sự của ông Chảng như thế nào?
Dựa trên “Biên bản giám định khả năng lao động” số 84/GĐYK-KNLĐ ngày
18/12/2007, Hội đồng giám định y khoa Trung ương – Bộ Y tế xác định ông Chảng:
“Không tự đi lại được. Tiếp xúc khó, thất vận ngôn nặng, liệt hoàn toàn ½ người
phải. Rối loạn cơ tròn kiểu trung ương, tai biến mạch máu não lần 2. Tâm thần: Sa
sút trí tuệ. Hiện tại không đủ năng lực hành vi lập di chúc. Được xác định tỉ lệ mất
khả năng lao động do bệnh tật là: 91%...” và theo khoản 1 điều 24 BLDS 2015.
1.4. Hướng của Tòa án nhân dân tối cao trong câu hỏi trên có thuyết phục
không? Vì sao?
Hướng của tòa án nhân dân tối cao thực hiện để xác định năng lực hành vi
dân sự của ông Chảng nêu trên là thuyết phục. Vì bệnh trạng của ông Chảng theo
báo cáo của Hội đồng giám định y khoa thì ông Chảng chưa đến mức mất đi hoàn
toàn nhận thức và năng lực hành vi dân sự. Theo quy định mới (điều 23 BLDS
2015) khả năng hành vi năng lực dân sự của ông Chảng chưa bị mất hoàn toàn mà
chỉ khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi nghĩa là vẫn có khả năng điều khiển
nhận thức.
1.5. Theo Tòa án nhân dân tối cao, ai không thể là người giám hộ và ai mới
có thể là người giám hộ của ông Chảng? Hướng của Tòa án nhân dân tối
cao như vậy có thuyết phục không, vì sao?
Toà án cấp sơ thẩm xác định bà Bích là vợ hợp pháp của ông Chảng, từ đó bà
Bích làm người giám hộ cho ông Chảng. Sau khi xét xử phúc thẩm, UBND phường
Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP. Hà Nội đã có Công văn số 31/UBND-TP ngày
8/3/2019 xác nhận: “Qua kiểm tra xác minh sổ đăng ký kết hôn năm 2001 của
phường cho thấy không có trường hợp đăng ký kết hôn nào có tên ông Lê Văn
Chảng và bà Nguyễn Thị Bích”. Như vậy, tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án bà
Bích không phải là và hợp pháp của ông Chảng. Bà Chung, người có đầy đủ các
điều kiện nhưng không được Toà án công nhận là người giám hộ cho ông Chảng.
Trong hồ sơ vụ án thể hiện bà Chung chung sống với ông Chảng từ năm 1975, có tổ
chức đám cưới và có con chung. Do đó, có căn cứ xác định bà Chung và ông Chảng
chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 04/01/1987, trường hợp này bà
Chung và ông Chảng được công nhận là vợ chồng hợp pháp theo quy định tại Điểm
a Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi
hành Luật Hôn nhân và gia đình. Vì vậy bà Chung mới là người giám hộ hợp pháp
của ông Chảng.
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao như vậy là hợp lí vì bà Chung
là vợ hợp pháp của ông Chảng, chung sống cùng gia đình ông Chảng tại nhà đất
tranh chấp từ năm 1975 đến năm 1994. Ông Chỉnh cũng xác định bà Chung và ông
Chảng có chung sống với nhau, bà Chung thực hiện tốt bổn phận làm dâu, làm vợ
nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại không công nhận bà Chung là người giám hộ của ông
Chảng. Trong khi đó bà Bích không phải là vợ hợp pháp của ông Chảng vì thủ tục
đăng ký kết hôn có sai phạm lại được Toà án cấp sơ thẩm công nhận là vợ của ông
Chảng, dẫn đến việc ông Chảng không được pháp luật bảo vệ. Căn cứ theo Khoản 1
Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015, bà Chung là người giám hộ đương nhiên của ông
Chảng.
- Giải quyết hợp lý
- Bảo vệ lợi ích của cả ông Chảng và bà Chung
- Có cái nhìn tổng quát, nhìn nhận sự đóng góp của bà Chung
1.6. Cho biết các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của
người được giám hộ (nêu rõ cơ sở pháp lý)
- Nghĩa vụ của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ:
+ Quản lí tài sản của người được giám hộ: Người giám hộ có trách nhiệm quản lí tài
sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; có trách nhiệm bảo quản,
gìn giữ tài sản, không làm hư hỏng, mất mát tài sản của người được giám hộ; không
được cho, tặng tài sản của người được giám hộ, chỉ được sử dụng, định đoạt tài sản
vì lợi ích của người được giám hộ ( khoản 3 điều 55 BLDS 2015; khoản 2 điều 56
BLDS 2015; điểm c khoản 1 điều 57 BLDS 2015; điều 59 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi:
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp
luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự.( khoản 2 điều 55 BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến
chưa đủ mười tám tuổi: Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân
sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.( khoản 1, điều 56,
BLDS 2015)
+ Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi
dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Đại diện cho người
được giám hộ trong các giao dịch dân sự (điểm b khoản 1 điều 57 BLDS 2015)
- Quyền của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ:
người giám hộ có quyền sử dụng tài sản, định đoạt tài sản của người được giám hộ
cho những hoạt động cần thiết thường ngày của người được giám hộ; được thanh
toán các chi phí cần thiết cho việc quản lí tài sản; dùng tài sản của người được giám
hộ để bồi thường thiệt hại do các hành vi của người được giám hộ gây ra. Ngoài ra,
họ còn thực hiện các hành vi pháp lí thay mặt người được giám hộ trong việc tạo
lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người được giám hộ( điều 58 BLDS 2015)
1.7. Theo quy định và Tòa án nhân dân tối cao trong vụ án trên, người giám
hộ của ông Chảng có được tham gia vào việc chia di sản thừa kế (mà ông
Chảng được hưởng) không? Vì sao? Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử
lý của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề vừa nêu.
Người giám hộ (đồng thời là vợ) của ông Chảng là bà Nguyễn Thị Bích (dựa
trên “Giấy đăng ký kết hôn – đăng ký lại” ngày 15/10/2001 – Theo “Tạp chí Ngày
Mới online”, “Người giám hộ bỏ mặc quyền lợi của người được giám hộ, hệ lụy từ
một bản án”), từ đó Tòa án sơ thẩm xác định bà Bích là vợ hợp pháp của ông
Chảng, cử bà Bích làm người giám hộ hợp pháp của ông Chảng có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan đến vụ án.
Thế nhưng, sau khi xét xử phúc thẩm, UBND phường Yên Nghĩa, quận Hà
Đông, TP. Hà Nội đã có Công văn số 31/UBND-TP ngày 8/3/2019 xác nhận: “Qua
kiểm tra xác minh sổ đăng ký kết hôn năm 2001 của phường cho thấy không có
trường hợp đăng ký kết hôn nào có tên ông Lê Văn Chảng và bà Nguyễn Thị Bích”.
Như vậy, tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ án bà Bích không phải là và hợp
pháp của ông Chảng, bà Bích không đủ điều kiện được cử làm người giám hộ cho
ông Chảng theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (Trường
hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ). Vì thế, bà
Bích (người giám hộ không hợp pháp của ông Chảng) không được tham gia vào
việc chia di sản mà ông Chảng được hưởng.
Hướng xử lý của Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề nêu trên:
- Giải quyết hợp lý vì bảo vệ được lợi ích của người giám hộ và người được
giám hộ.
- Cái nhìn tổng quát, có công nhận sự đóng góp của bà Chung.
1.8. Cho biết điều kiện để Tòa án có thể tuyên một người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 1 Điều 23 BLDS 2015:
Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định
tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ
định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
1.9. Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời
Trong quyết định số 15, Tòa án tuyên bà E có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi là thuyết phục. Vì có đầy đủ các điều kiện theo khoản 1 Điều 23 BLDS
2015 quy định:
Bà E là người thành niên do mắc bệnh “Rối loạn tiêu hóa (K29)/ Tăng huyết
áp (I10)” nên bà E không có đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, nhưng chưa
đến mức mất năng lực hành vi dân sự, cụ thể bà có biểu hiện lúc nhớ lúc quên “bà E
có thể tự mặc quần áo, tắm rửa được nhưng hơi chậm, còn đi chợ và làm một số
công việc đơn giản trong gia đình”. Có yêu cầu của bà A là người có quyền (con cả
của bà E) và được các anh, chị, em trong gia đình gồm: bà Q, ông D, bà N, bà H và
ông L đồng ý. Có kết luận giám định pháp y tâm thần số: “Mất trí không biệt định
(F03)”.
1.10. Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A là người giám hộ cho bà E
(có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) có thuyết phục không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A là người giám hộ cho bà E (có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) là thuyết phục, vì:
Theo điểm d khoản 1 Điều 47 BLDS 2015: Bà E là người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi là thuộc vào nhóm người được giám hộ; bà A là người
có đủ điều kiện để làm người giám hộ (Điều 49 BLDS 2015). Trong trường hợp của
bà E thì chồng bà E là ông Lê Đức H đã chết và bà E có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi nên bà A là con cả và được các anh, chị, em trong gia đình thống
nhất đồng ý để bà A làm người giám hộ cho bà E (khoản 2 Điều 53 BLDS 2015) thì
bà A trở thành giám hộ cho bà E theo chỉ định của Tòa án là phù hợp.
1.11. Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản
của bà E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59
BLDS năm 2015 có thuyết phục không? Vì sao?
Trong quyết định số 15, Tòa án xác định bà A có quyền đối với tài sản của bà
E (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi) theo Điều 59 BLDS năm 2015 là
thuyết phục, vì:
Theo khoản 2 Điều 59 BLDS 2015 quy định:
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được
quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi
được quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong trường hợp của bà E, Tòa án đã tuyên bố bà E có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi và chỉ định bà A là người giám hộ của bà E. Người giám hộ
có quyền và nghĩa vụ quản lý tài sản của người được giám hộ theo quy định tại Điều
59. Nên bà A có quyền quản lý tài sản của bà E.
2. Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý
Nghiên cứu:
- Điều 74, Điều 85, Điều 86, Điều 87 BLDS 2015 (Điều 84, 86, 91 và 93
BLDS 2005);
- Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh;
- Tình huống: Công ty Bắc Sơn có Quyết định số 10/QĐ-BS/2N thành lập Chi
nhánh Công ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong quy chế hoạt
động của Chi nhánh, Công ty Bắc Sơn có quy định Chi nhánh có chức năng
sản xuất phụ tùng ô tô xe máy; Lắp ráp xe máy mới, sửa chữa và phục chế xe
máy cũ; Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa. Chi nhánh có quyền lựa chọn
khách hàng, trực tiếp giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng, chủ động
trong mọi hoạt động kinh doanh đã đăng ký. Ngoài ra, quy chế còn quy định
“chi nhánh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế
độc lập”. Thực tế, Chi nhánh Công ty Bắc Sơn ký Hợp đồng kinh tế với
Công ty Nam Hà trong đó thỏa thuận bán cho Công ty Nam hà 6.000 xe máy
Trung Quốc sản xuất với tổng giá là 38.100.000 đồng. Khi có tranh chấp,
Công ty Bắc Sơn đã phủ nhận trách nhiệm đối với hợp đồng trên với lý do
Chi nhánh có tư cách pháp nhân.
Tóm tắt Bản án số 1117/2012/LĐ-PT ngày 11/9/2012 của Tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh.
- Nguyên đơn: Ông Nguyễn Ngọc Hùng
- Bị đơn: Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Nội dung: Ngày 16/9/2011, ông Nguyễn Ngọc Hùng (nguyên đơn) khởi kiện
cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường vì đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động với ông. Bên cơ quan đại diện không đồng ý và nộp đơn
kháng cáo ngày 06/06/2012. Trong quá trình xét xử, xét thấy bên nguyên đơn
(ông Hùng và Hội đồng xét xử sơ thẩm) xác định bị đơn trong vụ án là cơ
quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường là không đúng quy định của luật
về pháp nhân của bị đơn (xét theo quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày
08/07/2008).
- Quyết định của Tòa án:
Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên
và môi trường thành phố Hồ Chí Minh. Hủy bản án Lao động sơ thẩm để
chuyển hồ sơ về cho Tòa án nhân dân quận 1, thành phố Hồ Chí Minh giải
quyết lại sơ thẩm vụ án.
2.1. Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ
từng điều kiện).
Theo khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 quy định:
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau
đây: được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; có cơ
cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của bộ luật này; có tài sản độc lập với cá
nhân, pháp nhân khác và phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh
mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Phân tích:
Thứ nhất, được thành lập theo quy định của BLDS và các luật khác có liên
quan;
Theo quy định tại Điều 82 BLDS 2015, việc thành lập pháp nhân có thể theo
sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền. Đối với pháp nhân quy định phải đăng ký thành lập theo quy định của
pháp luật thì phải thực hiện việc đăng ký thành lập pháp nhân và việc đăng ký này
phải được công bố công khai để các chủ thể của quan hệ dân sự khác biệt.
So với BLDS năm 2005, thì quy định này có thay đổi: BLDS năm 2005 chỉ
quy định điều kiện này là “Được thành lập hợp pháp”. Như vậy, quy định của
BLDS năm 2015 cụ thể, rõ ràng hơn, thể hiện sự minh bạch của pháp luật và cũng
thể hiện sự nhấn mạnh là pháp nhân phải được thành lập theo BLDS và các luật
liên quan. Điểm này nói lên tính “thứ bậc” của hệ thống pháp luật; đồng thời thể
hiện sự minh bạch của pháp luật: việc thành lập pháp nhân chỉ có thể được điều
chỉnh bằng đạo luật xác định (luật khác có liên quan), chứ không phải là luật nói
chung, và càng không thể là văn bản dưới luật. Cần xác định rõ quy định của BLDS
về pháp nhân là cơ sở pháp lý chung cho mọi loại pháp nhân. Do đó, tất cả các loại
pháp nhân khi thành lập thì phải tuân thủ các quy định chung của BLDS. Các luật
liên quan là luật chuyên ngành, nếu có quy định riêng về pháp nhân thì đều phải
tuân thủ quy định của BLDS, trừ những điểm cụ thể, đặc thù.
Ý nghĩa của việc quy định pháp nhân phải được thành lập theo quy định của
luật:
- Thừa nhận sự ra đời và khai sinh pháp nhân: tạo hành lang pháp lý cho sự ra
đời của pháp nhân, quy định sự kiện pháp lý làm phát sinh tư cách chủ thể
của pháp nhân, đồng thời đó còn là thời điểm chuyển giao các quyền và
nghĩa vụ, từ người được sáng lập viên ủy quyền tiến hành các thủ tục cần
thiết để thành lập pháp nhân, sang cho pháp nhân.
- Thông qua quy định này, nhà làm luật tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà
nước kiểm tra, giám sát việc thành lập các tổ chức; đồng thời ngăn ngừa,
không để cho các tổ chức nguy hại cho xã hội ra đời. Do đó, một tổ chức
muốn được pháp luật công nhận, thì nó phải được thành lập vì một lợi ích
thiết thực của Nhà nước và lợi ích của xã hội.
- Đây còn là cơ sở pháp lý để Tòa án và các cơ quan tài phán xem tính hợp
pháp của các pháp nhân và giải quyết các tranh chấp liên quan đến sự thành
lập và tồn tại của các pháp nhân.
Thứ hai, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 BLDS 2015.
Cụ thể, pháp nhân phải có cơ quan điều hành; tổ chức, nhiệm vụ và quyền
hạn của cơ quan điều hành phải được quy định trong điều lệ pháp nhân hoặc trong
quyết định thành lập pháp nhân. Ngoài ra, pháp nhân có thể có các cơ quan khác
theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Ý nghĩa của các quy định về cơ cấu của pháp nhân là
- Tạo tiền đề thực tế giúp cho tổ chức có đủ năng lực cần thiết để thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và hoạt động có hiệu quả.
- Đảm bảo sự tồn tại ổn định của tổ chức, không lệ thuộc vào số lượng và sự
thay đổi thành viên.
- Hoạt động độc lập, không lệ thuộc về mặt tổ chức đối với thành viên và cơ
quan sáng lập pháp nhân
Thứ ba, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình.
Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt một tổ chức có tư các pháp nhân
hay không có tư cách pháp nhân;
Căn cứ Điều 81 BLDS 2015, tài sản của pháp nhân bao gồm: vốn góp của
chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân
được xác lập quyền sở hữu.
Theo đó, tiền đề quan trọng để pháp nhân tồn tại chính là có tài sản độc lập.
Tài sản của pháp nhân được hình thành từ các nguồn do thành viên góp vốn, được
tặng cho từ cá nhân hoặc tổ chức khác, được viện trợ quốc tế, được Nhà nước giao
cho (các pháp nhân là cơ quan nhà nước), được huy động từ sự đóng góp của công
chúng (các pháp nhân là các quỹ xã hội, quỹ từ thiện,..) hoặc thu nhập được trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các pháp nhân (các tổ chức trực tiếp
kinh doanh, sản xuất).
Pháp nhân phải có tài sản độc lập, có nghĩa là sản nghiệp của pháp nhân phải
hoàn toàn tách biệt với tài sản của thành viên hoặc tài sản của cơ quan nhà nước
sáng lập pháp nhân. Điều này thể hiện rõ chế độ quản lý, kiểm soát cơ chế thực hiện
quyền làm chủ của pháp nhân đối với tài sản của mình. Đồng thời, cũng thể hiện
việc làm chủ hoạt động của mình và các trách nhiệm liên quan mà pháp nhân phải
chịu thông qua việc đem tài sản đó để chịu trách nhiệm về thực hiện các nghĩa vụ
của pháp nhân và được khởi kiện để đòi lại tài sản hoặc đòi bồi thường thiệt hại khi
tài sản đó bị xâm phạm, kể cả người xâm phạm là thành viên của pháp nhân. Tuy
nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, không phải pháp nhân nào cũng có thể
có tài sản thuộc quyền sở hữu riêng, nhất là các cơ quan nhà nước, các tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, thậm chí tổ chức xã hội hay tổ chức xã hội –
nghề nghiệp.
Thêm vào đó, phải phân biệt rõ ràng 2 định nghĩa “tài sản độc lập” và “tài
sản riêng” của chủ thể. Vì hộ gia đình, tổ hợp tác cũng có tài sản riêng nhưng tài sản
này không hoàn toàn độc lập với tài sản của thành viên. Trong trường hợp thông
thường, tài sản mà thành viên đã góp vào công ty hợp danh thì độc lập với tài sản
riêng của thành viên, những công ty hợp danh khi phải chịu trách nhiệm về tài sản
lớn hơn với tài sản của nó, thì tài sản góp vốn vào công ty và tài sản của thành viên
không còn độc lập nữa.
Ý nghĩa của sự độc lập về tài sản của pháp nhân:
- Giữa tài sản của pháp nhân với sản nghiệp của thành viên phải sòng phẳng.
Thành viên góp vốn phải thực hiện nghĩa vụ góp vốn đầy đủ và phải chịu
trách nhiệm trước pháp nhân về việc vi phạm nghĩa vụ góp vốn của mình.
- Tài sản được giao cho pháp nhân là thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý
độc lập của pháp nhân. Điều này nhằm đảm bảo quyền độc lập và tự chủ của
pháp nhân trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản đó theo đúng
chức năng nhiệm vụ, mục đích của pháp nhân mà không lệ thuộc vào ý chí
của bất kỳ ai.
- Đối với pháp nhân kinh doanh, sự tách bạch về tài sản nhằm thể hiện rõ tiềm
lực tài chính của pháp nhân; đồng thời giới hạn rõ phạm vi trách nhiệm tài
sản của pháp nhân. Qua đó, giới hạn rõ phạm vi trách nhiệm tài sản của
pháp nhân. Qua đó hạn chế rủi ro cho cổ đông (khi góp vốn) và góp phần
làm hạn chế mầm mống gây nguy hại cho người thứ ba và cho xã hội (khi
hợp tác làm ăn với pháp nhân).
- Khi tài sản của pháp nhân bị thiệt hại, chỉ pháp nhân mới có quyền khởi kiện
đòi bồi thường. Quyền khởi kiện đòi bồi thường áp dụng cả đối với thành
viên, người đại diện của pháp nhân và người thứ ba, khi những người này có
hành vi trái pháp luật và có lỗi làm thiệt hại cho tài sản của pháp nhân.
Thứ tư, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Điều kiện này xuất phát từ việc tách bạch tài sản với các cá nhân, tổ chức
khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để hưởng,
tự mình thực hiện các quyền và chịu nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự.
Chủ thể thành lập nên pháp nhân theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 BLDS 2015
bao gồm mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Tư cách chủ thể độc lập của pháp nhân thể hiện ở các mặt:
- Bằng các điều kiện và khả năng tài sản của mình, với tư cách pháp lý của
chính mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng như gánh chịu trách
nhiệm dân sự phát sinh từ đó.
- Nhân danh mình trong trường hợp này còn được hiểu là pháp nhân phải sử
dụng tên gọi của chính minh, lấy danh nghĩa pháp lý của mình khi tham gia
quan hệ pháp luật. Pháp nhân không được lấy danh nghĩa của thành viên hay
cơ quan sáng lập pháp nhân hoặc mượn danh nghĩa của nhà nước, hoặc của
các cá nhân, tổ chức khác khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, trừ công
ty hợp danh có thể sử dụng danh nghĩa của thành viên hợp danh để giao
dịch.
- Việc xác lập, thực hiện các giao dịch với tư cách của pháp nhân phải được
tiến hành thông qua hành vi của người đại diện hợp pháp của pháp nhân, phù
hợp với ý chí của pháp nhân và chức năng, nhiệm vụ, mục đích hoạt động
của pháp nhân. Thành viên pháp nhân cũng không được quyền tự ý nhân
danh pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật, nếu không có Ủy quyền của
người đại diện hợp pháp của pháp nhân. Các thành viên góp vốn hay người
đại diện của pháp nhân cũng không được sử dụng danh nghĩa của pháp nhân
để xác lập, thực hiện các giao dịch vì mục đích tư lợi cho bản thân mình. Nếu
người đại diện thực hiện, xác lập các giao dịch vượt ra ngoài phạm vi đại
diện thì người đó phải tự chịu trách nhiệm, thậm chí nếu gây thiệt hại cho
pháp nhân thì còn phải bồi thường thiệt hại cho pháp nhân, trừ trường hợp
pháp nhân đồng ý (Điều 142, Điều 143 BLDS 2015). Trong trường hợp
người của pháp nhân đang làm nhiệm vụ được pháp nhân giao mà gây thiệt
hại ngoài hợp đồng thì pháp nhân phải bồi thường và sau đó có quyền yêu
cầu người đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của
pháp luật, tương ứng với tỉ lệ lỗi của người đó (Điều 297 BLDS 2015).
- Danh nghĩa của pháp nhân còn được thể hiện trong các giấy tờ giao dịch,
quảng cáo, các hợp đồng được ký kết, trong bảng hiệu tại trụ sở hay chi
nhánh, văn phòng đại diện, trên con dấu ,…của pháp nhân.
- Pháp nhân còn có tư cách tố tụng đầy đủ, có thể trở thành nguyên đơn hoặc
bị đơn trước Tòa án hoặc tại các cơ quan tài phán khác. Pháp nhân có quyền
tham gia tố tụng với tư cách độc lập và bình đẳng với các cá nhân, tổ chức
khác. Hành vi tố tụng của pháp nhân được thực hiện thông qua hành vi của
người đại diện hợp pháp. Pháp nhân có thể nhân danh mình khởi kiện để yêu
cầu người thứ ba hoặc thành viên pháp nhân phải chịu trách nhiệm đối với
thiệt hại mà các chủ thể đó đã gây ra cho pháp nhân. Ngược lại, các cá nhân,
tổ chức có quyền kiện và yêu cầu pháp nhân phải thực hiện nghĩa vụ và trách
nhiệm của pháp nhân, không được kiện các thành viên của pháp nhân hoặc
cá nhân người đại diện của pháp nhân khi người này thực hiện các công việc
nhân danh pháp nhân.
Ý nghĩa của việc nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật độc lập:
- Bảo vệ quyền lợi của pháp nhân và của cả xã hội, nâng cao trách nhiệm của
pháp nhân trong các hoạt động của mình, ngăn ngừa các trường hợp làm ăn
trái pháp hoặc mạo danh, mượn danh của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà
nước có tầm ảnh hưởng lớn để trục lợi. Không ai được mạo danh pháp nhân
và chính pháp nhân cũng không được lấy danh nghĩa của người khác để hoạt
động.
- Bảo đảm cho pháp nhân có tư cách pháp lý độc lập để hoạt động, cũng như
đảm bảo tư cách chủ thể đầy đủ và địa vị pháp lý bình đẳng của pháp nhân
đối với các chủ thể khác
- Cá biệt hóa trách nhiệm của pháp nhân, đồng thời đây còn là cơ sở pháp lý
để tòa án, các bên đương sự và bản thân pháp nhân xác định đúng đắn tư
cách chủ thể quan hệ pháp luật của pháp nhân trong việc giải quyết các tranh
chấp liên quan.4
2.2. Trong Bản án số 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại
diện của Bộ tài nguyên và môi trường có tư cách pháp nhân không?
Đoạn nào của Bản án có câu trả lời.
Trong bản án 1117, theo Bộ tài nguyên và môi trường, Cơ quan đại diện của Bộ tài
nguyên và môi trường có tư cách là pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không
đầy đủ. Điều này thể hiện trong quyết định số 1364/QĐ- BTNMT:
“Như vậy Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí
Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch
toán báo số khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc
theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi
trường chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập. Mặc dù trong quyết định
1367 nói trên có nội dung" Cơ quan đại diện có tư cách pháp nhân, có con dấu và
4
Trường ĐH Luật TPHCM (2019), Giáo trình những quy định chung về Luật Dân sự, NXB. Hồng Đức, tr.162-
182
tài khoản riêng" nhưng là Cơ quan đại diện Bộ phải hạch toán báo số nên cơ quan
này có tư cách pháp nhân nhưng là tư cách pháp nhân không đầy đủ.
Căn cứ vào các Điều 84 BLDS 2015 và Điều 92 BLDS 2005 có quy định:
“... 2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại
diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và được thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
các lợi ích đó...
4. Văn phòng đại diện, chi nhánh không phải là pháp nhân. Người đứng đầu Văn
phòng đại diện, chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong
phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
5. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do Văn
phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện.”
Vì vậy, Cơ quan đại diện Bộ là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân là Bộ Tài nguyên
và Môi trường nhưng ông Hùng là nguyên đơn và Hội đồng xét xử sơ thẩm xác
định bị đơn trong vụ án là cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành
phố Hồ Chí Minh là xác định không đúng quy định của luật về pháp nhân của bị
đơn…
2.3. Trong Bản án số 1117, vì sao Tòa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ
tài nguyên và môi trường không có tư cách pháp nhân?
Cơ sở pháp lý: Điều 84 BLDS 2015
Căn cứ theo Điều 84 BLDS năm 2015 và trong quyết định số 1364/QĐ- BTNMT:
“Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh là
đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đại diện hạch toán báo
số khi thực hiện dự toán, quyết định phải theo phân cấp của Bộ, phụ thuộc theo sự
phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường
chứ không phải là một cơ quan hạch toán độc lập"
Theo đó, Toà án xác định Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường không
phải là pháp nhân vì các lý do sau:
 Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng đủ điều
kiện có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi
trường chỉ là một bộ phận giúp Bộ trưởng theo dõi, tổng hợp tình hình thực
hiện nhiệm vụ và thực hiện một số nhiệm vụ theo chương trình công tác của
Bộ, nó không có ý chí riêng và hành động tự do mà phải hoạt động theo sự
chỉ đạo của Bộ. Bên cạnh đó, nó cũng không có sự độc lập đối với các cá
nhân tổ chức khác (phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ để thực
hiện công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao). Trong cơ cấu nhân sự, cơ
quan đại diện cũng quản lý cán bộ, công chức, người lao động theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Bộ
 Cơ quan đại diện của Bộ tài nguyên và môi trường chưa đáp ứng đủ điều
kiện về độc lập trong tài sản. Cơ quan đại diện phải lập dự toán, tổ chức thực
hiện dự toán, quyết toán thu chi ngân sách theo quyết định của Nhà nước và
phân cấp của Bộ, quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp
luật và phân cấp của Bộ.
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Hướng giải quyết của Tòa án là hợp lý vì phiên tòa sơ thẩm ngày 09/7/2012
đã xác định sai tư cách bị đơn, cũng như Bộ Tài nguyên và môi trường đã không rõ
ràng trong việc ký kết hợp đồng với ông Nguyễn Ngọc Hùng. Vì vậy để đảm bảo
cho ông Nguyễn Ngọc Hùng - nguyên đơn, có quyền khởi kiện lại cho đúng đối
tượng mà không để quá thời hiệu khởi kiện vụ án nên cần phải hủy án sơ thẩm
chuyển hồ sơ về Tòa án nhân dân quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết lại sơ
thẩm vụ án. Qua đây ta thấy được sự công bằng về quyền và lợi ích trong hướng
giải quyết của Tòa án.
2.5. Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời (nhất là trên cơ sở quy định của BLDS
2005 và BLDS 2015).
- CÁ NHÂN TRONG BLDS 2005
+ CSPL: Điều 14 Bộ luật Dân sự 2005.
+ Khái niệm: Khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy
định.
+ Đặc điểm:
 Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. (Khoản 2. Điều 14.
Bộ luật dân sự năm 2005).

 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm
dứt khi người đó chết.(Khoản 3. Điều 14. Bộ luật dân sự năm 2005).

 Phạm vi năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào hình thái kinh
tế – xã hội của mỗi quốc gia và vào từng giai đoạn phát triển của quốc gia
đó.
- CÁ NHÂN TRONG BLDS 2015
+CSPL: Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Khái niệm: Tương tự như BLDS 2005.
+ Đặc điểm:

 Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. (Khoản 2. Điều 14.
Bộ luật dân sự năm 2005).

 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm
dứt khi người đó chết. (Khoản 3. Điều 14. Bộ luật dân sự năm 2005).

 Phạm vi năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào hình thái kinh
tế – xã hội của mỗi quốc gia và vào từng giai đoạn phát triển của quốc gia
đó.
+ Điểm mới:

 BLDS 2015 làm rõ hơn những quyền nhân thân gắn liền với lợi ích tinh thần
của cá nhân mà các quyền này chưa được quy định cụ thể trong Hiến pháp và
luật khác có liên quan. Điều 37 ghi nhận về việc chuyển đổi giới tính, theo
đó, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật, cá nhân
đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch, có
quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Về giám hộ
(Điều 46 - Điều 63).

 Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền lựa chọn người giám hộ
cho mình khi họ ở tình trạng cần được giám hộ.
 Việc giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của
mình tại thời điểm yêu cầu. Người giám hộ của người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định theo sự lựa chọn của người
được giám hộ trước khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, trường hợp không
có người này thì Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ đương nhiên
của người mất năng lực hành vi dân sự, nếu không có những người trên thì
Tòa án chỉ định một cá nhân hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc
giám hộ.
- PHÁP NHÂN TRONG BLDS 2005
+ CSPL: Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005.
+ Khái niệm: Khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với
mục đích hoạt động của mình.
+ Đặc điểm:

 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được Nhà nước ghi nhận trong các
văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế,
chính trị, xã hội, vài hình thái kinh tế-xã hội tại thời điểm lịch sử nhất định.

 Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của
cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp
nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

 Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
+ Điểm mới:

 Không có sự phân loại pháp nhân một cách rõ ràng.

 Với nội dung quy định tại Khoản 1 Điều 86: “Năng lực pháp luật dân sự của
pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự” (đã
bỏ cụm từ “phù hợp với mục đích hoạt động của mình” của BLDS 2005, tức
là không bị hạn chế bởi mục đích hoạt động) và “năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác”.
 Không được quy định tại bất cứ điều nào về pháp nhân trong BLDS 2005.
- PHÁP NHÂN TRONG BLDS 2015
+ CSPL: Điều 86 Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Khái niệm: Khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với
mục đích hoạt động của mình.
+ Đặc điểm: Tương tự như BLDS 2005.
+ Điểm mới :

 Có sự phân loại pháp nhân một cách rõ ràng. Căn cứ vào mục đích hoạt động
của pháp nhân, BLDS 2015 đã chia pháp nhân thành hai loại đó là: pháp
nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.

 Quy định rõ năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (Điều 86). Năng lực
pháp luật dân sự của pháp nhân được hình thành bắt đầu từ thời điểm cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Nếu pháp
nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
phát sinh vào thời điểm ghi vào sổ đăng ký.

 Bổ sung thêm các quy định về: Quốc tịch của pháp nhân; tài sản của pháp
nhân và chuyển đổi hình thức của pháp nhân.
2.6. Giao dịch do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp
nhân có ràng buộc pháp nhân không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 87 BLDS 2015
“Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của
sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 87 BLDS năm 2015, pháp nhân phải chịu trách nhiệm
dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực
hiện nhân danh pháp nhân.
2.7. Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Công ty Nam hà có ràng
buộc Công ty Bắc Sơn không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý: Điều 84 BLDS 2015
“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không
phải pháp nhân.
2. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp
nhân
3. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao,
bảo vệ lợi ích của pháp nhân.
4. Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải
được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy
quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
6. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh,
văn phòng đại diện xác lập, thực hiện”
Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với công ty Nam Hà là có ràng buộc với
Công ty Bắc Sơn, vì căn cứ theo khoản 6 Điều 84 BLDS năm 2015 quy định "Pháp
nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn
phòng đại diện xác lập và thực hiện". Xét trong trường hợp trên, chi nhánh công ty
Bắc Sơn đã kí kết hợp đồng với công ty Nam Hà, vậy hợp đồng này sẽ làm phát
sinh quyền và nghĩa vụ của Công ty Bắc Sơn chứ không phải chi nhánh của công ty
đó.
3. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
Nghiên cứu:
- Điều 87, Điều 93 BLDS 2015 (Điều 93 và 98 BLDS 2005).
- Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh An
Giang.
Tóm tắt bản án Bản án số: 10/2016/KDTM-PT về “V/v tranh chấp hợp đồng mua
bán hàng hóa” của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang.
Nguyên đơn: Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng – Thương mại Ngọc Bích
Bị đơn: Ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền thuộc Công ty TNHH
Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á
Nội dung:
- Nguyên đơn là Công ty TNHH Dịch vụ - Xây dựng – Thương mại Ngọc
Bích yêu cầu bị đơn là ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền
thuộc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á phải bồi thường
và thanh toán theo đúng “Hợp đồng mua bán hàng hóa” mà cả hai đã ký
trước đó.
- Tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm, Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn
đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và buộc ông Trần Ngọc
Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền trả tiền cho Công ty TNHH Dịch vụ - Xây
dựng – Thương mại Ngọc Bích.
- Tại phiên tòa phúc thẩm, tòa xét thấy cấp sơ thẩm xét xử còn nhiều điểm sai
sót và chưa hợp lý: Đưa bà Võ Thị Thanh hiền là thành viên của công ty
tham gia tố tụng và buộc bà có trách nhiệm cùng với ông Phong trả nợ là
chưa đúng; đưa bà Hiền tham gia tố tụng nhưng không ra thông báo đưa
người tham gia tố tụng
Quyết định của Tòa án:
- Hủy bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày 27
tháng 10 năm 2015 của Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn
- Giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn giải quyết lại.
3.1. Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và
trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ pháp nhân.
- Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên: (Điều 87
BLDS 2015)
“1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện
của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách
nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp
nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy
định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với
nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định
khác.”
+ Pháp nhân bị buộc chịu trách nhiệm đối với thành viên nếu gây ra thiệt hại cho
các thành viên, như không trả cổ tức đúng cam kết, vi phạm hợp đồng góp vốn gây
thiệt hại cho các cổ đông, hoặc có hành vi gian dối, lừa đảo trong việc xác lập các
hợp đồng gia nhập thành viên, hợp tác, đầu tư, góp vốn
+ Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do
người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
+ Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của
sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Do đó, sau khi pháp nhân được thành
lập, nếu việc thực hiện thành lập, đăng ký pháp nhân của sáng lập viên hoặc người
đại diện của sáng lập viên gây thiệt hại cho chủ thể khác thì pháp nhân phải chịu
trách nhiệm dân sự và phải bồi thường thiệt hại cho những chủ thể bị xâm phạm.
+ Trong quá trình thực hiện công việc được pháp nhân giao, nếu người làm công,
người học nghề gây thiệt hại cho chủ thể khác liên quan trực tiếp đến công việc mà
pháp nhân giao thì pháp nhân phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
+ Điểm mới về trách nhiệm dân sự của pháp nhân so trong BLDS năm 2015 so
với BLDS năm 2005: bổ sung thêm nội dung “Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự
về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để
thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy
định khác”.
- Trách nhiệm của các thành viên đối với nghĩa vụ của pháp nhân:
+ Thành viên của pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa
vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.
+ Nếu trách nhiệm dân sự phát sinh đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập,
thực hiện, thì các thành viên không chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có quy
định khác.
+ Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài
sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu
trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình,
trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác. (Điều 509 BLDS
2015)
3.2. Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Công ty
Xuyên Á không? Vì sao?
Trong bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 được bình luận, bà Hiền là
thành viên của công Ty Xuyên Á (được nêu trong bản án) bởi vì:
- Căn cứ vào Điều 84 BLDS 2005 (khoản 1 Điều 74 BLDS 2015) thì bà Hiền
là thành viên của pháp nhân.
- Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh An
Giang ghi nhận “Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á là
một pháp nhân, bà Võ Thị Thanh Hiền là thành viên của pháp nhân”.
- Bà Hiền giữ 26.05% vốn của công ty.
- Bản án số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh An
Giang ghi nhận “Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á là
một pháp nhân, bà Võ Thị Thanh Hiền là thành viên của pháp nhân”.
3.3. Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á
hay của bà Hiền? Vì sao?
Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á. Bởi
vì:
Công ty Xuyên Á được coi là một pháp nhân, có tên gọi, có hình thức hoạt
động kinh doanh là trách nhiệm hữu hạn. Khi Công ty Xuyên Á tiến hành đặt mưa
gạch men của Công ty Ngọc Bích thì đã có giao dịch dân sự diễn ra. Theo khoản 1
Điều 93 BLDS 2005 (khoản 1 Điều 87 BLDS 2015) quy định, pháp nhân chịu trách
nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác
lập, thực hiện nhân danh pháp nhân, xét thấy, theo nội dung bản án, “Hợp đồng mua
bán hàng hóa” được xác lập giữa Công ty Xuyên Á và Công ty Ngọc Bích. Khi xảy
ra tranh chấp, pháp nhân, công ty Xuyên Á, phải chịu trách nhiệm trả nợ cho Công
ty Ngọc Bích. Do đó Công ty Xuyên Á có nghĩa vụ trong giao dịch dân sự này
(điểm c khoản 1 Điều 74 BLDS 2015)
Còn bà Hiền: Tại phiên tòa phúc thẩm, phía bị đơn yêu cầu xem xét về thủ
tục tố tụng vì Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Xuyên Á đã giải thể, bà
Hiền chỉ có góp vốn 26,05% mà buộc bà Hiền phải liên đới trả nợ là không đúng.
Thấy rằng: Công ty Xuyên Á là một pháp nhân và bà Hiền là một thành viên của
pháp nhân. Căn cứ theo khoản 3 Điều 93 BLDS năm 2005 (khoản 3 Điều 87 BLDS
năm 2015) quy định: “Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự
thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện”. Xét
thấy rằng, bà Hiền không phải chịu trách nhiệm cho việc thanh toán tiền nợ và trả
lãi cho công ty Ngọc Bích.
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa
cấp phúc thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích.
- Về hướng giải quyết của Tòa án sơ thẩm là chưa hợp lý khi giải quyết một vụ
án về kinh doanh thương mại như một vụ án tranh chấp dân sự khi tuyên xử buộc
ông Trần Ngọc Phong và bà Võ Thị Thanh Hiền trả tổng số tiền là
107.030.752đồng. Theo Bản án, bà Hiền và ông Phong là người của pháp nhân còn
Công ty Xuyên Á nhân danh mình để giao dịch dân sự, khi có sự việc phát sinh thì
chính Công ty Xuyên Á phải có nghĩa vụ bồi thường, thanh toán cho Công ty Ngọc
Bích (căn cứ khoản 1 Điều 93 BLDS 2005 (khoản 1 Điều 87 BLDS 2015)). Và
Công ty Xuyên Á đã giải thể thì Công ty sẽ bằng những tài sản còn lại để thanh toán
cho bên phía Công ty Ngọc Bích, không thể yêu cầu bà Hiền thanh toán số nợ này
như thế sẽ trái với khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 (khoản 3 Điều 87 BLDS 2015). Và
Tòa án sơ thẩm giải quyết một vụ việc về kinh doanh thương mại nhưng lại không
điều tra về việc giải thể của Công ty Xuyên Á. Theo khoản 2 Điều 201 Luật Doanh
nghiệp 2014 (khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020): “Doanh nghiệp chỉ được
giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và
doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan
trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1
Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp”
- Về hướng giải quyết của Tòa án phúc thẩm là hợp lý về việc quyết định hủy
bản án sơ thẩm trước đó và giao hồ sơ cho Tòa án nhân dân huyện Tri Tôn giải
quyết lại vụ án.Vì tòa án phúc thẩm đã nêu rõ những sai sót lớn của tòa án sơ thẩm
khi nhận đơn kiện giữa 2 công ty dẫn đến việc kết án sai, ảnh hưởng đến lợi ích của
bị đơn:
Thứ nhất, bà Hiền không có nghĩa vụ phải liên đới với ông Phong để trả nợ
theo khoản 3 Điều 93 BLDS 2005 “Thành viên của pháp nhân không chịu trách
nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập,
thực hiện”.
Thứ hai, công ty Ngọc Bích đòi ông Phong chủ sở hữu pháp nhân và bà Hiền
là thành viên phải trả cho công ty này tiền vốn và yêu cầu tính lãi từ ngày
16/6/2011 và tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện và buộc ông Trần Ngọc Phong và
Võ Thị Thanh Hiền trả cho công ty Ngọc Bích tổng tiền là 107.030.752đồng. Công
ty Xuyên Á là một pháp nhân và pháp nhân có tài sản độc lập, có nghĩa là sản
nghiệp của pháp nhân phải hoàn toàn biệt lập, tách biệt với tài sản riêng của các
thành viên hoặc tài sản của cơ quan nhà nước sáng lập pháp nhân. Căn cứ khoản 2
Điều 93 BLDS năm 2005 quy định “Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài
sản của mình” nhưng Tòa án sơ thẩm lại buộc 2 thành viên của công ty Xuyên Á trả
nợ là sai. Công ty Xuyên Á đã giải thể theo quy định của pháp luật nhưng Tòa án sơ
thẩm lại không điều tra thực tế và bỏ sót tình tiết này.
3.5. Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty
Xuyên Á đã bị giải thể?
Đề bảo vệ quyền lợi của Công ty Ngọc Bích khi Công ty Xuyên Á đã bị giải thể
cần:
- Thu thập đủ chứng cứ làm rõ lý do giải thể
- Quy trình giải thể đã đúng theo pháp luật hay chưa.
- Nghĩa vụ của Công ty Xuyên Á sau khi giải thể.
- Tài sản của công ty giải thể, nếu đã giải thể mà trốn tránh chưa thanh toán
hết các khoản nợ thì Công ty Xuyên Á đang có hành vi cố tình không kê khai các
khoản nợ khi làm hồ sơ giải thể. Theo đó, Công ty Ngọc Bích có thể khởi kiện
Công ty Xuyên Á theo khoản 2 Điều 98 BLDS 2005 (khoản 2 Điều 93 BLDS 2015)
và khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 (khoản 2 Điều 207 Luật Doanh
nghiệp 2020).
KẾT LUẬN
Thông qua bài tập nhóm này nhằm mục đích nâng cao hiểu biết và vận
dụng một số kiến thức liên quan đến năng lực của cá nhân, tư cách pháp nhân,
mối quan hệ giữa pháp nhân và các thành viên đối với nghĩa vụ phải thực hiện
cho người thứ ba. Đồng thời rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật
để giải quyết một số vấn đề pháp lý. Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh
giá một quyết định của Tòa án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ
ràng hay không đầy đủ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường ĐH Luật TPHCM (2019), Giáo trình những quy định chung về Luật Dân
sự, NXB. Hồng Đức.
2. Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Bộ luật Dân sự năm 2005.
4. Luật Doanh nghiệp 2014.
4. Luật Doanh nghiệp 2020.
5. Các bản án và các quyết định của Tòa án.

You might also like