You are on page 1of 3

29- Tòa án xác định “mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp...

liên quan đến phần


đất này phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế" có thuyết phục không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Theo quy định tại Điều 645 BLDS 2015 thì nếu di sản được ghi trong di chúc hợp
pháp là được dùng vào việc thờ cúng, thì đây là di sản được dùng trong việc thờ cúng.
Phần di sản thờ cúng này không được chia thừa kế; bên cạnh đó người được chỉ định theo
di chúc chỉ được quyền quản lý di sản thờ cúng và phải thực hiện đúng theo di chúc và
thỏa thuận của những người thừa kế, nếu không phải giao cho những người thừa kế khác
quản lý. Căn cứ quy định nêu trên thì phần di sản thờ cúng này không được chia thừa kế
và chỉ có người thừa kế đại diện quản lý. Vì thế, nhà để thờ cúng không thuộc quyền sở
hữu của những người thừa kế, thậm chí là người quản lý. Do đó, những người thừa kế và
người quản lý không có quyền bán di sản thờ cúng. Tuy nhiên di chúc của cụ C chưa tuân
thủ theo quy định của pháp luật do đó toà xác định di sản phần đất này trở thành tài sản
chung của bà L, bà H, bà D, bà P và bà M, mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp... liên
quan đến phần đất này phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế" là thuyết phục vì để đảm
bảo cho bà L thực hiện đúng nghĩa vụ thờ cúng trên phần đất này.

30- Tòa án xác định “Nếu bà L. không thực hiện tốt trách nhiệm thờ cũng thì các
đồng thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử dụng phần đất này để thờ
củng” có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Theo khoản 1 Điều 645 BLDS 2015:
"1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng
thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định
trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng, nếu người được chỉ định không thực
hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người
thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý đề thờ
cúng.”
Theo đó, Tòa án xác định "Nếu bà L. không thực hiện tốt trách nhiệm thờ cúng thì
các đồng thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử dụng phần đất này để thờ cúng”
là thuyết phục.

31- Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS.
Vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng đã được quy định trong pháp luật dân sự của nước
Việt Nam từ thời kỳ Nhà nước phong kiến cho đến nay, mỗi thời kỳ có những đặc điểm
riêng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội riêng. Đối với Bộ luật Gia Long (Hoàng Việt
luật lệ thì thờ cúng vẫn là một quy định mang tính bắt buộc, vi phạm nghĩa vụ thờ cúng là
một tội bất hiếu. Bộ dân luật Bắc kỳ và Bộ dân luật Trung kỳ Không có điều luật nào quy
định trực tiếp việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên,
theo đoạn 2 Điều 405 Bộ dân luật Bắc kỳ và đoạn 2 của Điều thứ 412 Bộ dân luật Trung
kỳ thì nếu một người đã đảm nhiệm việc thờ cúng (người được lập làm thừa tự) thì việc
lập người kế tự để tiếp tục nhiệm vụ thờ cúng là một nghĩa vụ bắt buộc Trong trường hợp
này thì thờ cúng là một nghĩa vụ bắt buộc. Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 cho ta thấy nhà
làm luật đã không tách biệt giữa di sản thừa kế và di sản dùng vào việc thờ cúng. Điều
này thể hiện rất rõ ở chỗ người để thừa kế có thể để toàn bộ di sản của mình dùng vào
việc thờ cúng mà không chia cho bất kỳ người thừa kế nào. Trong trường hợp có người
thừa kế không phụ thuộc vào di chúc thì việc tính kỷ phần của người này sẽ phải đem di
sản thờ cúng ra chia. Về bản chất pháp lý thì di sản dùng vào việc thờ cúng lại được coi là
di sản chưa chia nên di sản thờ cúng hay di sản thừa kế chỉ là một, lúc nào nó cũng trong
tình trạng chờ được chia. Như vậy, nhà làm luật chưa coi trọng ý chí của người lập di
chúc - muốn mình được thờ cúng sau khi chết, quy định này không phù hợp trong thực
tiễn đời sống xã hội. Hiện nay, theo Điều 645 BLDS năm 2015, căn cứ xác lập Di sản
dùng vào việc thờ cúng được ghi nhận trong trường hợp “người lập di chúc để lại một
phần di sản dùng vào việc thờ cúng”, đồng nghĩa với việc Di sản dùng vào việc thờ cúng
chỉ xuất hiện khi “người lập di chúc định đoạt phần di sản dùng vào việc thờ cúng và chỉ
rõ phần tài sản nào được dùng vào việc thờ cúng”. Về mặt tích cực, nếu pháp luật thời kì
phong kiến xem việc thờ cúng tổ tiên là nghĩa vụ bắt buộc ngay cả khi không có chúc thư,
thì hiện nay việc để lại Di sản dùng vào việc thờ cúng đã là sự lựa chọn tùy nghi của mỗi
cá nhân được thể hiện trong di chúc của mình, qua đó, ý chí của cá nhân, của chủ sở hữu
tài sản đã được pháp luật tôn trọng, công nhận và bảo vệ.

Bản án số 14/2017/DSST ngày 28/9/2017 của Toà án nhân dân huyện C tỉnh Phú Thọ
- Nguyên đơn: bà Hoàng Thị H
- Bị đơn: anh Hoàng Tuyết H
- Nội dung: Ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H là vợ chồng. Tháng 01/2016
ông X chết và có để lại 1 bản di chúc chung của vợ chồng viết ngày 10/08/2015.
Anh H, anh H2, anh H3 không công nhận di chúc trên là hợp pháp. Bà H khởi kiện
yêu cầu TA công nhận di chúc chung của vợ chồng bà là hợp pháp. Yêu cầu khởi
kiện của bà H phù hợp quy định tại chương XXII của BLDS 2015. Trong quá trình
giải quyết vụ án, các bên đương sự thừa nhận ông X có tinh thần tỉnh táo, không
phải nằm điều trị cho đến thời điểm trước khi chết. Nội dung của bản di chúc
không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội phù hợp với quy định
tại Điều 630 BLDS 2015. Áp dụng Điều 627, Điều 630 BLDS 2015, khoản 1,
khoản 5 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự, điểm d khoản 1 Điều 12, điểm a khoản
7 Điều 27 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quyết định công nhận di chúc
chung của ông Hoàng Minh X và bà Hoàng Thị H là hợp pháp, không chấp nhận
yêu cầu của anh Hoàng Tuyết H và anh Hoàng Quốc H2 đòi chia di sản của ông
Hoàng Minh X.

You might also like