You are on page 1of 6

VẤN ĐỀ 1:Di sản thừa kế

Ở pháp luật nước ngoài, di sản có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố
không?Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết về chủ đề này

Trong nhiều hệ thống pháp luật quốc tế, di sản thường bao gồm cả tài sản và
nghĩa vụ của người quá cố. Một ví dụ điển hình là pháp luật di sản ở Pháp.

Theo điều 723, BLDS Pháp1: “Những người thừa kế toàn cầu và những người kế
thừa theo danh nghĩa phổ thông phải chịu trách nhiệm vô thời hạn đối với các
khoản nợ thừa kế.”

Ngoài ra, tại điều 1163 BLDS Trung Quốc 2 cũng quy định: “Trường hợp đồng
thời có thừa kế theo di chúc, thừa kế theo di chúc, tặng cho theo di chúc thì các
khoản thuế, khoản nợ hợp pháp mà người chết phải nộp hoặc nợ do người thừa
kế có di chúc trả); các khoản thuế và các khoản nợ vượt quá giá trị thực tế phần
di sản do người thừa kế không có di chúc) do những người thừa kế theo di chúc
và người được lập di chúc trả theo tỷ lệ phần di sản của mỗi người. đã nhận
được.”

Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?

Theo quy định tại khoản 1 điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án
tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại
khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Theo quy định tại điều 612 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 612. Di sản

1
Bộ Luật Napoleon là bộ dân luật Pháp ban hành năm 1804 trong thời Tam Đầu Chế Pháp. Bộ luật do ủy
ban bốn luật gia kiệt xuất soạn thảo và có hiệu lực ngày 21 tháng 3 năm 1804
2
Trung Quốc ban hành Bộ luật dân sự vào tháng 2020 năm XNUMX, bao gồm bảy phần, tức là Nguyên
tắc chung, Quyền thực sự, Hợp đồng, Quyền nhân cách, Hôn nhân và gia đình, Kế vị, Trách nhiệm pháp
lý do tra tấn và Điều khoản bổ sung.
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác.

Có 2 trường hợp cần phải được xem xét:

Thứ nhất, Nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không biết trước,
không lường trước được hậu quả, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ví dụ:
hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, bão tố hay các thảm họa tự nhiên khác...

Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và thay vào
đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực. Ví dụ Ông A chết để lại di
sản thừa kế là ngôi nhà, nhưng do hỏa hoạn làm cho ngôi nhà thiêu cháy rụi hoàn
toàn và không còn giá trị sử dụng. Trước thời điểm mở thừa kế ngôi nhà khác
được xây dựng thay thế ngôi nhà này. Khi đó ngôi nhà mới này sẽ được coi là di
sản thừa kế mà ông A để lại.

Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế tài sản mới thay
thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này sẽ được
chia theo pháp luật, đồng thời tài sản là ngôi nhà đó cũng sẽ được chia theo quy
định của pháp luật về thừa kế

Thứ hai, Được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan được xác định có sự tác động phần nào đó bởi yếu tố con
người.Trường hợp này xác định thay thế vì mục đích gì, đó là nhằm chiếm đoạt
toàn bộ di sản thừa kế cũ đó hay nhằm mục đích khác. Sự thay thế do tự bản thân
cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất cả
những người thừa kế và được pháp luật thừa nhận. Nếu nhằm mục đích chiếm
đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản khác khi
đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế.

Tại thời điểm mở thừa kế di sản được quy định còn tồn tại thì di sản đó được chia
theo quy định của pháp luật
Tuy nhiên, nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc bị bán
mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi
là di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách nhiệm trả lại phần giá trị
làm thất thoát để chia thừa kế.

Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà
dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di
sản để chia không? Vì sao?

Về điều này thì án lệ 06/2017 cũng như các quy định khác của luật và pháp luật
không quy định rõ ràng và chủ thể. Án lệ 06/2017 chỉ quy định cách thức hướng
giải quyết tài sản chuyển nhượng tài sản cho người khác với sự đồng ý của các
người thừa kế còn nếu như không đồng ý thì án lệ vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Nhưng để giải quyết vấn đề giả sử bà G bán đất không lo cho cuộc sống của các
con mà dùng số tiền đó cho mục đích cá nhân thì buộc bà G phải dùng khoản tiền
thu về cá nhân đó thế vào vị trí di sản được định đoạt.Khoản tiền đó vẫn được coi
là di sản để chia vì đất đem bán là tài sản chung của vợ chồng trong đó sẽ có
quyền lợi cāa các con bà G sẽ được hưởng di sản đó nên nếu bà G bán đi thì chắc
chắn quyền lợi cāa các con bà G sẽ bị ảnh hưởng.

VẤN ĐỀ 2: Quản lý di sản

Tóm tắt quyết định số 147/2020/DS-GĐT

Nguyên đơn: Ông Trà Văn Đạm


Bị đơn: Ông Phạm Văn Sơn Nhỏ
Nội dung:
Ông Đạm đại diện gia đình đứng tên diện tích 1.497 m 2 đất thuộc thửa số 528.
Thửa đất này lại nằm phía trong thửa 525 của ông Ngót do ông Nhỏ quản lý, sử
dụng. Giữa ông Đạm và ông Nhỏ có thỏa thuận mở một lối đi từ đất của ông
Đạm qua đất của ông Ngót đến đường dall công cộng rộng 2m dài 21m. Ông
Đạm đã chịu chi phí bơm cát lắp một ao, một mương để làm lối đi, đặt bọng
nước, làm hàng rào và đổ 02 khối cát, 02 khối đá, đưa tiền mặt 1.000.000đ để
ông Nhỏ làm cổng rào tại nhà của ông Nhỏ. Ông Đạm khởi kiện yêu cầu ông
Nhỏ và bà Chơi cùng các đồng thừa kế hàng thứ nhất với ông Nhỏ xin mở lối đi
ngang 1,5m, dài 21m qua đất ông Ngót tại thửa 525.

Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý
di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Theo Bản án số 11, Tòa án xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền quản lý
di sản của ông Đ và bà T là hợp lý và thuyết phục.

Theo Khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định người
quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì
người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến
khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.”

Khi ông Đ bà T mất thì không để lại di chúc giao cho con cái nào trong gia đình
được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất nói trên, do đó ngôi nhà và diện
tích đất trên để nguyên không có ai quản lý. Quá trình giải quyết vụ án, ngoài
ông Thiện, những người còn lại ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh
Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu,
Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa
trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều
cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc Tòa án giao
quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù hợp.

VẤN ĐỀ 3: Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế

Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào áp dụng thời hiệu yêu cầu chia di sản
không?
Trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật của các nước có đề cập đến việc áp
dụng thời hiệu yêu cầu chia tài sản.

Theo Điều 1124 Bộ Luật Dân Sự Trung Quốc:

“Một người thừa kế, sau khi di sản đã được mở, nếu từ chối một phần di sản,
phải thể hiện quyết định của mình bằng văn bản trước khi di sản được sắp xếp.
Trong trường hợp không có sự thể hiện như vậy, người đó sẽ được coi là đã chấp
nhận di sản.

Một người nhận quà theo di chúc, trong vòng 60 ngày sau khi biết đến món quà
theo di chúc, phải thể hiện quyết định của mình để chấp nhận hoặc từ chối nó.
Trong trường hợp không có sự thể hiện như vậy trong khoảng thời gian xác định,
người đó sẽ được coi là đã từ chối món quà theo di chúc.”

Vấn đề 4: Tìm kiếm tài liệu:

1.

Tên tác giả: Hồ Thị Vân Anh

Tên bài báo: Quan hệ giữa phong tục, tập quán với pháp luật về thừa kế
trong thời kỳ phong kiến

Tên tạp chí: Tạp chí Kiểm sát

Tập, Số, Năm xuất bản, trang, đường link nếu có: số 8 (11/2020), tr 30-31,
55

2. .

Tên tác giả: Phan Thị Hồng


Tên bài báo: Nhầm lẫn giữa quyền hưởng thừa kế của vợ đối với di sản của
chồng và quyền hưởng thừa kế của con dâu đối với di sản của cha mẹ chồng
Tên tạp chí: Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử
Tập, Số, Năm xuất bản, trang, đường link nếu có: Đăng 25/6/2021

3.
Tên tác giả: Lê Thị Thảo
Tên bài báo: Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi định giá tài sản bảo đảm
trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
Tên tạp chí: Tạp chí Khoa học Đại học Huế
Tập, Số, Năm xuất bản, trang, đường link nếu có: số 6C (2020) ngày
06/07/2020

4.
Tên tác giả: Trần Cao Thành
Tên bài báo: Hoàn thiện pháp luật về góp vốn bằng tài sản là quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế
Tên tạp chí: Pháp luật và Thực tiễn
Tập, Số, Năm xuất bản, trang, đường link nếu có: Số 44 năm 2021.

Tìm kiếm trên google

Tài liệu tham khảo


1. https://hul.edu.vn/vi/unit_news/phong-khcn-htqt/danh-muc-cac-bai-
bao-tap-chi-cong-bo-trong-nuoc-nam-hoc-2020-2021
2. (TỔNG HỢP 21 BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ
GIỚI – 21 CIVIL CODES OF SEVERAL COUNTRIES IN THE WORLD)
3. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13

You might also like