You are on page 1of 3

Câu 25. Đối với phần đất có diện tích 4.

582,3m2, Tòa án có coi đây là di sản dùng


vào việc thờ cúng không? Đoạn nào của Bản án cho câu trả lời?
Đối với phần đất có diện tích 4.582.3m2 được Tòa án coi là di sản dùng vào việc thờ
cúng. Được nêu rõ trong đoạn:
"Thực tế bà L - hiện đang thờ cùng cụ C và cụ. V, bà H cũng thừa nhận là đất lá
dùng để thờ cúng. Mặc dù di chúc của cụ C chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật
nhưng theo di chúc này vẫn thể hiện nguyện vọng của cụ C giao phần đất cho bà L dùng
vào việc thờ cúng nên không chấp nhận kháng cáo của bà M, bà D, bà P về yêu cầu chia
phần đất này. Di sản phần đất này trở thành tài sản chung của bà L, bà H, bà D, bà P, bà
M, mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp liên quan đến phần đất này phải có sự đồng ý
của các đồng thừa kế. Nếu bà L không thực hiện tốt trách nhiệm thờ cúng thì các đồng
thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử dụng phần đất này để thờ cúng”.
Câu 26. Các điều kiện để xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng có được thỏa mãn
không trong vụ việc đang nghiên cứu? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Các điều kiện để xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng chưa được thỏa mãn trong vụ việc
đang nghiên cứu.
Theo nhận định của Tòa án, tại:
“Đoạn [2]: Di chúc của cụ C chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng theo
di chúc này vẫn thể hiện nguyện vọng của cụ C giao phần đất cho bà L dùng vào việc thờ
cúng”.
Theo lời khai của bà L thì bà thống nhất với nguyên đơn là cha mẹ bà sinh 8 người con,
hiện nay còn sống 5 người, có 3 người cháu con của Lưu Lệ H như các nguyên đơn trình
bày. Cha bà có để lại tờ di chúc lập ngày 21/01/2011 (AL), khi cha bà lập đi chúc, bà là
người chứng kiến, các chị em còn lại không có ai chứng kiến. Tại di chúc trên, bà L được
chia 05 công đất ruộng và 06 công đất trồng lá.
Cụ C chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về việc lập di chúc tại Điều 634 BLDS
2015 quy định:
"Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại
Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này."
Nhưng cụ C đã không tuân thủ đúng khoản 1 và khoản 2 Điều 632 của BLDS 2015:
“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc:
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc”.
Cân 27.Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia phần đất có diện tích 4.582,3m2 có
thuyết phục không? Nên cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia phần đất có diện tích 4.582,3m2 là thuyết phục.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 645 BLDS năm 2015:
“Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì
phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong
di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng, nếu người được chỉ định không thực hiện
đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa
kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ
cúng."
Thực tế bà L hiện đang thờ cúng cụ C và cụ V, bà H cũng thừa nhận đất lá là đất dùng để
thờ cúng. Mặc dù di chúc của cụ C chưa tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng theo
di chúc này vẫn thể hiện nguyện vọng của cụ C giao phần đất cho bà L dùng vào việc thờ
cúng nên không chấp nhận kháng cáo của bà M, bà D, bà P về yêu cầu chia phần đất này.
Vì vậy, Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia phân đất có diện tích 4.582,3m2 là thuyết
phục.
Câu 28. Tòa án xác định phần đất có diện tích 4.582,3m² trở thành tài sản chung của
những người thừa kế có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Tòa án xác định phần đất có diện tích 4.582,3m2 trở thành tài sản chung của những người
thừa kế là thuyết phục.
Theo đó, bà M, bà P, bà D, H, bà L đều là con của vợ chồng ông C và bà V và xét theo
điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 thì họ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên diện
tích đất 4.582.3m² không được chia và dùng cho việc thờ cúng thuộc sở hữu chung của
những người thừa kế trên là thuyết phục và đúng pháp luật.
Khoản 1 Điều 645 BLDS năm 2015 quy định:
"Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những
người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng".
Nhưng các đồng thừa kế không cử ra người quản lý di sản này. Vì thế Tòa án xác định
phần đất có diện tích 4.582,3m2 trở thành tài sản chung là hoàn toàn thuyết phục và đúng
theo quy định của pháp luật. Ngoài ra việc xác định phần đất đó trở thành tài sản chung
để nếu người được giao cho phần đất để quản lý sử dụng nếu không thực hiện tốt nghĩa
vụ của bản thân thì phần đất đó sẽ được những đồng thừa kế khác bàn giao cho người
khác làm cho người được giao quản lý, canh tác di sản cho việc thờ cúng có tinh thần
trách nhiệm cao với di sản họ được giao.

You might also like