You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngọc

MSV: 21061211
Lớp: K66C

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ TỐ TỤNG DÂN SỰ


1. Quan hệ pháp luật tranh chấp trong tình huống trên là quan hệ dân sự
tranh chấp di sản thừa kế giữa A,B,C và D.
Các đương sự trong vụ án:
- Nguyên đơn: A,B,C
- Bị đơn: D
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: E và F. Vì vợ chồng E và F
sống và sinh hoạt trên mảnh đất nên quyền lợi của họ liên quan trực tiếp
đến việc chia thừa kế căn nhà này. Và vụ án xảy ra chủ yếu xung quanh
việc chia quyền sử dụng căn nhà này nên quyền lợi của người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan cũng cần gắn với căn nhà. Còn khoản nợ với bà T
liên quan tới nhiều thông tin khác, nhưng toà án cũng có thể chấp thuận
bà T là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
2. Điểm c, Khoản 1, Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
“c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động
sản có thẩm quyền giải quyết.”
Tức trường hợp tranh chấp thừa kế mà tài sản tranh chấp là bất động sản
(nhà ở, đất,…) thì thẩm quyền giải quyết thuộc về toà án có thẩm quyền
tại nơi có bất động sản nhằm thuận tiện cho việc đo đạc, thu thập chứng
cứ.
Nên toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên là toà án nhân dân
thành phố H, tỉnh Đồng Tháp nơi ngôi nhà tọa lạc.
3. Đối tượng chứng minh trong vụ án:
- Xác định năng lực hành vi dân sự của các đương sự
- Quan hệ nhân thân giữa A,B,C,D và X,Y. X,Y có con nuôi không? Có
để lại di chúc không?
- Căn nhà trên có được cấp giấy chứng nhận cho X và Y không? Có phải
là đất tranh chấp với bên thứ ba không?
- Xác định trên đất có tài sản của người thứ ba không? Làm rõ tài sản trên
đất tranh chấp là của ai?
- D đã sửa chữa, cải tạo căn nhà đó chưa?
- Xác định sự kiện có giao kết hợp đồng mua thức ăn thuỷ sản, tiền vay
đã được chuyển cho bà T chưa? (Nếu tòa đồng ý chị T là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan)
- Xác định sự kiện có giao kết hợp đồng thuê phòng của E,F (đảm bảo
quyền lợi cho E và F).
Các chứng cứ cần thu thập:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Sổ mục kê, bản đồ địa chính, trích lục bản đồ được lưu trữ tại ủy ban
nhân dân cấp xã;
- Những giấy tờ ghi nhận kết quả định giá, thẩm định giá đất tranh chấp;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Giấy từ chối nhận quyền thừa kế trước đó (nếu có);
- Di chúc;
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại di sản thừa
kế: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,...
- Hợp đồng thuê phòng của E,F
4. Theo quy định của Luật Giám định tư pháp năm 2012 và BLTTDS năm
2015 :
Trưng cầu giám định là hình thức do Tòa án tiến hành ra Quyết định
trưng cầu giám định khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết.
Có thể thấy biện pháp thu thập chứng cứ trưng cầu giám định là biện
pháp thu thập chứng cứ do Tòa án tiến hành dựa trên cơ sở yêu cầu của
đương sự, trường hợp đương sự không có yêu cầu nhưng nếu xét thấy
việc trưng cầu giám định là cần thiết nhằm giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng có căn cứ khoa học để tìm đến sự thật khách quan của vụ án và vạch
ra kế hoạch giải quyết vụ án đúng hướng vì nó sẽ cung cấp cho Thẩm
phán những thông tin chuyên môn mà bản thân Thẩm phán cũng như
đương sự không tự mình biết được thì Tòa án có thể tự quyết định việc
trưng cầu giám định.
Bởi vậy, nếu nhận thấy bản di chúc có dấu hiệu bị sửa thì toà án có
quyền tự quyết định trưng cầu giám định.
5. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có 03 loại thời
hiệu thừa kế như sau:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất
động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã
chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày theo xác định của Tòa án tuyên bố.
Nên thời hiệu khởi kiện vụ án này là 30 năm tính từ ngày ông X, bà Y
qua đời sớm nhất.

6. Trong trường hợp D thường xuyên đi vắng và không có nhà, giao trực
tiếp các văn bản tố tụng sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, Tòa án có một số
phương pháp để bảo đảm không vi phạm thủ tục tố tụng trong tình huống
này:

-Chủ động liên hệ và hẹn gặp đương sự D trước khi đi tống đạt.

- Gửi bằng đường bưu điện: Tòa án có thể gửi các văn bản tố tụng cho D
thông qua dịch vụ bưu chính. Bằng cách này, Tòa án sẽ gửi bản sao của
các văn bản đến địa chỉ mà D đã đăng ký hoặc thông qua địa chỉ mà D đã
liên hệ với Tòa án trước đó.

- Gửi qua người đại diện: Tòa án có thể yêu cầu D chỉ định một người đại
diện để nhận các văn bản tố tụng thay mặt cho D. Người đại diện này có
thể là người thân, luật sư hoặc bất kỳ ai D tin tưởng để nhận và chuyển
giao các văn bản.

- Đăng thông báo công khai: Trong những trường hợp khi Tòa án không
thể xác định hoặc liên lạc được với D, Tòa án có thể đăng thông báo công
khai trên báo chí hoặc trang web của Tòa án. Thông báo này sẽ thông báo
về việc khởi kiện và yêu cầu D đến Tòa án để nhận các văn bản tố tụng.

- Trường hợp D thông báo vắng mặt thì toà án phải lập biên bản và giao
cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với
họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc
để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết
giao lại tận tay ngay cho người được cấp, tống đạt, thông báo. Biên bản
phải được lưu trong hồ sơ vụ án.

- Trường hợp D thông báo vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm
trở về hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới thì người thực hiện việc tống
đạt, thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp,
tống đạt, thông báo, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an
xã, phường, thị trấn; đồng thời, thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn
bản cần tống đạt theo quy định tại Điều 179 của Bộ luật này. Biên bản
phải được lưu trong hồ sơ vụ án.

Quá trình này đảm bảo rằng Tòa án đã cố gắng gửi thông báo tố tụng cho
D theo quy định và tiến hành các thủ tục tố tụng một cách hợp pháp.

7. Để bảo vệ quyền lợi của mình trong tình huống này, A, B và C có thể
thực hiện các biện pháp sau:
- Yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo khoản 8, Điều
114 BLTTDS “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp”.
Theo Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
“1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp
của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại
Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án
đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại
Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của
đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ
chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc
phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
Bởi vậy nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy D là
người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo
gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng
tài sản đó, thì A,B,C có quyền Yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời để bảo toàn tình trạng hiện có của căn nhà, tránh gây thiệt
hại không thể khắc phục được.
- Cách khác là đàm phán và giải quyết hòa bình: A, B, C có thể cố gắng
tiếp cận D để thương lượng và giải quyết một cách hòa bình.
8. Hàng thừa kế thứ nhất: A=B=C=D= 1 tỷ
Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn,
giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án tương ứng với
giá trị tài sản là Quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất
Với giá trị tài sản có tranh chấp Từ trên 800.000.000 đồng đến
2.000.000.000 đồng thì mức án phí = 36.000.000 đồng + 3% của phần giá
trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng
Suy ra:
Án phí mỗi người = 36.000.0000+3%*(1.000.000.000-800.000.000)=
42.000.000 đồng.

You might also like