You are on page 1of 4

1.

Luật Dân sự 2005 Luật Dân sự 2015


- Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của - Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi
một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cố ý của một bên hoặc của người thứ ba
cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung
dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao
dịch đó.
- Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của
một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia - Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là
buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba
thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao
uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính
của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình. mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân
phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân
thích của mình.

2.
Thỏa thuận hoán nhượng được tuyên bố vô hiệu trong phần xét thấy, ở đoạn thứ 4:
“Việc anh Vinh và người liên quan (ông Trần Bá Toàn và bà Trần Thị Thu Vân - họ
hàng anh Vinh) không thông báo cho ông Đô, bà Thu biết về tình trạng nhà, đất mà
các bên hoán đổi đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, đền bù (căn nhà đã có quyết định
tháo dỡ do xây dựng trái pháp từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị căn
nhà; còn thửa đất bị thu hồi thì không đủ điều kiện để mua nhà tái định cư theo Quyết
định số 135/QĐ-UB ngày 21/11/2012) là có sự gian dối. Mặt khác, tại bản “Thỏa
thuận hoán nhượng” không có chữ ký của ông Đô (chồng bà Thu) và là người cùng bà
Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho bà Phố (mẹ của anh Vinh).
Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà Thu vô hiệu nên
phải áp dụng Điều 132 BLDS để giải quyết.”
3.
Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ từ trước.
Cụ thể:
a) Bản án 161/2017/DSPT ngày 23/10/2017 về tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất
+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân thành phố Cần Thơ.
+ Sơ lược lý do hủy án: "Tòa án cấp sơ thẩm chưa đưa ông Đặng Văn S
tham gia tố tụng để làm rõ phần diện tích đất mà trước đây đã cấp chồng
lấp để làm rõ phần đất này là của ông Đặng Văn S hay là của gia đình phía
bị đơn bà Nguyễn Thị C mà đã giải quyết bác yêu cầu khởi kiện là chưa có
cơ sở, chưa đúng với các tình tiết khách quan của vụ án. Về những sai sót
này, Tòa án cấp phúc thẩm không thể khắc phục nên phải hủy án sơ thẩm
để giải quyết lại cho đúng pháp luật."
b) Bản án 71/2017/DS-PT ngày 31/08/2017 về tranh chấp bồi thường thiệt hại tài
sản
+ Cấp xét xử: Phúc thẩm.
+ Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định.
+ Sơ lược lý do hủy án: "Do xác định sai quan hệ pháp luật, từ đó dẫn đến
việc giải quyết vụ án không đúng quy định pháp luật về hợp đồng mua bán
tài sản. Lẽ ra, trong trường hợp này phải xem xét hợp đồng mua bán xe
giữa hai bên có đúng quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản (về
hình thức hợp đồng và nội dung hợp đồng) không. Từ đó, mới xem xét
hợp đồng có vô hiệu hay không, nếu vô hiệu thì phải xem xét việc giải
quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu. Những thiếu sót của Tòa án cấp sơ
thẩm, mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được, nên
hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân huyện T
giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm."
4.
Hướng giải quyết trên vẫn còn phù hợp. Vì cả 2 Bộ luật đều có quy định giống nhau
về giải quyết pháp lý trong tình huống này.
Theo Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải
hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch
thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Và trong Khoàn 1,2,3,4 Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:
“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu,
hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để
hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi,
lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.”

5.
Trong Quyết định số 210 thì người được quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
tranh chấp vô hiệu là ông Võ Minh Tài còn bà Châu Thị Nhất không có quyền yêu
cầu. Vì:
- Trong Bộ luật Dân sự 2005, bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch
nên không thể yêu cầu tuyên bố là hợp đồng tranh chấp vô hiệu
- Ông Tài là người tham gia vào giao dịch trên và không biết rằng ông Dương đã
giả mạo chữ ký bà Nhất nên trong trường hợp này ông có quyền yêu cầu Tòa Án
tuyên bố hợp đồng trên vô hiệu.
6.
Theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu đã hết hiệu lực. Vì:
- Theo Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Dân sự 2005 thì thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu là 1 năm, Khoản 1 Điều 136 Bộ
luật Dân sự 2005 quy định thời hiệu là 2 năm kể từ ngày xác lập giao dịch.
- Theo Khoản 2 Điều 159 Bộ luật Dân sự 2005 có quy định: “Thời hiệu yêu cầu giải
quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác”. Cụ thể tại đây theo Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự có
quy định trong trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì
thởi hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm, kể từ ngày người có quyền khởi kiện
biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm hại.
- Bà Nhất đã biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký mình từ năm 2007 nhưng đến
10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện, tính từ thời điểm biết đến lúc khởi kiện đã quá
2 năm nên thời hiệu khởi kiện đã hết.
7.
Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối
thì hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Vì:
- Theo Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về mặt pháp lý đối với khởi
kiện dân sự đã hết thời hiệu.
- Khi xác lập hợp đồng, ông Tài (bên mua) không hề biết ông Dưỡng đã giả chữ ký
của bà Nhất và nếu xét theo yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối
thì chỉ có ông Tài mới có quyền yêu cầu trong trường hợp này. Đồng thời, thời
hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối đã hết và nếu xét theo
Khoản 2 Điều 159 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 159 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng
đã hết thời hiệu khởi kiện dân sự.
8.
Nếu áp dụng các quy định mới của Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết bản án 210 thì
sẽ không có sự thay đổi. Cơ bản các quy định về thời hiệu, người được yêu cầu khởi
kiện, tuyên bố hợp đồng vô hiệu là giống nhau, chỉ bổ sung thêm một số quy định mới
cụ thể hơn nhằm áp dụng vào thực tế một cách có hiệu quả.

You might also like