You are on page 1of 4

Giao dịch xác lập do có lừa dối

-Điều kiện tuyên bố 1 giao dịch dân sự vô hiệu do có lừa dối


Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người
thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối
tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên để xác lập giao dịch đó.
(Điều 132 Bộ luật dân sự 2005)(Điều 127 Bộ luật dân sự 2015)

- Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý một
bên cố tình khôngcung cấp thông tin liên quan đến tài sản
trong quá trình xác lập giao dịch.
Trong quá trình xác lập giao dịch, việc một bên cố tình không cung cấp thông tin
liên quan đến tài sản có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng và làm ảnh
hưởng đến tính công bằng và minh bạch của giao dịch. Các quốc gia khác nhau đã
áp dụng những biện pháp pháp lý khác nhau để xử lý vấn đề này, dưới đây là một
số kinh nghiệm tiêu biểu:
1. Mỹ
Trong hệ thống pháp luật của Mỹ, việc cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc gian
lận trong quá trình giao dịch có thể bị xử lý dưới dạng "fraud" (lừa đảo) hoặc
"misrepresentation" (sự báo cáo sai lệch). Pháp luật Mỹ yêu cầu sự trung thực và
minh bạch trong việc trao đổi thông tin liên quan đến giao dịch. Bên bị thiệt hại có
thể yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc thậm chí yêu cầu hủy bỏ giao dịch dựa trên sự
thiếu sót trong việc cung cấp thông tin.
2. Anh
Tương tự như Mỹ, pháp luật Anh cũng coi trọng việc cung cấp thông tin một cách
chính xác trong quá trình giao dịch. Trong một số trường hợp, nếu một bên cố tình
không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch, giao dịch có thể bị coi là
vô hiệu. Ngoài ra, "The Misrepresentation Act 1967" của Anh cung cấp cơ sở pháp
lý để xử lý các trường hợp sai lệch thông tin, cho phép nạn nhân của sự sai lệch
thông tin có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ giao dịch.
Đoạn nào của Quyết định số 521 cho thấy thỏa thuận hoán
nhượng đã bị tuyên vô hiệu do có lừa dối?
Trích bản án số 521/2010/DS-GĐT
ngày 19/8/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao:
“Anh Vinh và những người liên quan
(ông Trần Bá Toàn, bà Trần Thị Phú) không thông báo cho ông Đô bà Thu
biết tình trạng nhà, đất mà hai bên thỏa thuận hoán đổi đã có quyết định
thu hồi, giải tỏa, đền bù( căn nhà đã có quyết định tháo dỡ do xây nhà trái
phép từ năm 1998 nên không được bồi thường giá trị căn nhà; còn thửa
đất đã bị thu hồi thì không đủ điều kiện để được mua nhà tái định cư theo
Quyết định 135/QB-UB (ngày 21-11-2002) là có sự gian dối . Mặt khác, tại
bản thỏa thuận hoán nhượng không có chữ kí của ông Đô chồng bà Thu và
là người cùng bà Thu bán căn nhà 115/7E Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp cho
bà Phố. Do vậy, giao dịch “Thỏa thuận hoán nhượng” giữa anh Vinh và bà
Thu vô hiệu nên phải áp dụng điều 132-BLDS để giải quyết
.”.
Hướng giải quyết trên đã có tiền lệ chưa ? Nếu có tiền
lệ, nêu vắn tắt tiền lệ anh chị biết.
Hướng giải quyết trên chưa từng có tiền lệ. Vì theo nguyên tắc áp dụng án
lệ thì quyết định của Tòa án có chứa đụng án lệ, tình tiết vụ việc tương tự
được nêu trong án lệ , tình tiết đang được giải quyết, vấn đề pháp lí trong
án lệ phải được phân tích, làm rõ trong bản án, quyết định của Tòa án.
Trong văn bản trên tất cả chỉ căn cứ vào luật để giải quyết chứ không có
bất kì căn cứ vào một án lệ nào.

Hướng giải quyết trên có còn phù hợp với BLDS năm
2015 không? Vì sao?
Anh Vinh đã giấu ông Đô bà Thu quyết định cưỡng chế nhà và không cho
vợ chồng bà biết nhà và đất đã bị giải tỏa khi kí “ Thỏa thuận hoán nhượng”
ngày 20/5/2004 nên ông bà đã kí.
Theo điều 127 BLDS 2015 lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một
bên hoặc người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính
chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao
dịch đó
Thêm vào đó ở điểm b, khoản 1 điều 132 BLDS 2015 quy định người bị
nhầm lẫn,bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm
lẫn, bị lừa dối.
Do đó quyết định hủy bỏ bản án dân sự sơ thẩm 15/2005/DS-ST ngày 10-
14/01/2008 và bản án dân sự phúc thẩm số 810/2008/DS-PT ngày
29/7/2008 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, tp Hồ Chí Minh phù hợp với
BLDS 2015.

Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, ai được yêu cầu và ai
không được yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng có tranh
chấp vô hiệu?
Trong quyết định số 210, theo Tòa án, chỉ ông Tài có quyền khởi kiện yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, nếu ông Tài không
biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ kí của bà Nhất khi tiến hành giao kết hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bà Nhất không có quyền khởi
kiện yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối vì bà Nhất
không phải là một bên tham gia giao dịch với ông Tài.

Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu
cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối có
còn không? Vì sao?
Trong quyết định số 210, theo Tòa án, Đã hết thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối . Bởi vì :
Theo BLDS 2005. Theo khoản 1 điều 136 BLDS 2005 quy định thời hiệu
khởi kiện yêu cầu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất do bị lừa dối là hai năm kể từ ngày giao dịch được xác lập.
Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng bà ly hôn bà mới biết ông Dưỡng giả
mạo chứ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến
10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện. Như vậy, nếu bà Nhất có quyền khởi
kiên thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối
cũng đã hết.

Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên
bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Tòa án có công nhận
hợp đồng không? Vì sao?
Không. Vì hợp đồng này đã vi phạm một trong những điều kiện của giao
dịch dân sự là “ Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện”
nhưng ở đây lợi dụng việc bà đi Đài Loan làm ăn từ tháng 10/2001 đến
tháng 4/2004 và đến tháng 8/2007 khi cả hai quyết định ly hôn thì mới biết
được ông Dương giả mạo chữ ký của bà Nhất để ký tên vào hợp đồng
chuyển nhượng đất cho ông Tài
Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không nếu áp dụng
các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết như
trong Quyết định số 210?

Không. Vì những quy định tương ứng vấn đề chỉ thay đổi 1 số nhưng về khoản thời
hiệu vẫn 2 năm.

You might also like